Kỹ thuật nuôi gà đồi - TS. Bùi Hữu Đoàn
lượt xem 36
download
Cuốn sách Kỹ thuật nuôi gà đồi hướng dẫn người đọc cách làm chuồng, cách chọn giống, chế biến thức ăn, chăm sóc và bảo vệ gà khỏi bệnh tật để có tỷ lệ nuôi sống cao, đồng đều, chóng lớn, dễ bán và hiệu quả kinh tế cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi gà đồi - TS. Bùi Hữu Đoàn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI TS. BÙI HỮU ĐOÀN KỸ THUẬT NUÔI GÀ ĐỒI HÀ NỘI - 2010
- I- Mục tiêu và kết quả mong đợi Nuôi gà đồi có tỷ lệ nuôi sống cao, đồng đều, chóng lớn, đẹp, ngon, dễ bán và hiệu quả cao. II - Nội dung - Phải làm chuồng khoa học, hợp lý... - Con giống tốt - Chế biến thức ăn và cho ăn hợp lý. - Chăm sóc khoa học để gà chóng lớn, có tỷ lệ sống cao, khoẻ, chóng lớn để xuất chuồng nhanh... - Phòng dịch tốt - đảm bảo an toàn sinh học 1-Chuồng nuôi Vị trí: càng xa nhà ở càng tốt. Ấm với gà con, thóang với gà lớn Rẻ, đầu tư ít. Không xây tường, chỉ che lưới và bạt để dễ nâng lên, hạ xuống Mái kép (4 mái), có hệ thống phun mưa…), trồng nhiều cây tán rộng xung quanh chuồng nuôi. Tốt nhất là chăn thả dưới tán cây- gà thả đồi…khi trời nóng. Đây là biện pháp chống nóng lý tưởng cho gà Dễ thao tác Cách ly: xa dân, đường đi, chợ, trường học… Chỉ nuôi một loại gà, không nuôi bất cứ con vật nào khác: chó, mèo, vịt, lợn, bồ câu… a. Chuồng úm gà Có đệm lót bằng trấu hay dăm bào, dày 15-17 cm Yêu cầu khô, sạch, khử trùng trước khi sử dụng; Mỗi đời gà chỉ dùng đệm lót một lần (không thay hay bổ sung lót chuồng khi nuôi), sau khi bán gà mới thay đệm chuồng. 1
- Lớp độn lót dày là để: trấu hút ẩm trong phân gà, không làm bẩn chân, lông gà Để gà vùi mình vào trấu khi lạnh hay nóng quá Khi phân thải ra, nước trong phân được hút vào lớp độn, sau đó bốc hơi vào không khí, điều hoà độ ẩm chuồng nuôi: chuồng không bị khô hay ẩm quá. Tránh bụi cho gà ( khi thay trấu mới, chuồng rất bụi, làm cho gà dễ mắc bệnh đường hô hấp) Trong phân gà có quá nhiều vi khuẩn, vi rút, trứng giun sán… chúng sẽ bị lên men và giết chết khi bị lên men do bị vùi trong lớp độn chuồng dày. Tóm lại: độn chuồng dày làm cho chuồng luôn sạch sẽ, không bụi, không bẩn, không có quá nhiều khí độc… tạo điều kiện tốt cho gà sống và sản xuất, ít bị bệnh… Không được để nền ẩm ướt, chống bệnh cầu trùng (đi ngoài ra máu). Đảm bảo ấm nhưng thông thóang b. Chuồng gà lớn Gà ngủ trên sàn vào buổi tối Chăn thả ban ngày dưới tán cây Khi thời tiết xấu, cho vào chuồng 2- Chọn giống gà Có 2 loại gà thịt: gà ta và gà công nghiệp a. Gà ta: Chịu đựng kham khổ, Chống bệnh tốt (ít bị bệnh) Chống đói tốt, thức ăn không cầu kỳ Dễ nuôI, kỹ thuật thâp Dân tự nhân giống được Chăn thả rất tốt Chất lượng sản phẩm thơm ngon, được giá 2
