Kỹ thuật nhân giống lan căn bản và nâng cao
lượt xem 7
download
Cách này chỉ áp dụng được cho loại đa thân như Cattleya… nhưng rất chậm. Còn với loại đơn thân như Hồ điệp… thì không làm được. Bạn có một cây Hồ điệp hoa đẹp hoặc loại hoa thơm, muốn có cây thứ 2, thứ 3, … ? Bạn có một người bạn có giống Hoàng thảo bạn rất thích, nhưng khó tìm mua, hoặc nó đắt, mà bạn chỉ có thể xin được một đoạn thân giả hành của cây đó thôi ?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật nhân giống lan căn bản và nâng cao
- Kỹ thuật nhân giống lan căn bản và nâng cao
- Cách này chỉ áp dụng được cho loại đa thân như Cattleya… nhưng rất chậm. Còn với loại đơn thân như Hồ điệp… thì không làm được. Bạn có một cây Hồ điệp hoa đẹp hoặc loại hoa thơm, muốn có cây thứ 2, thứ 3, … ? Bạn có một người bạn có giống Hoàng thảo bạn rất thích, nhưng khó tìm mua, hoặc nó đắt, mà bạn chỉ có thể xin được một đoạn thân giả hành của cây đó thôi ? Có cách để tự nhân giống tại vườn nhà mình: Kích thích, tạo cây Ky (cây con mọc từ mắt ngồng hoa, hoặc từ mắt thân cây mẹ). Và còn một cách nữa cho Hồ điệp: Kích thích, ép cây mẹ đẻ cây con từ….. nách.
- Các bạn chơi Lan lâu năm thường dùng thủ pháp này để nhân giống lan tại vườn nhà. Tôi cũng đã áp dụng phương pháp này, kết quả rất khả quan, xin chia xẻ chút kinh nghiệm này cùng các bạn yêu Lan. 1 – Phương pháp cho Hồ điệp sinh cây ky trên các mắt của ngồng hoa: - Hồ điệp là loại đơn thân, thường cứ cao dần tiếp. Nhưng nó có khả năng đẻ cây con từ nách lá, và mọc cây Ky từ mắt ngồng hoa. Nếu có kế hoạch chăm sóc tốt, biết dùng thêm chất kích thích hợp lý, thì khả năng sinh cây con và cây ky (keiky) rất cao. - Vào khoảng tháng 2 đến tháng 6, giai đoạn từ khi hoa tàn độ 3/4 ngồng cho đến khi hoa tàn gần hết. (Vì bạn còn muốn để ngắm hoa một thời gian, nhưng nếu để muộn quá thì ngồng hoa sẽ sớm khô, có thể không kịp cho mọc cây ky nữa). - Bạn hãy cắt ngồng hoa, bỏ từ khúc có phân nhánh hoặc có hoa trở lên. Thường chỉ để lại 4-5 khúc của ngồng hoa (tính từ gốc lên). Vết cắt nên cách mắt độ 1-3cm. Bôi Daconil hoặc thuốc chống bệnh vào vết cắt, để khô vết cắt 2-3 ngày. - Bạn bồi bổ cho cây mẹ bằng phân bón lá 20-20-20 độ 3-4 tuần, để cây được hồi sức sau đợt nuôi hoa. - Bạn lấy bông hoặc vải mềm quấn nhẹ, xốp, quanh các mắt ngồng(thường thành công ở các mắt thứ 3-4-5, tính từ gốc lên), rộng độ 5-7mm, dày độ 2- 4mm. Rồi cách nhật, theo trình tự này, bạn nhỏ các thuốc kích thích vào chổ bông đó, như sau:
- - Từ khi bắt đầu cho đến khi các mắt sưng lên (xung dịch), mới hơi nhú đầu rễ hoặc chồi cây ky (Khoảng 2-4 tuần): Antonic 1/500 (độ 4 giọt/100cc nước). Hoặc thay bằng B1 Thái. Thường nó mọc chồi trước, rễ sau. Nhưng đôi khi ngược lại. Có lần tôi làm, giữa mùa hè nó vừa mọc cây ky, vừa ra hoa, sau đấy nó mới mọc rễ. - Khi mắt đã sưng, hơi nhú chồi hoặc rễ thì tháo băng ra, đổi phun thuốc ngay (nếu tiếp tục thuốc đó, nó sẽ làm “cháy” chồi và rễ non.) Chuyển sang: Rootplex (hoặc Kelpak) 1/1000, cộng thêm chút xíu B1 Thái và chút xíu Antônic. Phun như bón lá. Chỉ 2-3 tuần sau, bạn đã có cây ky xinh xắn nhú ra từ những mắt ngồng hoa cũ đó. - Nhưng, bạn đừng vội tách 2 mẹ con nó. Tiếp theo, bạn chăm bón bình thường, đợi khi có nhiều rễ cây ky dài độ 4-6cm trở lên hãy cắt trồng riêng, cho an