intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm gì với tuổi “không biết sợ là gì” của con?

Chia sẻ: Cuctrang_1 Cuctrang_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

55
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một đứa bé 2 tuổi luôn nghĩ rằng cuộc sống là bất diệt, tai nạn hoặc sự cố sẽ chẳng bao giờ xảy ra với nó. Các nhà tâm lý học nghiên cứu sự hình thành nhận thức về sự nguy hiểm của trẻ đã khám phá nhiều điều rất thú vị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm gì với tuổi “không biết sợ là gì” của con?

  1. Làm gì với tuổi “không biết sợ là gì” của con?
  2. Một đứa bé 2 tuổi luôn nghĩ rằng cuộc sống là bất diệt, tai nạn hoặc sự cố sẽ chẳng bao giờ xảy ra với nó. Các nhà tâm lý học nghiên cứu sự hình thành nhận thức về sự nguy hiểm của trẻ đã khám phá nhiều điều rất thú vị. Sự kích động cũng ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ Trẻ dưới 3 tuổi không lường trước được sự hiểm nguy, điều đó có nghĩa là người lớn phải luôn để mắt đến chúng dù bé đang ở đâu và làm gì. Một món đồ chơi được xem là “an toàn” cũng có thể trở thành hiểm nguy cho tính mạng của đứa trẻ nếu người lớn cứ để bé ngồi chơi một mình. Bé không biết gì là nguy hiểm nên cứ thế mà nhai mà nuốt những hột nút cho đỡ ngứa nướu trong khi đang mọc răng hoặc cứ tưởng là mình được thưởng
  3. thức món ăn mới. Nhiều khi bé tỏ ra ý thức và thận trọng với sự nguy hiểm nhưng do sự phán đoán của đứa bé 2 tuổi bị tác động bởi xúc cảm nên bé tỏ ra coi thường sự an toàn của bản thân một khi bé nổi giận hoặc buồn rầu. Sự kích động cũng ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ; ví dụ như sự vui mừng, háo hức khi thấy một người bạn của mình đang được mẹ dẫn đi dạo bên kia đường và thế là bé quên mất sự an toàn của bản thân, bé sẽ lao xuống đường bất chấp dòng xe cộ đang lưu thông để đến với bạn mình. Bé trai 2 tuổi tự nhiên đổ lỗi và có thể sẽ “động chân động tay” với người bên cạnh mỗi khi bé bị đau mà không cần biết đến vì sao và tại ai. Trong khi đó thì bé gái lại tự nhận lỗi (sau này thái độ của bé có thay đổI). Con trai thường bất cẩn hơn. Một đứa trẻ 2 tuổi thường phát triển nhận thức về sự nguy hiểm tốt hơn nếu chúng được khen thưởng vì có hành động đúng thay vì bị trừng phạt một khi chúng hành động sai. Cha mẹ thường dễ dàng chấp nhận thái độ bất cẩn ở bé trai hơn là bé gái. Nếu một bé trai tự làm đau mình, bé thường quên ngay kinh nghiệm đau thương đó và rồi lại làm mình bị đau. Lời khuyên về an toàn cho bé: - Hãy tưởng tượng mình là bé và nhìn quanh nhà và bạn sẽ biết làm cách nào
  4. để ngôi nhà luôn là một nơi an toàn cho bé. - Dùng các miếng che bằng plastic để ngăn cản không cho bé tò mò thọt mấy ngón tay vào các lỗ của ổ cắm điện. - Khóa các cửa tủ để bé không thể với lấy đồ trong tủ và làm đồ đạc rơi xuống đầu bé. - Tay xoay cửa cần phải cao vừa phải để chúng không thể tự mở cửa và thoát khỏi tầm mắt của người lớn. - Cửa an toàn ở cả hai đầu cầu thang, nếu không có cửa thì chỉ trong tích tắc là đứa bé ở độ tuổi chập chững biết đi sẽ nhào ra cầu thang và lộn nhào. Giáo dục trẻ về sự an toàn: Trước hết, phải nói rõ ràng và lặp đi lặp lại những gì bé không thể làm. Bé cần được biết bé có thể chơi, có thể “thám hiểm” cũng như nơi “cấm địa”. Tiếp theo, bạn nên thiết lập nhiều quy định “được làm” hơn là những quy định “không được vi phạm”. Mặc dù bạn đã nói “Không được chạy trong nhà”, bạn cũng có thể nhắc nhở nhẹ nhàng hơn “Khi đi lại trong nhà, con nên đi từ từ không thì lại va vào đồ đạc". Ngoài ra, bạn hãy cố gắng tạo nhiều cơ hội cho bé tự tìm hiểu thế giới xung quanh, khám phá trong an toàn. Nếu không có sự chọn lựa, để khám phá và mạo hiểm, bé sẽ tự đặt mình vào nguy hiểm. Và nếu trẻ thích leo trèo, chạy nhảy, chơi bập bênh…hãy cho bé
  5. ra chơi ở khu vực của chúng ở công viên với điều kiện là nơi ấy phải an toàn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2