- Nhược điểm Chậm đẻ, khó nhân đàn Chậm lớn – nuôi lâu, chậm thu hồi vốn ít thịt, trứng bé Tốn nhiều thức ăn Khó mua giống với số lượng lớn, Khó nuôi quy mô lớn Không nuôi thả đồi quy mô lớn được b. Gà công nghiệp Ưu điểm Lớn nhanh, chóng bán, quay vòng nhanh, chóng thu hồi vốn Đẻ nhiều, dễ mua giống Dễ nuôi công nghiệp quy mô lớn Tốn ít thòi gian, thức ăn Nhược điểm Không chịu được khổ, khó nuôi, dễ ốm, đòi hỏi kỹ thuật cao Không chịu được đói, thức ăn chất lượng cao Chất lượng sản phẩm thấp, giá rẻ. Không chờ giá được nên dễ bị ép giá Dân không tự nhân giống được, khó mua được giống tốt, đắt Không nuôi thả đồi quy mô lớn được c. Gà giống nuôi thả trên đồi: Tốt nhất: gà lai Nội – ngoại Nội: Ri, Hồ, Mía, Đông Tảo Ngoại: Lương phượng; Tam Hoàng, Sac - sô; Ka bia… Phổ biến nhất là Lương Phượng Chú ý: gà ngoại hay gà lai dân không tự sản xuất được và rất đắt cho nên phải mua con giống từ các cơ sở có uy tín và trách nhiệm cao. Chọn gà con mới nở Tiêu chuẩn gà tốt: Có nguồn gốc rõ ràng, biết rõ bố, mẹ: giống, tuổi, chế độ nuôi… Thuần chủng: đều, to, cùng một màu lông, đặc trưng 3
- Lông tơi, xốp Mới nở (không quá 24 g – 1 ngày tuổi) Khoẻ mạnh, mắt sang, chân to, bóng, ấm, hồng hào, mỏ và chân thẳng Bụng thon, rốn kín, hậu môn khô, sạch 3- Chuẩn bị thức ăn cho gà Ý nghĩa của thức ăn: - Quyết định lỗ, lãi vì chiếm 70 % giá thành chăn nuôi Quyết định tốc độ lớn, do đó, quyết định thời gian nuôi dài, ngắn Quyết định sức khoẻ của đàn gà Quyết định chất lượng thịt Gà nào thì ăn cám đó (thức ăn phù hợp với tuổi gà, hướng trứng, thịt, giai đoạn nuôi…) Nên sử dụng nguyên liệu có sẵn xung quanh địa phương để tự chế thức ăn hỗn hợp có giá rẻ. Phân loại các loại nguyên liệu thức ăn: 4 loại -Bổ sung năng lượng (tinh bột) -Bổ sung đạm: bột cá, đỗ tương, khô dầu -Bổ sung vitamin: rau xanh -Bổ sung khoáng (trong thực tế hay sử dụng premix để bổ sung vitamin và khoáng) Cách phối trộn thức ăn cho gà Mục đích yêu cầu: Biết cách xây dựng khẩu phần thức ăn cho các loại gà một cách khoa học (đủ chất cho loại gà đang nuôi) và rẻ nhất. Cách làm a/. Xác định tiêu chuẩn ăn: Nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt Giai đoạn Chỉ tiêu 0-6 tuần 7-8 tuần 9 tuần- xuất bán 4
- Đạm (%) 20 18 16 b/. Biết được thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số N.liệu thức ăn (tra bảng). Ví dụ một số loại: Thức ăn đạm (%) Tấm gạo 12 Cám 13 Sắn 1.8 Ngô vàng 8.7 Khô dầu lạc 45 KD đậu tương 42 Bột cá 57 c/. Phối hợp các nguyên liệu: Theo nguyên tắc hình ô vuông - Ví dụ: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp cho gà thịt có 18 % đạm Nguyên liệu gồm có: Ngô, đậu tương rang, Premix. Loại giàu đạm Bột đậu tương rang 40 % đạm Ph ần bột đậu tương Rang (16- 8 = 8 ph ần) 16 + Loại giàu năng lượng (40-16=24ph ần) Ngô 8 % đạm ---------- 5
