intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lập kế hoạch cho khu vực cắt

Chia sẻ: Bigates Bigates | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

92
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong các công ty may, việc lập kế hoạch cho khu vực cắt cũng ảnh hưởng quan trọng đến việc lập kế hoạch sản xuất toàn công ty, sẽ là khâu đầu tiên trong sản xuất để chuẩn bị nguồn bán thành phẩm cho chuyền may sản xuất. Bài viết sẽ giới thiệu về việc lập kế hoạch cho khu vực cắt trong công ty may.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lập kế hoạch cho khu vực cắt

  1. LẬP KẾ HOẠCH CHO KHU VỰC CẮT Nguyễn Đình Bảo, Phùng Nguyễn Mai Linh, Phạm Thị Thảo Nguyên, Nguyễn Ngọc Như Ý, Phạm Thị Mỹ Tiên, Đ o Văn Khang Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên, ThS. Thi Minh Tuấn TÓM TẮT Lập kế hoạch sản xuất là vấn đề cơ bản nhất trong chức năng quản lý, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai. Trong ngành công nghiệp may, lập kế hoạch sản xuất giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất, tối ưu hóa nguồn nhân lực, công suất máy móc, dịch vụ và thời gian. Trong các công ty may, việc lập kế hoạch cho khu vực cắt cũng ảnh hưởng quan trọng đến việc lập kế hoạch sản xuất toàn công ty, sẽ là khâu đầu tiên trong sản xuất để chuẩn bị nguồn bán thành phẩm cho chuyền may sản xuất. Để đảm bảo cho tiến độ sản xuất của chuyền may thì tổ cắt phải đưa ra kế hoạch kịp thời. Bài báo sẽ giới thiệu về việc lập kế hoạch cho khu vực cắt trong công ty may. Từ khóa: kế hoạch sản xuất, kế hoạch công ty may, phân ưởng cắt, quản lý tổ cắt, tiến độ sản xuất. 1 TỔNG QUAN LẬP KẾ HOẠCH CHO KHU VỰC CẮT 1.1 Khái niệm Tổ cắt là một trong những khâu chính quan trọng đối với một công ty may. Đó là khâu đầu tiên trong sản xuất để chuẩn bị bán thành phẩm cho chuyền sản xuất. Do vậy công đoạn cắt ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất của công ty. Để đảm bảo cho việc sản xuất của chuyền may, tổ cắt phải lên kế hoạch cắt các chi tiết của sản phẩm ra thành các bán thành phẩm đồng bộ để cung cấp cho chuyền may nhằm đảm bảo được nhu cầu và tiến độ sản xuất chuyền may. Tổ cắt bao gồm các công đoạn chính: Nhận sơ đồ từ phòng kỹ thuật; Nhận vải, xổ vải, trải vải; Cắt bán thành phẩm (cắt tay, cắt vòng hoặc máy cắt tự động); Kiểm tra chi tiết và phối kiện; Đánh số (đóng bằng máy, ghi bằng tay, dán,...); Kiểm bán thành phẩm, hay thân lỗi sợi; Giao bán thành phẩm đồng bộ cho chuyền may sản xuất. 1.2 L i ích Việc lập kế hoạch cho khu vực cắt giúp công ty: đảm bảo số lượng cắt bán thành phẩm hàng ngày cho nhu cầu của chuyền may. Bố trí công việc phù hợp cho ngày, tuần và tháng 928
  2. được diễn ra theo kế hoạch. Tối ưu hóa chi phí sản xuất, nguồn nhân lực, công suất máy móc, dịch vụ và thời gian. 929
