Kỹ thuật nuôi ghép trong quản lý ao nuôi tôm sú
lượt xem 6
download
NUÔI SẠCH và HIỆU QUẢ là chỉ tiêu hàng đầu mà mọi người từ cơ quan chức năng đến người tiêu thụ cũng như người nuôi trồng thuỷ sản cũng đều quan tâm, nhất là các nước nhập cãng như Mỹ, Âu Châu, Nhật, Đài Loan ...V...V... , nếu sản phẩm không sạch, sẽ bị họ trã về, sự thất thu kim ngạch mà cã nước phải gánh, chứ không phải riêng những nhà doanh nghiệp thu mua hay là người nuôi trồng thuỷ sản, sự mất lòng tin cũa các nhà nhập cãng sẽ là một sự thiệt hại...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi ghép trong quản lý ao nuôi tôm sú
- Kỹ thuật nuôi ghép trong quản lý ao nuôi tôm sú NUÔI SẠCH và HIỆU QUẢ là chỉ tiêu hàng đầu mà mọi người từ cơ quan chức năng đến người tiêu thụ cũng như người nuôi trồng thuỷ sản cũng đều quan tâm, nhất là các nước nhập cãng như Mỹ, Âu Châu, Nhật, Đài Loan ...V...V... , nếu sản phẩm không sạch, sẽ bị họ trã về, sự thất thu kim ngạch mà cã nước phải gánh, chứ không phải riêng những nhà doanh nghiệp thu mua hay là người nuôi trồng thuỷ sản, sự mất lòng tin cũa các nhà nhập cãng sẽ là một sự thiệt hại lớn lao cho nền kinh tế quốc gia cũng như thu nhập cũa người nuôi trồng. -Nuôi sạch là gì ? Không dùng kháng sinh (thuốc trụ sinh) mà chất lượng vẫn cao, tức là chúng ta phải bảo quản và xử lí môi trường nước thật tốt, trong đó, cái móc then chốt là phải dùng các loại chế phẩm "VI SINH", thức ăn không dư thừa (thức ăn dư thừa làm thối môi trường nước) và dùng tất cã các loại VITAMIN để đảm bảo sự đề kháng, sự tăng trưởng cũa con tôm. -Hiệu quả là gì ?
- Phải đạt tỉ lệ sống và sản lượng cao, áp dụng những điều "Nuôi sạch" đã nêu trên (Vi sinh, Vitamin...). Khi môi trường nước tốt, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất sẽ làm tăng sự đề kháng, thì con tôm sẽ sống khoẻ, sống mạnh và tăng trưởng nhanh, sự tăng trọng cũa con tôm là lẽ đương nhiên. -Tại sao các hộ nuôi tôm ở Việt Nam bị lỗ lã ? Đây là 1 bài viết rất là quan trọng cho sự sống còn cũa người nuôi trồng tôm sú Bán Công nghiệp và Công Nghiệp. Tôm bị chết hàng loạt mà các người nuôi trồng tôm không bao giờ"NGỜ" rằng "THỨC ĂN DƯ THỪA" là mầm móng là nguyên nhân chính gây nên các loại bệnh cho con tôm. Như mọi người nuôi trồng tôm sú chưa biết hoặc đã biết một cách mơ hồ, các bạn nên biết rằng 50% đến 60% thức ăn cho tôm là dư thừa, là do phương cách rãi thức ăn trên khắp mặt nước ao. Thức ăn dư thừa là "Kẻ Thù Số 1" cũa nguời nuôi trồng tôm sú. Hình thức rãi thức ăn trên mặt hồ là "một điều rất là Sai Lầm rất là Nghiêm Trọng, rất là Nghiêm Trọng", (tôi muốn nhấn mạnh ở đây) mà rất ít người biết đến (ở nước Việt Nam ta) và nhắc nhở đến, nên nhớ, thức ăn cũng là một nữa gánh nặng, một nữa chi phí trong việc nuôi tôm, đây cũng là một nan đề mà mọi người nuôi trồng tôm sú đang cần phải có một "Giải Đáp", một câu "Trả Lời", thoả đáng.