- C ộng: 8 +24 = 32 phần Nghĩa là: cứ đem 8 phần đậu tương rang, trộn với 24 phần ngô, sẽ có thức ăn cho gà thịt có 16% đạm Tính % từng loại: Đậu tương là : 8 ------------- 100 = 33,3 % 24 Ngô là 100 – 33,3 = 66,7% Sau đó, trộn thêm 0,5% premix Trộn thật đều: loại nhiều đổ trước, rải loại ít lên sau, Riêng premix, phải trộn tăng dần với thức ăn Xác định giá của 1 kg thức ăn để hạch toán lỗ lãi Giả sử: Giá đậu tương là 12 000 đ/kg x 0,33 = 3 960 đ Giá ngô 5 000 đ/kg x 0,67 = 3 350 đ Giá premix 40 000 đ/kg x 0,005 = 200 đ Cộng = 7 510 đ Như vậy, giá của 1 kg thức ăn tự phối là 7 510 đ Một số chú ý: - Khi mua nguyên liệu, phải mua nguyên liệu thô - Khi trộn thức ăn, phải trộn thật đều và không được để quá 5 ngày. Ủ men Trộn tinh bột (không có đạm, mix) với men, cho nước vừa đủ, ủ kín, 10-12 h sau thì trộn với đạm và mix rồi cho ăn. Làm từng ngày một Một số cách chế biến thức ăn cho gà Một số cách tạo thức ăn đạm cho gà Nuôi giun, có 3 cách nuôi + Cách đơn giản là đào hố sâu khoảng 50 cm, rộng hẹp tuỳ ý, đổ vào hố 3 phần phân hoai, một phần đất vụn, sau đó thả vào hố một số giun đất (loại 6
- giun hồng hay giun quế) thỉnh thoảng tưới nước đủ ẩm, trên mặt hố phủ lớp rơm. Khoảng 30 ngày nuôi, giun đã sinh sản và phát triển nhiều, bắt giun lớn cho gà vịt ăn sau đó cho thêm phân và tưới nước để cho giun con và trứng giun nở phát triển chở thu hoạch đợt giun kế tiếp. +Nếu chăn nuôi nhiều gà vịt thì nuôi theo phương pháp thâm canh - chọn giống giun đẻ nhiều, lớn nhanh (giun kế có bán giống tại trung tâm chuyển giao kỹ thuật của trường ĐHNN Hà Nội). Nuôi giun trong thùng gỗ hoặc xây gạch kích thước dài 50, rộng 35, sâu 30 cm, đáy thùng dùi một số lỗ nhỏ để thoát nước và thông khí, đổ phân mục và đất (như cách trên) vào thùng rồi tưới nước ẩm. Sau đó ghả giun vào, mỗi thùng 350 - 400 con có thể dùng nước gạo tưới cho giun rất tốt. Sau 30 ngày nuôi ta thu hoạch giun bằng cách đổ giun trong thùng lên mặt sàng dưới ánh nắng hoặc ánh điện, giun sợ ánh sáng mạnh chui qua mắt sàng hoặc lưới mắt nhỏ rơi xuống dưới. Đất, phân còn lẫn trứng giun và giun nhỏ trên sàng ta lại đổ vào thùng và trộn với phân bổ sung, đồng thời nhặt khoảng 200 - 250 giun ta thả vào thùng làm giống. Nuôi trong thùng tiết kiệm được diện tích, thuận tiện cho việc tưới nước. Nuôi giun ở nơi tối mát, ẩm nhưng phải thoáng khí thì giun mới phát triển tốt. Chú ý: Các loại phân gà, phân lợn, phân trâu phải ủ 25 - 30 ngày, sau đó tãi ra cho bay hết mùi hôi mới dùng nuôi giun. Không được tưới đẫm, không được tưới nước xà phòng, nước bẩn. Tự chế biến bột cá từ cá tươi có sẵn ở địa phương: mua cá tươi, rửa sạch, cho vào chảo ngoáy đều trên ngọn lửa, khi đã cạn nước thì cho nhỏ lửa đi, đảo đều cho đến khi cá ròn, nghiền hoặc giã nhỏ, sàng thành bột cá nhạt, để nguội hoàn toàn, đóng vào túi ni lông, dùng dần. 4-Quy trình nuôi gà thịt Gồm 2 giai đoạn: gà con và gà dò Nuôi gà con: 1-4 tuần tuổi b-Phương thức nuôi gà con Úm gà (tách mẹ ngay sau khi nở hoặc nuôi gà con mua từ trạm ấp) 7