  3. 1.3 Triển khai thực hiện kế hoạch trong khu vực cắt Nhận sơ đồ từ phòng kỹ thuật: khi chuẩn bị vào cắt đơn hàng thì tổ cắt phải nhận sơ đồ từ phòng kỹ thuật về kiểm tra. Và dựa vào thông tin số lượng đơn hàng, từ đó thống kê tổ cắt sẽ lên tác nghiệp cắt hàng cho phù hợp. Nhận vải và xổ vải: với các nguyên liệu thì tổ cắt sẽ được nhận vải từ kho nguyên liệu, sau đó tiến hành xổ vải theo đ ng yêu cầu kỹ thuật để vải có thời gian nghỉ, với thời gian nghỉ của vải thông thường được xổ từ 24 tiếng cho đến 48 tiếng thì mới đạt yêu cầu. Công việc này phải được thực hiện nghiêm túc vì nó ảnh hưởng rất lớn đến thông số sản phẩm sau khi may hoàn chỉnh. Vì vậy, phải đảm bảo vải xổ đủ độ nghỉ thì tổ cắt mới được phép cắt hàng. Trải vải: trải vải dựa theo hoạch toán bàn cắt, chiều dài sơ đồ, số lớp vải để đảm bảo chất lượng bán thành phẩm đạt chất lượng và không bị biến dạng ảnh hưởng đường may của bán thành phẩm. Số lớp vải được trải trên một bàn cắt còn phụ thuộc vào tính chất của từng loại vải, độ dày mỏng khác nhau nên có quy định về số lớp vải sao cho phù hợp. Trong quá trình trải vải trên bàn cắt có nhân viên kiểm tra chất lượng vải trên bàn, nếu phát hiện lỗi vải thì cho làm dấu để thay thân, đảm bảo chất lượng bán thành phẩm đạt yêu cầu. Trước khi trải vải kiểm tra lại tỷ lệ và các chi tiết trên sơ đồ thông qua bản chi tiết của phòng kỹ thuật cung cấp xem đã đ ng hay chưa. Kiểm tra lại kỹ bảng màu và chất liệu cần trải theo từng sơ đồ. Tiến hành lấy chiều dài sơ đồ hay còn gọi là (lấy dấu đầu bàn). Khi trải đầu bàn phải chính xác so với điểm lấy dấu đầu cuối của sơ đồ, cộng với phần dư cho phép. Trước khi trải cần lót một lớp giấy phía dưới, để không bị dơ và dễ cắt, vải sẽ không bị vướng vào đế của máy cắt. Các lớp vải đầu và cuối bàn bằng nhau cũng như biên vải phải bằng nhau tuyệt đối, không được để so le, tránh tình trạng đặt sơ đồ lên bị thiếu hụt phần của chi tiết. Khi trải sẽ lấy một biên làm chuẩn. Cố định đầu trải bằng các cục đế làm bằng sắt khoảng (8-10 kg) phần đế bằng phẳng khi tiếp xúc với mặt vải. Phần đầu của bàn cắt được cố định bằng đường ray của thanh trượt máy cắt đầu bàn. Mỗi lớp trải phải phẳng tự nhiên, êm, không căng hay bị gò ép, không được bị gấp nếp nhăn. Trong quá trình trải người ta phải để ý các lỗi trên vải như bị dơ, bị sọc, bị gấp nếp, bị loang màu,... Sau khi hoàn chỉnh xong một bàn cắt toàn bộ quá trình ghi chép trong sổ đầu bàn hoặc tờ hoạch toán sẽ giao lại cho tổ trưởng hoặc có một người làm riêng công việc này, người ta hay còn gọi là hoạch toán bàn cắt. Mục đích cân đối số lượng vải đã sử dụng, dư đủ, thiếu như thế nào. Cắt bán thành phẩm: Tiến hành cắt bán thành phẩm: khi trải vải xong nhân viên kiểm tra chất lượng của tổ cắt hoặc tổ trưởng sẽ kiểm tra lại số lớp vải, chất liệu, màu sắc theo bản phối màu cũng như tỷ lệ size trên sơ đồ chính xác hay không trước khi tiến hành cắt bán thành phẩm. Sau đó thợ cắt trải sơ đồ lên giữa theo biên chính cân chỉnh lại mặt bằng phẳng của sơ đồ, phần biên độ hụt của đầu bàn... Sau đó kẹp sơ đồ vào bàn vải bằng nhiều phương pháp như dùng đinh ghim, kẹo đứng, khoan nhiệt cố định sơ đồ vào bàn vải… Để tránh tình trạng xê dịch sơ đồ khi cắt gây sai lệch và biến dạng chi tiết khi cắt. Sau đó thợ cắt sẽ cắt dạt sơ phần biên để cân chỉnh lại một lần nữa trước khi cắt, tuyệt đối không để lỗ kim của biên vải phạm vào chi tiết. 930
