intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại - Đại học bách khoa Hà Nội

Chia sẻ: Fvdxc Fvdxc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

624
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Loài người bắt đầu xuất hiện trên trái đất khoảng hơn 3 triệu năm trước. Trong quá trình tiến hóa, thông qua lao động, dần dần con người tự hoàn thiện và tổ chức xã hội. Việc phát hiện ra lửa, biết dùng lửa và làm ra lửa được coi là một trong những phát minh quan trọng của loài người trong thời kỳ đồ đá cũ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại - Đại học bách khoa Hà Nội

  1. Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại
  2. Chương 1: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại Khoa Kiến Trúc – ĐHBK – ĐHĐN - 12.2012 Phần 1: Đô thị thời kỳ Cổ đại và Trung đại Chương 1: Đô thị thời kỳ Cổ đại 1. Nguồn gốc đô thị Loài người bắt đầu xuất hiện trên trái đất khoảng hơn 3 triệu năm trước. Trong quá trình tiến hóa, thông qua lao động, dần dần con người tự hoàn thiện và tổ chức xã hội. Việc phát hiện ra lửa, biết dùng lửa và làm ra lửa được coi là một trong những phát minh quan trọng của loài người trong thời kỳ đồ đá cũ. Con người dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào tự nhiên, biết tạo cho mình nơi lưu trú. Trong quá trình phát triển, dần dần con người biết tận dụng và khai thác các điều kiện thuận lợi của thiên nhiên để tạo dựng cho mình nơi cư trú, chống lại điều kiện khắc nghiệt của khí hậu, thú dữ,… Trong thời kỳ đồ đá mới, cách đây khoảng 4 vạn năm, xã hội loài người tồn tại ở hình thức “xã hội thị tộc”: Tổ chức cơ sở của xã hội nguyên thủy gồm nhiều gia đình lớn cùng huyết thống và có cùng hoạt động kinh tế chung. Nông nghiệp và chăn nuôi là các hoạt động sản xuất chính của con người đồng thời, sự cải tiến về công cụ lao động dẫn đến nhu cầu định cư ngày càng cao. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất vật chất, tổ chức xã hội, hình thành đời sống tín ngưỡng, tinh thần của cộng đồng xã hội thời kỳ đó. Hình 1.2 Mặt bằng nơi cư trú của người tiền sử, dạng hình tròn được xây dựng bằng đá được tìm thấy ở Abbasanta – Ý 1 1 Link: http://www.sardinia-blue.com/english/sardinia/nuraghe.html Giáo trình bài giảng môn Lịch sử Đô thị - Ts. Kts. Phan Bảo An 1
  3. Chương 1: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại Khoa Kiến Trúc – ĐHBK – ĐHĐN - 12.2012 Hình 1-2: Mặt bằng làng tiền sử 2 Hình 1-3: Làng tiền sử ở Biscupin (Ba Lan) Thế kỷ thứ VII – IV TCN Và dần dần, các ngôi làng tiền sử được hình thành với các ngôi nhà đơn sơ, gần nguồn nước và có hàng rào bảo vệ chung quanh. 2 Nuraghi of Barumini, the most important nuraghi in Sardinia Giáo trình bài giảng môn Lịch sử Đô thị - Ts. Kts. Phan Bảo An 2