- Công tác trước khi nhận gà con Trước khi nuôi gà tập trung, cần xác định thời điểm bán gà có lợi nhất trong năm (sau 3 - 3,5 tháng thì bán) - Chuẩn bị chuồng trại : Trước khi đưa gà về chuồng: + Vệ sinh tẩy uế chuồng trại: tháo gỡ máng ăn, lau bụi, bẩn, phân, rửa sạch, khử trùng formon 2% hoặc thuốc tím, tráng qua nước lã, đem phơi nắng. Tiến hành tương tự với chụp sưởi và các vật dùng trong chuồng, hót hết lớp lót chuồng cũ, quét sàn nhà, lưới, tường, trần nhà rửa bằng vòi nước áp suất, khử trùng sàn nhà bằng: NaOH 10% 1m2/2,5l. Hoặc quét vôi đặc, formon, crefin 3%, phun dipterex xung quanh chuồng khử: chuột, vi trùng... Khô sàn nhà thì rải lớp đệm lót mới vào: phoi bào, trấu, rơm chặt nhỏ... bảo đảm: khô, hút ẩm tốt, sạch, được khử trùng trước khi đưa vào. Trải dày 15 - 17 cm. Đưa máng ăn, uống vào chuồng. + Chuẩn bị chụp sưởi: - Bóng điện: bóng 60 W ® 100W/chụp. - Có thể dùng bếp dầu, than củi (nhưng phải làm ống khói để thoát khí độc ra ngoài chuồng nuôi, tránh ngộ độc khí). Chụp sưởi có thể điều chỉnh độ cao, trước khi sử dụng phải sát trùng. Trước khi đưa gà về phải bật thử trước vài giờ. + Bố trí rèm che ở hai bên sườn chuồng gà: bạt, bao tải, cót... + Chuẩn bị sẵn quây gà: lưới thép, tôn, phên cứng, cót... đường kính bằng 2,5m, h = 60 - 70 cm có thể mở rộng được. + Chuẩn bị thức ăn, nước uống. Nhược điểm: Khó khống chế nhiễm bệnh từ bên ngoài vào. Mật độ nuôi Nuôi thông thoáng tự nhiên Tuần tuổi (con/m2 nền) 0 -3 (úm) 20 - 25 4 - 7 (hoặc 8) 8 - 10 8
- Máng đựng thức ăn làm bằng tôn hoặc nhựa. ở gia đình có thể dùng mẹt. Tốt nhất trong 3 ngày đầu rải thức ăn trên giấy để gà dễ ăn và kích thích gà khách ăn, nhờ nghe tiếng kêu "bộp "bộp" của con khác mổ thức ăn. Thức ăn ở khay không dày quá 2cm. Hàng ngày phải sàng thức ăn để loại phân lẫn trong thức ăn, đảm bảo vệ sinh. Thực hiện quy trình nuôi gà Gà con phải mua ở cơ sở có uy tín và trách nhiệm. - Chọn xong, gà được đựng trong hộp, xung quanh và trên nóc hộp có khoan nhiều lỗ để thông khí và để gà vào nơi ấm và thoáng khí. - Vận chuyển gà con: cần có khung vững để đặt các hộp gà trên xe sao cho có độ thông khí. Mùa đông vận chuyển lúc trời ấm và che phía hút gió. Mùa hè tốt nhất vận chuyển vào lúc rời mát, che phía hút gió. Trong khi vận chuyển, không được dừng xe giải lao trên đường. Trược khi gà về, ở nhà đã bật điện, sưởi ấm chuồng Khi về chuồng, nhanh chóng thả gà trong quây dưới chụp sưởi, tránh gà bị lạnh dễ bị nhiễm bệnh đường hô hấp. Cho gà uống nước sạch, trong có pha thuốc vitamin C, B và đường glucoz (0,5%). Cho gà uống nước hết lượt mới cho gà ăn, nếu không dễ bị bội thực. Cho gà ăn ngô nghiền trong 1 - 2 ngày đầu, để sạch ruột. Vì 1 - 2 ngày đầu gà còn dự trữ nhiều chất dinh dưỡng ở lòng đỏ còn lại trong bụng. Cho gà ăn đủ chất, đủ lượng. Để giảm bớt lượng thức ăn giàu đạm, đắt tiền (như bột cá) người ta đã hỗn hợp nhiều loại phụ phẩm của công nghiệp ép dầu (các loại khô dầu cây họ đậu),. Để chăn nuôi gà thả vườn có hiệu quả, chúng ta phải cho gà ăn như sau: - Ăn tự do, cả ngày lẫn đêm đến 4 tuần tuổi. - Sau 4 tuần tuổi chỉ ăn ban ngày, ban đêm tắt điện và không cho ăn. Đối với gà thả ở vườn, đồi,… gà tự kiếm ăn thêm, thì chi phí thức ăn giảm, phẩm chất thịt khá hơn. Nên áp dụng phương pháp chăn thả hoàn toàn, 9
