intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lễ hội mùa xuân

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

130
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tháng giêng ở đồng bằng Bắc bộ có rất nhiều lễ hội dân gian thu hút đông đảo du khách, CTV Tuổi Trẻ Cuối Tuần giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu. Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh – mồng 4 đến 6 tết) vẫn diễn ra từ sau ngày có quy định cấm đốt pháo nhưng chỉ mang tính tượng trưng. Phần sôi động nhất là lễ rước ông Đám (còn gọi là lễ xuất tướng) tại đình với việc công bố chọn bốn “tướng” của bốn làng (Tiên, Thượng, Đông, Đoài) để...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lễ hội mùa xuân

  1. Lễ hội mùa xuân Tháng giêng ở đồng bằng Bắc bộ có rất nhiều lễ hội dân gian thu hút đông đảo du khách, CTV Tuổi Trẻ Cuối Tuần giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu. Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh – mồng 4 đến 6 tết) vẫn diễn ra từ sau ngày có quy định cấm đốt pháo nhưng chỉ mang tính tượng trưng. Phần sôi động nhất là lễ rước ông Đám (còn gọi là lễ xuất tướng) tại đình với việc công bố chọn bốn “tướng” của bốn làng (Tiên, Thượng, Đông, Đoài) để chủ trì tất cả các nghi lễ truyền thống của làng trong năm
  2. Người dân xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) mở lễ tế thành hoàng ngày 13 tháng giêng với tục rước lợn độc đáo. Theo truyền thuyết, thành hoàng làng La Phù là ngài Tĩnh Quốc, tướng thời Hùng Vương. Khi ngài mở tiệc khao quân trước khi lên đường đánh giặc, người dân đến dâng lợn. Ngày nay 16 “lợn ông” của 16 xóm trong xã được đưa lên kiệu rước và dự thi xem lợn xóm nào đẹp nhất
  3. Từ mồng 6 tết, tại thôn Ném Thượng (Tiên Du, Bắc Ninh) diễn ra lễ hội chém lợn tế thánh để tưởng nhớ vị tướng cuối đời Lý tên là Đoàn Thượng, người có công khai khẩn vùng đất này. Theo tín ngưỡng dân gian của vùng quê Kinh Bắc, huyết lợn trong lễ tế thánh tượng trưng cho sự sung túc, khả năng sinh sản, sức sống tràn trề, mùa màng bội thu, vật nuôi sinh sản nhiều…
  4. Lễ hội làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội – mồng 9 đến 12 tháng giêng) rước sắc mời thánh nhân về ngự tại đại đình, tạ ơn ngài đã ban cho dân làng một cuộc sống ấm no, sau đó là lễ nhập tịch và rước thánh hoàn cung. Nổi bật trong lễ hội Triều Khúc là năm điệu múa: múa rồng, múa lân, múa sênh tiền, múa bồng và múa chạy cờ
  5. Hội Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) là một trong những lễ hội truyền thống đầu xuân lớn nhất ở miền Bắc diễn ra vào mồng 6 tết để tưởng nhớ An Dương Vương xây thành, đắp lũy chống giặc ngoại xâm. Lễ hội gồm các trò vui: đấu vật, cờ người, hát quan họ trên giếng Ngọc, hát tuồng của xã Cổ Loa và Xuân Nộn, rối nước Đào Thục, ném còn, kéo lửa thổi cơm thi, múa sênh tiền, hát cầu may…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2