intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lí luận tiền lương của C.Mác và vận dụng hoàn thiện chính sách tiền lương Việt Nam - 3

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

118
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phấn đấu 2 năm mới thêm được mỗi tháng 18,9 ngàn đồng, 3 năm mới được tăng thêm 25,2 ngàn đồng (bậc cán sự). Thêm vào đó, thời gian phấn đấu để đạt tới bậc cao nhất quá dài, có những bậc lương đưa ra mà không ai vươn tới, hoặc do quá cao, hoặc do thời gian phấn đấu quá dài. Ví dụ: 16 bậc cán sự, thấp nhất là 1,46, cao nhất là 3,33, khoảng cách mỗi bậc là 0,12 tương đương 48 năm. Thứ hai, tình trạng bất hợp lý do vẫn tồn tại nhiều ngành, nhiều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lí luận tiền lương của C.Mác và vận dụng hoàn thiện chính sách tiền lương Việt Nam - 3

  1. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com cách giữa các bậc lương quá ngắn, thấp nhất là 0,09 và cao nh ất là 0,43; phấn đấu 2 năm mới thêm được mỗi tháng 18,9 ngàn đồng, 3 n ăm mới được tăng thêm 25,2 ngàn đồng (bậc cán sự). Thêm vào đó, thời gian phấn đấu để đạt tới bậc cao nhất quá dài, có nh ững bậc lương đưa ra mà không ai vươn tới, hoặc do quá cao, hoặc do th ời gian phấn đấu quá d ài. Ví dụ: 16 bậc cán sự, thấp nhất là 1,46, cao nhất là 3,33, khoảng cách mỗi bậc là 0,12 tương đương 48 năm. Thứ hai, tình trạng bất hợp lý do vẫn tồn tại nhiều ngành, nhiều cơ quan và khu vực có sự chênh lệch quá mức về thu nhập, h ình thành nhiều khoản thu và chia chác trong các cơ quan mà Nhà nước không quản lý nổi. Mọi người đều biết rằng mức lương hiện nay kh ông thể đảm bảo được mức sống bình thường. Chẳng hạn, một sinh viên đại học hiện nay muốn sống và học tập bình thường phải được chu cấp tối thiểu 500 và trung bình là 700 ngàn đồng/tháng ở Hà nội (ở thành phố Hồ Chí Minh còn cao hơn, từ 700 ngàn – 1 triệu đồng), tương đương với một cán sự bậc 10, nghĩa là ph ải làm việc được 30 năm. Đây là một nghịch lý. Bất hợp lý nữa là thu nh ập ngo ài lương lớn hơn lương rất nhiều trong một bộ phận cán bộ, công chức; chênh lệch về thu nhập giữa các ngành, các cơ quan, đơn vị rất lớn. Hiện nay có khoảng 40% số các đơn vị hành chính- sự nghiệp cả nước là ho ạt động sự nghiệp. Tính riêng năm 1999, theo Bộ Tài chính, số thu của 56 trường đ ại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đ ã có 304,946 tỉ đồng (bằng 68,43% kinh phí NSNN cấp). Số thu của 21 đơn vị thuộc Bộ Khoa học – Công ngh ệ và Môi trư ờng, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công ngh ệ quốc gia đạt 6,373 tỉ đồng (bằng 16,4% kinh phí NSNN cấp)... Khoản trích 30% viện phí để khen th ưởng trong
  2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com ngành y tế là 80,566 tỉ đồng, bình quân mỗi biên chế trong ngành nh ận 6,387 triệu đồng/năm, trong đó cao nhất là Bệnh viện Chợ Rẫy 16,28 triệu đồng), thấp nhất là Bệnh viện Tâm thần trung ương (2,79 triệu đồng). Đó là chưa kể sự chênh lệch quá lớn giữa lao động trong biên chế nh à nước với các thành phần kinh tế khác. Nh ững chênh lệch và những nghịch lý ấy đ ang là lý do cả về vật chất lẫn ý thức làm cho người lao động coi tiền lương là một khoản thu “thu nhập phụ”, không ai sống chỉ bằng lương, Nhà nư ớc không quản lý được thu nhập... và chúng đang gây ra nh ững hậu quả tiêu cực, như: h ạch toán sai, báo cáo không đầy đủ, giấu nguồn thu, trốn thuế thu nhập, sử dụng thu nhập mập mờ, tuỳ tiện, cản trở kiểm tra, kiểm soát. Điều tệ hại không đo đ ếm được là tạo ra tâm lý lạm dụng của công, nạn tham nhũng tập thể, dùng tiền công để chi tiêu thoả sức ... Diện hưởng lương từ ngân sách nh à n ước (NSNN) quá rộng, cơ cấu bất hợp lý và vẫn mang nặng tính chất bao cấp. Hiện nay, có 8 đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp mang tính chất lương từ NSNN, gồm: cán bộ công chức khối hành chính; cán bộ công chức khối sự nghiệp; cán bộ công chức khối cơ quan đảng và đoàn th ể; cán bộ công chức khối cơ quan dân cử (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp); cán bộ cấp xã, ph ường; cán bộ, chiến sĩ khối lực lượng vũ trang, công an, an ninh..; các đối tượng bảo hiểm xã hội, hư u trí, mất sức; những ngư ời có công, thương binh, b ệnh binh, gia đình liệt sĩ. Tính đ ến hết tháng 12 năm 1999, tổng toàn b ộ các đối tượng trên lên tới 6,2 triệu người, chiếm 8% dân số, trong đó 66,9% (tương đương 4 triệu người) thuộc 2 nhóm cuối – hưu trí và các chính sách xã hội.
