intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KYHTKH CAP KHOA - KHOA SU PHAM (NAM 2022) - 08

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình học online học sinh và sinh viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Qua cuộc khảo sát 100 sinh viên Trường Đại học An Giang, chúng tôi phát hiện những trở ngại của sinh viên khi học online Bài báo "Thực trạng học trực tuyến của một số sinh viên trường Đại học An Giang" làm rõ ưu điểm, nhược điểm và một số giải pháp được đề ra nhằm khắc phục hạn chế của việc học online trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KYHTKH CAP KHOA - KHOA SU PHAM (NAM 2022) - 08

  1. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” THE ONLINE LEARNING REALITY OF SOME STUDENTS AN GIANG UNIVERSITY Abstract: Since the outbreak of the Covid-19 pandemic, the Party and State have issued urgent epidemic prevention and control directives. The epidemic situation at that time spreading to the community was an alarming number, and mass gatherings were also punished according to epidemic prevention regulations. The epidemic has greatly affected all areas of life and society, in which education is strongly affected. All students, students, children must stop going to school. Protecting your health right now is protecting your own family, so people are afraid to go out. Although temporarily stopping going to school, not stopping learning, the Ministry of Education and Training and the school have advocated and implemented the online teaching method. In the process of online learning, students and students still face many difficulties. Through a survey of 100 students of An Giang University, we discovered students obstacles when learning online. This article clarifies the advantages and disadvantages and some solutions are proposed to overcome the limitations of online learning in the future. Keywords: Students, Covid -19, online learning. THỰC TRẠNG HỌC TRỰC TUYẾN CỦA MỘT SỐ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Võ Thị Kim Hoàng 1 Tóm tắt: Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Đảng và nhà nước đã ra các chỉ thị phòng chống dịch cấp bách. Tình hình dịch lúc bấy giờ lây lan cho cộng đồng là một con số báo động, việc tụ tập đông người cũng bị xử phạt theo qui định phòng chống dịch. Dịch bệnh ảnh hưởng to lớn đến các lĩnh vực đời sống và xã hội, trong đó giáo dục chịu tác động mạnh mẽ. Tất cả sinh viên, học sinh, trẻ nhỏ đều phải dừng việc đến trường. Bảo vệ sức khỏe của bản thân lúc này là bảo vệ chính gia đình của mình, vì thế mọi người e ngại khi ra đường. Mặc dù tạm dừng đến trường, không dừng việc học thì Bộ Giáo dục & Đào tạo cùng nhà trường đã chủ trương, thực hiện phương pháp dạy học online.Trong quá trình học online học sinh và sinh viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Qua cuộc khảo sát 100 sinh viên Trường Đại học An Giang, chúng tôi phát hiện những trở ngại của sinh viên khi học online Bài báo này làm rõ ưu điểm, nhược điểm và một số giải pháp được đề ra nhằm khắc phục hạn chế của việc học online trong tương lai. Từ khóa: Sinh viên, Covid-19, học trực tuyến. 1 Sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử (lớp DH19SU), Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM; Email vothikimhoang1003@gmail.com. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 75
  2. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” 1. Đặt vấn đề Đại dịch Covid-19 xuất hiện đã làm xáo trộn về chính trị, giáo dục, du lịch..thiệt hại về kinh tế, tài sản kể cả tính mạng con người trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Mọi hoạt động của người dân đều dừng lại, nơi hoạt động xuyên suốt là bệnh viện, bác sĩ, điều dưỡng và những thanh niên tình nguyện viên ngày đêm chăm lo sức khỏe từng người dân, từng hộ gia đình. Vấn đề giáo dục của các em trong tình hình dịch bệnh cần được thảo luận và xem xét. Theo tổ chức UNESCO, kể từ khi đại dịch bùng phát đến ngày 8/4/2020, trên thế giới có gần 1,6 tỉ học sinh và sinh viên bị ảnh hưởng; 188 quốc gia buộc phải đóng cửa các trường học trên toàn quốc, gây tác động đến 91.3% tổng số học sinh, sinh viên trên toàn thế giới [1, tr.1]. Việt Nam đã trải qua 4 đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước. Giống như các quốc gia khác, đại dịch COVID-19 không chỉ tác động mạnh mẽ đến các hoạt động kinh tế-xã hội, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục ở Việt Nam. Cụ thể, vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 năm 2020 khi đợt dịch đầu tiên bùng phát trong nước, tất cả các trường học buộc phải đóng của và toàn bộ học sinh, sinh viên phải nghỉ học để phòng dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Chính phủ. Theo thống kê đến tháng 4/2020, tất cả 63 tỉnh, thành đã cho học sinh, sinh viên nghỉ ở nhà [1, tr.1]. Việc số hóa toàn ngành giáo dục cho học sinh, sinh viên là giải pháp thay thế các lớp học truyền thống, trên thực tế việc tổ chức giảng dạy gặp không ít khó khăn đối với thầy cô và tạo ra những thách thức không nhỏ đối với các em. Để thuận tiện cho việc học trực tuyến, nhà trường đã nâng cấp hệ thống moodle, tổ chức hướng dẫn, tập huấn dạy học trực tuyến cho giảng viên, về phía Bộ cũng phối hợp với Đài truyền hình phát sóng trên các bài giảng truyền hình trực tiếp theo từng bài học. Đảm bảo phòng chống dịch theo chỉ thị thì việc học online sẽ phù hợp với từng đối tượng và việc học vừa có ưu và khuyết điểm của nó. Trên những cơ sở đó, bài viết này góp phần làm rõ những thuận lợi cũng như khó khăn trong học tập trực tuyến, qua đó đề xuất các giải pháp hiệu quả hơn của việc giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng học tập của sinh viên khi học trực tuyến. 2. Phương pháp nghiên cứu Để nắm được về trực trạng việc học trực tuyến của sinh viên ở Trường Đại học An Giang, tác giả tiến hành thực hiện khảo sát bằng hình thức trực tuyến với 100 sinh viên Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang và kết quả có 100 sinh viên tham gia khảo sát. Nội dung phiếu khảo sát tập trung vào đặc điểm cá nhân của sinh viên, những thiết bị và khó khăn khi sinh viên học tiến hành học trực tuyến hay sự quan tâm của gia đình. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 76
  3. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu từ công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí uy tín. Các dữ liệu thu thập từ khảo sát được xử lý bằng phần mềm Excell với phương pháp thống kê mô tả đơn giản. 3. Thực trạng học trực tuyến của một số sinh viên ở Trường Đại học An Giang 3.1. Khái niệm học trực tuyến ((Online Learning) Học tập trực tuyến là mô hình học tập phổ biến và diễn ra khá lâu đối với nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam mô hình dạy học trực tuyến được mỡ rộng từ khi Đại dịch Covid diễn ra. Có nhiều khái niệm về dạy học trực tuyến “Theo Welsh và cộng sự (2003), học tập trực tuyến sử dụng công nghệ kết nối mạng máy tính trên môi trường internet để cung cấp thông tin và hướng dẫn cho cá nhân có nhu cầu. Theo Rosenberg (2000) chia sẻ một định nghĩa tương tự đề cập đến học tập điện tử là sử dụng các công nghệ internet để cung cấp các giải pháp khác nhau cho người học. Theo Holmes và Gardner (2006) xác định học trực tuyến cung cấp cho chúng ta quyền truy cập vào các tài nguyên thúc đẩy việc học ở mọi nơi và mọi lúc. Định nghĩa về học tập trực tuyến có thể khác nhau nhưng đều xoay quanh các vấn đề cơ bản là học tập, công nghệ và kết nối. Nghiên cứu của Oliver và Towers (2000) đã chỉ ra rằng nếu không có môi trường kết nối và thiết bị phù hợp và dễ dàng truy cập, sẽ rất khó hoặc không thể thực hiện học tập trực tuyến. Như vậy công nghệ là một điều kiện không thể tách rời khi đánh giá học tập trực tuyến” [2, tr.3]. 3.2. Thực trạng học trực tuyến của sinh viên Trường Đại học An Giang Phương pháp dạy - học trực tuyến là phương pháp mới đối với thầy và trò ở các cấp học trong thời gian dịch bệnh Covid – 19 diễn biến rất nguy hiểm, phức tạp. Thực trạng cho thấy, việc chuyển đổi hình thức học tập truyền thống sang học tập trực tuyến đã tạo ra không ít khó khăn đối với sinh viên. Theo nhóm nghiên cứu Bùi Quang Dũng, Nguyễn Thị Hoài Phương, Trương Thị Xuân Nhi – Khoa Xã hội học & Công tác xã hội -Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã khảo sát 123 sinh viên tại trường đã cho thấy một bức tranh tổng thể mà sinh viên học trực tuyến gặp phải một số khó khan như sau: Trong tổng số 123 sinh viên được khảo sát: “có 31% sinh viên cho là không gian địa điểm học bất tiện; 65% sinh viên cho là mạng Internet không ổn định; 24% sinh viên cho là không có thiết bị học tập đảm bảo (máy tính); 2% sinh viên cho là giảng viên không tương tác với sinh viên; 25% sinh viên thiếu kỹ năng tương tác với giảng viên; TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 77
  4. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” 43% sinh viên cho là tâm lý chán nản không hứng thú học trực tuyến; 24% sinh viên trả lời kỹ năng sử dụng phương tiện thiết bị CNTT còn hạn chế” [3, tr.6]. Ngoài nghiên cứu trên còn có Lương Đình Hải, Nguyễn Xuân An, Nguyễn Hoài Thu, Vũ Thị Phương Thảo - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nghiên cứu về “Nhận thức và thái độ của sinh viên đối với việc học tập thông qua các công cụ hội nghị trực tuyến trong bối cảnh Đại dịch Covid”. Ở nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung vào việc làm rõ 2 vấn đề chính đó là: Tìm hiểu nhận thức và thái độ của SV đối với việc sử dụng các CCHNTT cho việc học trực tuyến; Mối quan hệ giữa hai yếu tố này trong học trực tuyến thông qua việc sử dụng các CCHNTT. Qua nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra kết quả như sau: “Kết quả thống kê về các đặc điểm nhân khẩu học cho thấy, các yếu tố này không có tác động đến nhận thức và thái độ của SV đối với việc sử dụng các CCHNTT trong bối cảnh giãn cách xã hội. Hơn nữa, các thiết bị được sinh viên sử dụng để truy cập các CCHNTT để học trực tuyến đa phần là các thiết bị di động (máy tính xách tay và điện thoại thông minh). Như vậy, có thể thấy rằng sinh viên đã lựa chọn sử dụng các thiết bị công nghệ hỗ trợ cho việc di động và truy cập một cách dễ dàng Internet để tham gia các buổi học trực tuyến. Điều này có được là nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các thiết bị thông minh, các ứng dụng trực tuyến đa nền tảng với cơ sở hạ tầng mạng bao phủ rộng khắp trên cả nước. Trong quá trình học tập và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, giải pháp sử dụng các CCHNTT trong học tập là điều bắt buộc. Tuy vậy, kết quả phân tích cho thấy, sinh viên xác định đó vừa là giải pháp bắt buộc vừa là giải pháp tạm thời. Cùng với đó, kết quả phân tích về yếu tố thái độ của sinh viên với việc sử dụng các CCHNTT trong bối cảnh giãn cách xã hội về cơ bản là không thấy tích cực hoặc tiêu cực. Mối quan hệ giữa nhận thức và thái độ của SV trong học trực tuyến thông qua việc sử dụng các CCHNTT lại không có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Lý do cho mối tương quan yếu này có thể do việc học tập trực tuyến thông qua các CCHNTT chưa được các giảng viên, nhà trường tuyên truyền đầy đủ và đáp ứng kịp thời việc hỗ trợ cho sinh viên khi họ gặp khó khăn trong việc sử dụng các CCHNTT” [3, tr. 64]. Trong năm học 2020 – 2021, Trường Đại học An Giang tổ chức dạy học trực tuyến qua các phần mềm như: Zoom, Google Meet, Course,…để sinh viên và giảng viên sử dụng phần mềm triển khai học online theo thời khóa biểu được bố trí trên trang điện tử của trường Đại học. Sinh viên là chủ thể trong quá trình dạy học, chuyển từ học truyền thống sang học online, sinh viên đã thay đổi cách và thích nghi để đảm bảo việc học được diễn ra theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục đề ra. Để tìm hiểu việc học trực tuyến có những ưu điểm và hạn chế như thế nào, chúng tôi tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ gồm 100 sinh viên (người Khmer và người Kinh) tại Khoa Sư phạm- Trường Đại học An Giang. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 78
  5. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Xét về điều kiện học tập và khả năng tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin, các thiết bị học online thì đối với sinh viên dân tộc Khmer còn gặp nhiều hạn chế và rào cản. Một số nơi như Tri Tôn, Tịnh Biên,... điều kiện kết nối internet còn khó khăn hoặc bắt sóng yếu nên ảnh hưởng đến đường truyền mạng, ngoài ra do sinh viên chưa tìm hiểu nhiều về công nghệ thông tin nên việc học online còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đây được xem là một trong những khía cạnh cần được quan tâm trong quá trình triển khai hoạt động dạy online. Khi tìm hiểu thiết bị hỗ trợ học online bằng phương tiện nào thì được các bạn sinh viên trả lời như sau: SINH VIÊN HỌC TRỰC TUYẾN BẰNG PHƯƠNG TIỆN NÀO? 1% 28% Laptop Máy tính bàn Điện thoại thông minh 3% Nhiều phương tiện khác 68% Biểu đồ 9. Thiết bị hỗ trợ học tập. Theo kết quả điều tra từ Biểu đồ 1 có thể thấy rõ, laptop được xem là thiết bị hỗ trợ trong học tập online được sử dụng rộng rãi (chiếm 68 %) vì tính tiện lợi như có thể mở nhiều tab, dễ tìm tài liệu, quan sát hình ảnh hoặc video rõ hơn, lưu trữ tài liệu dễ dàng, mang laptop học mọi nơi,…đó là những sinh viên được gia đình trang bị thiết bị học tập tốt. Bên cạnh đó vẫn còn một phần lớn số sinh viên sử dụng điện thoại học online (chiếm 28%), tính tiện lợi của điện thoại là nhỏ gọn, điện thoại có nhiều tính năng của máy tính (lưu trữ, truy cập, âm thanh và hình ảnh,…), truy cập Internet bất kì lúc nào. Ngoài ra khi sử dụng điện thoại dễ bị sao nhãng trong học tập như: thời lượng pin của điện thoại thấp, khi đang học có người gọi sẽ thóat khỏi phòng học, các mạng xã hội trên điện thoại gửi thông báo gây mất tập trung,…Nhìn chung có thể thấy, thiết bị học tập cũng quyết định một phần nào trong học tập online. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 79
  6. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Trong quá trình khảo sát, mặc dù sinh viên đã chuẩn bị và thích nghi kịp thời, nhưng còn nhiều vấn đề phát sinh gây ra một số khó khăn đối với sinh viên. Sự tương tác giữa thầy và trò là một phần nào đó giúp bài học trở nên dễ dàng, dễ tiếp thu hơn. Tình trạng người học không còn hăng hái phát biểu, tương tác yếu với giảng viên là tình trạng phổ biến trong quá trình học online. 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Học online khiến Học online có Khi học online kết Học online có Học online có gây sinh viên tương khiến sinh viên nối mạng của sinh khiến sinh viên ảnh hưởng đến sức tác yếu với Giảng khó xử lí tài liệu viên có trong tình thiếu/mất đi động khỏe về thể xác và viên học tập trạng KHÔNG ổn lực học tập tinh thần của sinh định viên Không Phân vân Có Đôi khi Ý kiến khác Biểu đồ 10. Một số khó khăn của sinh viên khi học online. Nhìn vào Biểu đồ 2 có thể thấy rõ học online khiến sinh viên ít tương tác với người dạy (chiếm 44%), một vài sinh viên chọn phân vân (chiếm 19%) vì một số nguyên nhân sau: tùy môn sinh viên yêu thích sẽ hăng hái phát biểu, trao đổi thông tin thường xuyên với giảng viên, do sinh viên không có kỹ năng tương tác hoặc đưởng truyền mạng cũng là một trong những nguyên dẫn đến sinh viên kém tương tác. Khảo sát kết nối mạng khi học online, sinh viên đã chọn đôi khi mạng không ổn định (chiếm 84%). Số sinh viên chọn đường truyền mạng luôn luôn không ổn định (chiếm 8%) có thể do để thiết bị học xa với thiết bị wifi nên sóng yếu, nhiều nhà vẫn chưa có điều kiện lắp đặt Internet,…việc đường truyền yếu ảnh hưởng rất lớn đến việc theo dõi và tiếp thu kiến thức của sinh viên. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 80
  7. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Mặc dù sinh viên ý thức được việc học tập, gia đình cũng là chỗ dựa tinh thần quan trọng. Sinh viên cần phụ huynh thông cảm cho những buổi học online, thay vì học trên lớp thì học online cũng là một tiết học giống như học trên lớp chỉ khác nơi trao đổi học tập. Nhiều phụ huynh thấy sinh viên học nhàn rỗi sẽ nhờ sinh viên vừa học vừa phụ giúp gia đình như: làm việc nhà, đi chợ, trông em,…hoặc một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của con do nhiều nguyên nhân khác nhau (ở xa con cái, tất bật công việc,…). 40 37.6 35 33.7 30 25 23.8 20 15 10 5 5 0 0 Không quan tâm Ít quan tâm Quan tâm Khá quan tâm Rất quan tâm Biểu đồ 11. Mức độ quan tâm của gia đình đến việc học online. Từ Biểu đồ 3 cho thấy, phụ huynh không quan tâm đến việc học online của sinh viên (chiếm 5%). Trên thực tiễn, phụ huynh đã và đang quan tâm sinh viên học online (chiếm 33,7%). Với mong muốn kết quả học tập của con tốt hơn, gia đình trang bị những thiết bị cần học cho con, tránh áp lực và nhờ con giúp việc nhà. Việc quan tâm, khích lệ tinh thần học tập để sinh viên có kết quả học tập tốt và không bị các yếu tố khác ảnh hưởng thì phụ huynh cũng là một phần nào quyết định trong quá trình học tập của con cái. Có thể thấy được rằng, sử dụng phương pháp học online áp dụng cho sinh viên còn nhiều yếu tổ ảnh hưởng, nhiều khó khăn không thể tránh khỏi. Nhìn chung, nguyên nhân chính là một phần do đường truyền, kỹ năng học tập và một số yếu tố từ tâm lý của người học. Cần thấy được những ưu điểm và nhược điểm của học online, để từ đó phát huy những cái tốt và đề ra các giải pháp hỗ trợ cho sinh viên, điều này thích hợp trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19. 3.3. Ưu điểm và nhược điểm trong quá trình học online của sinh viên ở Trường Đại học An Giang TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 81
  8. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin như hiện nay thì việc học online ngày càng được áp dụng phổ biến để theo kịp tiến trình dạy học. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 học online là biện pháp tối ưu nhất, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu chỉ thị chống dịch, cho dù đối với phương pháp nào cũng luôn tồn tại 2 mặt ưu điểm và nhược điểm, cần có cái nhìn đa chiều để đánh giá chính xác đầy đủ trong suốt quá trình học. 3.3.1. Ưu điểm Về phía người học, học online đáp ứng nhu cầu mọi lúc – mọi nơi của người học: Phương pháp dạy học phù hợp với nhiều người, nhiều cấp bậc khác nhau,kiến thức được truyền đạt, thông tin nhanh chóng theo yêu cầu của sinh viên. Người học dễ dàng truy cập vào các tiết học online bất kỳ nơi nào như ở nhà, nơi làm việc hay các địa điểm có mạng Internet công cộng,… Tiết kiệm thời gian, chi phí học tập: So với học truyền thống thì các lớp học qua mạng giúp học sinh, sinh viên tiết kiệm thời gian đi lại và sự phân tán, chi phí học online bao giờ cũng rẻ hơn so với học trên lớp. Ngoài ra, hình thức trả học phí cũng đơn giản thông qua tính năng thanh toán online. Linh động và uyển chuyển: Người học chủ động và linh hoạt lựa chọn các trang mạng thích hợp với sự chỉ dẫn của thầy cô. Điều chỉnh tiến độ học tập theo khả năng bản thân, có thể nâng cao thêm kiến thức thông qua tài liệu của thư viện online. Hệ thống hóa: Hệ thống học online cho phép người học dễ dàng tham gia tiết học, có thể theo dõi tiến trình học tập. Về phía người dạy, có thêm thời gian soạn bài giảng: giảng viên có nhiều thời gian chuẩn bị kỹ cho từng tiết dạy, cập nhật nội dung theo thời gian và trình độ của người học. Do đó, chất lượng mỗi tiết học trở nên tốt hơn. Giảm tải áp lực: đối với học trên lớp, thầy cô phải giảng từ lớp này sang lớp khác chịu nhiều áp lực và nhàm chán. Hình thức dạy online đã giảm đi nhiều mặt tiêu cực đáng kể. Ứng dụng công nghệ hiện đại mới: Nội dung bài học sinh động nhờ áp dụng công nghệ thông tin như: hình ảnh, sử dụng âm thanh và video truyền tải nội dung, giảng viên có thể biết được sinh viên nào tham gia, khi nào họ hoàn thành bài tập,…hiệu quả giảng dạy từ đó được nâng cao nhờ áp dụng công nghệ. Một số lợi ích khác: Không tốn công sức đi lại đến lớp mỗi ngày, dễ dàng sắp xếp thời gian dạy, không cần quản lý trật tự trong lớp,… 3.3.2. Nhược điểm Về phía người học, không có nhiều cơ hội học hỏi trao đổi thông tin với bạn bè như: thảo luận nhóm gặp nhiều khó khăn, mâu thuẫn dễ xảy ra, phân công nhóm chưa TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 82
  9. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” hiệu quả, trách nhiệm dồn về một bạn,…một số em không quen với hình thức mới nên chưa đạt hiệu quả trong học tập. Thậm chí còn phát sinh những phản ứng tiêu cực. Các công cụ phương tiện dạy học đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học online như sức chứa số lượng sinh viên có hạn, gây ảnh hưởng tiết dạy. Chẳng hạn, vài sinh viên vào lớp học online bị đẩy ra, đợi giảng viên duyệt vào lớp không hiển thị, hình ảnh và âm thanh cũng bị hạn chế,… Học online phải đi kèm với tự giác, nâng cao ý thức tầm quan trọng việc học bản thân. Thiếu sự kích thích chủ động sáng tạo của sinh viên. Do đó, nếu người học quá kém sẽ không phát huy hiệu quả mong muốn. Môi trường học ảnh hưởng đến sự tập trung, khả năng tư duy tìm tòi (mẹ bắt chăm em, hàng xóm karaoke, buôn bán tiếp phụ gia đình,…). Khó khăn với sinh viên chưa có kỹ năng sử dụng Internet tốt, thiết bị học không đủ mạnh để hỗ trợ online (nhiều sinh viên ở vùng sâu vùng xa kết nối mạng hơi kém, gia cảnh của gia đình không đủ điều kiện trang bị thiết bị dạy học cho con em,…). Tốc độ Internet có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Gian lận trong thi cử thông qua phương pháp dạy học online bằng nhiều cách khác nhau, gian lận dễ dàng hơn khi thực hiện các bài kiểm tra trong môi trường riêng và trên máy tính của người học. Về phía giảng viên, muốn sinh viên học tốt, đội ngũ giảng viên cần hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu. Để bài giảng sinh động, hấp dẫn, thu hút thì áp lực cho giảng viên vô cùng lớn và thách thức. Một số giảng viên, giảng viên chưa làm quen khi đứng trước ống kính, chưa tự tin với giọng nói hay bài giảng còn sai sót. Không phải người dạy nào cũng truyền đạt tốt, dễ hiểu. Cùng một nội dung kiến thức nhưng cách truyền đạt mỗi người sẽ đem lại những cảm nhận, tốc độ tiếp thu khác nhau. Chính điều đó, cũng là một phần ảnh hưởng đến chất lượng của nhiều khóa học. Nếu giảng viên không chủ động đầu tư trong chất xám từng tiết dạy, phổ cập thêm các kiến thức mới phù hợp với thực tiễn thì tiết học trở nên nhàm chán, không có sự thu hút từ người học. Học online làm giảm khả năng truyền đạt, lòng say mê nhiệt huyết đối với người dạy do sinh viên không chủ động trao đổi, giơ tay phát biểu, đặt câu hỏi, người học còn thụ động,…làm cho không khí tiết học không còn hứng thú, thiếu say mê, giảng viên nói suốt 50 phút, giữa thầy và trò không tương tác mất tập trung, hệ lụy cho tiết học sau cũng trở nên chán chường, thiếu động lực,… Vấn đề mạng của giảng viên cần được quan tâm, các phần mềm học online chưa quen, sử dụng phức tạp, khó hiểu. Việc này làm tăng khối lượng công việc cũng như áp lực cho người dạy. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 83