- Nếu người nuôi có con giống sạch, có đủ các loại chế phẩm vi sinh...nói chung là có đầy đủ kỉ thuật để giữ môi trường nước được trong sạch, nhưng mà 50% thức ăn dư thừa ngày qua ngày, càng chồng chất trong quá trình nuôi tôm, thức ăn dư thừa là "Tác Nhân" làm ung thối môi trường nước, làm tăng lượng Amonia NH3 và gây mầm bệnh, cho dù con giống không được sạch cho lắm, nếu chúng ta chăm sóc kỉ càng, làm cho con tôm mạnh khoẻ, bệnh hoạn sẽ không bộc phát mặc dù trong mình con tôm đang mang những con Virút độc hại cũng như con người, có người trong mình có mang vi trùng (HIV) nhưng vẫn chưa bộc phát, bởi vì cơ thể cũa người đó vẫn còn mạnh khoẻ, chúng chỉ chờ cơ hội, cơ thể người đó bị suy yếu, lúc đó chúng sẽ tấn công. Cái Vèo cũng là hình thức giữ gìn cho con tôm sống khoẽ. (Xem cái Vèo, xim bấm vào đây). Rãi thức ăn dư thừa cũng giống như một người, "Tay Phải" thì dọn dẹp, quét rác, khử trùng nhà cữa, còn "Tay Trái" thì rãi thức ăn đầy dẩy trên sàn nhà, thức ăn sẽ bị mốc, bị hư thối, thì thử hỏi người đó có sống trong môi trường trong lành hay không? thì con tôm cũng vậy, chúng nó cũng cần có môi trường tốt để sống thì chúng ta phải hạn chế tối đa sự dư thừa thức ăn cho con tôm. Lúc nào con tôm cũng sống trong môi trường xấu, NH3 sẽ làm cho con tôm tăng trưởng chậm lại, bệnh hoạn và Virút đang rình rập và sẳn sàng chờ cơ hội, khi con tôm bị yếu là chúng sẽ tấn công ngay, hậu quả rất là thê thãm cho con tôm cũng là sự thê thãm cũa người
- nuôi trồng, cho nên người nuôi trồng cần "PHẢI" dùng những cái "SÀNG ĂN" (15cái/ha) cho tôm và cộng thêm 8 cái Sàng Ăn để dưới mương (Bán Công Nghiệp) cho mỗi ao, dùng để cho Cua Biển và Tôm càng Xanh, dùng Sàng Ăn vừa giải quyết được lượng thức ăn dư thừa, vừa tiết kiệm được tiền mua thức ăn. Các bạn nên nhớ con tôm bị sốc bởi Amonia NH3, nếu nhẹ thì con tôm bị chai chỉ lớn bằng 1/2 con tôm không bị sốc, nếu bị sốc nặng thì cã ao sẽ bị chết sạch. Nguyên nhân kế là không đào Ao Lắng để xử lí cá tạp và mầm bệnh do các hộ xả nước bị nhiểm bệnh xuống sông mà các hộ khác bơm nước trực tiếp từ nguồn nước không qua xử lí cũa Ao Lắng cho nên có tình trạng hộ này, tôm bị bệnh, thì hộ kế tiếp tôm cũng bị lây bệnh theo, từ Ấp đến Xã, từ Xã đến Huyện như một sợi dây chuyền tiếp nối nhau và cùng nhau đi chung con tàu suốt, rồi tất cã đều chết chung. Hơn nữa cái "BỆNH TIẾC RẼ" cũa người Nông Dân, có 5 công đất mà bỏ ra 1 công để làm Ao Lắng thì uỗng quá, rồi cứ kè kè 5 công, đến khi ao tôm bị thiếu nước hoặc cần thay nước thì chỉ còn 1 con đường là bơm nước từ sông thẳng vào ao tôm thì các bạn đã biết hậu quả như thế nào rồi chứ. -NUÔI GHÉP
- Đây là một ý nghĩ rất là "TÁO BẠO" chưa từng có trong lịch sử nuôi tôm sú, là nuôi ghép Tôm Sú với Tôm Càng Xanh, Cua Biển và cá Điêu Hồng giòng GIF hoặc cá Rô Phi (ngày thứ 50 mới thả cá điêu hồng vào) chung một vụ mùa. Dưới đây là phần giới thiệu và giải trình cũa tác giả, làm sao "NUÔI SẠCH, không bị NHIỂM TRÙNG mà HIỆU QUẢ CAO và cách NUÔI GHÉP". Phần giới thiệu: Tôi tên là Trần Thanh Liêm là Thiết Kế Sư Cơ Khí, Hoạ sỉ (vẽ hình cho trẽ em tô màu), tốt nghiệp Đại Học Cộng Đồng tại bang Washington Hoa Kỳ năm 1981, với 26 năm kinh nghiệm thiết kế cơ giới Đường Xá, cơ giới Lâm sản và cơ giới