intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử chiến tranh Vệt Nam ( sơ lược ) 3

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

104
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lịch sử chiến tranh Vệt Nam ( sơ lược ) 3 Sự khác biệt về văn hóa giữa hai miền có lẽ bắt nguồn từ cuộc Nam tiến này. Văn hóa Nho giáo trong chính quyền miền Nam không phát triển nhiều, do họ chịu ảnh hưởng phần nào của văn hóa Champa, Khmer và Thượng. Ngày nay, người miền Bắc tiết kiệm, bảo vệ nhóm, giỏi ứng xử và có tài vận dụng trí óc; người miền Nam thoải mái trong đời sống, trong suy nghĩ và thẳng thắn. Tổ chức hành chính cũng khác biệt. Cách tổ chức chính...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử chiến tranh Vệt Nam ( sơ lược ) 3

  1. Lịch sử chiến tranh Vệt Nam ( sơ lược ) 3 Sự khác biệt về văn hóa giữa hai miền có lẽ bắt nguồn từ cuộc Nam tiến này. Văn hóa Nho giáo trong chính quyền miền Nam không phát triển nhiều, do họ chịu ảnh hưởng phần nào của văn hóa Champa, Khmer và Thượng. Ngày nay, người miền Bắc tiết kiệm, bảo vệ nhóm, giỏi ứng xử và có tài vận dụng trí óc; người miền Nam thoải mái trong đời sống, trong suy nghĩ và thẳng thắn. Tổ chức hành chính cũng khác biệt. Cách tổ chức chính quyền tỉ mỉ ở miền Bắc đ ã được đơn giản hóa ở miền Nam. Ách cai trị của họ Trịnh ở miền Bắc và của họ Nguyễn ở miền Nam, cũng như nội chiến liên miên đã làm cho đời sống người dân thêm cùng quẫn. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra, song phần lớn chịu thất bại. Tới phong trào nổi dậy của Tây Sơn bùng nổ năm 1771 là một cuộc "cách mạng nhân dân" rộng lớn đã quét sạch hai chế độ cai trị của hai họ Nguyễn, Trịnh, chấm dứt việc chia đôi đất nước, cũng như bãi bỏ nhà Hậu Lê vốn chỉ còn trên danh nghĩa. Nguyễn Huệ (Tây Sơn) đã trở thành vua Quang Trung nổi tiếng đánh tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh vào tết Kỷ Dậu 1789. Cuộc nổi dậy cũng đẩy lùi cuộc xâm chiếm của người Hoa, và thay đổi thương gia người Hoa ở Việt Nam. Họ chỉ thực sự bị lúng túng khi điều hành chính quyền thực tế. Một người thuộc dòng dõi chúa Nguyễn ở miền Nam là Nguyễn Phúc
  2. Ánh, với sự hậu thuẫn của Pháp, đã đánh bại được nhà Tây Sơn vào năm 1802. Ông lên làm vua, lấy niên hiệu là Gia Long và trở thành vua đầu tiên cai trị một đất nước thống nhất với hai đồng bằng phì nhiêu nối với nhau bằng một dải duyên hải. Gia Long (1802-1820) đóng đô ở Huế (trung tâm của đất nước). Ông cho xây dựng Huế tương tự như Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Gia Long và con trai Minh Mạng (cai trị 1820-1841) đã cố gắng xây dựng Việt Nam theo khái niệm và phương pháp hành chính Trung Hoa. Nhưng c ố gắng này về lâu dài đã gây ra hậu quả xấu, đó là đất nước kém phát triển rồi dẫn đến mất nước. Từ thập niên 1830, giới trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ) đã đặt ra yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp - thương mại, nhưng họ chỉ là thiểu số. Đáp lại, vua Minh Mạng và những người kế tục (Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1883)) chọn chính sách đã lỗi thời là coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản) và ngăn cản Thiên chúa giáo, tôn giáo từ phương Tây. Những nhà truyền giáo người Pháp thực ra đã có mặt ở Việt Nam từ giữa thế kỷ 17. Họ cũng hỗ trợ nhân lực và vật lực cho nhà Nguyễn trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn. Đến giữa thế kỷ 19, có khoảng 450.000 người cải đạo sang Thiên chúa giáo. Chính quyền thực sự lo ngại sự hình thành của một tôn giáo có tổ chức nên đã sát hại những người theo đạo Thiên chúa giáo và san bằng nhiều xóm đạo CÁC CUỘC CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM THỜI PHONG KIẾN : Lý Thường Kiệt[ (tên thật là Ngô Tuấn; 1019–1105) là một danh tướng nhà Lý có công đánh bại
  3. quân nhà Tống vào năm 1075-1077. Tiểu sử Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, ông tên thật là Ngô Tuấn, là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của Sứ quân Ngô X ương Xí và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập–hoàng tử trưởng của Ngô Quyền [1], người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay. Có tài liệu ([2]) lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay). Gia đình ông nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng. Khi còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hoàng môn chi hậu, là thái giám theo hầu Lý Thái Tông, thăng dần đến chức Nội thị sảnh đô tri. Lý Thánh Tông phong chức Thái bảo, ban tiết việt để đi thăm hỏi lại dân ở Thanh Hóa, Nghệ An. Tháng 2 năm 1069, khi vua Lý Thánh Tông thân đi đánh Chiêm Thành, ông làm tướng tiên phong, bắt được vua Chiêm là Chế Củ (Rudravarman 4). Chiến tranh với Tống Bắc tiến đánh Ung châu Năm 1075, Vương An Thạch cầm quyền chính nhà Tống, tâu với vua Tống là Đại Việt bị Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi, và Lưu Di làm tri Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt. Vua biết tin, sai ông và Tôn Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân bộ gồm
  4. 60.000 người do các tướng Tông Đản, Thân Cảnh Phúc[2], Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An chỉ huy, tổng chỉ huy là Tông Đản. Bộ binh tập trung ngay ở các châu Quảng Nguyên, Môn (Đông Khê), Quang Lang, Tô Mậu rồi tràn sang đánh các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn, châu Tây Bình, Lộc Châu. Một cánh quân khác đóng gần biên giới Khâm châu cũng kéo tới đánh các trại Như Hồng, Như Tích và Đề Trạo, "quân ta tới đâu như vào nhà trống không người"[3]. Lý Thường Kiệt chỉ huy 40.000 quân thủy cùng voi chiến[cần chú thích] đi đường biển từ châu Vĩnh An (Quảng Ninh) đổ bộ lên đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Ngày 30 tháng 12 năm 1075, quân Nam tiến chiếm thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân mà không phải giao chiến một trận nào. Ba ngày sau, 2 tháng 1 năm 1076, Liêm Châu cũng thất thủ[cần chú thích]. Khi được tin hai châu Khâm, Liêm đã mất, nhà Tống rất hoang mang, lo ngại, các tướng ở địa phương bối rối. Ti kinh lược Quảng Nam tây lộ vội vã xin viện binh: 20.000 quân, 3.000 con ngựa, xin thêm khí giới, đồ dùng và một tháng lương, và xin được điều động các dân khê động, tất cả lấy dọc đường từ Kinh đến Quảng Tây. Để điều khiển quân được mau chóng, ti ấy cũng xin dời đến thành Tượng, gần phía bắc Ung Châu [4]. Trong lúc bối rối, triều đình Tống đối phó rất lúng túng. Vua Tống cách chức Lưu Di và sai Thạch Giám thay coi Quế Châu và làm kinh lược sứ Quảng Tây, đồng thời xuống chiếu cho các quan lại địa phương, dặn rằng: "Nếu xem chừng quân Giao Chỉ tới đâu mà không đủ quân giữ, thì chỉ giữ lấy chỗ hiểm mà thôi. Chỗ nào có tiền, vải, lương thực, thì phải chở tháo đi, đừng để lọt vào tay địch" Sau đó lại
  5. ra một lệnh trái ngược, nói rằng: "Nếu quân bỏ thành đi chỗ khác, thì lo rằng dân rối sợ. Hãy bảo các quan Ti đều phải trở lại thành mình"[cần chú thích]. Trên các mặt trận, quân Lý hoàn toàn làm chủ. Lý Thường Kiệt cho đạo quân ở Khâm và Liêm Châu tiến lên phía Bắc. Đạo đổ bộ ở Khâm Châu kéo thẳng lên Ung Châu. Đường thẳng dài chừng 120 cây số, nhưng phải qua dãy núi Thập Vạn. Còn đạo đổ bộ ở Liêm Châu tiến sang phía đông bắc, chiếm lấy Bạch Châu, dường như để chặn quân tiếp viện của Tống từ phía đông tới. Hẹn ngày 18 tháng 1 năm 1076, hai đạo quân sẽ cùng hội lại vây chặt lấy Ung Châu. Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giám cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ; để chờ quân các châu và quân triều đình tới tiếp cứu: "Cuộc chiến đấu ở thành Ung Châu, bởi thế, sẽ rất gay go, quyết liệt, và sẽ là một trường tranh đấu giữa mưu trí của Lý Thường Kiệt và lòng dũng cảm của Tô Giám"[5]. Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay thuộc thành phố Nam Ninh, khu tự trị Quảng Tây) phá tan được, chém Trương Thủ Tiết tại trận. Tri Ung Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày, dùng máy bắn đá bắn vào thành giết được nhiều người ngựa trong thành, quân Tống cũng dùng cung thần tý bắn ra, làm chết nhiều quân Nam và voi chiến. Thành Ung Châu rất vững, quân Nam phải dùng vân thê, là một thứ thang bắc truyền nối nhau rất cao, để leo lên thành, nhưng vẫn không tiến lên được. Quân Nam dùng đến kế đào đường hầm để đánh vào thành, cũng không vào nổi. Sau cùng quân Việt dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành, trong
  6. thành thiếu nước, không thể chữa được cháy[cần chú thích]. Cuối cùng quân Nam chồng bao đất cao đến hàng trượng trèo lên thành. Ngày thứ 42, thành bị hạ, tướng chỉ huy Tô Giám tự đốt chết. Người trong thành không chịu hàng, nên bị giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000[cần chú thích], tuy nhiên quân Lý cũng tổn thất đến một vạn người và nhiều voi chiến[6]. Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về nước. Nhà Lý cho những người phương bắc đó vào khai phá vùng Hoan - Ái (Thanh - Nghệ). Lý Thường Kiệt sai phá thành Ung Châu, lấy đá lấp sông để ngăn ngừa quân cứu viện của Tống. Rồi ông tiếp tục tiến lên phía bắc, định lấy Tân Châu. Viên quan coi Tân Châu, nghe thấy quân Nam kéo gần đến thành, liền bỏ thành chạy trốn[7]. Mục tiêu hoàn thành, Lý Thường Kiệt cho rút quân về.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
28=>1