  3. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trên th ế giới không có quốc gia n ào có tỷ lệ như vậy, vì nước ta phải gánh chịu hậu quả nặng nề của gần 30 năm chiến tranh khốc liệt và một thời gian d ài duy trì cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, chưa áp dụng chính sách nộp bảo hiểm x• hội. Số cán bộ, công chức đang làm việc thực tế chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ: - Khối quản lý h ành chính nhà nư ớc chiếm 3,4% tổng số. Tính ra cứ 1.000 người dân có khoảng 2,7 cán bộ công chức (0,27% dân số, và nếu tính gộp cả khối đảng, đoàn th ể là 0,3% dân số). Tỷ lệ này là thấp so với nhiều nước trên thế giới, ngay như Trun g Quốc, là nước đông dân nh ất, cũng có tỷ lệ 2,0%, Pháp 4%. - Khối sự nghiệp chiếm 18,4% tổng số, trong đó nhiều nhất là ngành giáo dục - đào tạo chiếm 14,5%, y tế; 3,1% và các đổi tượng sự nghiệp khác: 0,8%. - Cán bộ cấp phường, xã chiếm khoảng 6,2% tổng số. Tính bình quân mỗi xã có 37 cán bộ hưởng phụ cấp từ NSNN. Nếu tính thêm các đối tượng từ trư ởng thôn đến bí thư chi bộ, th ì con số n ày sẽ lên đến 203 cán bộ/1xã, nghĩa là 1.000 người dân có 27 cán bộ xã, nhiều gấp 10 lần tỷ lệ cán bộ, công chức khối hành chính nhà nước. Ngay trong bản thân hệ thống biên chế nh à nước ta h iện nay, các đối tượng phục vụ, như nhân viên bảo vệ, lái xe, tạp vụ, văn thư... chiếm tỷ lệ quá cao, khoảng 18,7% (1 người phục vụ 4 ngư ời, nếu tính số nhân viên văn phòng là phục vụ th ì nhiều cơ quan tỷ lệ này 1:1) . Một số kiến nghị. từ kết quả nghiên cứu trên đây kiến nghị: + Đối với Nhà nước.
  4. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Tổ chức nghiên cứu tổng thể và luận chứng đầy đủ về các mối quan hệ vĩ mô của tiền lương, trên cơ sở đó xem xét th ể hiện các nội dung hoàn thiện nói trên vào đề án cải cách tiền lương Nhà n ước trong giai đoạn tới, cụ thể như mối quan hệ giữa tiền lương - việc làm; mối quan hệ tiền lương - tiền công - thu nh ập giữa các nhóm dân cư; tiền lương - phát triển con người - phát triển kinh tế. - Quy đ ịnh những nguyên tắc chung nhất về việc xây dựng thang lương, bảng lương cho các doanh nghiệp vận dụng. Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng hệ thống thang lương, b ảng lương, phụ cấp lương phù hợp với quy mô, tổ chức sản xuất và tổ chức lao động, tự lựa chọn quyết định mức lương tối thiểu không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nư ớc quy định; h ình thành các phương pháp trả lương và thu nhập gắn với n ăng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. - Hướng dẫn ph ương pháp xây d ựng hệ thống tiền lương, đ ịnh mức lao động, đơn giá tiền lương, phương pháp tính năng suất lao động gắn với tiền lương. - Đổi mới vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động và xã hội theo hướng tăng cường áp dụng các công cụ, các đò n b ẩy kinh tế, giảm các biện pháp quản lý hành chính, trực tiếp; tăng cường vai trò đ iều tiết lao động và hỗ trợ cho thị trường lao động phát triển như cung cấp thông tin về thị trường lao động, các hoạt động hỗ trợ về việc làm và đào tạo nghề, sớm ban h ành chính sách bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách trợ giúp khác. - Tăng cường năng lực cho các cơ quan hoạch định và nghiên cứu chính sách có liên quan đến lao động và tiền lương. Đồng thời tạo điều kiện pháp lý đ ể các đoàn
  5. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thể, các tổ chức chính trị xã hội tham gia việc hoạch định và thực hiện các chính sách về lao động và tiền lương. + Đối với các Bộ, ngành có liên quan. - Thực hiện ngay việc cụ thể hoá và hư ớng dẫn các quy định mới của Nh à nước về chính sách tiền lương đối với khu vực sản xuất, kinh doanh. - Chuyển đ ổi cơ chế quản lý hành chính áp đ ặt tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh hiện nay sang cơ chế quản lý mang tính hướng dẫn là chủ yếu. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm việc thực hiện chính sách tiền lương trong khu vực n ày đúng với quỹ đạo chung và b ảo vệ quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp. - Đồng bộ đổi mới các cơ chế quản lý khác trong doanh nghiệp (cơ chế quản lý tài chính, cơ chế quản lý doanh nghiệp…) cho phù hợp với quá trình đổi mới, ho àn thiện chính sách tiền lương. - Tổ chức bộ phận nghiên cứu hoạch định chính sách tiền lương, bộ phận kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách tiền lương phù hợp với yêu cầu quản lý mới. Kịp thời phát hiện xử lý những vướng mắc phát sinh trong vấn đề tiền lương, thu nhập cũng như đ ề xuất với Nh à nước việc điều chỉnh bổ sung, sửa đổi khi phát sinh bất hợp lý. + Đối với các doanh nghiệp. - Trên cơ sở quyền chủ động về vấn đề tiền lương, thu nh ập trong cơ chế, chính sách mới, tổ chức bộ phận nghiên cứu quản lý cho phù hợp nhằm sử dụng có hiệu
  6. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com quả đòn b ẩy tiền lương trong việc khuyến khích nâng cao chất lư ợng, hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch lao động, định mức lao đ ộng, quỹ lương kế hoạch cũng như việc xác đ ịnh đ ơn giá tiền lương trên cơ sở bảo đ ảm nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động b ình quân, lợi nhuận b ình quân đầu người không thấp h ơn năm trước liền kề. Coi đây là trách nhiệm quản lý tự thân của doanh nghiệp, không phải là sự áp đặt hành chính của Nhà nước như trước. - Tổ chức công tác hạch toán, kế toán, phân tích hiệu quả doanh nghiệp, trên cơ sở đó th ực hiện quyết định mức lương tối thiểu và quy đ ịnh các mức tiền lương thu nhập đ ồng thời đảm bảo vai trò của tổ chức Công đ oàn trong vấn đề này theo quy định của pháp luật. Kết luận Nh ững phân tích trên cho thấy đ ã đ ến lúc phải có bư ớc đột phá thật sự trong việc tiếp tục cải cách chính sách tiền lương, không ch ỉ là ở vấn đ ề tạo nguồn tài chính để tăng lương tối thiểu đơn thuần m à cả về vấn đề nghiệp vụ tiền lương, nghĩa là cải cách cả hệ thống thang bảng lương kh ắc phục những h ạn chế, bất cập của nó xuất phát từ những đòi hỏi khách quan của cuộc sống. Cần khẩn trương đưa quan điểm của Đảng tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khoá VIII) vào cuộc sống, rằng: “tiền lương gắn liền với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trả lương đúng cho người lao động chính là thực hiện đầu tư cho phát triển;
  7. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com góp ph ần quan trọng làm lành mạnh, trong sạch đội ngũ cán bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu suất công tác” Đại hội lần thứ IX cũng tiếp tục khẳng định: “Cải cách cơ bản chế độ tiền lương cán bộ, công chức theo hướng tiền tệ hoá đầy đủ tiền lương; điều chỉnh tiền lương tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội; hệ thống thang bậc lương bảo đảm tương quan hợp lý, khuyến khích người có tài, người làm việc giỏi”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2