  4. Chương 1: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại Khoa Kiến Trúc – ĐHBK – ĐHĐN - 12.2012 Hình 1.3 Mặt bằng làng thời tiền sử ở Hallstatt – Đức Làng của người tiền sử được con người thiết kế và xây dựng có ý thức, dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào môi trường tự nhiên. Các loại vật liệu được sử dụng tại chỗ, tổ chức đơn giản và quy mô nhỏ. Ngày nay, mặc dù làng tiền sử không còn tồn tại nguyên vẹn, nhưng các nhà khảo cổ học, sử học, nhân chủng học đã nghiên cứu và kết luận: Hình thức làng tiền sử được phân bố ở nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt tập trung ở vùng khí hậu ôn hòa, đồng bằng gần nguồn nước, dọc các con sông lớn, hoặc ở các vịnh biển. Khi nông nghiệp và chăn nuôi phát triển, làng tiền sử dần chuyển hóa thành các làng nông nghiệp cố định. Các làng nông nghiệp được phân tán tạo thành một hệ thống quần cư cố định, có quan hệ với nhau, trong đó, yếu tố tự nhiên là nguồn nước (sông) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng (lương thực, nước uống), là yếu tố không thể thiếu trong canh tác nông nghiệp, giao thông, trao đổi sản phẩm, thông tin,… Giáo trình bài giảng môn Lịch sử Đô thị - Ts. Kts. Phan Bảo An 3
  5. Chương 1: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại Khoa Kiến Trúc – ĐHBK – ĐHĐN - 12.2012 Khi sản xuất thủ công và trao đổi buôn bán phát triển tách khỏi và dần chi phối các hoạt động sản xuất nông nghiệp thì đô thị hình thành. Tổ chức quần cư dưới dạng đô thị của loài người, xuất hiện đầu tiên vào khoảng 9000 năm TCN. Hình 1-4 Đô thị cổ đầu tiên Catal Huyuk [9400-8200 years ago] in Anatolia (Turkey) – Lối vào nhà được tổ chức đi từ trên mái xuống bằng cầu thang. Tuổi thọ của dân cư trong đô thị này khoảng từ 29-32 tuổi (Rất thấp so với thời điểm hiện nay). Giáo trình bài giảng môn Lịch sử Đô thị - Ts. Kts. Phan Bảo An 4
  6. Chương 1: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại Khoa Kiến Trúc – ĐHBK – ĐHĐN - 12.2012 Khi thủ công và thương mại phát triển trên cơ sở dư thừa sản phẩm và nhân lực. Trong xã hội xuất hiện thành phân dân cư mới không trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp. Thành phần dân cư này có nhu cầu hoạt động tập trung và là nhân tố tạo thành đô thị. Chính sự dư thừa sản phẩm, làm nảy sinh tư tưởng chiếm hữu và tập trung quyền lực, đưa đến việc hình thành giai cấp. Mô hình tổ chức xã hội mới -> xã hội chiếm hữu nô lệ và nhà nước ra đời. Đô thị - hình thức tổ chức quần cư mới hội đủ điều kiện để hình thành. Tóm lại, đô thị sơ khai có nguồn gốc từ làng. Ban đầu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ vùng nông nghiệp bao quanh, dần dần đô thị phát triển chi phối và thống trị các vùng nông thôn lân cận, trở thành trung tâm chính của vùng và của quốc gia. Đô thị là động lực phát triển xã hội và là nơi diễn ra qua trình tiến hóa của văn minh nhân loại. Hình 1-5: Làng Camorun – Châu phi Câu hỏi tham khảo: Con người thời nguyên thủy phát hiện ra lửa, biết dùng lửa, hoàn thiện tiếng nói và cải tiến công cụ lao động để dần bớt phụ thuộc vào môi trường tự nhiên. Từ đó, họ biết tận dụng các điều kiện thiên nhiên để tạo dựng cho mình nơi cư trú cố định. Và Nguồn Nước là một yếu tố quyết định điều này? Đề nghị các bạn cho biết lý do tại sao? Giáo trình bài giảng môn Lịch sử Đô thị - Ts. Kts. Phan Bảo An 5