  4. Đánh số và phối kiện: với các bán thành phẩm sau khi cắt là các chi tiết riêng lẻ và để đảm bảo cho chuyền may lên sản phẩm phải đồng nhất trên cùng một lớp vải, tránh bị khác màu giữa các chi tiết trên một sản phẩm hoàn chỉnh thì đòi hỏi tổ cắt phải bố trí đánh số thứ tự trên từng bán thành phẩm và tổ chức phối kiện để đảm bảo chất lượng khi may hàng đạt theo yêu cầu. Kiểm tra: kiểm tra lại các vị trí khoan, lấy dấu hoặc đánh số các chi tiết của bán thành phẩm. Đảm bảo rằng khi bán thành phẩm cung cấp cho chuyền may là đạt yêu cầu, giúp cho chuyền may không mất nhiều thời gian tìm kiếm hay chỉnh sửa và góp phần mang lại hiệu quả sản xuất cao cho chuyền may. Thiết bị bảo hộ: theo bộ tiêu chuẩn chung thì thợ cắt luôn phải trang bị thiết bị bảo hộ, đây là quy định bắt buộc, đó là bao tay thép khi đứng máy cắt bán thành phẩm. Thông thường là loại bao tay của Đức chỉ có 3 ngón là tiện dụng nhất. Còn loại cả bao tay 5 ngón thì rất vướng khi cắt. Chú ý về an toàn lao động. Không để các đồ vật ảnh bừa bãi khi cắt và phải có rào chắn quanh khu vực cho thợ đứng máy cắt vòng. Nhân sự phân xưởng cắt: dựa vào quy mô sản xuất của nhà máy, nhằm đáp ứng theo nhu cầu cung cấp bán thành phẩm hàng ngày, hàng tháng cho chuyền may thì đòi hỏi phân ưởng cắt phải có đủ cơ số nhân sự đế bố trí công việc sao cho phù hợp tại các công đoạn, năng suất thực hiện phải đáp ứng theo nhu cầu hàng ngày cho chuyền may. Điều này góp phần quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch cắt bán thành phẩm của phân ưởng cắt. 2 LẬP KẾ HOẠCH CHO KHU VỰC CẮT 2.1 Lập kế hoạch cắt cho nhà máy tháng 04/2021 Ở phân ưởng cắt không có nhân viên theo dõi riêng cho công việc làm kế hoạch sản xuất. Nhưng ở đây, để tiến hành sản xuất tốt, theo kịp tiến độ đã có thì có nhân viên phòng kế hoạch sản xuất nhà máy theo dõi chung cho đơn hàng, thực hiện nhiệm vụ lập bảng biểu nhằm theo dõi hoạt động, tiến độ làm việc của phân ưởng cắt. Đây là cơ sở để phòng kế hoạch có thể kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch đã lập cho chính xác và phù hợp với thực tế hơn. Bảng 1. Bảng kế hoạch cắt - tháng 04/2021 Số Số Ngày Ngày Khách Mã Kế hoạch lư ng Stt Màu lư ng đồng vào hàng hàng cắt cắt/ (PCS) bộ npl chuyền ngày 1 NIKE 100601 WHITE 9.800 24/03 02/04 26/03-01/04 1.600 2 GUCCI 100101 BLACK 7.900 25/03 03/04 26/03-01/04 1.300 3 DIOR 101001 PINK 6.890 29/03 03/04 30/03-05/04 1.148 4 BURBERRY 100110 WHITE 8.800 29/03 03/04 30/03-05/04 1.466 931
  5. 5 VERSACE 102001 BLACK 8.000 02/04 06/04 04/04-11/04 1.100 6 FENDI 092001 BLUE 16.000 02/04 06/04 04/04-16/04 2.000 7 OWEN 111001 RED 18.000 10/04 16/04 14/4 - 28/04 1.300 Tổng cộng 75.390 Sau khi nhận nguyên phụ liệu về phân ưởng cắt, phân ưởng cắt sẽ tuân thủ phiếu tác nghiệp bàn cắt để tiến hành trải và cắt. Tuy nhiên, trước khi làm các công việc này, phân ưởng cắt cần có một giai đoạn kiểm tra sơ bộ về nguyên phụ liệu đã nhập về và có kế hoạch xổ nguyên liệu nếu có yêu cầu. Trong các bước công việc ở phân ưởng cắt thì trải vải và cắt bán thành phẩm là hai công tác được xem là quan trọng nhất trong việc đảm bảo kế hoạch cắt bán thành phẩm. Khi nguyên phụ liệu đã được cắt xong, xem như đã thực hiện được 2/3 kế hoạch cho phân ưởng cắt. Các công việc còn lại, tuy tốn thời gian, nhưng khi cần thiết (hàng gấp) có thể huy động các công nhân ở các bộ phận khác trong phân ưởng cắt hỗ trợ. Để theo dõi số lượng nguyên phụ liệu đã cắt trong ngày (nhiều mã hàng) nhân viên hạch toán của phân ưởng cắt cần lập các biểu báo thực cắt trong ngày đó. Bảng này giống nhật ký sản xuất nhằm theo dõi hoạt động trong ngày của phân ưởng, có tính tham khảo của riêng phân ưởng cắt và không cần gửi lại cho các bộ phận liên quan. Bảng 2. Bảng báo cáo tiến độ hàng ngày Số Chất Màu Cỡ Sản lư ng tác Mã hàng bàn Thực cắt liệu sắc vóc nghiệp/ ngày cắt 1000901 10 Coton White M 1.000 sp/ngày 5 bàn = 1.000 sp 100920 15 Jean Blue L 1.500 sp/ngày 7 bàn = 1.500 sp 200110 12 Kaki Black S 2.000 sp/ngày 5 bàn = 2.000 sp Tuy nhiên, đôi khi trong quá trình nhận, trải, cắt nguyên phụ liệu, phân ưởng cắt, nhận thấy số nguyên phụ liệu nhận về không khớp với phiếu hạch toán bàn cắt hay số ghi trên đầu cây vải. Trong trường hợp này, phân ưởng cắt cần lập ra một biên bản gọi là biên bản thừa thiếu thực tế để trình lên phòng kế hoạch sản xuất để nơi đây cân đối và làm việc lại với khách hàng. Để tiến hành tốt các công việc ở phân ưởng cắt, bộ phận kế hoạch cần theo dõi thật sát sao các công việc được tiến hành và điền vào phiếu thanh toán bàn cắt đã có hoặc phiếu theo dõi bàn cắt và biểu báo thực tế cắt trong ngày. Các phiếu này cần ghi lại các chi tiết và chính xác tất cả các dữ liệu đã có. Để quá trình lập bảng được chính xác, nhân viên điều độ tại phân ưởng cắt cần có mặt kịp thời và đưa ra những ý kiến quyết định đ ng đắn khi lựa chọn các cây nguyên phụ liệu trước khi tiến hành trải. Sau khi trải xong bàn vải, tất cả những số liệu liên quan đến bàn vải đã trải cần được ghi ngay vào phiếu theo dõi bàn cắt để về sau không bị quên hay nhầm lẫn. Bên cạnh đó, tất cả những đầu tấm phát 932
  6. sinh cũng cần được ghi ngay vào bảng thống kê và được phân loại đầy đủ, tiện cho việc lưu trữ, quản lý, cấp phát cho tái sản xuất sau này. Đôi khi có những bàn vải cần phải sử dụng nguyên phụ liệu đầu tấm, đầu khúc thì bộ phận kế hoạch cũng cần theo dõi, cho những chỉ đạo cần thiết để cho phép chiều dài đoạn nối là bao nhiêu. Trong các trường hợp này, cần kiểm tra ngay xem tại vị trí nối vải, tương ứng với sơ đồ có bao nhiêu chi tiết bị cắt đứt, lấy chiều dài lớn nhất của một trong những chi tiết bị cắt đứt tính về phần vải đã trải để làm chiều dài đoạn nối cần thiết cho hai lá vải chồng lên nhau. Như vậy, nếu có nhiều lớp vải cần nối trên một bàn vải, việc xử lý sẽ phức tạp hơn và tiêu hao nguyên phụ liệu cũng nhiều hơn. Đôi khi chúng ta phải sử dụng cả sơ đồ chập (dùng vải đầu khúc cắt từng phần khác nhau của sản phẩm) hay sơ đồ kép (dùng những sơ đồ có kích thước ngắn và bàn trải dài) để có thể tiết kiệm tối đa nguyên phụ liệu đã có. Trong những trường hợp này, cần ghi chép vào sổ sách thật chi tiết, vì nó hết sức phức tạp, khó có thể hạch toán bàn cắt nếu không biết cách ghi chép một cách chính xác và cụ thể. Sau khi nhận được lệnh cắt, các nhân viên tổ cắt sẽ tiến hành cắt theo kế hoạch đã có, tổ chức quản lý điều hành cắt bán thành phẩm tại phân ưởng của mình. Nếu xảy ra các vấn đề trục trặc, cần báo ngay cho các nhân viên phòng kế hoạch đang phụ trách kế hoạch cắt, để các nhân viên này báo lại trưởng phòng và có kế hoạch điều chỉnh bảng kế hoạch dự trù đã có. Đôi khi xảy ra trục trặc quá lớn, thì trưởng phòng kế hoạch phải làm việc lại ngay với các phân ưởng sản xuất để thu hồi lại lịch sản xuất đã ban ra khi không còn có thể tiếp tục sản xuất mã hàng đó được nữa. 2.2 Tiến hành cắt một đơn hàng theo kế hoạch cắt Để tiến hành cắt