toàn. Bạn nên xếp thêm than cho cao lên đón rễ, cho rễ bám vào than, thì cây ky phát triển nhanh, và khi cắt cây ky trồng xuống, nó phát triển tiếp ngay, không bị chột lại. Nếu thích, bạn cứ để cây ky ở cùng mẹ 1 năm, cây ky vẫn có thể ra hoa, rồi lại cho mọc cây ky cháu, rồi lại…. Rất ngộ nghĩnh. Nếu cây mẹ có hoa sớm, bạn kích thích mọc cây ky sớm, thì bạn được “hoa cháu” giữa mùa hè năm đó luôn. Mẹ sinh cây ky trên cành hoa, cây ky trên cành hoa lại ra cành hoa nữa. Tạm gọi là “Hoa cháu” vậy: ĐỂ CÓ HIỆU QUẢ CAO, CÁC BẠN CẦN CHÚ Ý:
- - Chỉ nên làm khi cây đã gần tàn hết hoa. (Nếu cắt ngồng khi đang còn nở hoa, thì nó lại ra nhánh hoa khác. Nếu cắt muộn quá, ngồng có thể khô héo, không ra keyki nữa.) - Bồi bổ cây mẹ trước khi kích thích và trong quá trình cây sinh sản bằng phân bón 20-20-20, hoặc 30-10-10, thêm chút ít Antonic và Rootlex (kích thích sinh trưởng), ngay từ trước lúc sắp cắt cành hoa cho đến khi có cây ky. - Phải để chậu ở thấp nơi mát ẩm, tuyệt đối tránh ánh nắng gắt (chỉ cần 20- 40% ánh sáng, tức là hơi âm u) trong giai đoạn kích thích. (Nắng nhiều thì nó có thể héo keyki hoặc mọc nhánh hoa tiếp) - Thuốc pha không nên để lâu sẽ biến chất, mất hiệu lực. Bạn nên đong thuốc bằng giọt, với tiêu chuẩn tính là 20 giọt = 1cc (với côngtơhút y tế). 2- Phương pháp ép cho Hồ điệp đẻ cây con: Để HĐ đẻ cây con có khó hơn tạo cây ky một chút: - Để tạo cây ky chỉ cần cây có ngồng hoa là làm được, dù là cây còn rất non, mới bói hoa. - Để HĐ đẻ cây con thì rất khó thành công khi cây còn non, thường chỉ tiến hành được trên cây lớn hơn 3 năm tuổi, thân phải đủ cao để tiến hành thủ thuật: Cây con thường được sinh ra ở phần dưới thấp của gốc, thậm chí là ở phần đang có rễ của cây. Bạn nên chọn thời điểm mùa Xuân, sau khi đã cắt ngồng hoa sớm, bồi bổ cho cây sung mãn trước khi tiến hành thủ thuật độ 1 tháng. Bằng phân 30-10-10 hoặc 20-20-20, gia thêm chút thuốc kích thích sinh trưởng. Chậu Hồ điệp thơm này kết hợp cả 2 phương pháp nhân giống nói trên: Vừa mọc keyki trên ngồng hoa cũ, vừa đẻ cây con bên nách:
- Các bước tiến hành thủ thuật ép đẻ cây con như sau: a- Bón kích và hạn chế tưới: Dùng phân 20-20-20 gia thêm Antonic 1/1000 và Rootplex 1/2000 (hoặc Kelpak) phun mặt dưới lá và tưới gốc 5 ngày/lần x 3 lần. Hạn chế tưới nước để cây mẹ hơi ngót nước đi. b- Thắt thân cây mẹ: Lấy dây điện nhỏ có 1 lõi đồng mềm (như dây nhỏ trong bọc dây điện thoại), quấn vào thân cây mẹ 1 vòng rồi xoắn thít dần, cho đến khi lún vào thân cây độ 1 mm là vừa. Điểm thắt nên ở khoảng gần gốc, trên 1-2 lá dưới cùng. Sau một thời gian, chiếc lá ngay trên chổ thít thường bị héo dần và rụng mất. Nếu gốc cây đã cao thì có thể thắt ở ngay dưới lá thứ nhất. Ở giai đoạn này cần tưới đủ, tiếp tục thúc phân kích như trên. Cứ như vậy trong 1-2 tháng, cho đến khi thấy nhú chồi cây con thì thôi. Trong quá trình này, nên bới giá thể sát gốc ra một chút, vì rất có thể chồi cây lại mọc ra ở dưới sâu, trong vùng có rễ. Nếu thấy dây thắt lỏng ra thì xoắn chặt lại như cũ. Do ứ nhựa lại ở phần dưới của cây, nên phần trên của cây mẹ bị dừng phát triển. Nếu bạn thắt quá mức thì sẽ làm phần trên héo đi, vì vậy tốt nhất là theo dõi mà thắt chặt dần sau từng ngày. c- Dưỡng chồi non: Đây là giai đoạn phải bảo vệ và chăm sóc chồi rất cẩn thận.