Nông Ngư nghiệp, hiện là cá nhân Nghiên Cứu Viên về việc nuôi trồng thuỷ sản Tôm Sú tại Hoa Kỳ. Do sự thất bại nuôi tôm sú cũa người anh ruột cũa tôi ở Việt Nam vào vụ mùa 2006, đây là động lực thúc đẩy tôi học hỏi, ghi chép, nhận định trong quá trình nuôi trồng tôm sú và được đưa lên trang web này. Tôi bắt đầu sưu tầm tài liệu về cách nuôi trồng tôm sú và tôm càng xanh, thì vụ mùa 2007, anh tôi được cơ quan Thuỷ Sản tỉnh Kiên Giang hướng dẩn, với 4ha đất, lãi được 160 triệu đồng, 160 triệu ở Việt Nam không phải là con số nhỏ, qua quá trình sưu tầm và nghiên cứu, theo tôi thấy có rất nhiều điểm cần phải được cải tiến và
- hoàn chỉnh, thì số lãi sẽ bội thu và có thể tăng lên đến gấp 4 lần (160 x 4 = 640 triệu) hoặc 6 lần (160 x 6 = 960 triệu) cho 4ha là điều có thể có, con số mà tôi muốn nói ở đây là bán công nghiệp, nếu chúng ta biết cải thiện và hoàn chỉnh, lấp trám những sơ hở trong quá trình nuôi tôm sú thì sự bội thu về lãi nhuận không còn là sự khó khăn, không còn là một việc ngoài sức tưởng tượng nữa. Nuôi tôm sú, giống như một người chăn cừu Nuôi trồng tôm sú như một người chăn một đàn cừu, đang đứng ở một nơi, có năm bảy ngã rẽ mà anh chàng chăn cừu đang lúng túng, ngơ ngẫn không biết chọn ngã rẽ nào mà đi cho đúng, để đi đến cung điện nguy nga, hay là dẫn nguyên đàn cừu đi theo những ngã rẽ nguy hiểm, để rồi phải rơi xuống vực thẩm. Ở đây tôi muốn nói "Cung điện nguy nga" là nhà Băng, là Ngân Hàng, là tiền, là nuôi tôm trúng vụ, còn "Vực thẳm" là nơi, là chổ thất bại cũa mùa vụ: bao gồm xử lí nước, chế độ thức ăn, vi sinh, nước luân chuyển, sục khí Ôxy, ao lắng, ao nước thải và những yếu tố khác nữa mà người chăn cừu cần phải biết, phải khắc phục, người chăn cừu phải làm những cỗng rào để chắn ngang những ngã rẽ cũa vực thẳm cũa nguy hiểm, để cuối cùng chỉ còn một độc lộ, một ngã rẽ duy nhất đi đến "CUNG ĐIỆN NGUY NGA, NGÂN HÀNG CON TÔM SÚ ĐẼ RA VÀNG", thì người chăn cừu không còn sự lo lắng mà lòng thì thư thãn và ung dung tiến bước đến sự thành công, sự gặt hái, cái thành quả đó do đâu mà có được? là do
- nhờ công lao và lòng tự tin cũa chính bản thân mình, biết tận dụng khoa học tiên tiến và sự suy luận cũa khoa học tự nhiên, thì sự trúng mùa vụ là điều đương nhiên mà mọi người nuôi trồng tôm sú không còn phải nói câu "lạy trời năm nay cho con được trúng mùa vụ", mà phải nói là "năm nay tôi được trúng mùa vụ", "năm nay tôi thắng mùa vụ hơn năm rồi" và "năm nay tôi thắng mùa vụ lớn nhất trong đời tôi"... Tất cã mọi người nuôi trồng tôm sú cần phải loại bỏ hẳn cái câu nói này "lạy trời năm nay cho con được trúng mùa vụ"trong giao tiếp hay liên hệ hằng ngày, cũng như trong tự điển Việt Nam. Người nông dân Việt Nam rất là lam lũ Thực tế người nông dân Việt Nam rất là lam lũ, rất là cần cù và rất là chịu khó, mà bởi vì họ chưa được tiếp xúc với khoa học tiên tiến ngày nay, hoặc sự hoài nghi những kỉ thuật mà họ đã được huấn luyện học hỏi, rồi họ lại có sự e dè nên họ không dám áp dụng trong nuôi trồng thuỷ sản cũng như trong các ngành nghề khác nói chung. Hơn nữa người nông dân chúng ta còn có một trở ngại rất là lớn lao, đó là cái nghèo "cái nghèo nó thắt cái eo", không có đủ tiền để đầu tư, quy trình nuôi tôm phải theo tuần tự từ "A" tới "Z", không đủ tiền thì phải nhảy rào, bỏ một vài điểm then chốt, thí dụ như không đủ tiền mua vôi để đánh phèn, không đủ tiền mua Vi Sinh
