intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm gì khi bé nuốt phải dị vật?

Chia sẻ: Heo Meo Iu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

97
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy đưa cháu đến cơ sở y tế gần nhất. Nhưng trước hết hãy cho cháu nằm xuống, một tay nắm chặt đặt lên phần mềm giữa rốn và xương sườn, tay còn lại để trên tay kia và bắt đầu nhấn bụng cháu 6 đến 10 lần cho đến khi cháu thở lại đều và ho. Đối với bé còn nhỏ, tốt nhất bạn nên quỳ gối sát bàn chân của cháu và thực hiện động tác như trên, ấn nhanh nhưng đừng quá mạnh. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm gì khi bé nuốt phải dị vật?

  1. Làm gì khi bé nuốt phải dị vật? Ảnh minh họa
  2. Hãy đưa cháu đến cơ sở y tế gần nhất. Nhưng trước hết hãy cho cháu nằm xuống, một tay nắm chặt đặt lên phần mềm giữa rốn và xương sườn, tay còn lại để trên tay kia và bắt đầu nhấn bụng cháu 6 đến 10 lần cho đến khi cháu thở lại đều và ho. Đối với bé còn nhỏ, tốt nhất bạn nên quỳ gối sát bàn chân của cháu và thực hiện động tác như trên, ấn nhanh nhưng đừng quá mạnh. Nếu cháu vẫn thở được, ho, và khóc hoặc thở khò khè có nghĩa là bé chưa gặp nguy hiểm chết người tức thì. Khí quản sẽ nhanh chóng phát hiện và thích nghi với tình trạng ách tắc đường khí, phổi sẽ lấy không khí qua khe hẹp còn lại. Đừng cố làm bé khạc nhổ để đẩy bật đồng tiền, viên bi hoặc trái nho đã lỡ nuốt phải, cũng đừng vuốt cổ để đẩy nó ra ngoài. Những cố gắng này đôi khi lại mang lại kết quả ngược lại sự mong đợi, vật bị nghẹn sẽ tuột vào sâu hơn, tình hình càng tệ hại hơn hoặc lút sâu vào khí quản.
  3. Hãy mang cháu đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Nếu phát hiện ra cháu đã nuốt vật lạ nhưng cháu không có biểu hiện gì khác thường thì có lẽ vật đã trôi tuột xuống bao tử. Tuy nhiên, tốt nhất bạn hãy đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế. Đôi khi vật bé nuốt vào là đồng xu, thuốc hay một số vật khác không tốt cho sức khoẻ hoặc gây hại về sau thì tốt nhất là phải cho bé nôn ra. Bác sĩ sẽ làm gì? Nếu may mắn, vật được nuốt vào bị mắc lại ở hai cục amiđan hay sâu hơn một chút. Bác sĩ sẽ dùng nhíp để gắp nó ra trước khi bé khóc toáng lên vì sợ hãi. Nhưng nếu vật đó nằm sâu hơn thì phải dùng đến ống soi khí quản. Đây là một ống dẻo có gắn nhíp và một cái kính nhỏ được sử dụng như ngón tay khéo léo để bác sĩ có thể quan sát khí quản và thấy rõ những gì đang diễn ra. Trong trường hợp này, cháu bé cần được gây mê và tiến trình diễn ra rất an toàn và đơn giản. Tuy nhiên, một số ít trường hợp, vật cháu bé nuốt vào quá to và làm khí quản bị căng ra hết mức thì
  4. phương pháp duy nhất là phải phẫu thuật. Làm gì để trẻ không bỏ mọi thứ vào miệng? Không có cách nào thật sự hiệu quả. Trẻ em thích nhét mọi thứ vào miệng cho đến khi chúng được 4 tuổi, dù bạn có căn dặn kèm cả răn đe về mối nguy hiểm nó sẽ gặp phải nếu cứ tiếp tục tò mò như vậy! Sự cẩn thận đề phòng là cách giải quyết hiệu quả nhất. Bạn cần biết những vật nào thường gây tình trạng trên là đồng xu, bi, các loại đậu, hột điều, nho, bắp rang, cà rốt, miếng thịt lớn… Đừng để những vật này trong tầm với của bé…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2