  7. Chương 1: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại Khoa Kiến Trúc – ĐHBK – ĐHĐN - 12.2012 2. Đô thị Ai cập cổ đại Lịch sử nền Văn minh Ai cập cổ đại: Ai cập là một trong những cái nôi xuất hiện nền Văn minh sớm nhất của Xã hội loài người. Hình 2-1: Các mốc lịch sử của Thế giới Ai cập cổ đại Thế giới Cổ đại ra đời lúc chế độ công xã thị tộc tan rã và chế độ chiếm hữu nô lệ hình thành. Sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi phát triển đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các hoạt động sản xuất mới: thủ công nghiệp và thương nghiệp. Sức sản xuất tăng lên cùng với sự cải tiến công cụ lao động, hoạt động trao đổi buôn bán, sự phân hoá sản xuất chăn nuôi nông nghiệp ra thành thủ công nghiệp và nông nghiệp, tài sản xã hội gia tăng nhanh chóng. Đô thị xuất hiện, những thành phố Ai cập cổ đại (khoảng 3000 năm trước CN) ban đầu gánh vác hai chức năng: - (1) là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm (thị) - (2) là thành luỹ để chủ nô lệ cũng cố địa vị của mình (đô). Hầu hết, các quốc gia cổ đại đều hình thành và phát triển tại những vùng đồng bằng lưu vực các dòng sông lớn, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông-ngư nghiệp, chăn nuôi, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi (lưu vực sông Nil dài khoản 700km và rộng khoảng 50 km) nên nông nghiệp có tầm quan trọng đối với sự sinh tồn của đô thị. Thần quyền và Vương quyền cũng tác động khá mạnh đến sự hình thành bộ mặt của thành phố nên những thành phố thường cũng là những trung tâm tôn giáo với những đền thờ lớn hay bên cạnh các thành phố thường có những Kim tự tháp, Mastaba, hoặc Hypoge. Ngoài những quần thể kim tự tháp và đền đài với quy mô lớn được xây dựng bằng đá còn tồn tại được đến nay, các kết quả của hoạt động xây dựng đô thị phần lớn đã bị sa mạc và Giáo trình bài giảng môn Lịch sử Đô thị - Ts. Kts. Phan Bảo An 6
  8. Chương 1: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại Khoa Kiến Trúc – ĐHBK – ĐHĐN - 12.2012 thời gian làm mất đi. Những hình thức của đô thị lúc bấy giờ chỉ có thể hình dung được một phần qua dấu vết còn lại của một số đô thị được xây dựng để tập trung nô lệ phục vụ cho việc xây dựng kim tự tháp. Về Tôn giáo: Gồm nhiều hệ thần linh, trong đó quan trọng nhất là hệ mặt trời, thần Mùa màng nông nghiệp, thần Chiến tranh, thần phồn thực,… các thần được biểu hiện bằng những hình vẽ, điêu khắc mình người, đầu động vật. Nhìn chung, cách tổ chức và xây dựng đô thị cổ Ai cập tương đối thống nhất, đã tạo nên hình thái đô thị đặc trưng riêng, dễ nhận biết so với các đô thị cùng thời ở nhiều khu vực khác nhau trên Thế giới. Quan niệm xây dựng đô thị của Ai cập cổ đại thể hiện ở sự phân chia các khu chức năng đô thị một cách tách biệt: Thành phố cho người chết (Thế giới vĩnh hằng của linh hồn sau khi chết): Bao gồm những công trình lăng mộ của các vương triều Ai cập cổ đại. Người Ai cập cổ đại đã sử dụng phổ biến một loại vật liệu bền vững là đá với kích thước lớn để xây dựng các công trình có quy mô khổng lồ. Theo tính toán, với kỹ thuật xây dựng của thời kỳ này thì để xây dựng kim tự tháp, vua Pharaon Khufu phải dùng đến 100 000 Nhân công làm việc trong suốt 20 năm liên tục (có đến 2 triệu 300 ngàn phiến đá lớn được sử dụng, mỗi phiến cân nặng trung bình 2 tấn) Hình 2-2: Nhóm kim tự tháp ở Gizé, Ai Cập Khu đền thờ thần Ai cập cổ đại (Thế giới thiêng liêng của thần linh): Đa thần giáo có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội Ai cập cổ đại. Kiến trúc tôn giáo Ai cập là một quần thể các đền thờ thần, trong đó quan trọng nhất là ngôi đền chính thờ thần Mặt trời hay vị thần bảo hộ của địa phương, ngoài ra còn có các đền thờ những vị thần thứ cấp khác. Quần thể đền thờ được bao bọc bởi tường thành kiên cố, có cổng chính mở về hướng sông Nil tạo thành một tổng thể độc lập khép kín trong thành phố. Bên trong có các công trình phụ trợ khác như kho chứa, xưởng thủ công, nhà của giới tăng lữ và nhà ở của một bộ phận nông nô. Giáo trình bài giảng môn Lịch sử Đô thị - Ts. Kts. Phan Bảo An 7
  9. Chương 1: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại Khoa Kiến Trúc – ĐHBK – ĐHĐN - 12.2012 Hình 2-3: L'archéologie égyptienne, Gaston Maspero, 1907. Anciennement appelé "pyramide de Righa". Khu vực cư trú của dân cư đô thị (Thế giới tạm thời của người sống): Thành phố cho người sống là nơi cư trú của tầng lớp chủ nô và nô lệ. Khu vực này không được chú trọng xây dựng như khu vực các công trình tín ngưỡng và tôn giáo. Vật liệu được dùng để xây nhà ở chủ yếu là đất nung, quy mô công trình nhỏ, kiến trúc đơn giản, cách bố cục tự do với mật độ xây dựng cao. Riêng khu ở cho các tầng lớp thống trị, được xây dựng với quy mô lớn hơn, sử dụng vật liệu đá, tuy nhiên vẫn ở mức độ vừa phải. Hình 2-4: Mặt bằng nhà ở điển hình thời kỳ Ai cập cổ đại Đặc điểm chính về tổ chức không gian đô thị thời kỳ Ai cập cổ đại: - Cách tổ chức không gian có sự phân chia giai cấp rõ rệt, vai trò thống trị tuyệt đối của các Pharaon. - Tôn giáo đa thần, và tin tưởng vào sự sống vĩnh hằng của linh hồn con người, nên chú trọng xây dựng các khu lăng mộ và khu đền thờ. Giáo trình bài giảng môn Lịch sử Đô thị - Ts. Kts. Phan Bảo An 8
  10. Chương 1: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại Khoa Kiến Trúc – ĐHBK – ĐHĐN - 12.2012 - Đặc điểm nổi bật của không gian kiến trúc đô thị là việc sử dụng nguyên tắc bố cục hình học dựa trên các hệ trục đối xứng dành cho các công trình xây dựng thuộc khu lăng mộ và đền thờ. Ngược lại, trong khu ở được xây dựng với bố cục tự do. - Sử dụng vật liệu đá, hình khối kỷ hà, sử dụng điêu khắc với quy mô đồ sộ vượt ra ngoài khả năng cảm nhận thông thường của con người. Với mong muốn các công trình trường tồn. Và điều đó đã được chứng minh bởi sự tồn tại của các Kim tự tháp. - Khu vực cư trú được thiết kế bằng các loại vật liệu kém bền hơn như là đất hoặc đất nung. Bố cục đơn giản, tự do và có quy mô nhỏ. Câu hỏi tham khảo: Các anh chị tìm hiểu quy mô của đô thị thời kỳ Ai cập cổ đại của 3 thời kỳ chính: Thời kỳ Cổ Vương quốc (3500-2000 TCN); Thời kỳ Trung Vương quốc (2000-1590 TCN); Thời kỳ Tân Vương quốc (1590-322 TCN)? Phân tích đặc điểm và so sánh các đô thị của ba thời kỳ này? (Câu hỏi này sẽ được ra trong phần bài tập Kiểm tra giữa kỳ) Câu hỏi thảo luận: Các bạn liên hệ lại hệ thống đô thị Ai cập cổ đại, tìm và nêu các ví dụ của đô thị Đà Nẵng hiện nay: Nêu các công trình Tôn giáo của thành phố Đà Nẵng? Nêu các công trình Văn hóa giải trí? Nêu các công trình hành chính – Quản lý xã hội? Nêu các công trình giáo dục, hướng nghiệp? Nêu các công trình Thương mại? Nêu các khu công nghiệp? Nêu các khu vực còn hiện diện vai trò phát triển nông nghiệp? Trình bày chức năng của các công trình này? Hiện nay các công trình này đang phát triển như thế nào Giáo trình bài giảng môn Lịch sử Đô thị - Ts. Kts. Phan Bảo An 9