- bán chăn thả tự nhiên với điều kiện vườn, đồi, ruộng rộng; áp dụng kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh tốt thì chăn nuôi sẽ có hiệu quả cao. Chế độ nhiệt trong chuồng Chụp sưởi để cách mặt nền 45cm. Điều chỉnh độ cao chụp sưởi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và tuổi của gà. Kinh nghiệm cho thấy: nếu gà tụm lại dưới chụp sưởi là gà bị lạnh, cần phải hạ chụp hoặc tăng công suất điện. Nếu gà tản mạn xa chụp sưởi là gà bị nóng, cần nâng chụp sưởi hoặc giảm công suất điện sưởi, Nếu gà nằm quanh rìa chụp sưởi là gà đủ nhiệt (ấm), không cần điều chỉnh chụp sưởi. Chế độ chiếu sáng Tuần đầu: 24 giờ/ngày/đêm Tuần thứ 2: 23 giờ/ngày/đêm Tuần thứ 3 trở đi: 23 - 22 giờ/ngày/đêm. Độ thông thoáng khí Thông khí: đẩy khí độc, bẩn ra ngoài đồng thời hút khí trong lành vào chuồng. Nuôi gà dò - Chuồng lồng hoặc sàn: ở gia đình có thể nuôi gà trên lồng bằng tre. Kiểu chuồng lều: kiểu chuồng này nhỏ, nguyên liệu sơ sài bằng tranh, tre, nứa, lá, có sàn hoặc sào đậu, có chỗ đặt thức ăn, nước uống trong chuồng. Chuồng làm trong vườn, hoặc ngoài đồng cỏ với diện tích 10 - 50m2, tuỳ theo khả năng đất vườn. Kiểu này chỉ dùng cho gà ban ngày ra ngoài vườn, đồng cỏ; ban đêm vào chuồng. Máng ăn uống có thể đặt ngoài vườn, có thể để trong lều. Ưu điểm: Phù hợp với chăn nuôi gia đình. Vệ sinh môi trường tốt. Đỡ tốn kém xây dựng. Chống nóng cho gà Cung cấp nhiều nước uống sạch mát, tốt hơn là dùng máng uống có núm. 10
- Cho gà ăn trước bình minh, khi trời còn tối và tương đối mát. Thức ăn tươi và giàu vitamin, chất khoáng. Cung cấp 3,0 gam vitanim C / 1 lít nước uống, pha xong cho uống ngay, khi gà đang khát (do trước đó đã cho gà nhịn khát để uống đồng đều) Lặp lại nhiều lần việc gà hậu bị tiếp xúc với nóng ở mức nhất đinh để gà làm quen với khí hậu nóng Trước và trong thời gian dự đoán có thể xảy ra đợt nóng, cần cung cấp cho gà các chất vitamin qua nước uống. Đủ số lượng máng ăn, máng uống và diện tích cho gà đi lại và hoạt động. Với tất cả những biện pháp đề phòng nói trên có thể giảm được stress do nóng và ẩm đối với gà, kết quả là dễ duy trì sức tốt cho đàn gà trong những khu vực nóng ẩm. 5. Biện pháp an toàn sinh học Mua đàn gia cầm mới từ cơ sở giống có danh tiếng, có hợp đồng mua bán Đàn gia cầm mua được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng các bệnh phổ biến nhất Khu vực nuôi có hàng rào, cửa khoá, hố sát trùng Áp dụng Cùng vào – Cùng ra, nuôi từng lứa cho từng khu vực, sau mỗi lứa, để trống 7- 10 ngày. Vệ sinh sát trùng chuồng trại Không tiếp xúc với khách bên ngoài •Chuồng trại: ngăn được chim hoang dã và động vật hại Trong khu vực chỉ có người và gà, không có gà ta, chim bồ câu, chó, mèo… •Khách tham quan nếu có phải có đăng ký, mặc quần áo bảo hộ, rửa tay .Chỉ cho vào trại khi cần thiết 2.Không được có mặt tại trại khác trong vòng 24h. Không được đưa các dụng cụ, vật dụng và thiết bị từ bên ngoài vào trại, Có kỹ năng và động cơ tốt, rửa tay. Vào sổ tất cả khách tham quan 11
- •Công nhân trong trại – không liên lạc với gia cầm và các trại khác , tốt nhất là ở lại. •Phương tiện vận chuyển, vỏ bao đựng thức ăn, hộp gà, sọt… phải tẩy trùng – đi một chiều. Tiêm phòng, cho ăn, uống kháng sinh đúng lịch Nuôi ở sân sau, không để ở “sân trước” •Nơi có nguy cơ cao phải có mái che vào ban đêm •Cho ăn và cho uống trong chuồng •Tránh tiếp xúc với chim hoang dã. •Giảm thiểu tiếp xúc giữa người và gia cầm Cần đi kiểm tra gà vào ban đêm Nghi ngờ khi: Tỷ lệ chết >1% mỗi ngày hoặc gà ăn giảm đột ngột lượng thức ăn >20% 6.Hạch toán kinh tế -Xác định lúc bắt đầu, kết thúc Xác định nơi mua, nơi bán; Xác định người mua, người bán Ghi chép cẩn thận. Tiết kiệm từng con gà, cân thức ăn, từng ngày nuôi Phân tích hiệu quả sau mỗi lứa Cần đẩy mạnh hợp tác, liên kết làm ăn trong thôn, xóm, xã… không để lái buôn ly dán.Đẩy mạnh hợp tác trong xóm, thôn, xã huyện và khu vư Kết quả mong đợi: Nếu nuôi 3 tháng tuổi, gà có khối lượng 2,5 -3 kg đối với gà ngoại, gà lai hoặc 1,5 --1,8 kg đối với gà ri, tỷ lệ nuôi sống 95 -97 %, Có lãi là đạt yêu cầu. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN AN TOÀN DỊCH BỆNH
13 p | 1185 | 378
-
Kỹ thuật nuôi gà con Có hai phương pháp nuôi gà con từ 1 ngày tuổi: phương pháp
5 p | 3542 | 203
-
Thú nuôi gà nòi part 1
14 p | 560 | 188
-
Quy trình kỹ thuật về chăn nuôi gà thả vườn
7 p | 389 | 113
-
Kỹ thuật nuôi gà
9 p | 177 | 70
-
Kinh nghiệm chọn lọc và nhân giống gà
8 p | 292 | 65
-
QUI TRÌNH NUÔI GÀ THẢ VƯỜN
3 p | 341 | 49
-
Vài chú ý nuôi gà đẻ trứng
2 p | 142 | 48
-
Kỹ thuật nuôi trồng hoa và cây cảnh - Tập II: Phần 1
66 p | 175 | 34
-
Cắt mỏ cho gà khi nuôi tập trung
2 p | 98 | 26
-
Mô đun 18: Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà, vịt
4 p | 156 | 23
-
Chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gà - Cẩm nang kỹ thuật (Tái bản lần thứ 3): Phần 2
84 p | 94 | 19
-
Gà đá - Các bí quyết chọn và nuôi: Phần 2
100 p | 66 | 14
-
Cẩm nang Nghề nuôi gia cầm: Phần 1
83 p | 105 | 12
-
Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt, gà trứng ở nông hộ - Các vấn đề hỏi và đáp: Phần 1
85 p | 84 | 11
-
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà thịt, gà trứng ở hộ gia đình: Phần 1
77 p | 44 | 8
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà đồi cho các hộ nông dân ở Thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương hiện nay
5 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn