intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm gì đề không còn những ảnh xấu, chất lượng thấp trên báo

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

75
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Ảnh có chất lượng tốt trên báo không chỉ là một bộ phận quan trọng để thông tin sự kiện mà còn nhằm nâng cao nội dung, hình thứ tờ báo. Trong những năm qua, ảnh trên các báo đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình vận động đổi mới của đất nước, tuy vậy, nó cũng bộ lộ những điều bất cập. Chúng tôi xin đề cập một số khía cạnh đã làm cho ảnh trên báo còn bị hạn chế về chất lượng thông tin....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm gì đề không còn những ảnh xấu, chất lượng thấp trên báo

  1. Làm gì đề không còn những ảnh xấu, chất lượng thấp trên báo - Ảnh có chất lượng tốt trên báo không chỉ là một bộ phận quan trọng để thông tin sự kiện mà còn nhằm nâng cao nội dung, hình thứ tờ báo. Trong những năm qua, ảnh trên các báo đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình vận động đổi mới của đất nước, tuy vậy, nó cũng bộ lộ những điều bất cập. Chúng tôi xin đề cập một số khía cạnh đã làm cho ảnh trên báo còn bị hạn chế về chất lượng thông tin. 1. Việc tổ chức nội dung truyên truyền bằng ảnh của một số cơ quan báo chí vẫn mang tính “ổn định cố hữu”, thường vẫn chỉ tuyên truyền cái “mình có”, chưa hẳn đã vì “cái công chúng cần”. Điều này không phù hợp với quy luật vận động của báo chí trong cơ chế thị trường. Báo chí kiểu này là của thời kỳ hành chính. Nhiều báo chưa lập chương trình tuyên truyền bằng ảnh cho các chuyên đề trong tuần, trong tháng, ít sử dụng các thể loại ảnh khác nhau. Ảnh trên các báo chủ yếu là ảnh tin và ảnh minh họa. 2. Khá nhiều lãnh đạo các cơ quan báo chí cho rằng, ai cũng có thể chụp được ảnh báo chí khi máy ảnh tự động chụp phim và kỹ thuật số bán tràn lan trên thị trường. Điều này rất sai lầm, bởi tư duy của ảnh là tư duy trực tiếp trước đối tượng, đòi hỏi xử lý tình huống nhanh, tạo hình đẹp, chọn góc độ hợp lý... Thời gian qua, nhiều cơ quan báo không có phóng viên chuyên ảnh. Ảnh của phóng viên viết và cộng tác
  2. viên có lúc được chăng hay chớ. Ban thư ký rơi vào cảnh ăn đong, có bài mới lo chạy ảnh, nhiều khi không có ảnh không đăng được bài. Do vậy, ban biên tập phải “nhắm mắt cho qua” nhiều bức ảnh kém cả về nội dung và hình thức. Chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nâng cao hơn chất lượng thông tin bằng hình ảnh trên các báo và tạp chí. Thứ nhất, cần đào tạo, xây dựng đội ngũ phóng viên ảnh chuyên nghiệp ở các cơ quan báo chí Nhìn trên các trang báo hiện nay, chúng ta nhận thấy còn khá nhiều ảnh chất lượng thông tin kém, hình thức đơn điệu, bố cục lỏng lẻo, chụp tuỳ tiện, chú thích không có nghề. Phòng thư ký nhìn vào hình ảnh, tiện cho vấn đề gì của trang và bài viết nói vấn đề đấy. Công chúng đọc báo thấy họ không được tôn trọng. Do vậy việc đào tạo, xây dựng đội ngũ phóng viên ảnh cho các báo là cần thiết cấp bách. Trong đào tạo không chỉ quan tâm đến các khâu kỹ thuật, tạo hình mà cần rèn luyện kỹ năng tiếp cận, nhận thức, khai thác, sử lý vấn đề. Thực hàng kỹ các thể loại, chuyển tải sinh động các sự kiện vào tác phẩm. Điều quan trọng trong công tác đào tạo đội ngũ phóng viên ảnh là khả năng tư duy sự kiện, phán đoán sự vận động của sự kiện, phạm vi sự kiện... để tìm hình thức thể hiện sao cho vừa rõ bản chất vấn đề vừa có giá trị thẩm mỹ. Thời gia qua, ảnh trên nhiều báo chủ yếu sử dụng ảnh tin và minh hoạ.