  11. Chương 1: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại Khoa Kiến Trúc – ĐHBK – ĐHĐN - 12.2012 3. Đô thị Vùng Tây Á và Lưỡng Hà Cùng thời gian với nền văn minh Ai cập cổ đại, khu vực Tây Á, Lưỡng hà là nơi xuất hiện và phát triển rực rỡ nền văn minh đô thị cổ đại của nhiều quốc gia như Babylon, Assyrie, Phénicie,…Những đô thị vùng Luỡng Hà và Tây Á là những bằng chứng sống động đánh dấu giai đoạn đầu tiên của nền văn minh loài người. Về tôn giáo và tín ngưỡng, cư dân Tây Á có quan niệm khác với người Ai Cập cổ đại, tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân. Ban đầu là Tín ngưỡng Đa thần giáo có nguồn gốc từ Ai Cập, dần đi đến quan niệm đơn thần, và cuối cùng, người Phénicie và Palestine xây dựng nền tôn giáo mới: Đạo Do Thái , ngoài ra, quan niệm về cái chết đối với cư dân Tây Á đơn giản hơn nhiều so với cư dân Ai Cập. Như đã nói, tôn giáo và tín ngưỡng ở đây gắn liền với hoạt động đời sống của cư dân đô thị. Do đó, công trình Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng luôn giữ vài trò chính của tổng thể đô thị (tạo thành trung tâm đô thị) chiếm ưu thế về không gian trong cấu trúc đô thị Tây Á. Về chính trị, bộ máy hành chính là kết hợp giữa vương quyền và thần quyền (Vua tự coi mình là hiện thân của thần thánh hoặc là người kế vị của thần) Đặc điểm này tạo nên sức mạnh tập trung quyền lực của chính quyền quân chủ chuyên chế khu vực Tây Á. Nhờ vậy mà nhà nước Tây Á đã huy động được nguồn nhân lực rất lớn, để phát triển các ngành nghề thủ công, xây dựng các công trình thủy lợi lớn, các công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ. Hình 3-1: Vườn treo Babylon Giáo trình bài giảng môn Lịch sử Đô thị - Ts. Kts. Phan Bảo An 10
  12. Chương 1: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại Khoa Kiến Trúc – ĐHBK – ĐHĐN - 12.2012 Những đô thị Lưỡng Hà có vai trò quan trọng, là trung tâm chính trị, kinh tế của vùng. Hai yếu tố quan trọng giúp cho đô thị phát triển là thủ công nghiệp (chế tạo, sản xuất các mặt hàng, tư liệu sản xuất) và thương nghiệp (trao đổi, buôn bán, dịch vụ). Hai hoạt động này phát triển theo hướng chuyên môn hóa đã tạo nên thành phần dân cư cơ bản của đô thị (phi nông nghiệp) tham gia phát triển kinh tế xã hội. Cấu trúc đô thị khác với những cấu trúc làng nông nghiệp, đô thị là một môi trường nhân tạo được thiết kế hoàn toàn khép kín, tương phản với không gian thiên nhiên rộng lớn. Đô thị được xây dựng hoàn chỉnh bằng vật liệu đất nung, có mặt bằng dạng hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình bầu dục. Có tường thành bảo vệ bên ngoài, bên trong được phân thành các khu chức năng rõ rệt: Khu ở của chủ nô, cư dân tự do và nô lệ. Trung tâm đô thị không phải là các đền thờ như đô thị Ai cập, mà là các công