intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật nuôi cá Song - cá Mú

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

104
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Ở nước ta cá song (còn gọi là cá mú) có trên 30 loài (theo Viện Hải Dương Học Nha Trang), trong đó có các loài có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu cao là: 1. Cá song đỏ Epinephelus akaara 2. Cá song hoa nâu E. fuscoguttatus 3. Cá song vạch E. brunneus 4. Cá song chấm tổ ong E. merra 5. Cá song mỡ E. tauvina 6. Cá song đen E. heeberi 7. Cá song cáo E. megachir + Vùng biển vịnh Bắc bộ có cá song mỡ, song đen, song cáo. + Vùng biển...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi cá Song - cá Mú

  1. Kỹ thuật nuôi cá Song - cá Mú - Ở nước ta cá song (còn gọi là cá mú) có trên 30 loài (theo Viện Hải Dương Học Nha Trang), trong đó có các loài có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu cao là: 1. Cá song đỏ Epinephelus akaara 2. Cá song hoa nâu E. fuscoguttatus 3. Cá song vạch E. brunneus 4. Cá song chấm tổ ong E. merra 5. Cá song mỡ E. tauvina 6. Cá song đen E. heeberi 7. Cá song cáo E. megachir + Vùng biển vịnh Bắc bộ có cá song mỡ, song đen, song cáo. + Vùng biển miền Trung có cá song đỏ. + Vùng biển Đông và Tây Nam bộ có song đỏ, song mỡ. - Cá song thường sống ở các hốc đá, các áng, vùng ven bờ quanh các đảo có rạn đá san hô, thường ở độ sâu từ 10 - 30m, chịu đựng được độ mặn rộng từ 11 - 41‰. Phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 22 – 28 độ C thích hợp nhất là từ 25 – 28 độ C, ở nhiệt độ 18 độ C cá bắt đầu ít ăn, ở nhiệt độ 15 độ C, cá gần như ngưng hoạt động.
  2. - Cá song thuộc nhóm cá dữ ăn mồi động vật. Thường rình bắt mồi ở nơi yên tĩnh. Cá song tranh ăn dữ dội, con lớn lấn át con bé, khi đói thiếu mồi ăn, chúng ăn lẫn nhau. Đặc tính này thể hiện ngay ở giai đoạn cá con, vì vậy trong quá trình nuôi phải thường xuyên san cỡ đồng đều nuôi riêng. - Cá song đẻ trứng nổi, có hạt dầu ở trong. Mùa đẻ của cá song vùng phía Bắc vào tháng 5,7. Vùng miền Trung vào tháng 12,3. Cá song thuộc nhóm cá chuyển giới tính đực cái, khi còn nhỏ đều là cá cái, khi lớn đều là cá đực như cá song mỡ, cá dưới 50cm đều là cá cái, khi đạt 70cm trở lên chuyển thành cá đực. - Cá song mới nở ăn động vật phù du. Cá lớn ăn tôm, cá con. Cá thường rình bắt mồi sống, không ăn mồi chết, không ăn mồi chìm ở đáy. Nuôi trong lồng thường cho ăn thức ăn hồn hợp. Dùng thịt nhuyễn thể, thịt cá, cua tươi xay nhuyễn hoặc băm nhỏ để cho ăn. Nguồn cá song giống được khai thác từ tự nhiên. Với cá cỡ nhỏ từ 1-2cm gọi là “cá hạt dưa”. Ương nuôi lên giống 8-12cm nuôi trong 8-10 tháng đạt cỡ trên 500g thì xuất bán. II. Kỹ thuật ương cá giống Cá song giống cỡ 9-12cm bắt trong tự nhiên đưa vào lồng nuôi thành cá thịt thương phẩm thường là quy cỡ không đều, số giống gom không tập trung, thời vụ thả giống kéo dài. Mặt khác, quá trình khai thác vận chuyển cá thường bị sây sát. Trong những năm gần đây, ngư dân miền Trung đã có kinh nghiệm gom cá song nhỏ, “cá hạt dưa” cỡ 1-2cm để ương thành cá giống lớn, cung cấp số lượng giống nhiều, tập trung đúng thời vụ, cá đồng cỡ, khoẻ mạnh cho các lồng nuôi cá thịt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0