intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thư thả với bữa ăn ngày Tết cho bé

Chia sẻ: Hoa Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

58
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn muốn những ngày Tết được thư thả, không phải lo lắng về những bữa ăn của con: “Hôm nay cho con ăn gì? Đi chơi về muộn thì làm sao? Mùng Một có chợ để mua đồ tươi cho con không?” Vậy hãy giải phóng cho chính mình thoát khỏi những mệt mỏi này. Bằng cách nào?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thư thả với bữa ăn ngày Tết cho bé

  1. Thư thả với bữa ăn ngày Tết cho bé Bạn muốn những ngày Tết được thư thả, không phải lo lắng về những bữa ăn của con: “Hôm nay cho con ăn gì? Đi chơi về muộn thì làm sao? Mùng Một có chợ để mua đồ tươi cho con không?” Vậy hãy giải phóng cho chính mình thoát khỏi những mệt mỏi này. Bằng cách nào? Webtretho gợi ý đến bạn vài “chiêu” để đơn giản hóa cho bữa ăn của bé như sau: 1. Làm chà bông (ruốc) các loại, trữ sẵn cho bé Có khá nhiều loại chà bông mà mẹ có thể tự tay làm cho bé. Chà bông cá hồi, cá lóc, cá thu, chà bông tôm, gà, thịt heo… Chỉ cần bỏ ra khoảng 1 giờ đồng hồ hoặc ít hơn là bạn đã có thể yên tâm với loại thực phẩm này cho con, với mỗi loại nguyên liệu tạo nên một hương vị khác lạ rồi. Bạn có thể tham khảo cách làm chà bông rất nhanh tại đây, tùy theo độ tuổi của con và mức độ ăn được thô mịn đến đâu mà bạn có thể sử dụng máy xay để cho ra thành phẩm phù hợp.
  2. Đổi món cơm trắng với chà bông cá hồi do mẹ làm chắc chắn sẽ rất lạ miệng với bé. Ảnh: Internet Ngày Tết, chắc chắn vợ chồng bạn sẽ có những lúc phải bận rộn tiếp khách, đi thăm họ hàng hoặc đi chơi xa… Nếu đã thủ sẵn ruộc thì bạn chỉ cần rắc vào cháo trắng / bột hoặc cơm trắng là bé đã có thể thưởng thức một bữa ngon miệng rồi. 2. Trữ đông thực phẩm đa dạng Để tránh việc ngày Tết chưa tiện đi chợ, siêu thị, lại ít có thời gian sơ chế, bạn nên mua trước nhiều loại thực phẩm, từ thịt nạc, tôm, cua, cá, sò, đậu hũ đến 1 vài loại rau củ trước Tết vài ngày, sao cho đủ đến khoảng mùng 5 Tết; sau đó tùy từng loại mà bạn sơ chế, trữ đông. Tham khảo kinh nghiệm trữ đông thực phẩm nhóm đạm tại đây. Ngoài ra, với nhóm rau củ quả, bạn cũng có cách trữ đông để bảm đảo vẫn giữ được nguồn vitamin trong chúng, tham khảo lại bài viết “Chế biến bột rau củ ăn dặm cho bé” nhé.
  3. Nếu thắc mắc kiến thức chung về trữ đông thực phẩm đúng cách, bạn có thể xem thêm những trả lời của chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ tại đây. Nên chế biến trước thực phẩm để bé có bữa ăn nhanh gọn hơn. 3. Trữ đông bữa ăn đã chế biến hoàn chỉnh Nấu cháo, chia phần, trữ đông là cách mà không ít bà mẹ bận rộn đã áp dụng nhằm giúp quỹ thời gian ít ỏi của mình bớt cập rập. Nếu đã có kiến thức về trữ đông thì phương pháp này sẽ vô cùng tiện dụng và giúp đơn giản hóa những bữa ăn của bé trong những ngày lễ Tết rất nhiều. Chỉ cần bỏ thời gian chuẩn bị những bữa ăn này trước thời điểm Tết khoảng 1 tuần, đảm bảo bạn sẽ dư dả được những khoảng thời gian nhàn rỗi, thư thả để vui chơi với con cái và người thân. Có thể tham khảo thêm phương pháp này tại đây nhé! 4. Tùy cơ ứng biến
  4. Đó là cách của không ít các bà mẹ. Những bữa ăn ngày Tết hầu như là những bữa tiệc với nhiều món khác ngày thường, bạn thì lo lắng và luôn nghĩ phải đi chế biến cho con một bữa ăn như thường lệ. Tuy nhiên, không nhất thiết như vậy, bạn cũng có thể “biến tấu” 1 chút chứ. Tuy có thể gia vị sẽ khác món bình thường của bé, tuy có thể thiếu 1 chút ở nhóm rau… nhưng chỉ một hai bữa thì không quá lo lắng đâu. Bé được 1 bữa lạ miệng biết đâu lại ăn rất nhanh, làm mẹ rất vui. Chẳng hạn, từ món miến gà, miến giò heo trên bàn tiệc, bạn có thể lấy 1 ít ra chén cho con, tùy độ tuổi, bạn có thể xé nhỏ hoặc băm sơ lại phần thịt cho con dễ nuốt. Hoặc bạn có thể nghiền sơ một ít bánh chưng với nhân không mỡ rồi làm nhão với 1 ít nước súp để ra thành phẩm gần tương tự như là cháo nếp vậy. Hoặc với 1 vài loại trái cây như chuối, táo, lê… cùng với 1 viên phô mai, 1 ít váng sữa có sẵn trong tủ lạnh là bạn đã có thể “biến” thành 1 ly sinh tố giàu dinh dưỡng cho bé rồi. 5. “Thủ sẵn” các sản phẩm bột / cháo ăn liền Bên cạnh các cách trên, bạn cũng có thể trữ thêm vài loại cháo/bột dạng ăn liền, loại mà bạn chỉ cần mở nắp, hâm nóng trong lò vi sóng hay trong tô nước ấm là có thể cho bé măm măm ngay. Với cách này, bạn chỉ cần lựa chọn nhãn hàng uy tín, chú ý hạn sử dụng, thành phần, mùi vị và độ tuổi được khuyến cáo sử dụng phù hợp là được rồi.
  5. Món ăn liền cũng là một thay đổi khẩu vị thú vị cho bé. Ảnh: Getty images 6. Uống sữa bù bữa ăn Cuối cùng, dù con có bị “lỡ” một bữa ăn thì bạn đừng quá căng thẳng, chỉ cần bù cho bé 1 cữ sữa là sẽ ổn ngay thôi mà! Các bác sĩ dinh dưỡng đều cho biết, sữa là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ vì vừa đầy đủ dinh dưỡng mà lại dễ hấp thu. Vì thế, hãy cho bé 1 cữ sữa và cho ăn sớm hơn thường lệ vào cữ ăn tiếp theo nếu con bị lỡ bữa, và đừng lo lắng nhiều nữa nhé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2