intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật thu hoạch sa nhân

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

203
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sa nhân ra hoa tháng 3, thu hoạch tháng 7 –8 ( sa nhân Tím có 2 vụ thu hoạch là Hè và Đông), sau khi trồng 3 năm cây ra hoa kết qủa và cho khai thác 5 năm liền, từ năm thứ tư mới cho sản lượng ổn định. Một ha có thể thu hoạch khoảng 100 – 150 kg quả khô. Thu hái sa nhân phải đúng thời vụ thì chất lượng mới cao. Thu hoạch khi quả chín khoảng 20 ngày, vỏ quả màu đỏ tía, kẽ gai thưa quả cứng. Để quả chín mọng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật thu hoạch sa nhân

  1. Kỹ thuật thu hoạch sa nhân
  2. Sa nhân ra hoa tháng 3, thu hoạch tháng 7 –8 ( sa nhân Tím có 2 vụ thu hoạch là Hè và Đông), sau khi trồng 3 năm cây ra hoa kết qủa và cho khai thác 5 năm liền, từ năm thứ tư mới cho sản lượng ổn định. Một ha có thể thu hoạch khoảng 100 – 150 kg quả khô. Thu hái sa nhân phải đúng thời vụ thì chất lượng mới cao. Thu hoạch khi quả chín khoảng 20 ngày, vỏ quả màu đỏ tía, kẽ gai thưa quả cứng. Để quả chín mọng ( quá 5 -7 ngày) mới thu hái thì quả mềm, hạt ngọt hết cay, ít tinh dầu là sa nhân đường kém giá trị. Quả sa nhân còn non sẽ cho hạt không mẩy, vị không chua. Khi thu hoạch dùng kéo hay dao sắc cắt chùm quả. * Phơi sấy: Hạt sa nhân phải phơi đủ 4 -5 nắng mới khô kiệt, không mốc. Cần dự trữ than củi, lò sấy phòng khi mưa( tốt nhất là ban đêm sấy ban ngày phơi). Cứ 10 kg quả sa nhân tươi sau khi phơi cho 1,5- 1,8 kg quả khô, bóc ra được 0,7 -0,8 kg hạt. * Sa nhân có 4 loại hạt thương phẩm sau :
  3. - Loại 1: Sa nhân hạt cau, quả hái đúng vụ chín, hạt to mẩy, khi hái khô không bị nhăn nheo, màu nâu sẫm hơi vàng, có vị chua và cay nồng. - Loại 2: Sa nhân non, quả hái sớm, chưa chín, không mẩy, có vết nhăn nheo, hạt còn trắng hay hơi vàng, vị cay nhưng không chua. - Loại 3: Sa nhân vụn, quả bị vụn do kỹ thuật phơi sấy không đúng, ít cay. - Loại 4: Sa nhân đường, quả quá chín, sau 5 -7 ngày mới hái, quả mềm có vị ngọt, hết cay, ít tinh dầu, dễ bị ẩm và mốc. Chỉ có sa nhân loại 1 có giá trị xuất khẩu. Sa nhân là một hàng xuất khẩu truyền thống có giá trị của nước ta, nó được thị trường Châu á ưa chuộng từ lâu. Đây là một trong các tiềm năng về xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ của đất nước.
  4. Kỹ thuật bảo quản trái dứa sau thu hoạch 1. Thu hoạch - Độ chín thu hoạch: Dứa xuất khẩu quả tươi khi thu hoạch vỏ quả đã chuyển từ màu xanh thẫm sang xanh nhạt, 2 hàng mắt phía cuống đã có kẽ
  5. vàng. Dứa cho chế biến công nghiệp có 1-3 hàng mắt phía cuống có màu vàng. - Kỹ thuật thu hái: Cắt quả kèm theo đoạn cuống dài 2-3 cm, vết cắt phẳng không làm quả bị dập, gãy cuống, gãy ngọn. Không thu hoạch vào ngày có mưa hoặc nắng gắt. Khi cần lấy chồi ngọn để trồng hoặc bỏ đi đều phải dùng dao cắt, không dược bẻ vì vết lõm vào quả sẽ gây mau thối quả. 2. Bảo quản - Bảo quản ở nơi sản xuất: Thu hoạch xong phải vận chuyển về nơi râm mát, sạch, không chất đống ngoài nắng hoặc mưa. - Bảo quản quả tươi xuất khẩu: Chọn quả lành, không bị dập, không có rệp sáp, vặt bỏ lá ở gốc quả, cắt bằng cuống cách gốc 2cm. Phân loại, đóng gói đưa vào kho mát, vận chuyển bằng xe lạnh có nhiệt độ 7-80C, ẩm độ 85-90%. Thời gian từ thu hoạch đến khi đưa vào kho mát không quá 24 giờ vào mùa Hè và 36 giờ vào mùa Xuân. - Bảo quản dứa chế biến công nghiệp: Thu hoạch xong, phân loại sơ bộ, chọn quả lành lặn đưa vào kho mát có nhiệt độ 10-120C đối với dứa còn xanh, 7-80C đối với dứa bắt đầu chín, ẩm độ trong kho 85-90% có thể bảo quản được 2-3 tuần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2