- làm sạch đáy ao...v..v..v.., do đó"Cái khó nó bó cái khôn", người nuôi tôm phớt lờ, rồi lại bỏ qua những điểm trọng yếu đó, sẽ dẫn đến sự thất bại là điều không thể tránh khỏi. Ngành nuôi trồng tôm sú, có 3 HÌNH THỨC nuôi: Quãng canh, bán công nghiệp và công nghiệp. a) Quãng canh thì mật độ thả là 1-2con/m2 thì sự chăm sóc rất là tối thiểu, thức ăn tự nhiên trong ruộng lúa, phẩn từ con tôm thaỉ ra sẽ tác động ô nhiểm môi trường không đáng kể, không cần máy sục khí ôxy, không cần máy quạt nước, không cần thức ăn công nghiệp. Những điều nêu trên đã xác định đúng nghĩa là Quãng canh. b) Bán công nghiệp, đây là "CỤM TỪ" đã tác động mạnh mẽ cho đại đa số (60% cũa tổng số người nuôi trồng tôm toàn quốc và ảnh hưởng rất là lớn lao cho ngành thuỷ sản Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung). Người nông dân Việt Nam định nghĩa nhầm lẫn cụm từ Bán công nghiệp một cách tai hại, khi họ thả tôm, mật độ 3con/m2 trở lên, họ cho ăn bằng thức ăn công nghiệp thì họ cho rằng 3con/m2 thì hơn 1 con đối với quãng canh thì có là bao đâu! thây kệ mà! châm chế mà!, không cần ao lắng, không cần vi sinh, không cần quạt nước, không cần sục khí ôxy, nhiều cái một chút mà đem gọp lại, thì nó sẽ trở thành một đại vấn đề, cho nên các bạn hảy nhớ điều đó.
- Các bạn nuôi trồng tôm sú nên nhớ, khi cho tôm ăn thức ăn "Công nghiệp" hay là thức ăn tự biến chế, không phải là thức ăn thiên nhiên thì các bạn đã vi phạm luật môi sinh thì các bạn phải xử lí như thế nào để: 1 là trắng tay, 2 là trúng đậm và 3 là ngáp ngáp. Từ 40% đến 60% lượng thức ăn do các bạn rãi ra là dư thừa, sự dư thừa này sẽ làm ô nhiểm môi trường nước, thì các bạn chính là "Thủ Phạm", đã đão lộn môi trường khoa học tự nhiên và sự sinh thái trong môi trường ao nước, do chính bàn tay cũa các bạn (đã rãi thức ăn công nghiệp), "các bạn là những tên thủ phạm, các bạn đã có tội, các bạn đã có lổi , thì các bạn phải làm gì để đền bù và chuộc lại cái tội cái lổi đó? và các bạn phải xử lí như thế nào? để khắc phục và quân bình sự xáo trộn đó trong ao tôm cũa các bạn". c) Công nghiệp, nuôi Công Nghiệp cũng như Bán Công Nghiệp, cách quản lí thức ăn, Vi sinh ...v...v...cũng giống như nhau, chỉ có điều là: Mực nước phải sâu 1,8-2 mét, mật độ tôm là 20-30con/m2 và giấy bạt cao su lót xung quanh bờ và luôn cả đáy ao. Những điều cơ bản, cần phải biết cho người nuôi Tôm Càng Xanh và Tôm Sú. Thông thường người nuôi trồng tôm sú mắc phải lỗi lầm là khi đào mương chung quanh trên đất ruộng thì rất cạn về phía hậu (40cm), lài lài và sâu xuống về phía nguồn nước (bờ sông) 60cm, vì đất đấp lên bờ đê cũng không cao lắm, nên mặt nước từ mặt đất ruộng
- không đủ cao theo quy luật tối thiểu là 80cm, nên chiều sâu chỉ có 60cm, 50cm đôi khi đất bị gò, chiều sâu chỉ còn 40cm, với chiều sâu cũa mực nước rất cạn, khi thời tiết thay đổi nóng hay lạnh thì toàn bộ khối lượng nước theo đó thay đổi độ nóng hay lạnh một cách nhanh chóng, thí dụ: (nữa nồi nước, đun sôi nhanh hơn là nồi nước đầy, ly nước đá, đỗ nước ít vào thì nước mau lạnh còn đỗ nhiều nước vào thì nước sẽ lâu lạnh), đối với con tôm đó là một sự thay đổi đột ngột, tôm sẽ bị sốc, dễ bị bệnh và dễ bị Virút tấn công, nếu thời gian nóng hay lạnh kéo dài thì sự nguy cơ cho tôm bị bệnh càng tăng tốc. Cách giải quyết: Qua sự nghiên cứu và quá trình đọc sách báo và những tài liệu trên mạng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt thì mực nước cùng độ sâu hay cạn là tuỳ theo từng vùng trên Thế Giới, với độ sâu nhất cũa mương là 1,4 mét và độ sâu cũa mặt ruộng là 0,8 mét (80cm). Theo tôi với cái rét lạnh cũa Bắc Bộ và cái nóng oi bức cũa miền Trung và Nam Bộ, với độ sâu 1,4 mét cho mương và 0,8 mét cho mặt ruộng cũng chưa đũ, trong hoang dã con tôm sú khi còn nhỏ thường sống trong ao đầm (Saltmarsh) gần bờ biển hoặc những cây mấm, cây đước vùng ven biển Nam Bộ, khi con tôm trưởng thành thường sống ngoài biển khơi từ 5-30 mét độ sâu là chuyện thường, do đó "TĂNG" độ sâu cũa đáy mương và mặt đất ruộng là một điều rất là tối cần thiết.
- a) Bề rộng cũa mương tăng từ 3 mét lên 4 mét, do đó ta có nhiều đất để tăng chiều cao cũa đê bờ. b) Độ sâu cũa Mặt ruộng từ 0,8 mét "TĂNG" lên 1 mét hoặc 1,2 mét hay là sâu hơn nữa thì càng tốt. Nếu chúng ta không tính khối lượng nước tăng lên khi đào mương rộng thêm mà chỉ tính khối lượng nước được tăng lên từ mặt ruộng thì tỉ lệ phần trăm được tuần tự chiết tính dưới đây: Từ 80cm, 70cm, 60cm, 50cm và 40cm "TĂNG" lên 100cm (1 mét) hay là 120cm (1,2mét): - Từ 80cm lên 100cm "TĂNG" 20cm thì:(20 x 100):80=25, tức là lượng khối nước tăng lên 25% (25 phần trăm). - Từ 80cm lên 120cm "TĂNG" 40cm thì:(40 x 100):80=50, tức là lượng khối nước tăng lên 50% (50 phần trăm). - Từ 70cm lên 100cm "TĂNG" 30cm thì:(30 x 100):70=43, tức là lượng khối nước tăng lên 43% (43 phần trăm). - Từ 70cm lên 120cm "TĂNG" 50cm thì:(50 x 100):70=71, tức là lượng khối nước tăng lên 71% (71 phần trăm). - Từ 60cm lên 100cm "TĂNG" 40cm thì:(40 x 100):60=67, tức là lượng khối nước tăng lên 67% (67 phần trăm). - Từ 60cm lên 120cm "TĂNG" 60cm thì:(60 x 100):60=100,
- tức là lượng khối nước tăng lên 100% (100 phần trăm). - Từ 50cm lên 100cm "TĂNG" 50cm thì:(50 x 100):50=100, tức là lượng khối nước tăng lên 100% (100 phần trăm). - Từ 50cm lên 120cm "TĂNG" 70cm thì:(70 x 100):50=100, tức là lượng khối nước tăng lên 140% (140 phần trăm). - Từ 40cm lên 100cm "TĂNG" 60cm thì:(60 x 100):40=150, tức là lượng khối nước tăng lên 150% (150 phần trăm). - Từ 40cm lên 120cm "TĂNG" 80cm thì:(80 x 100):40=200, tức là lượng khối nước tăng lên 200% (200 phần trăm). Theo sự chiết tính ở trên cho ta thấy tối thiểu khối lượng nước "TĂNG" 25% (25 phần trăm) và tối đa là 200% (200 phần trăm), sự gia tăng nêu trên là một sự gia tăng đáng kể với một khối lượng nước to tát như vậy, dù nóng hay lạnh thì nhiệt độ trong ao sẽ "từ từ" thay đổi thì con tôm sẽ dễ dàng "từ từ" tiếp nhận và thích nghi, hơn nữa khi nước càng sâu thì khối mặt nước phía trên, nhiệt độ sẽ thay đổi nhiều hơn khối mặt nước phía dưới thí dụ:(như vùng Bắc Cực hoặc Nam Cực, với giá lạnh quanh năm, phía trên mặt biển là tãng băng, nhưng ở phía dưới, nước cũng không bị đông lại) và trời nắng nóng cũng vậy, cũng không thể nào làm tăng nhiệt độ ở đáy sâu, do đó chúng ta có câu kết luận là "GIA TĂNG" độ sâu cũa nước là 1 điều cần thiết, nên làm và phải làm.
- Một thí dụ cụ thể: mùa vụ 2007, 2 ao cũa người anh, mỗi ao 2ha cùng mật đô tôm, cách xử lí ao đều giống nhau, tổng số phần trăm con tôm còn sống là tương đương, duy chỉ có mực nước mặt ruộng là khác nhau, cái ao với mực nước 0,8 mét cho tôm 18-30con/kg, còn cái ao kia là đất gò chổ cạn là 0.4 mét và chổ sâu nhất là 0.6 mét cho tôm từ 32-40con/kg, màu nước cũa 2 ao khác nhau do đó ánh sáng quang học đã thay đổi môi trường cũa nước, Amoniac (NH3) tăng trọng, do đó con tôm bị sốc nên sự tăng trưởng cũa con tôm bị chậm lại là điều dĩ nhiên, đôi khi con tôm bị sốc sự tăng trưởng chỉ bằng phân nữa cũa 1 con tôm bình thường. Điển hình như trên các bạn đã thấy, đó là cái sốc nhẹ mà anh cũa tôi đã bị thất thu 50% cho ao thứ 2 rồi, nếu tôm bị sốc mạnh thì ông anh cũa tôi đã bị trắng tay rồi. Xin xem chi tiết mặt nước sâu (tăng mặt nước lên 1,8 m, như vậy nhiệt độ ít ảnh hưởng đến con tôm) ở cái link này:http://www.vasep.com.vn/vasep/Dailynews.nsf Dưới đây là một đoạn trích từ trang web http://www.vasep.com.vn: "Ông Sáu Cần nuôi tôm theo quy mô công nghiệp, thời vụ ông Sáu chọn thả tôm giống là từ 30/10 âm đến hết tháng 3 năm sau. Khó khăn nhất khi thả vào thời điểm cuối tháng 10 âm là thời tiết lạnh, không thích ứng với tôm. Với kinh nghiệm của mình, ông Sáu cho rằng, dù thời tiết lạnh nhưng nhiệt độ không thấp. Cách mà ông áp dụng là oxy đáy, kết hợp với lấy nước sâu (tăng mặt nước lên 1,8 m),
- như vậy độ lạnh ít ảnh hưởng đến con tôm. Bên cạnh đó là chú ý quản lý tốt môi trường, có tình huống lạ giải quyết ngay. Con giống tốt, khỏe cũng là yếu tố để thành công. Ông Sáu phân tích: “Giải quyết tốt nhiệt độ, môi trường, con giống là cơ sở thành công trong vụ nghịch. Đầu tư cho vụ nghịch không cao so với chính vụ nhưng được giá hơn. Nếu rủi ro thất bại 50% vẫn lời hoặc huề chứ không lỗ so với chính vụ. Mặt khác, nếu trái vụ thất bại thì vẫn còn thời gian cải tạo chuẩn bị cho chính vụ”. AO LẮNG: Ao lắng phải có thể tích tối thiểu cũa ao nuôi là 25% (25 phần trăm), thí dụ chung chung, nếu ta có 10 công đất nuôi tôm thì ít nhất cũng phải có 2,5 công là ao lắng. Khi lấy nước vào ao lắng, phải xử lý Chlorine (Au-de-za-ven) 30ppm, dùng dây thuốc cá hoặc hạt trà (saponine) để diệt trừ cá tạp, phải chờ 3 ngày cho Chlorine phân huỷ mới xài được nước ở ao này (chúng ta sẽ lợi dụng ao lắng để làm vèo cho tôm ở tháng đầu tiên). Nếu không dùng ao lắng để xử lí nước, khi thay nước mà bơm nước trực tiếp vào ao tôm, mặc dù có vải và lưới lọc những con cá tạp, những trứng hoặc ấu trùng cũng lọt qua được, bằng chứng cụ thể là ao tôm cũa người hàng xóm cạnh ao tôm cũa ông anh cũa tôi, khi thu hoạch ông hàng xóm được tôm sú mà chẳng những vậy ông ta còn được "BỘI THU" gần 200kg tép mồng, tép đất với giá 4,000d/kg, thu được 800,000d.
- Do đó người hàng xóm này đã thất thu không biết là bao nhiêu? nếu mà thức ăn này được hoán chuyển thành trọng lượng cũa những con tôm sú, thì 200kg tôm sú với giá 100,00d/kg, sơ sơ ông hàng xóm mất gần 20 triệu đồng. Đây là một bài học đắc giá mà người hàng xóm phải trả, vậy các bạn nên suy nghỉ lại có nên hay không nên có ao lắng. Thất thu 20 triệu! ở đây, tôi muốn nói 20 triệu là chuyện nhỏ, nếu mà nguồn nước đó có dịch bệnh thì người hàng xóm đó sẽ gánh chịu một hậu quả khó mà đo lường. AO XỬ LÍ NƯỚC THẢI: Ao nước thải phải có thể tích tối thiểu cũa ao nuôi là 15% (15 phần trăm) ao nuôi, để cho chất thải bị phân huỷ, ta nên thả bèo, lục bình hay cá rô phi. Khi nuôi trồng thuỷ sản, chúng ta là người dân cần phải có ý thức, cần phải có bổn phận và cần phải trách nhiệm, phải làm sạch môi trường (nếu không vì con cháu cũa chúng ta sau này và tương lai cũa đất nước, thì chúng ta muốn làm gì thì làm), hơn nữa chúng ta không phải nuôi trồng một vụ, một mùa, một năm, hai năm mà là mùa vụ sẽ tiếp nối năm này qua năm nọ, chúng ta phải ý thức điều đó, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn nguồn nước sạch, nếu không, thì chính chúng ta sẽ chịu gánh lấy hậu quả, hay nói một cách khác, đúng hơn là con tôm, con cá ta nuôi, chúng sẽ gánh chịu hậu quả
- trước nhất là do chúng ta gây ra, chúng sẽ đi chầu trời thì chúng ta sẽ mất sạch, rồi chúng ta phải chầu (hầu) toà để khất nợ nhà băng, được mùa hay thất mùa là do sự quyết định cũa các bạn đấy. Vèo là nhà giữ trẽ cho tôm (Nursery Pond): Không nên thả lan ra trong ao mà nên tập trung ở một khu vực nhỏ ở tháng đầu tiên cũa tôm con (ta nên lợi dụng ao lắng để làm vèo). Vèo đống một vai trò rất là quan trọng là nơi nuôi và dưỡng con tôm giống như nhà giữ trẽ, tôm con được cho ăn đều đặng và chăm sóc kỉ càng hơn, mỗi con đều có phần ăn cũa mình, tôm sẽ khoẽ mạnh, chóng lớn, sự đề kháng về bệnh tật sẽ cao hơn, hơn nữa kích cở cũa tôm sau này sẽ không quá chênh lệch mà giá bán sẽ được cao hơn, mật độ tối đa là 150con/m2. Khi thả tôm giống, chúng ta nên thả trong vèo, với diện tích nhỏ dễ kiểm soát môi trường, khi con tôm bị bệnh, số lượng thuốc tiêu dùng sẽ ít hơn, lượng thức ăn dư thừa sẽ ít hơn và môi trường dơ bẩn cũa ao tôm sẽ giảm nhiều hơn trong tháng đầu cũa vụ tôm, thời gian thả ra ao sẽ rút ngắn lại chỉ còn 2,5-3 tháng, tức là chúng ta có thể nuôi sớm hơn 1 tháng, lúc đó tôm có thể lớn bằng đầu đũa ăn, thức ăn phải để trên sàng để tránh sự dư thừa, giảm sự hoang phí thức ăn tối đa, nếu thả lan ra chúng ta phải rải thức ăn, như các bạn đã biết, thức ăn dư thừa là 40% đến 60%, lượng thức ăn dư thừa này sẽ làm cho nước bị ô nhiểm, con tôm còn bé quá và dễ bị nhiểm bệnh
- hơn là con tôm trưởng thành, giống như em bé mới sinh ra ở tháng đầu tiên dễ bị nhiểm bệnh hơn là trẽ con đã lên năm lên bảy. Trước khi thã tôm vào Vèo: Phải để nguyên bao nilon con giống, không được mở ra, thả nổi trên mặt nước trong cái Vèo từ 20 phút đến 30 phút, để cho nhiệt độ cũa nước trong Vèo và nhiệt độ cũa nước trong bao nilon con tôm giống, được sự hợp nhất, nghĩa là cùng một nhiệt độ. Nếu chúng ta thả tôm ngay vào trong Vèo, bởi vì nhiệt độ cũa nước trong Vèo và nhiệt độ cũa nước trong bao nilon tôm giống, có sự chênh lệch, quá nóng hay quá lạnh sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho con tôm, bị sốc (Stress), con tôm bị yếu, dễ bị bệnh và dễ bị virút tấn công, "Sốc" là điều "tối kỵ" đối với người nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là tôm sú, nên thả tôm giống vào ao trước 6 giờ sáng là tốt nhất, hay là buổi chiều mát. Sàng Ăn: sàng làm bằng lưới mịn khung PVC (1 mét vuông hoặc tròn) hay là sàng bằng tre đan khít (người miền nam gọi là cái nia) hoặc là làm bằng Mica (giống như bàn cờ tướng bằng gỗ có viền cao lên khoãng 5cm để cho thức ăn khỏi lọt ra ngoài). Theo các nhà nuôi tôm ở vùng Nam Mỹ, từ năm 1992 Peru đã dùng sàng cho tôm ăn và tiếp theo đó các nước Mexico, Panama, Nicaragua, Guatemala, Brazil, Colombia, Honduras và Ecuador dùng "SÀNG ĂN" cho tôm đã mang lại kết quã mỹ mãn và còn tiết kiệm được tiền cho thức ăn. Năm 1996 Đài Loan (Taiwan) dùng sàng ăn cho tôm sú. Đến năm 2006 Thailand cũng dùng sàng ăn cho tôm và cơ quan Thực Phẩm
- và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc cũng đề cử sàng ăn cho tôm sú và trang web cũa tỉnh Ninh Thuận cũng đề cập tới sàng ăn. Họ đã dùng 15 sàng đựng thức ăn cho 1ha, họ có thể tiết kiệm được từ 28% (28 phần trăm) đến 50% (50 phần trăm) thức ăn. Với tổng số chi phí cho 1 vụ mùa là 100 triệu, thì tiền thức ăn cho tôm đã chiếm hết một nửa là 50 triệu, dưới dạng cho tôm ăn bằng sàng, chúng ta sẽ tiết kiệm được từ 14 triệu đến 25 triệu đồng, đó là một món tiền không nhỏ đối với người nông dân chúng ta. Vì thức ăn không bị phí phạm và không bị thối rữa, nên chúng ta cũng tránh được môi trường cũa nước khỏi bị ô nhiểm bởi thức ăn dư thừa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật nuôi ghép cua xanh với tôm sú
3 p | 241 | 86
-
Hướng dẫn chọn giống và ghép đôi giao phối
4 p | 303 | 75
-
Kỹ thuật chọn giống ca cao
4 p | 189 | 40
-
Kỹ thuật nuôi vịt sinh sản (vịt đẻ)
6 p | 226 | 32
-
Kỹ thuật thả cá giống
4 p | 175 | 23
-
Nuôi ghép cá rô phi với tôm Giải pháp để ngăn chặn bệnh đốm trắng
2 p | 142 | 22
-
Tổng quan về đặc điểm sinh học Cá Đối
3 p | 124 | 18
-
Nuôi ghép cá rô phi với tôm
2 p | 163 | 17
-
Hướng dẫn nuôi ghép cá trong ao
24 p | 76 | 17
-
Nuôi ghép cá trắm đen
9 p | 111 | 15
-
Trồng và chăm sóc cây xoài
3 p | 106 | 11
-
Nuôi tu hài thương phẩm
3 p | 73 | 10
-
Kinh nghiệm Trồng cây Măng Cụt
11 p | 96 | 7
-
Xen ghép lúa chịu mặn, cá nước ngọt
3 p | 72 | 6
-
Ghép cải tạo, rải vụ vải
4 p | 92 | 6
-
Ghép bát tiên
3 p | 61 | 5
-
NUÔI GHÉP VỌP SÔNG (GELOINA COAXANS) TRONG AO TÔM SÚ
7 p | 107 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn