intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng gừng trên ruộng

Chia sẻ: Nguyen Hoc Hoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

208
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây gừng (Zingiber officinale) được dùng tươi như một loại gia vị và chế biến thành nhiều sản phẩm như mứt, kẹo, rượu, thuốc,... Ở nước ta, gừng được trồng phổ biến trong các hộ gia đình với qui mô nhỏ, sản lượng chưa nhiều, chủ yếu để tiêu thụ tại chỗ hoặc thị trường nội địa. Vậy làm cách nào để trồng gừng, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Kỹ thuật trồng gừng trên ruộng". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

 

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng gừng trên ruộng

  1. Bài viết của Ông Hà Huyền được tài trợ bởi www.vondautu.com www.facebook.com/vondautuhieuqua KỸ THUẬT TRỒNG GỪNG TRÊN RUỘNG Cây gừng (Zingiber officinale) được dùng tươi như một loại gia vị và chế biến thành nhiều sản phẩm như mứt, kẹo, rượu, thuốc... Ở nước ta, gừng được trồng phổ biến trong các hộ gia đình với qui mô nhỏ, sản lượng chưa nhiều,chủ yếu để tiêu thụ tại chỗ hoặc thị trường nội địa. Ở miền Nam, vụ trồng gừng chính là đầu mùa mưa (tháng 4 - 5 hàng năm). 1. Chuẩn bị giống Chọn giống: các giống được trồng nhiều hiện nay là gừng Trâu hay gừng Dé (giống địa phương), gừng Lai (Tiền Giang), gừng Tàu (nhập nội) và đặc biệt là giống gừng Nồi (trồng nhiều ở Long An), … Chuẩn bị giống: Chọn củ gừng già (đủ 9 tháng tuổi trở lên), sạch bệnh bẻ hoặc cắt đoạn củ (ánh) dài 2,5 - 5 cm, trên mỗi nhánh phải có ít nhất 1 mắt mầm. Giống cần được xử lí với các loại thuốc gốc đồng, Score, Phatox, Validacine... 1 kg gừng giống có thể cho 15 - 20 hom giống và 1 ha cần chuẩn bị 3.000 kg. 1. Chuẩn bị đất: Đất trồng cần dọn sạch, cày sâu ít nhất 20 cm và bừa thật tơi xốp; sau đó tiến hành bón lót phân,chế phẩm BIMA có chứa nấm đối kháng Trichoderma, phân hữu cơ vi sinh, 1- 1,5 tấn vôi, lên liếp cao 10 - 20 cm, mặt liếp rộng 40 - 50 cm, đào rãnh thoát nước. Đối với phương pháp trồng trong bao thì công đoạn chuẩn bị đất cũng được tiến hành tương tự nhưng đất sẽ được cho vào bao với lượng thích hợp. 3. Mật độ và kỹ thuật trồng Cây cách cây 30 cm, hàng cách hàng 40 - 50 cm và đặt giống sâu 5 - 7 cm, lấy đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay. Đối với phương pháp trồng trong bao thì trồng với mật độ thưa hơn. Nếu trồng bằng ánh chưa nảy mầm thì sau 15 - 20 ngày củ sẽ bắt đầu đâm chồi và xuất hiện lá non. 2 . Chăm sóc: - Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước và nên tưới thường xuyên 2 lần/ngày. Tuy nhiên, trong quá trình trị bệnh ở một số thời điểm nhất định thì việc cắt giảm nước tưới để hạn chế sự lây lan của dịch hại là cần thiết. - Làm cỏ, vun gốc: Tiến hành phun trừ hoặc làm cỏ dại bằng tay vào giai đoạn 25 - 30 ngày sau khi trồng, kết hợp với bón thúc đợt 1 cho cây. Trong các tháng sau, khi thấy cỏ dại thì phải làm sạch,không để củ gừng lộ khỏi mặt đất nhằm đảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm. 5. Phân bón Phân bón sử dụng cho một hecta trồng gừng cần 20 tấn tro trấu mục, rơm mục, xác lá cây mục ủ với chế phẩm BIMA có chứa nấm đối kháng Trichoderma; 1- 1,5 tấn vôi bột; 110N - 30 P2O5 - 100K2O được chia làm 5 lần bón, như sau: - Bón lót: toàn bộ vôi và 1/5 lượng phân; - Bón thúc: chia làm 4 đợt, mỗi đợt 1/5 lượng phân + Đợt 1 vào 30 ngày sau khi trồng; + Bón đợt 2 vào 60 ngày sau khi trồng; + Bón đợt 3 vào 90 ngày sau khi trồng; + Bón đợt 4
  2. vào 120 ngày sau khi trồng. Chú ý: ngoài các thời điểm bón phân trên, gừng bị vàng do thiếu đạm thì có thể tiến hành phun phân bón lá; có thể kết hợp với Ridomyl, Basudin 10H khi cần. 6. Phòng trừ sâu bệnh 6.1. Sâu hại: Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent, Furadan… 6.2. Bệnh hại - Bệnh cháy lá: Bệnh do nấm Fusarium gây nên thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp lá xuống. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây 3. Phòng trị bệnh: Sử dụng các loại thuốc Appencard, Bavistin, Carbenzim, Score.. - Bệnh thối củ Thối xanh Bệnh do vi khuẩn lưu tồn trong đất, nước hoặc côn trùng gây ra. Gừng đang xanh bỗng héo đột ngột vào giữa trưa, có tươi lại vào lúc chiều mát và chết rất nhanh; thân bị nhũn nước, tách rời củ và có màu sậm; khi nhổ lên, đỉnh sinh trưởng có nước màu đục và có mùi hôi đặc trưng Phòng trừ: do đặc điểm bệnh rất khó trị, lây lan nhanh nên và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc. Khi thấy gừng có triệu chứng xoắn lá thì tiến hành phun các loại thuốc Kasuran, Kasumin, Starner,..kết hợp với một số thuốc đặc trị các loại rầy mềm, rệp sáp tấn công như Diazan, Supracide... Luân cây trồng hợp lý để cắt nguồn bệnh lưu tồn tấn công vào củ, xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt kéo dài. Thối vàng Bệnh do nấm Fusarium gây vàng lá, sau đó rụng và chết tương đối chậm, trên củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và tóp lại có phủ lớp tơ màu trắng. Phòng trị: xử lí đất và giống trước khi trồng, sử dụng các loại thuốc Appencard, Carban, Carbenzim, Ridomyl, Score... 7. Thu hoạch và tồn trữ Có thể thu hoạch gừng từ 4 tháng trồng trở đi. Gừng để làm giống thì phải thu hoạch sau 9 tháng. Gừng cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Gừng giống được đặt vào thùng, chậu hoặc trải đều trên sàn nhà, ở dưới và trên mỗi lớp củ được phủ bằng một lớp đất mịn, khô, dày 1 - 2 cm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2