trình, trụ sở làm việc, các cung điện, dinh thự của vua chúa, quan lại và nhà giàu. Hình khối xây dựng phong phú và được trang trí tinh xảo. Hình 3-2: Mặt bằng thành phố Ur – Thành phố cảng lớn, là trung tâm chính trị và kinh tế quan trọng nhất của Lưỡng Hà trong giai đoạn 2200-2000 TCN Ban đầu mang tính chất trung tâm hành chính và tôn giáo của công xã nông thôn, sau đó mới trở thành các trung tâm thương mại trên cơ sở phát triển thủ công nghiệp. Các thành phố được xây trên những bệ cao nhân tạo để tránh lũ lụt. Các công trình chủ chốt của thành phố được xây dưng với quy mô cao rộng. Tường thành có tính chất phòng ngự rất mạnh. Tôn giáo và thuật xem sao rất được chú trọng và thể hiện ở việc xây các công trình tôn giáo. Hệ thống đường khá hoàn thiện, nhiều khi được lát đá và hệ thống thiết bị kỹ thuật cấp, thoát nước tương đối được chú trọng. Giáo trình bài giảng môn Lịch sử Đô thị - Ts. Kts. Phan Bảo An 11
  13. Chương 1: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại Khoa Kiến Trúc – ĐHBK – ĐHĐN - 12.2012 Thành phố Persepolis – Ba tư (Thuộc Iran ngày nay) Hình 3-3: Mặt bằng khu vực trung tâm thành phố Persepolis – Ba tư (thế kỷ VI-IV TCN) Trong xây dựng đô thị, người Ba tư tiếp tục áp dụng các ngôn ngữ kiến trúc và quy hoạch hình học. Về vật liệu, ngoài việc sử dụng đất nung, người Ba tư còn sử dụng nhiều loại đá khác nhau, đặc biệt là đá hoa cương trong xây dựng các công trình kiến trúc chính. Thành phố Khorsabad – Dur Sharrukin (Thuộc Irak ngày nay) Hình 3-4 : Cung điện của vua Sargon II ở Dur Sarrukin Giáo trình bài giảng môn Lịch sử Đô thị - Ts. Kts. Phan Bảo An 12
  14. Chương 1: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại Khoa Kiến Trúc – ĐHBK – ĐHĐN - 12.2012 Thành phố Babylon Hình 3-5: Mặt bằng thành phố Babylon vùng Lưỡng Hà Vào giai đoạn cực thịnh, thành Babylon có dân số tập trung trên 200 000 người, chu vi thành dài 16km, tường thành bằng gạch cao 30m, rộng 8.5m với 7 cổng có cửa bằng đồng và hệ thống tháp canh. Đô thị thành Babylon được xây dựng theo hình kỷ hà, các công trình kiến trúc đền thờ, cung điện, nhà ở đều có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật. Hệ thống đường phố có chiều rộng từ 4-7.5m và phân bổ dạng ô cờ. Các công trình quan trọng như cung điện dành cho vua, tăng lữ các đền thờ chính đều có vị trí trung tâm. Ngoài những công trình đồ sộ như tháp Babel, đền thờ Ninmah,… Babylon còn nổi tiếng bởi vườn treo Babylon: công trình cao 100m gồm 4 tầng, tầng dưới cùng có kích thước 246mx246m. trên mỗi tầng được trồng nhiều cây hoa được mang từ nhiều nơi. Tóm lại, đô thị vùng Tây Á và Lưỡng Hà có hai thành phần chủ yếu và quan hệ mật thiết với nhau là: Khu trung tâm, nơi tập trung các công trìn h tôn giáo, tín ngưỡng, dinh thự, của tầng lớp thống trị, chủ nô, nhà giàu. Khu cư trú, nơi ở và lao động của tầng lớp bị trị, tầng lớp nô lệ. Nguyên tắc bố cục đối xứng, thiết kế mạng lưới đường phố và các công trình Giáo trình bài giảng môn Lịch sử Đô thị - Ts. Kts. Phan Bảo An 13