một mã hàng mới, tổ cắt sẽ dựa vào bảng kế hoạch cắt do phòng kế hoạch sản xuất gửi đến. Sau khi xem xét bản kế hoạch và căn cứ vào tiến độ cắt hiện tại của ưởng và tình hình sản xuất ở chuyền, ưởng cắt sẽ điều chỉnh kế hoạch cắt sao cho vừa cung cấp đủ số lượng cho sản xuất vừa đảm bảo thời gian lên mã mới. Hàng phải được cắt xong trước hai ngày so với ngày chuyền lên mã mới. Tuy nhiên trong quá trình điều chỉnh kế hoạch phải ưu tiên cung cấp hàng cho sản xuất. Mỗi ngày ưởng cắt chỉ cắt với số lượng hàng nhất định và cắt đầy đủ các chi tiết của một sản phẩm. Xưởng cắt được bao nhiêu sẽ giao cho chuyền bấy nhiêu, không có hàng tồn lại và ưởng cắt giao hàng theo từng giờ, mỗi giờ sẽ giao một số lượng nhất định cho chuyền căn cứ vào định mức và năng lực của chuyền may. Như vậy ưởng cắt sẽ tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian bảo quản sản phẩm, tránh được các trường hợp thất thoát hay hư hao hàng hóa và dễ dàng kiểm soát số lượng hàng đã cắt. Nhưng công nhân phải vận chuyển nhiều lần từ ưởng cắt qua chuyền may. Sau khi tiến hành cắt xong toàn bộ mã hàng, nhân viên hạch toán bàn vải ở phân ưởng cắt cần tổng hợp lại toàn bộ những số liệu đã có về nguyên phụ liệu của mã hàng vào phiếu hạch toán bàn cắt. Phiếu này sẽ được lưu lại tại phân ưởng cắt và gửi lên phòng kế hoạch sản xuất làm cơ sở thanh toán nguyên phụ liệu đối với xí nghiệp (với kho). Thông thường, khi soạn phiếu hạch toán bàn cắt, ta phải soạn làm nhiều tờ, mỗi tờ đại diện cho một bàn cắt khác nhau. Có như thế, ta mới có thể cập nhật được các phát sinh trong ngày (phiếu này được viết trên cơ sở thực cắt trong ngày). 933
  7. 3 KẾT LUẬN Khi xây dựng được kế hoạch cắt cho một nhà máy may thì giúp ích rất nhiều cho nhà máy trong công tác quản lý, phân công nguồn nhân lực, hoạt động của máy móc, thiết bị và qui trình sản xuất sao cho nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và hiệu quả nhất. Việc lập kế hoạch cắt đã định sẵn sẽ giúp cho nhà máy luôn chủ động trong việc cung ứng bán thành phẩm cho chuyền may, đảm bảo số vốn bán thành phẩm theo yêu cầu (thông thường số vốn bán thành phầm trong chuyền may là từ 1,5 đến 2 vốn là lý tưởng nhất, các nhà máy sản xuất theo mô hình tinh gọn Lean thì thường hay áp dụng số vốn này). Để có được năng lực cắt cho nhà máy thì cơ bản dựa theo năng lực hoạch định chuyền may trong nhà máy, có nghĩa quy mô nhà máy sản xuất hoạt động với công suất may bao nhiêu thì đòi hỏi phân ưởng cắt phải đáp ứng bấy nhiêu. Cho nên người quản lý phân ưởng cắt phải nắm rõ yêu cầu này để cùng xây dựng một kế hoạch cắt sao cho phù hợp nhất, tránh tình trạng thừa/thiếu bán thành phẩm cho chuyền may, đặc biệt hàng quản lý bán thành phẩm cắt ra là phải đ ng và đảm bào chất lượng, từ đó góp phần vào việc mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao cho công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2018). Quản lý chất lượng ngành may, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. [2] Thi Minh Tuấn (2020). Lập kế hoạch sản xuất ngành may, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. [3] Tạ Thị Kiều An, Ngô Thị Anh (2000). Kế hoạch sản xuất, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 934
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2