intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lắng nghe là cách nói tốt nhất!

Chia sẻ: Moclan_1 Moclan_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

90
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

rong tiếng trung Quốc, từ “lắng nghe” được viết bởi những nét chữ tạo nên bằng 5 từ bên trong – tai, mắt, tim, một, và vua. Lắng nghe ở đây bao hàm ý chúng ta luôn cần phải mở rộng tai, mắt, tấm lòng, hòa làm một với người đang giao tiếp và cho họ thấy được sự quan trọng của họ. Muốn có tài ăn nói thì phải chăm chú lắng nghe. Muốn được người khác quan tâm, bạn nên quan tâm đến người khác: hỏi nhữ Giao tiếp là cả một nghệ thuật. Chẳng hạn như, qua trò chuyện,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lắng nghe là cách nói tốt nhất!

  1. Lắng nghe là cách nói tốt 1 nhất! 2 rong tiếng trung Quốc, từ “lắng nghe” được viết bởi những nét chữ tạo nên 3 bằng 5 từ bên trong – tai, mắt, tim, một, và vua. Lắng nghe ở đây bao hàm ý 4 chúng ta luôn cần phải mở rộng tai, mắt, tấm lòng, hòa làm một với người 5 đang giao tiếp và cho họ thấy được sự quan trọng của họ. 6 7 8 9 Muốn có tài ăn nói thì phải chăm chú lắng nghe. 10 Muốn được người khác quan tâm, bạn nên quan tâm đến người khác: hỏi 11 nhữ 12
  2. 1 2 3 4 G iao tiếp là cả một nghệ thuật. Chẳng hạn như, qua trò chuyện, chúng ta có 5 thể làm người đối diện thêm hứng thú hoặc chán ngán hơn; hay tại sao chúng 6 ta lại thích trò chuyện với người này mà không phải là người khác. Chúng ta 7 thích trò chuyện với một người, nhiều khi không phải vì những gì họ nói mà 8 vì cách họ nói và lắng nghe chúng ta. Một người nghe chân thành là người tạo 9 được lòng tin, nói chuyện lôi cuốn, họ sáng suốt và thấu hiểu. Những người 10 này thường có nhiều bạn cũng như được lòng rất nhiều người. 11 Một số người cho rằng khả năng lắng nghe là bẩm sinh, trong khi thật sự nó là 12 cả một quá trình nỗ lực. Đó còn là một kĩ năng mà chúng ta có thể học tập, 13
  3. thực hành và hoàn thiện từng ngày. Hãy bắt đầu bằng việc hình thành các thói 1 quen, sau đó là thực tập chúng mỗi ngày. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp 2 chúng ta biết cách lắng nghe một cách chân thành. 3 1. Tập trung chú ý: Bao gồm giao tiếp bằng mắt, hướng về phía người nói 4 hay gật nhẹ đầu biểu lộ sự tán thành và thông hiểu. Điều này cho thấy người 5 nghe đang thật sự chú ý và lĩnh hội được thông tin. 6 2. Đáp lại một cách chân thành: Nó nhằm xác nhận những ẩn ý bên trong 7 mà người nói muốn bày tỏ. Khi giãi bày chuyện gì, điều mà người nói thật sự 8 muốn cho chúng ta biết chính là thái độ cũng như cảm xúc của họ. Hãy cho 9 họ biết là chúng ta đang thật sự lắng nghe và thấu hiểu họ bằng những câu 10 như “Chắc hẳn bạn… (giận, buồn, vui, …) lắm”, “Bạn thấy… (vui, buồn, 11 giận…) lắm đúng không?”, “Mình thấy là bạn…”… Đây chỉ là một số cách 12 để làm rõ cảm xúc của người nói hay biểu lộ những cảm xúc khác nhau trong 13 đàm thoại. Đó cũng là những câu hỏi mở để khuyến khích người nói bày tỏ 14 những ý kiến và cảm xúc riêng. 15
  4. 1 2 3. Diễn giải lại điều vừa được chia sẻ: Thường, khi người ta quá phấn khích, 3 họ sẽ chẳng thể nhận ra là mình đang nói lòng vòng đâu. Thử diễn giải lại một 4 cách ngắn gọn và gợi mở để họ nói nhiều hơn. Bí quyết này có thể khiến 5 người đối diện bày tỏ những điều họ thật sự muốn chia sẻ. 6 4. Đặt câu hỏi: Bí quyết này rất có giá trị nhưng cũng mang khuyết điểm Một 7 câu hỏi không đúng chỗ có thể làm buổi trò chuyện rơi vào ngõ cụt. Chẳng 8 hạn như một người bạn đang muốn nói rằng cậu ấy đau khổ như thế nào khi 9 chia tay mà lại nhận được câu hỏi đại loại như “Sao cậu lại để cô ấy đi? Cô ấy 10 thật đẹp”. Người bạn này dĩ nhiên sẽ càng buồn hơn. Hầu hết các trường hợp 11 chúng ta không nên hỏi “Tại sao…?” vì nó có vẻ như một lời trách cứ hay 12 phán xét. Nên hỏi “Cậu cảm thấy như thế nào” “Điều đó rất có ý nghĩa với 13
  5. cậu đúng không”, “Bây giờ cậu định sẽ thế nào?”. Đó là những ví dụ để 1 khuyến khích người đối diện bày tỏ nhiều hơn mà không tỏ ý phán xét hay 2 phê phán họ. 3 5. Cuối cùng, hãy im lặng: Im lặng làm nhiều người cảm thấy không thoải 4 mái. Họ cho rằng nó thể hiện sự suy tính hoặc đau khổ. Chúng ta thường sợ 5 những khoảnh khắc im lặng và thường cố nói một điều gì đó. Một người nghe 6 chân thành lại khác, họ cũng sẽ thoải mái trong lúc im lặng vì biết rằng nó 7 chứa đựng nhiều điều để suy ngẫm. Thỉnh thoảng, chờ đợi một vài phút sẽ 8 làm cho người nói đi sâu hơn vào những điều muốn bày tỏ. Đôi khi, chúng ta 9 phải im lặng để người đối diện vượt qua những cảm xúc của mình. 10 Thực tập những bí quyết trên đây không có nghĩa là một người nghe chân 11 thành thì không cần phải trình bày những ý kiến cá nhân. Dĩ nhiên, cần phải 12 lắng nghe và nói đúng lúc. Tuy nhiên, một người nghe chân thành là người 13 biết cách lắng nghe khi người khác cần được chia sẻ. Những bí quyết này sẽ 14 giúp chúng ta thêm yêu quý và thông cảm nhau hơn. Lắng nghe sẽ giúp chúng 15 ta thấu hiểu vấn đề một cách sâu sắc cũng như phát triển các kĩ năng đàm 16 thoại khác. 17 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2