  15. Chương 1: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại Khoa Kiến Trúc – ĐHBK – ĐHĐN - 12.2012 kiến trúc ở dạng độc lập, khép kín. Hình thức khai khác các hình khối kỷ hà có tỉ lệ lớn và thu nhỏ dần theo chiều cao công trình. Các chi tiết trang trí tinh xảo. Mạng lưới đường phố tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, nên có hình tự do. Nhà ở được xây dựng quy mô nhỏ, liền kề và mật độ cao. Ngoài ra, không gian chức năng của công trình chủ yếu tập trung vào các sân trong. Giáo trình bài giảng môn Lịch sử Đô thị - Ts. Kts. Phan Bảo An 14
  16. Chương 1: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại Khoa Kiến Trúc – ĐHBK – ĐHĐN - 12.2012 4. Đô thị Hy lạp cổ đại Hình 4-1: Bản đồ Hy lạp Hy lạp cổ đại bao gồm nhiều đảo, có điều kiện tự nhiên đa dạng: nhiều quần đảo lớn nhỏ va bờ biển dài. Trong lục địa, có nhiều đồi núi rải rác được xen kẻ bởi các đồng bằng phì nhiêu, có khí hậu ôn hòa, thực vật phong phú. Nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, người Hy lạp cổ rất thành thạo nghề đi biển. Đây cũng là yếu tố thuận lợi cho các hoạt động thương mại, mậu dịch hàng hải phát triển. Nền văn minh Hỵ lạp cổ đại phát triển rực rỡ từ khoảng 2000 năm TCN đến năm 133 TCN, trải qua các thời kỳ sau: - Thời kỳ Kriti (Crète) – Mycène từ thiên niên kỷ thứ III TCN đến thế kỷ XV TCN - Thời kỳ Homère từ XI đến IX TCN - Thời kỳ cổ xưa (Archaios) từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ IV TCN - Thời kỳ Hellénistique từ thế kỷ III đến thế kỷ thứ II TCN Khác với các cư dân Ai cập và Tây á, cư dân Hy Lạp có ý thức tổ chức cuộc sống cộng đồng đô thị thông qua các sinh hoạt cộng đồng. Do đó, đô thị là một hệ thống có bản sắc riêng của địa phương. Quan niệm về đô thị Người Hy lạp quan niệm đô thị được xây dựng cho người sống, cho một cộng đồng dân cư nhất định. Trong đó, các chức năng như tôn giáo-tín ngưỡng, chức năng đô thị phục vụ trực tiếp các nhu cầu cuộc sống của cộng đồng dân cư. Ngoài ra, người Hy lạp cổ rất chú trọng Giáo trình bài giảng môn Lịch sử Đô thị - Ts. Kts. Phan Bảo An 15
  17. Chương 1: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại Khoa Kiến Trúc – ĐHBK – ĐHĐN - 12.2012 tới điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội, kinh tế của địa phương. Các khu thờ cúng tuy có tường rào bảo vệ, nhưng vẫn có mối liên hệ sử dụng thuận lợi và trực tiếp với các khu chức năng khác của đô thị. Phân khu chức năng đô thị: Hình 4-2: Mặt bằng khu trung tâm TP Athènes – Hy Lạp Khu vực cư trú: Là nơi xây dựng nhà ở. Nhà ở được xây dựng phân tán, không tạo thành những khu riêng biệt như xã hội Ai cập cổ đại hay vùng Tây Á-Lưỡng Hà. (Asty) Khu vực tôn giáo tín ngưỡng “thánh địa”: Là nơi xây dựng các đền thờ, nơi diễn ra các nghi thức tôn giáo của người Hy Lạp. (Acropole, Akropolis). Giáo trình bài giảng môn Lịch sử Đô thị - Ts. Kts. Phan Bảo An 16
  18. Chương 1: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại Khoa Kiến Trúc – ĐHBK – ĐHĐN - 12.2012 Khu vực sinh hoạt công cộng: Là nơi diễn ra các hoạt động hội họp, chính trị, văn hóa, giải trí, thương mại, v.v… Không gian trung tâm liên kết là quảng trường (Agora) Khu vực sản xuất thủ công và nông nghiệp: khu vực sản xuất thủ công thường nằm gần khu vực cảng. Ngoài ra, xen kẻ giữa các không gian đô thị là những cánh đồng, vườn cây nhỏ. Trong 4 khu chức năng trên thì hai thành phần đặc trưng là Akropolis và Agora giúp chúng ta nhận diện dễ dàng đô thị Hy lạp.3 Hình thái không gian đô thị Như vậy, đô thị Hy lạp có hai dạng mặt bằng phổ biến do người Hy lạp cổ xây dựng đô thị dựa trên hai nguyên tắc cơ bản: - Bố cục tự do: Quảng trường và đường phố được xây dựng theo đặc điểm tự nhiên của địa hình -> Tôn trọng địa hình, cảnh quan tự nhiên - Bố cục hình học: Mặt bằng ô bàn cờ, mạng lưới đường phố và quảng trường phát triển theo quy luật hình học -> Phù hợp với yêu cầu sử dụng của con người. Nguyên lý này do Hyppodammus đề xuất và trở thành nguyên lý thiết kế của nhiều quốc gia sau này. Do đó, đô thị cổ Hy Lạp được thiết kế xây dựng một cách khéo léo nhờ chọn vị trí thích hợp cho từng chức năng đô thị. Sử dụng bố cục đối xứng và bố cục tự do nên khi xây dựng trên địa hình tự nhiên, nhờ vào sự phức tạp của địa hình và cảnh quan, hình thái đô thị cổ Hy lạp tạo nên sự đa dạng, không lặp lại, đồng thời có sự hài hòa giữa cảnh quan tự nhiên với công trình, tỉ lệ vừa phải, phù hợp với con người. 3 Link: http://forumancientcoins.com/Articles/Maps/Maps_of_the_Ancient_World.htm Giáo trình bài giảng môn Lịch sử Đô thị - Ts. Kts. Phan Bảo An 17
  19. Chương 1: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại Khoa Kiến Trúc – ĐHBK – ĐHĐN - 12.2012 Hình 4-3: Mặt bằng thành phố Milet – Hy Lạp, thế kỷ thứ V TCN do Hippodamus thiết kế. Vị trí xây dựng Do yêu cầu về quân sự, đô thị thường được xây dựng không quá xa bờ biển, có đồi núi bao bọc chung quanh. Trong giai đoạn này, giao thương hàng hải đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự phát triển của các đô thị Hy lạp. Do đó, mỗi đô thị Hy Lạp đều có ít nhất một cảng biển. Giáo trình bài giảng môn Lịch sử Đô thị - Ts. Kts. Phan Bảo An 18
  20. Chương 1: Lịch sử đô thị thời kỳ cổ đại Khoa Kiến Trúc – ĐHBK – ĐHĐN - 12.2012 Người Hy lạp còn ý thức được việc khai thác khí hậu địa phương, chọn các sườn đồi dốc về hướng Đông để lấy ánh sáng mặt trời và gió mát, đồng thời tránh ẩm thấp và gió xấu từ hướng Bắc, hướng Tây. Ngoài ra, yếu tố kỹ thuật cũng được xem xét để xây dựng hệ thống cấp thoát nước, đường xá, … một cách hiệu quả và tiết kiệm. Hình 5-3: Mặt bằng thành phố Athènes có liên hệ với cảng biển. Quy mô đô thị Do điều kiện địa hình, nên các đô thị có diện tích tương đối nhỏ (khoảng 50-60ha) và không có các đô thị có quy mô lớn như các đô thị thời Tây Á-Lưỡng Hà cổ đại. Quy mô dân số trong đô thị thường là dưới 10000 người (5-7000). Quan niệm của cộng đồng dân cư Hy lạp cổ đại có ý thức sâu sắc về trách nhiệm xây dựng cuộc sống cộng đồng. Quy mô dân số vừa đủ để có một lực lượng quân đội cần thiết, và phát triển hài hòa cuộc sống trên cơ sở duy trì mối quan hệ xã hội giữa các thành viên trong đô thị. Khi dân cư tăng quá ngưỡng, người Hy Lạp thiết lập một đô thị mới bên ngoài đô thị cũ để không phá vỡ sự phát triển cân bằng và hài hòa đã đạt được của đô thị cũ. Do đó, những giá Giáo trình bài giảng môn Lịch sử Đô thị - Ts. Kts. Phan Bảo An 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2