intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật nuôi eo ngách

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

60
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Yêu cầu kỹ thuật của đăng chắn Đăng chắn phải cắm sâu vào lớp bùn đáy ít nhất từ 20-30cm để tránh sự sói mòn khi có nước chảy. Khe đăng có thể nằm dọc hoặc nằm ngang, nhưng bề rộng giữa hai khe phải nhỏ hơn 70-80% bề dày nhỏ nhất của cá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi eo ngách

  1. Kỹ thuật nuôi eo ngách 3.1- Yêu cầu kỹ thuật của đăng chắn Đăng chắn phải cắm sâu vào lớp bùn đáy ít nhất từ 20-30cm để tránh sự sói mòn khi có nước chảy. Khe đăng có thể nằm dọc hoặc nằm ngang, nhưng bề rộng giữa hai khe phải nhỏ hơn 70-80% bề dày nhỏ nhất của cá. Chiều cao của đắng chắn phải luôn cao hơn 0,5m so với lúc có mực nước cao nhất. Đăng phải được chống đỡ bởi các cọc chống hoặc cọc neo nhằm đảm bảo cho đăng không bị xô lệch khi nước chảy. 1
  2. 3.2- Cải tạo eo ngách Vào mùa khô nước trong hồ dần dần hạ xuống do việc tháo nước phục vụ sản xuất hoặc do các nội dung khác, do đó khi mực nước trong hồ hạ xuống ta cần chủ động có biện pháp để cải tạo lòng đáy hồ, eo ngách. Các biện pháp hiện nay thường được tổ chức thực hiện là: Cày sới nền đáy của hồ và trồng các cây họ đậu. Biện pháp này giúp cho nền lòng hồ được thông thoáng, tạo điều kiện cho các chất khí độc hại thoát ra ngoài một cách dễ dàng, đồng thời việc trồng các cây họ đậu có tác dụng làm tăng độ màu mỡ cho đất và cho thủy vực sau này khi hồ bị ngập nước trở lại. Việc cải tạo lòng hồ còn nhằm tiêu diệt các loại cá dữ, cá tạp làm tăng tỷ lệ hoàn lại cho đánh bắt cá sau này. Bón vôi cũng cần được thực hiện đầy đủ như trong biện pháp kỹ thuật nuôi cá ở các ao tăng sản. 2
  3. 3.3- Con giống Chu kỳ ngập nước của các eo ngách này thường là 1 năm vì thế cá khó có khả năng phát dục và tự sinh trong hồ nên giống cá hoàn toàn được cung cấp từ các nguồn bên ngoài và phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau: Qui cỡ giống thả: Do thời gian nuôi rất ngắn nên cá giống cần có trọng lượng từ 50-100g (tương ứng với chiều dài từ 15-20cm) là tốt nhất. Nếu con giống bên ngoài không cung cấp đúng theo yêu cầu trên thì cần có biện pháp chủ động ương nuôi trước ở các hệ thống ao ương san riêng biệt. Thời gian thả giống: Thời vụ thả giống cá được xác định ngay sau khi mực mức trong hồ đạt tới mức cao nhất. Khi đó cá giống đưa về được nuôi tiếp tại các ao ương, hoặc có thể dùng đăng chắn một số vùng trong hồ nhằm tránh sự thất thoát ở các đợt mưa tiếp theo. Khi mực nước trong hồ đã ổn định thì mới thả cá ra hồ để nuôi thành cá thịt. 3
  4. Tỷ lệ và thành phần giống thả: Tùy theo nguồn thức ăn tự nhiên có trong hồ giàu hay nghèo và khả năng cung cấp thức của nhà sx mà ta quyết định tỷ lệ thả ghép các loài cá nuôi cho thích hợp. Đối với hồ giàu dinh dưỡng, động vật và thực vật phù du phát triển mạnh thì người ta thường chọn cá mè làm đối tượng nuôi (từ 60-70%) sau đó là các đối tượng khác như trôi, chép, rô phi, trắm cỏ... Đối với các hồ nghèo dinh dưỡng nhưng gần các đồng cỏ, khả năng cung cấp cỏ cho cá tốt thì chọn cá trắm cỏ làm đối tượng nuôi chính (50%) sau đó là cá trôi, rôphi, mè, chép... Mật độ thả giống: Mật độ thả giống ở hình thức nuôi này thường nhỏ hơn so với hình thức nuôi cá tăng sản. Tùy theo điều kiện mà mật độ thả giống của cá có khác nhau ở các hồ khác nhau và ngay cả các eo ngách khách nhau trong cùng một hồ. Nhìn chung mật độ cá giống thả dưới hình thức nuôi này thường vào khoảng từ 4000-5000 con/ha là thích hợp nhất, đảm bảo cho cá có đủ thức ăn phát triển bình thường. 4
  5. 3.4- Quản lý và bảo vệ Cũng như các hình thức nuôi cá khác, mặc dù biện pháp nuôi này mật độ thả cá không phải là cao nhưng so với tự nhiên thì cao hơn rất nhiều vì vậy cần phải có biện pháp cho cá ăn một cách chủ động bằng cách thường xuyên bón phân vô cơ và phân hữu cơ cho hồ hoặc cho các eo ngách nuôi cá. Ở những eo ngách gần nơi tập trung dân cư thì có thể dùng nguồn nước thải sinh hoạt, nước hầm rút bơn trực tiếp vào hồ để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật thủy sinh phát triển làm thức ăn cho cá. Đối với những eo ngách nuôi cá trắm cỏ là chủ yếu thì phải chủ động cắt cỏ, hay vớt rong cho cá ăn. Lượng rong cỏ cung cấp hàng ngày cho cá ăn phải đạt 20-30% tổng trong lượng cơ thể cá trắm (đối với rong cỏ dưới nước thì phải tăng gấp đôi). Vị trí cho cá ăn phải ổn định và có nền đáy cứng để cá khi đến ăn bùn không bị sục gây ra hiện tượng ngạt thở cho cá và qua đó ta cũng có thể quan sát được tình hình 5
  6. sức khỏe của cá để có thể ngăn ngừa dịch bệnh khi cần thiết. Đến thời kỳ nước rút cần chủ động thu tỉa những con cá đã đạt qui cỡ qui cỡ thương phẩm và được thị trường chấp nhận để bán bớt. Việc thu tỉa như vậy có tác dụng làm giảm các ảnh hưởng xấu của môi trường lên sự phát triển của cá (do mực nước rút xuống cạn nên các yếu tố môi trường sẽ có những biến động lớn và mật độ cá nuôi sẽ tăng cao). Nếu công việ nuôi cá được tổ chức tốt, cá có đủ thức ăn môi trường ít có biến động lớn thì sau một chu kỳ nuôi như vậy(8-9 tháng) cá có thể đạt trọng lượng trung bình từ 0,8-1,2kg đối với cá mè; 1-1,5kg đối với cá trắm; 0,4- 0,6kg đối với cá chép, trôi…. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2