  3. Cách thông tin này làm cho tờ báo đơn điệu, nhiều khi ít thông tin trong khi nhiều loại hình báo chí khác luôn sử dụng đa dạng các thể loại. Nguyên nhân trên là do phóng viên ngại tìm hình thức thể hịên, am hiểu không nhiều về thể loại ảnh và còn một nguyên nhân cố hữu, bảo thủ, thâm căn cố đế là nhiều cơ quan báo chí còn được bao cấp nên không năng động, chủ động tìm hình thức thông tin sao cho hiệu quả hơn. Gần như báo nào cũng sử dụng khá nhiều ảnh của cộng tác viên. Họ cần được quan tâm hướng dẫn thường xuyên về đề tài, chỉ ra những sai sót trong chọn vấn đề, nội dung, hình thức của từng bức ảnh cụ thể. Nếu báo nào có điều kiện, có thể kết hợp với các trung tâm đào tạo m ở những lớp ngắn ngày đào tạo hoặc đào tạo lại theo chuyên đề về ảnh cho phóng viên và cộng tác viên. Thứ hai, Nâng cao trình độ của thư ký tòa soạn, biên tập về ảnh báo chí Sản phẩm báo chí luôn mang dấu ấn đậm nét của phòng thư ký, nó thể hiện không chỉ qua cách thức trình bày mà cả trong nội dung bài và ảnh. Việc chọn ảnh nào nội dung gì, chú thích nên để như nó vốn có từ tác giả hay phải sửa, bỏ phần nào đều qua phòng thư ký tòa soạn. Thư ký tòa soạn và biên tập viên có chuyên môn vững, hiểu biết nghề làm báo sẽ dễ dàng chọn đúng thể loại, dàn dựng đúng cấu trúc các thể
  4. loại, biết chọn ảnh, không dùng ảnh xấu, kém chất lượng, biết hướng dẫn phóng viên và cộng tác viên tìm đề tài có giá trị thông tin cao. Những vấn đề cần thông in sâu, rộng, biên tập viên có thể chọn ảnh có sẵn của cộng tác viên, phóng viên để xây dựng thành một chùm ảnh, ví dụ như ảnh tài liệu hoặc một phóng sự ảnh. Mỗi một thể loại ảnh đều có mục đích thông tin và hình thức trình bày khác nhau, do vậy, các báo cũng cần những biên tập viên có kiến thức sâu về ảnh báo chí, am hiểu từng thể loại để tham gia có chất lượng cao trong việc lựa chọn và trình bày ảnh trên báo. Thứ ba, Cần thật sự quan tâm đến chú thích ảnh trên báo Một số người làm công tác quản lý cơ quan báo chí còn cho rằng, ảnh báo chí thì ảnh là chính, không cần chú thích cũng được. Điều này thật sự là sai lầm. Người đọc báo cần thông tin của một sự kiện cụ thể, trong ảnh là ai? Sự việc diễn ra trong thời gian nào? Diễn ra ở đâu? Diễn ra thế nào? Kết quả ra sao, chứ không phải họ xem ảnh nghệ thuật.Mục đích của ảnh trên báo chí là thông tin chứ không phải để trang trí. Nếu chúng ta là người đọc báo, chắc hẳn chúng ta cũng rất khó chịu vì cách chú thích tác trách của một vài bản báo. Phóng viên ảnh và cộng tác viên trước khi chụp bất cứ bức ảnh nào vì mục đích đăng bão cũng cần khai thác thật sâu, cụ thể về vấn đề mình định thông tin. Chú thích đầy đủ, hay, nhưng chân thật làm tăng thêm tính hấp dẫn cho không chỉ tác phẩm ảnh cụ thể mà còn góp phần làm tăng tính hấp
  5. dẫn cho tờ báo. Một só phóng viên làm việc còn tác trắch, khi xuống cơ sở, thấy hay, chụp một kiểu. Ảnh gửi cho báo đành chú thích kiểu “vô thưởng vô phạt”: Thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Xây dựng nhà máy thuỷ điện Nậm Cang, Những ngôi nhà mới xây, Thâm canh lúa ở Thái Bình... Kiểu chú thích “Không báo chí” như trên còn khá phổ biến ở nhiều báo. Đối với chú thích đi kèm tin hoặc bài viết, (ảnh chụp cùng lúc diễn ra sự kiện của tin, bài), chú thích không nên nhắc lại những nội dung đã có trên tít hoặc trong bài viết mà nên bổ sung thông tin khác, nhưng gắn bó chặt chẽ với tác phẩm, với sự kiện. Người đọc không muốn một câu, một ý, một thông tin phải đọc tới hai lần. Với ảnh có tên của một nhân vật cụ thể nào đó trong ảnh, kể cả nguyên thủ quốc gia, chú thích cần ghi rõ, họ đứng bên trái, bên phải hay thứ mấy trong ảnh. Nhiều khi chúng ta cứ nghĩ rằng, họ là người nổi tiếng, ai cũng biết, nhưng công chúng báo chí không phải ai cũng hiểu như tác giả. Công chúng của báo chí trong thời kỳ toàn cầu hóa thông tin là công chúng có trình độ cao. Do đó họ khó chấp nhận cách thông tin của ảnh theo kiểu áp đặt, kiểu có sao nói vậy mà họ cần báo chí có tính chuyên nghiệp cao. Còn nhiều vấn đề cần bàn để nâng cao hơn chất lượng ảnh trên báo chí,
  6. nhưng ở đây chúng tôi chỉ trình bày đôi điều vì thấy nó là điều khá phổ biến trên các báo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2