intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật vỗ trên thành ngực

Chia sẻ: Than Con | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

65
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên tắc: Dùng tay vỗ nhẹ vào ngực nhằm tạo nên các sóng xung lực tác động qua thành ngực truyền vào phổi, làm các cục đờm ứ đọng dính vào phế quản bị bong ra rồi đờm được dẫn lưu vào phế quản lớn và ho tống ra ngoài. Thao tác: Dùng bàn và ngón tay khép chụm lại để khi vỗ tạo được một đệm không khí giữa tay và thành ngực. Vai, khuỷu tay, cổ tay người vỗ phải giữ ở tư thế thoải mái, mềm mại. Hai tay vỗ nhịp nhàng, đều đặn, di chuyển...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật vỗ trên thành ngực

  1. Kỹ thuật vỗ trên thành ngực Nguyên tắc: Dùng tay vỗ nhẹ vào ngực nhằm tạo nên các sóng xung lực tác động qua thành ngực truyền vào phổi, làm các cục đờm ứ đọng dính vào phế quản bị bong ra rồi đờm được dẫn lưu vào phế quản lớn và ho tống ra ngo ài. Thao tác: Dùng bàn và ngón tay khép chụm lại để khi vỗ tạo được một đệm không khí giữa tay và thành ngực. Vai, khuỷu tay, cổ tay người vỗ phải giữ ở tư thế thoải mái, mềm mại. Hai tay vỗ nhịp nhàng, đều đặn, di chuyển trên thành ngực từ cao xuống thấp. Vỗ nhịp nhàng, tốc độ vỗ đều đều tạo nên sự thư giãn, dễ chịu cho người bệnh. Không nên vỗ quá mạnh, quá nhanh làm đau và khó chịu cho người bệnh. Phải vỗ liên tục từ đầu cho đến lúc kết thúc khoảng 3-5 phút, không tùy tiện dừng lại. Nếu người làm mỏi tay không giữ được nhịp điệu hoặc người bệnh muốn ho thì có thể kết thúc động tác vỗ, chuyển sang rung. K ỹ thuật rung lồng ngực Nguyên tắc: Động tác lắc và rung lồng ngực bổ sung cho kỹ thuật vỗ, tạo lực thúc đẩy đờm dễ thoát ra ngoài. Thao tác: K ỹ thuật rung thường được tiến hành sau thao tác vỗ lồng ngực. Để hai bàn tay áp xuống ngực người bệnh hoặc đặt tay nọ chồng lên tay kia ở vị trí sau lưng, trước ngực hoặc hai bên phải trái lồng ngực. Rung với lực vừa phải, nhẹ nhàng, tránh gây đau hoặc khó chịu cho người bệnh. Nếu đặt hai tay đè lên nhau thì dùng bàn tay phía trên rung là đ ược. Chú ý khi vỗ, rung: Tổng thời gian vỗ và rung không quá 30-40 phút. Tư thế bệnh nhân nên để nằm sấp, đầu dốc.
  2. Chuẩn bị cho người bệnh điều kiện như giường nằm thoải mái, thoáng, có một bô để đựng đờm. Trong lúc thao tác phải quan sát sắc thái của người bệnh để điều chỉnh kịp thời. Khi vỗ, rung, nhắc bệnh nhân cố nhịn ho. Đến khi buồn ho nhiều thì gắng sức ho khạc cho đờm, mủ tống ra được nhiều. Sau 30 phút đến 1 giờ, các chất đờm dãi còn ra tiếp. Để bệnh nhân ngồi dậy từ từ và ho khạc tiếp để đưa đ ờm ra ngoài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2