  10. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” 4. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc học online ở Trường Đại học An Giang 4.1. Đối với nhà trường Nhà trường cần có những giải pháp phù hợp và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi sinh viên chưa hiểu rõ về việc triển khai học online. Cần đầu tư các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, đường truyền Internet yêu cầu phải đảm bảo tốt nhất cho người dạy, tránh phần mềm hay các web làm bài tập xảy ra lỗi hoặc vào các trang bài tập quá nhiều bước phức tạp, khó hiểu cho người dùng. Nên có những chính sách đãi ngộ cho giảng viên thiết kế bài học đa dạng, đổi mới trên hệ thống model. Tổ chức cuộc thi bài giảng hay, hấp dẫn, sinh động. khích lệ tinh thần của người dạy, phát huy tối đa những phương pháp giảng dạy phù hợp, thoải mái, giữa các giảng viên thi đua phương pháp dạy học online, ví dụ như: cuộc thi bài giảng sáng tạo, phương pháp giảng dạy sống động, thiết kế bài học đa dạng,… Mời các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia trao đổi chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về phương pháp đổi mới phù hợp chuyên môn, tiếp tục tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn trong dạy học online. Khi tiến hành tổ chức dạy học, lớp học mỗi lớp cần đảm bảo số lượng thích hợp, đối với các lớp nhiều sinh viên cần nên tách ra 2 hoặc 3 đợt dạy (mỗi lớp học khoảng 50 đến 70 sinh viên). Số lượng vừa phải giúp người dạy cân bằng được việc quản lý người học và sự tương tác tốt hơn giữa thầy và trò. Nhà trường cần có đội hỗ trợ kỹ thuật, giải đáp thắc mắc và các lỗi phần mềm cần được giải quyết nhanh chóng khi xảy ra trong quá trình giảng dạy online. Kiểm tra, giám sát hoạt động dạy, can ngăn kịp thời các sự cố xảy ra giữa thầy và trò. Phối hợp với Bộ y tế, cập nhật bổ sung hướng dẫn, qui định phòng chống dịch, triển khai chiến dịch tiêm chủng cho người dạy và người học. Nhà trường chủ động hỗ trợ đời sống vật chất cho các giảng viên trong ngành Giáo dục chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Khảo sát, đánh giá quá trình dạy và học online cho giảng viên và sinh viên, hiểu rõ các yêu cầu của người học và người dạy, biết được ưu điểm và nhược điểm cần khắc phục trong việc dạy và học giữa thầy và trò mắc phải. 4.2. Đối với giảng viên Chú trọng bồi dưỡng, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, các giảng viên dành nhiều thời gian để học hỏi công nghệ thông tin, xem những bài giảng tập huấn để tiếp thu những phương thức dạy đổi mới phù hợp với xu thế hiện nay. Sử dụng thành TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 84
  11. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” thạo các ứng dụng online để phục vụ vào tiết dạy online như: Google Classroom, Google Meet, Zoom, Microsoft Team,… Giảng viên, cần chủ động, linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức tiết dạy, giới thiệu cho sinh viên cách thức mà giảng viên cần hướng tới bài học, mục tiêu bài học được nêu ngay buổi học đầu tiên, làm rõ qui tắc trong quá trình học online ví như: điểm danh, cách tính điểm, lượt vắng,…bên cạnh đó, người dạy tổ chức nhiều hoạt động như: thảo luận, các tổ thi đua, xử lý tình huống, bài tập, chơi trò chơi,…Người học đóng vai trò trung tâm, trình bày, thảo luận. Về phía giảng viên chỉ nhận xét, hỏi đáp, đặt vấn đề cho sinh viên tìm hiểu, kích thích tư duy tìm tòi, khơi gợi được cảm hứng, niêm đam mê học tập của sinh viên. Cần tuyên dương những sinh viên có cố gắng, khích lệ tinh thần học tập bằng cách cộng điểm khi trả lời câu hỏi, trình bày đa dạng, đổi mới, sinh động. Công nhận kết quả và thành tích của cá nhân hoặc của tập thể nhóm. Tránh trường hợp gây áp lực cho người học trong quá trình học online khắc khe về điểm số, bài tập quá nâng cao,…thay đổi cách đánh giá phù hợp với thực tiễn, cho làm tiểu luận, thuyết trình để lấy điểm, giảm thiểu tối đa trả bài miệng đối với sinh viên các cấp bậc. Người dạy nên chuẩn bị kĩ bài giảng, kế hoạch được sắp xếp theo trình tự, nội dung truyền tải cần được chọn lọc, xây dựng giáo án online, lồng ghép hình ảnh, video liên quan đến bài học, nội dung bài học nên đăng tải online cho sinh viên nắm trước, đối với sinh viên, giảng viên chỉ giải thích và phân tích những gì sinh viên chưa rõ, đưa các ví dụ thực tiễn cho sinh viên dễ hiểu. Cho sinh viên trình bày nhóm 5 – 10p và rút ra bài học hoặc tạo một số trò vừa chơi vừa học để người học có tâm thế thoải mái từ đó nắm vững kiến thức sau tiết dạy. Trong quá trình học online thái độ dạy học của thầy cô là rất quan trọng, mỗi giảng viên cần rèn luyện thái độ, luôn hỗ trợ người học nhiệt tình, có trách nhiệm giúp đỡ, hướng dẫn các em hoàn thành tốt việc học của bản thân. 4.3. Đối với sinh viên Chủ động nâng cao nhận thức học tập, tích cực tìm hiểu trước nội dung bài học, như: tìm kiếm hình ảnh, video liên quan đến bài học, đọc bài trước, đặt câu hỏi cho thầy cô, đề ra mục tiêu cần đạt trong tiết học,… Sẵn sàng hợp tác, trao đổi, phát biểu với giảng viên. Mạnh dạn trao đổi và nhờ sự hỗ trợ từ thầy cô hoặc bạn bè. Lời nói kính trọng, lịch sự khi giao tiếp với người dạy. Người học cần tuân thủ theo qui tắc giảng viên đưa ra về bài tập, thảo luận, làm việc nhóm. Sinh viên nên có ý thức tự giác, chủ động, chăm chỉ, tránh sao nhãng mất hứng thú trong học tập. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 85
  12. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Bên cạnh đó, người học sắp xếp thời gian vào tiết học hoặc khi vắng buổi phải có lý do hợp lý cần được thông qua sự đồng ý của thầy cô. 5. Kết luận Suốt khoảng thời gian đại dịch Covid-19 kéo dài đã gây tác động không nhỏ đến ngành Giáo dục. Đáp ứng các tiêu chí phòng chống dịch và tiếp tục đúng tiến độ học tập của từng sinh viên an toàn sức khỏe mọi người, Bộ giáo dục đã đề ra mục tiêu “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”. Từ hình thức học trực tiếp trên lớp đã chuyển sang học online qua màn hình điện thoại, laptop, máy tính bảng,… Nhìn chung, học online trong thời gian đại dịch diễn biến phức tạp là điều cấp thiết và là giải pháp tối ưu cho ngành giáo dục. Mặc dù còn nhiều hạn chế chủ yếu là cá nhân và cảm xúc, điều đó không quan trọng vì có thể dễ dàng khắc phục theo thời gian. Nhưng không thể không phủ nhận những lợi ích của học online mang lại là sự an toàn, tiết kiệm chi phí, thời gian, học mọi lúc mọi nơi, lựa chọn khóa học phù hợp,… Dù ở môi trường học trực tiếp hay online để giúp sinh viên phát triển toàn diện các kỹ năng đòi hỏi sự cố gắng, chỉ dẫn, động viên, ý thức và sự đồng hành của thầy cô và cả phụ huynh. Bên cạnh đó, không phải tiết học nào cũng dạy học online được. Cho nên việc học online không thể thay thế hoàn toàn cho học trực tiếp, học trên lớp giúp người học xây dựng các kỹ năng cần thiết cho bản thân, cả về chuyên môn và trong xã hội. Vì thế, đào tạo online nên được xem là phương pháp bổ sung, sử dụng khi thật sự cần thiết, phù hợp với tình hình dịch. Hy vọng bài viết này sẽ giúp hiểu rõ hơn về việc học online và đưa ra những quyết định phù hợp, đúng đắn trong quá trình dạy và học online. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Quang Dũng, Nguyễn Thị Hoài Phương, Trương Thị Xuân Nhi. “Một số khó khăn của sinh viên khi học trực tuyến trong bối cảnh Đại dịch Covid -19”. https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/data/2021/7/Bui_Quang_Dung,_Nguyen_Thi_H oai_Phuong,_Truong_Thi_Xuan_Nhi_Nhung_kho_khan,_rao_cua_sinh_vien_doi_v oi_viec_hoc_truc_tuyen_trong_boi_canh_dich_benh_Covid_-19.pdf. [2] Phan Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Ngọc Thông, Nguyễn Thị Phương Thảo “Cảm nhận của sinh viên chính quy khi trải nghiệm học trực tuyến hoàn toàn trong thời gian phòng chống dịch Covid-19”, https://journalofscience.ou.edu.vn/index.php/proc- vi/article/view/1828/1439. [3] Lương Đình Hải, Nguyễn Xuân An, Nguyễn Hoài Thu, Vũ Thị Phương Thảo. “Nhận thức và thái độ của sinh viên đối với việc học tập thông qua các công cụ hội nghị trực tuyến trong bối cảnh Đại dịch Covid-19”, https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/480-ki-ii-thang-6/13-nhan-thuc-va- thai-do-cua-sinh-vien-doi-voi-viec-hoc-tap-thong-qua-cac-cong-cu-hoi-nghi-truc- tuyen-trong-boi-canh-dai-dich-covid-19-7569.html. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 86
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2