- Chồi non rất dễ bị thối nếu bị ướt lâu, vì vậy cần tưới xung quanh gốc, tránh tưới vào chồi non. Thuốc ngừa nấm cũng chỉ dùng 1/2 liều. Phân bón thì thôi gia Antonic, thay vào là B1 Thái, 1 tuần/lần X 3-4 lần. Chủ yếu dùng 30-10-10 hoặc 20-20-20. Khi chồi cao độ 1 cm thì nó nhú chòm lá, lá non này rất dễ bị thối nếu chạm vào giá thể, cần bới tránh ra. Và tháo bỏ dây thắt cây mẹ. Nếu ở cây già, thân dài, chồi mọc trên cao thì nhàn hơn nhiều. Khi chồi 2cm, đã nâng lá lên khỏi mặt giá thể thì chăm sóc bình thường cùng cây mẹ, chờ rễ cây con. Để rễ cây ky phát triển nhanh, khoẻ, bạn nên xếp than cao lên, đón cho rễ bám vào. Khi chùm rễ của cây con đã khỏe thì cắt tách cây con ra chậu khác, khéo léo đem cả những viên than mà rễ đã bám vào sang chậu mới. Nhớ bôi thuốc phòng bệnh vào vết cắt. Trong suốt quá trình tiến hành, cần để cây ở nơi ẩm mát, tránh nắng, mưa. Trên đây là 2 phương pháp nhân giống đơn giản, dễ làm, ít tốn, và dễ thành công. Mời các bạn cùng làm cho vui. 1. đối với dòng hoàng thảo hoặc den rừng: VD: Đùi gà, phi điệp, báo hỉ,…… em cắt từng đoạn thân già đã ra hoa, bôi vôi vào vết cắt, để chỗ thoáng mát khoảng 1 tuần, cho vào chậu có giả thể xơ dừa hoặc dớn ẩm, phun sương ẩm B1+atonick 1 tuần 1 lần, đang lớn đây: 3. Đối với các cây lan có củ, VD: Vũ nữ, địa lan,.. Lấy củ trọc hoặc củ đã già, cắt hết rễ, để khô 2 ngày, tương vào chậu có xơ dừa, phun sương ẩm B1+atonick 1 tuần 1 lần. Cũng lên phà phà:
- 4. Còn đây là phương pháp “thắt cổ” không phải tự tử đâu à nha, cây hoả hoàng này do em vô tình dùng dây điện nhỏ xiết gốc để cho cây đứng vững, ai dè, chỗ bị thít lại nó ra 2 cây con. ********* Kỹ thuật nhân giống lan bằng phương pháp cấy mô tế bào Quy trình kỹ thuật cơ bản nhân giống hoa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào: 1. Giai đoạn chọn mẫu lan. Mẫu phải lấy từ cây mẹ hoặc cây đầu dòng đã được tuyển chọn. – Cách chọn mẫu quả: quả to, không bị sâu bệnh, vừa đến độ chín vào tháng 8-9 là tốt nhât. – Cách chọn mẫu chồi: Mẫu càng nhỏ, càng ngắn càng tốt, song chỉ nhỏ đến mức cho phép.Vì mẫu càng to khả năng nhiễm khuẩn càng lớn. 2. Khử trùng mẫu cấy. - Cách khử trùng mẫu quả: Quả lấy về cắt bỏ vợi phần cuống sau đó rửa với nước cất 4-5 lần → rửa bằng xà phòng→ rửa bằng nước cất 4-5 lần→ rửa bằng cồn 700. - Cách khử trùng mẫu chồi: Chồi mang về cắt bỏ bớt phần lá rồi rửa bằng nước cất 4-5 lần→ rửa bằng xà phòng→ rửa nước cất 4-5 lần→ rửa bằng cồn70o. Khử trùng trong tủ cấy - Khử trùng mẫu quả: Rửa lại với nước cất vô trùng 4-5 lần → ngâm trong HgCl2 0,1% 10-12 phút → rửa nước cất vô trùng 4-5 lần, sau đó gắp vào đĩa petri vô trùng, dùng dao cấy, panh cấy lấy hạt ra đưa vào môi trường nhân giống ban đầu.
- - Khử trùng mẫu chồi: Rửa lại với nước cất vô trùng 4-5 lần → ngâm trong HgCl2 0,1% trong vòng 5-7 phút → rửa với nước cất vô trùng 4-5 lần→ gắp mầm ra đĩa petri vô trùng rồi cẩn thận tách hết các lá non → Khử lại bằng HgCl2 0,1% trong vòng 1 phút → rửa với nước cất vô trùng 4-5 lần→ đưa chồi vào môi trường nhân giống ban đầu. 3. Nhân giống lan (Nhân nhanh) Môi trường nhân giống hoa địa lan là môi trường MS (Murashigeskoog,1962) và có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng với tỉ lệ phù hợp tùy loài. - Môi trường vào mẫu hạt: MS + 100ml nước dừa + 20g đường+ 50g khoai tây + 5,2g agar/1 lít. Sau 6-8 tuần cấy chuyển sang môi trường nhân nhanh. MS+ 100ml nước dừa+ 1mg Kinitin+ 20g đường+ 5,2g agar/ 1 lít Sau 8-12 tuần cấy chuyển sang môi trường ra rễ - Môi trường vào mẫu chồi: Môi trường vào chồi ban đầu: MS+ 100ml nước dừa+ 10g đường+ 1,5mg BA+ 4,6g agar/1 lít, Sau 6-8 tuần chuyển sang môi trường nuôi cấy lát mỏng MS+ 100ml nước dừa+ 10g đường+ 1mg Kinitin+ 4,6g agar/1 lít Sau 6- 8 tuần chuyển sang môi trường nhân nhanh. MS+ 100ml nước dừa+ 1mg Kinitin+ 20g đường+ 5,2g agar/ 1lít Lưu ý: Nhiệt độ thích hợp để nhân giống địa lan là 22 – 26oC, pH thích hợp 5,5 – 6. 4. Tái sinh cây hoàn chỉnh in vitro
- - Khi số cây giống đạt tiêu chuẩn cần thiết, chúng ta cấy chuyển sang môi trường ra rễ (MS+ 10g đường+ 0,3mg NAA+ 1g than hoạt tính+ 5,2g agar/1 lít) 5. Chuyển cây ra vườn ươm Khi cây đạt tiêu chuẩn cao 5-7cm, 3-4 lá, có rễ thật dài 3-4cm chúng ta tiến hành ra cây với giá thể dớn, dinh dưỡng. N:P:K+ vi lượng+ Vi ta min sau 3-4 tháng đưa ra vườn sản suất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhân giống phong lan
3 p | 575 | 223
-
KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA
4 p | 207 | 48
-
Kỹ thuật nhân giống hoa cúc
7 p | 247 | 34
-
Nhân giống Hoa huệ Hà Lan
3 p | 233 | 24
-
Trồng và chăm sóc cây thủy sinh
6 p | 167 | 23
-
Trồng và chăm sóc lan Hoàng Thảo?
3 p | 143 | 20
-
Kỹ Thuật Trồng Bầu Hiệu Quả
2 p | 118 | 19
-
Quy trình nhân giống và chăm sóc măng cụt
8 p | 125 | 16
-
Chăm sóc bón phân cây Bonsai
8 p | 111 | 13
-
Phân vô cơ - phân lân
6 p | 83 | 12
-
Kỹ Thuật Nhân Giống Cây Vú Sữa
8 p | 156 | 11
-
Kỹ thuật nhân giống vô tính cây mơ
4 p | 127 | 10
-
Kỹ thuật trồng rừng mao trúc
17 p | 88 | 10
-
Trồng lan Cattleya
3 p | 121 | 10
-
Mô hình sản xuất hoa cát tường Sa Đéc
3 p | 129 | 9
-
Kỹ thuật chăm sóc cây lưỡi rồng
3 p | 150 | 6
-
Nhân giống Hoa huệ Hà Lan
2 p | 75 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn