Kỹ thuật và thuật ngữ tranh in
lượt xem 28
download
Tranh in là loại hình nghệ thuật thị giác, thuộc chuyên ngành đồ họa tạo hình. Khái niệm tranh in đầy đủ như ngày nay được hình thành trong thời gian dài phát triển các kỹ thuật chế bản và in ấn cũng như các quan niệm... I. Tranh in – khái niệm, thuật ngữ và phân loại 1.1. Một số vấn đề xung quanh việc sử dụng khái niệm, thuật ngữ liên quan trực tiếp với tranh in. Tranh in là loại hình nghệ thuật thị giác, thuộc chuyên ngành đồ họa tạo hình. Khái niệm tranh in đầy...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật và thuật ngữ tranh in
- Kỹ thuật và thuật ngữ tranh in Tranh in là loại hình nghệ thuật thị giác, thuộc chuyên ngành đồ họa tạo hình. Khái niệm tranh in đầy đủ như ngày nay được hình thành trong thời gian dài phát triển các kỹ thuật chế bản và in ấn cũng như các quan niệm... I. Tranh in – khái niệm, thuật ngữ và phân loại 1.1. Một số vấn đề xung quanh việc sử dụng khái niệm, thuật ngữ liên quan trực tiếp với tranh in. Tranh in là loại hình nghệ thuật thị giác, thuộc chuyên ngành đồ họa tạo hình. Khái niệm tranh in đầy đủ như ngày nay được hình thành trong thời gian dài phát triển các kỹ thuật chế bản và in ấn cũng như các quan niệm và cách đánh giá loại hình nghệ thuật đồ họa này bởi những người hoạt động sáng tác, nghiên cứu tranh in chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta, khái niệm, cách gọi tranh in vẫn chưa được tường giải cặn kẽ để đi đến một thuật ngữ chính xác và thống nhất. Khái niệm về tranh in chỉ được hình dung ra khi nghiên cứu các thuật ngữ gần nghĩa với nó hay bao hàm nó như đồ họa, đồ họa tạo hình, đồ họa giá vẽ, đồ họa độc lập, đồ họa ấn loát. Bên cạnh đó, chúng ta còn gặp những thuật ngữ, khái niệm quen thuộc như tranh đồ họa, đồ họa tranh in, tranh khắc in, tranh in để chỉ những tác phẩm đồ họa được hình thành từ ý tưởng, mục đích nghệ thuật độc lập của cá nhân họa sỹ và được thể hiện bằng quá trình chế bản khắc và in ấn. Với tình hình khá phức tạp về tên gọi một thể loại tranh như trên, ở phần này của đề tài nghiên cứu, chúng tôi sẽ tìm hiểu để hướng tới việc xác định, đưa ra khái niệm bao quát và ngắn gọn nhất, qua đó có thể phán ánh sát nhất về nó. Mục từ “Đồ họa” trong từ điển “Thuật ngữ mỹ thuât phổ thông” được diễn giải như sau: “đồ họa (A. Graphic art; P. Art graphique) Một ngành vẽ , trong đó người ta dùng kỹ thuật in ấn đề thể hiện tác phẩm, sản xuất hàng loạt bản để có thể phổ biến rộng rãi. Không giống các thể loại tranh khác, tranh đồ họa có nhiều bản gốc do số lượng tranh
- được in nhiều… Một tranh đồ họa đẹp, ngoài yêu cầu về chủ đề, bố cục và hình, còn phải chú ý tới những yêu cầu về kỹ thuật khắc và kỹ thuật in ấn” (x. tr.67). Sự diễn giải khái niệm “đồ họa” ở đây thực sự làm cho người tra từ điển hiểu rằng “đồ họa” là nghệ thuật của những bức tranh được in ra nhiều lần từ những bản khắc. Song, những bức tranh được thể hiện bằng cách ấy thường được nhiều người quen gọi là “tranh đồ họa” hay “đồ họa tranh in”. Vì vậy, nội dung giải nghĩa trên chỉ có thể phù hợp khái niệm “tranh đồ họa” hay “đồ họa tranh in”. Song, nếu như vậy thì sẽ dẫn đến sự thiếu đầy đủ trong diễn giải khái niệm về tranh đồ họa. Trong cuốn “Nghệ thuật Đồ họa”, Nguyễn Trân định nghĩa đồ họa là một lĩnh vực rộng và là một trong những loại hình chính của mỹ thuật. Theo đó, nghệ thuật đồ họa bao gồm đồ họa tạo hình (các loại tranh vẽ bằng các chất liệu như: chì, than, mực, màu nước, sáp màu, bút dạ, bút sắt… trên giấy; các thể loại tranh khắc in như: tranh khắc gỗ, tranh khắc kim loại, tranh in đá, in lưới, in độc bản…) và đồ họa ứng dụng (các sản phẩm in ấn công nghiệp như tem thư, sách báo, nhãn mác, áp phích quảng cáo…). Như vậy tranh đồ họa bao gồm cả tranh vẽ và tranh in. Quan niệm, cách phân loại về tranh đồ họa của Nguyễn Trân còn tìm thấy sự trùng hợp trong cuốn “Giáo trình Đồ họa” của Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Trong cuốn này, các tác giả xếp các loại tranh đồ họa vào một khu vực và gọi chung là đồ họa tạo hình (X. tr.5). Tuy nhiên, trong phần phân biệt các thể loại đồ họa của công trình này, đồ họa tạo hình được chia làm hai nhánh với hai tên gọi có thể dẫn đến sự không đồng nhất với cách phân chia và cách gọi trong “Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông”. Cuốn giáo trình cho rằng, đồ họa tạo hình bao gồm: đồ họa giá vẽ và đồ họa ấn loát (tranh in đồ họa do họa sỹ sáng tác, nó khác với những ấn loát phẩm phiên bản tranh, ảnh, sách, báo) (tr.5). Còn cuốn từ điển lại phân biệt tranh in là đồ họa độc lập, đồ họa giá vẽ; các ấn phẩm sách, báo, tem thư, áp phích… là đồ họa ấn loát. Minh họa cho mục từ “đồ họa” của từ điển nói trên gồm hai phần cụ thể đã cho thấy quan niệm trong sự phân định về đồ họa tranh in và đồ họa ứng dụng. Phần đầu gồm hai tranh in: tranh khắc cao su của tác giả Mendez (Mehico) và tranh khắc thạch cao của Đường Ngọc Cảnh với chú dẫn “đồ họa độc lập (đồ họa giá vẽ)”. Phần kia là các ấn phẩm sách, áp phích, logo, tem, bao bì với tên gọi chung “đồ họa
- ấn loát”. Rõ ràng rằng, cả hai công trình “Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông” và “Giáo trình Đồ họa” này chưa thống nhất làm rõ đâu là đồ họa giá vẽ và đâu là đồ họa ấn loát. Thực ra, đồ họa độc lập hay đồ họa giá vẽ chỉ là cách gọi khác của đồ họa tạo hình. Các cách gọi này phổ biến chủ yếu ở Liên Xô cũ và một số nước Đông Âu trước khi khối các nước XHCN ở Châu Âu tan rã. Ngoài ra, phân nhánh đồ họa này cũng từng được gọi là
- đồ họa tự do bởi nó bao hàm các tác phẩm được sáng tác trên giấy, xuất phát từ cảm xúc và ý tưởng tự do của họa sỹ, không phụ thuộc vào những yếu tố nội dung hay hình thức quy định trước của các loại hình nghệ thuật khác như văn học, trang trí… Ở các nước Tây Âu hay Mỹ, loại hình đồ họa đó được gọi là đồ họa tạo hình (fine-art graphic) để phân biệt với đồ họa ứng dụng (applied graphic). Cho dù khác nhau, nhưng các cách gọi trên chỉ nhằm mục đích duy nhất – phân biệt nhóm thể loại tranh vẽ hay in do chính họa sỹ sáng tác, thể hiện với ý đồ, tư tưởng nội dung độc lập và bằng ngôn ngữ, chất liệu đồ họa (chấm, nét bằng các loại mực vẽ, mực in, các loại chì, than, màu nước…trên giấy), và đặc biệt là không mang tính ứng dụng. Cho đến nay, nhìn chung trên thế giới, nhóm thể loại tranh nói trên được phân biệt bởi khái niệm đồ họa tạo hình, trong đó có tranh sáng tác được khắc rồi in nhiều bản. Đặc điểm của các loại tranh khắc và in là được nhân lên nhiều bản, phổ cập rộng rãi, do đó người ta thường gọi là đồ họa ấn loát (GT, tr.5). Trong thời đại mà công nghệ in ấn điện tử và kỹ thuật số rất phát triển hôm nay, có lẽ thuật ngữ đồ họa ấn loát tiềm ẩn nhiều sự sai lệch, nhầm lẫn nếu sử dụng để chỉ các loại tranh khắc và in do họa sỹ sáng tác. Ngoài những thuật ngữ, khái niệm liên quan đến một dạng đặc biệt của thể loại tranh đồ họa tạo hình đề cập ở trên, khi nghiên cứu về tranh in chúng ta còn gặp khái niệm “tranh khắc”. Tranh khắc là thuật ngữ chỉ khái niệm về một bộ phận của tranh in. Chính xác hơn, nó chỉ những bức tranh được in ra từ khuôn in được chế tạo bằng quy trình kỹ thuật làm biến dạng bề mặt vốn có của khuôn in như khắc, xúc thủ công hay cơ giới hoặc ăn mòn bằng hóa chất. Quy trình đó gọi chung là khắc tranh. “Khắc tranh (A. Engraving; P. Gravure)” là “Dùng các loại dao đặc biệt hoặc dùng axit khắc lên mặt phẳng gỗ, kim loại, đá… nhằm tạo ra các hình ảnh như họa sỹ mong muốn. Lĩnh vực khắc tranh đồ họa bao gồm những kỹ thuật và phương pháp cơ bản như: khắc nổi (A. Relief engraving; P. Gravure en relief); khắc lõm (A. Intaglio engraving; P. Gravure en creux); khắc phẳng (A. Lithographic or surface; P. Gravure à plat)” (X. tr. 92). Dựa vào quy trình chế bản in bằng các kỹ thuật khắc người ta gọi những tác phẩm được in ra từ đó là tranh khắc, và trong tiếng Anh là engraving, tiếp Pháp là gravure. Tranh khắc, engraving, gravure là
- thuật ngữ chỉ khái niệm một thể loại tranh, không chỉ các kỹ thuật khắc. Bên cạnh thuật ngữ “tranh khắc” còn có thuật ngữ “tranh in”. Để sáng tác một tác phẩm tranh in có các phương pháp, kỹ thuật như in lưới, in độc bản, in phối chất (collagraph) hay đắp nổi (carbonrandom), in in kỹ thuật số… Mà khuôn in để in tranh theo các phương pháp này không cần khắc. Toàn bộ những xem xét, phân tích ở trên cho thấy sự phức tạp trong việc gọi tên, sử dụng thuật ngữ, khái niệm về hay liên quan trực tiếp tới thể loại tranh được sáng tác độc lập và dược in một hay nhiều bản từ ván in, khuôn in. Cũng nhờ những tìm hiểu trên, chúng ta có thể đúc kết rằng, dù được sinh ra từ khuôn in phẳng hay bản khắc, những tác phẩm tạo hình ấy đều là kết quả cuối cùng của quá trình in ấn. Kỹ thuật, phương pháp in ảnh hưởng và quyết định hiệu quả thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật cụ thể của tác phẩm. Hành động in gắn chặt và không thể thiếu trong sáng tác một tác phẩm đồ họa thuộc dạng này. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu này chọn từ “tranh in” như một thuật ngữ ngắn gọn nhất và có thể bao hàm được toàn bộ các tác phẩm nghệ thuật được họa sỹ thực hiện bằng ngôn ngữ, chất liệu đồ họa và bằng các phương tiện chế bản, in ấn trên giấy, vải hoặc các vật liệu mềm, mỏng khác. “Tranh in” là thuật ngữ chỉ khái niệm về một tổ hợp hình ảnh, đường nét, chấm, mảng bố cục được ra đời nhờ quá trình khắc và in trên các chất liệu nói trên, nó chủ yếu phản ánh những tác phẩm đồ họa độc lập, đôi khi cả những minh họa văn học mang nhiều dấu ấn cá tính họa sỹ. Những hình ảnh được khắc và in theo kỹ thuật tranh in không thuộc hai dạng trên không thuộc phạm trù tranh in với tư cách là một thể loại nghệ thuật tạo hình. Trong nghiên cứu và thực hành nghệ thuật trên thế giới, thuật ngữ tranh in gắn với những tác phẩm tạo hình hai chiều được sáng tác bằng ngôn ngữ và chất liệu đồ họa, bằng quá trình chế bản, in ấn thủ công, cơ giới hay điện tử do chính họa sỹ-tác giả hay thợ in thực hiện. Ngày nay, thuật ngữ “tranh in” được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tương đương với thuật ngữ “tranh in” trong tiếng Việt là các thuật ngữ “estampe” (tiếng Pháp), “prints” (tiếng Anh), “bản họa” (tiếng Trung), “ECTaMH” (tiếng Nga)… Tranh in khác với các loại tranh khác ở chỗ mỗi tác phẩm có nhiều bản in tương tự nhau. Tuy nhiên, vì mỗi lần in họa sỹ không thể cho ra bản in tuyệt đối giống nhau,
- nên mỗi bản in đều được đánh giá là một bức tranh nguyên gốc, không phải bản sao hay phiên bản. Đi liền với tranh in là nghệ thuật tranh in – các phương pháp, hình thức sáng tạo ra một tác phẩm tranh in. “Nghệ thuật tranh in” trong tiếng Anh là “printmaking” (nghệ thuật tạo ra tác phẩm tranh in độc lập, theo bộ hay sắp đặt) 1.2. Phân loại tranh in theo phương pháp in Trong nghệ thuật tranh in, kỹ thuật chế bản, khắc ván có nhiều và đa dạng, nhưng các kỹ thuật in ấn lại được phân loại khá cụ thể theo một số phương pháp nhất định. Các phương pháp đó được sáng tạo, kế thừa và phát triển cùng với việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học, công nghệ trong quá trình tìm tòi, thử nghiệm của họa sỹ. Sự đa dạng của các kỹ thuật chế bản có được nhờ sự phát triển phong phú các chất liệu sử dụng làm bản in: từ gỗ tự nhiên, đồng, kẽm, nhôm, nhựa tổng hợp, mica, gỗ nhân tạo, tấm phim mỏng, bìa giấy, v.v… Cùng với sự phong phú về chất liệu, các kỹ thuật tiên tiến của nền công nghiệp in ấn cũng được áp dụng để chế bản in: phơi chụp cảm quang, chế bản điện tử hay kỹ thuật số… Chính vì sự phong phú, đa dạng của các kỹ thuật, vật liệu chế bản và in tranh nên hơn bao giờ hết, ngày nay, giới nghiên cứu và sáng tác tranh in đã quan tâm nhiều hơn đến các phương pháp in tranh – công đoạn cuối cùng để tạo ra tác phẩm tranh in. Thứ nhất, in tranh chỉ có một số phương pháp nhất định, nên việc phân loại tranh in theo phương pháp in thuận lợi hơn. Thứ hai, phương pháp in tranh quyết định hiệu quả thẩm mỹ cũng như giá trị cụ thể của tác phẩm tranh in và để lại dấu hiệu rõ ràng trên tranh. Ví dụ, thông thường bản khắc kim loại được in bằng phương pháp in lõm, nhưng trong nhiều trường hợp gần đây, bản khắc đó có thể được in bằng phương pháp in nổi và cho ra hiệu quả rất khác. Tương tự như vậy, tranh khắc gỗ trước đây chỉ được in từ ván khắc bằng phương pháp in nổi, bây giờ ván gỗ đã khắc có thể in bằng phương pháp in lõm. Để biết được phần không kém quan trọng của nghệ thuật tranh in – phương pháp in, ngày nay mục “kỹ thuật” trong phần các thông tin về tác phẩm tranh in được quy định đề theo phương pháp in, chứ không đề theo kỹ thuật khắc và chất liệu để tránh sự rườm rà và khó hiểu. Nếu gọi tranh in theo các kỹ thuật, chất liệu chế bản ta có: tranh khắc gỗ, tranh khắc kẽm, khắc đồng, khắc nhôm, khắc mica, khắc thạch cao, khắc bìa, khắc cao su, in
- lưới, in đá, in độc bản, in rập nổi… Trong khắc gỗ lại có khắc gỗ ván, khắc gỗ thớt, khắc gỗ dán, khắc gỗ ván ép…, Khắc kẽm có khắc nguội, khắc nóng, khắc nạo, khắc hở, khắc sáp mềm… Nhưng khi gọi theo phương pháp in sẽ gọn hơn và phản ánh chính xác cách mang lại hiệu quả thị giác của tác phẩm. Dưới đây sẽ là những phương pháp in căn bản, mà theo đó người ta đặt tên cho các thể loại tranh in tương ứng. 1.2.1. Tranh in theo phương pháp in nổi In nổi là phương pháp in tranh có tuổi đời lâu nhất trong nghệ thuật tranh in. Trong một số ngoại ngữ, từ ”nổi” tương đương với “relief”, “releph”. Cách in này xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người biết làm những khuôn in bằng đất, gỗ để in vải hoa hay làm những con dấu triện để in ký hiệu đặc quyền của ai đó lên các văn bản có giá trị. Nguyên tắc đặc thù của phương pháp này là các phần tử in luôn nằm cao hơn (nổi cao) so với phần tử không được in. Các phần tử in được phủ mực in, màu in bằng những công cụ khác nhau: con lăn cao su (đối với mực in gốc dầu), các vật dụng mềm như bút lông, túm vải mềm, miếng mút (đối với mực in gốc nước); sau đó được in, trên giấy hay vải bằng hai cách. Cách thứ nhất theo kỹ thuật đóng dấu triện: ấn ván in lên giấy in. Cách thứ hai theo kỹ thuật rập: úp giấy lên ván in và xoa, ấn mặt sau của giấy đến khi in được những hình ảnh no mực. Phương pháp in nổi thường áp dụng để in tranh từ ván khắc gỗ, khắc cao su, khắc bìa, khắc nhựa tổng hợp. Ngoài ra phương pháp này cũng đôi khi được áp dụng để in những bản khắc lõm như kim loại, mica, bản khắc cảm quang (bề mặt được “khắc” là vật liệu đặc biệt có chứa chất bắt sáng). Hiệu quả thị giác, thẩm mỹ của những hình ảnh, đường nét mà phương pháp in này đem lại thường mang nhiều tính trang trí, đơn giản, khỏe khoắn và hàm súc. Tuy nhiên, ngày nay tranh in nổi cũng đã thay đổi, phát triển xa hơn trước nhiều và đạt được hiệu quả thẩm mỹ tinh tế, phong phú hơn. Tranh in được thực hiện bằng phương pháp in này được gọi là “tranh in nổi”. 1.2.2. Tranh in theo phương pháp in lõm* Phương pháp in lõm được sáng tạo vào thế kỷ 15 bởi người Châu Âu. Vào khoảng giữa
- thập niên 1430, tại thành phố Reihn Thượng của Đức đã xuất hiện máy in nén bằng trục lăn để in những phần lõm sâu của bản khắc đồng. Ngay từ ngày đầu ra đời, phương pháp in này có nguyên lý in ngược hẳn phương pháp in nổi. Nghĩa là các phần tử in nằm trong những chấm, vạch nhỏ bé được khắc lõm sâu vào bề mặt bản in kim loại. Điểm hết sức khác biệt của phương pháp in này là giấy in phải được ủ ẩm đều trước khi in. Trong quá trình in, các trục lăn của máy in nén giấy ẩm xuống các phần lõm đã chứa mực in và phần lớn lượng mực in ở đó bám vào giấy để tạo điểm, nét, hình ảnh in trên giấy. Cách in này trước kia chỉ áp dụng với tranh khắc kim loại. Ngày nay các họa sỹ đã phát triển cho cả việc in các bản khắc gỗ, khắc bìa, bản in collagraph, in đá, in phim nhựa… Theo thông lệ quốc tế ngày nay, những tranh in bằng phương pháp in lõm được chú giải phần kỹ thuật theo tiếng Anh là “Intaglio” hay “Intaglio print”. “Intaglio” có nguồn gốc từ ngôn ngữ Ý và có nghĩa là vạch, khắc sâu, lõm vào một bề mặt nào đó. Ngoài ra, “intaglio” là tên gọi nhóm kỹ thuật tranh in, trong đó hình ảnh được khắc lõm xuống mặt phẳng khuôn in hay bản khắc và được in theo phương pháp in lõm. Những tranh in bằng phương pháp in lõm thường có hiệu quả tạo hình mềm mại, uyển chuyển, tinh tế về sắc độ. Tranh in được thực hiện bằng phương pháp in này được gọi là “tranh in lõm”. 1.2.3. Tranh in theo phương pháp in phẳng Phương pháp in phẳng chỉ áp dụng trong sáng tác tranh in đá và các biến thể của nó. Nó được ssáng tạo bởi họa sỹ người Đức, Alois Senefelder, vào năm 1796. Lúc đầu kỹ thuật, phương pháp in đá được sáng tạo để phục vụ ngành in, đặc biệt cho việc in ấn bản đồ, sơ đồ, họa đồ nghiên cứu khoa học, sách. Tên gọi “in phẳng” (planography: plano – phẳng, graphy – in) được dùng cho tất cả các sáng tác tranh in được thực hiện bằng kỹ thuật in đá và các kỹ thuật phái sinh của nó như; in đá bản nhôm (lithography on aluminium), in đá bản giấy (paper lithography). Các kỹ thuật trên đều tuân thủ nguyên tắc cốt lõi của phương pháp in phẳng: các phần tử được in
- và không được in đều nằm trên cùng một mặt phẳng và được phân biệt với nhau nhờ tính đối kháng của chất chứa dầu (mực in, sáp vẽ) và nước. Khi lăn mực lên bề mặt bản in có chứa nước (ẩm), những điểm được vẽ sẽ bắt mực, những điểm còn lại ngậm nước và đẩy mực (không bắt mực) và chỉ những điểm bắt mực mới in được ra giấy. Tranh in đá có đặc điểm thẩm mỹ giầu chất hội họa: sắc độ dịch chuyển êm, mượt, dễ gợi cảm giác không gian, không khí; đường nét mềm xốp, linh hoạt hàm chứa nhiều đặc tính sống động của trực họa. Tác phẩm tranh in được thực hiện bằng phương pháp in này được gọi là “tranh in phẳng”. 1.2.4. Tranh in theo phương pháp in xuyên* Lịch sử cho thấy phương pháp in xuyên đã xuất hiện khá sớm ở Trung Quốc. Người ta dùng phương pháp in này cũng để in vải hoa. Thuật ngữ, khái niệm in xuyên chỉ các phương pháp in hình ảnh bằng việc gạt, quét màu để nó “đi” xuyên qua một khuôn in được trổ thủng trên mặt giấy, da thú, vỏ cây mỏng, bìa cứng hay vải. Phương pháp in này được dùng chủ yếu trong công nghệ in lưới (silkscreen). Ngoài kỹ thuật in lưới, còn có kỹ thuật trổ màng (giấy, bìa, kim loại mỏng) gọi là pô-soa (phiên âm theo từ pochoir trong tiếng Pháp) hay stencil (theo tiếng Anh). Cảm nhận thị giác từ các hình ảnh in bằng phương pháp in xuyên khá phong phú, tùy thuộc vào kỹ thuật chế bản. Nếu khuôn in được chế với ảnh chụp thì sẽ cho bản in tương đương với ảnh. Nếu khuôn in được chế với các hình ảnh, đường nét đồ họa thì sẽ cho ra hình in sắc, khỏe, mạch lạc. Tác phẩm tranh in được thực hiện bằng phương pháp in này được gọi là “tranh in xuyên”. 1.2.5. Tranh in theo phương pháp in độc bản* In độc bản là phương pháp in tranh sử dụng một số kỹ thuật của các phương pháp in trên để làm ra tác phẩm tranh in duy nhất. Nó khác với kỹ thuật in tổng hợp cũng vẫn cho ra nhiều bản in của một bố cục. Việc sử dụng kỹ thuật in của phương pháp in nổi, in lõm, in phẳng hay in xuyên cho tranh in độc bản chỉ mang tính chất phụ họa. Còn các độ nổi, lõm
- hay phẳng của các chất liệu bề mặt in chỉ mang tính chất vật lý, không mang dấu hiệu của nguyên tắc chế bản và in ấn của các phương pháp in đã nêu trên. Phương pháp in độc bản được khai mở từ đầu thế kỷ 17 ở Châu Âu. Phương pháp này cho ra tác phẩm tranh in mang thẩm mỹ giao thoa giữa hội họa và đồ họa. Tác phẩm tranh in được thực hiện bằng phương pháp này gọi là “tranh in độc bản”.
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn