intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử Virus – Phần 4

Chia sẻ: Pham Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

68
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Myoviridae (nhóm phage T chẵn- T2, T4, T6) a. Genom: Dạng thẳng hai đầu dính, kích thước 172 kbp, khối lượng phân tử 20x106 dalton. b. Cấu tạo: Đầu 110x8nm, đuôi co được, dài 110nm c. Hấp phụ và xâm nhập: Nhờ lông đuôi; xâm nhâp nhờ sắp xếp lại protein bao đuôi. d. Biểu hiện genom: ARN polymeraza của vật chủ được cải biến để nhận diện promoter cuả phage e. Sao chép genom: Hình thành concateme dạng thẳng nhờ các đầu dính (tạo chuỗi gồm các đoạn trùng lặp) f. Lắp ráp: Ngẫu nhiên, giải phóng: làm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử Virus – Phần 4

  1. Lịch sử Virus – Phần 4 1. Myoviridae (nhóm phage T chẵn- T2, T4, T6) a. Genom: Dạng thẳng hai đầu dính, kích thước 172 kbp, khối lượng phân tử 20x106 dalton. b. Cấu tạo: Đầu 110x8nm, đuôi co được, dài 110nm c. Hấp phụ và xâm nhập: Nhờ lông đuôi; xâm nhâp nhờ sắp xếp lại protein bao đuôi. d. Biểu hiện genom: ARN polymeraza của vật chủ được cải biến để nhận diện promoter cuả phage e. Sao chép genom: Hình thành concateme dạng thẳng nhờ các đầu dính (tạo chuỗi gồm các đoạn trùng lặp) f. Lắp ráp: Ngẫu nhiên, giải phóng: làm tan bào. 2. Siphoviridae (nhóm phage l). a. Genom: Dạng thẳng với hai đầu dính, kích thước 48 Kbp, khối lượng phân tử 33x106 dalton. b. Cấu tạo: Đầu có đường kính 60nm. Đuôi dài đến 500nm, không co được.
  2. c. Hầp phụ và xâm nhập: Nhờ đuôi d. Biểu hiện genom: Dùng ARN polymeraza của tế bào e. Sao chép genom: Khép vòng nhờ có 2 đầu dính. Lúc đầu sao chép dạng mắt (theta), sau đó theo cơ chế vòng tròn xoay. f. Lắp ráp/ giải phóng: Các thành phần được lắp ráp nhẫu nhiên; giải phóng nhờ làm tan bào. g. Dạng khác: Genom gắn xen vào nhiễm sắc thể của tế bào và ở dạng tiềm tan. 3. Podoviridae (nhóm phage T3, T7) a. Genom: Thẳng, hai đầu dính, kích thước 40 kbp, khối lượng phân tử 25x106 dalton b. Cấu tạo: Đầu có đường kính 65nm, đuôi dài 20nm c. Hấp phụ và xâm nhập: Nhờ đuôi d. Biểu hiên genom: Lúc đầu dùng ARN popymeraza phụ thuộc ADN của tế bào để phiên mã cho 3 gen tiền sớm. Sản phẩm của các gen này tham gia vào điều hòa tế bào chủ và chuẩn bị sao chép và biểu hiện gen virus. e. Sao chép genom: Tạo thành concateme dạng thẳng nhờ các đầu dính bắt cặp
  3. f. Lắp ráp và giải phóng: Làm tan bào. B- Virus động vật 1. Papovaviridae a. Genom: Khép vòng, 5-8 Kbp, khối lượng phân tử 3-5x106 dalton b. Cấu tạo: Capsid dạng khối, không có vỏ ngoài, đường kính 40- 55nm c. Hấp phụ và xâm nhập: Nhập bào, cởi áo trong nhân. d. Biểu hiện genom: Dùng ARN polymeraza của vật chủ để tạo ARN, sau đó nhờ cắt nối (splicing) để tạo các mARN khác nhau. e. Sao chép genom: Dùng ARN polymeraza của vật chủ. Sao chép theo cơ chế theta f. Lắp ráp trong nhân. Giải phóng nhờ tan bào. g. Gây bệnh: HPV (mụn cóc, ung thư cổ tử cung), SV40. 2. Adenoviridae a. Genom: Dạng thẳng, 36-38 Kbp, khối lượng phân tử 30x106 dalton với hai đầu lặp lại trái chiều. Đầu 5 có gắn protein. b. Cấu tạo: Hình khối với các sợi glycoprotein đỉnh, không có vỏ ngoài, đường kính 40-50nm.
  4. c. Hấp phụ và xâm nhập: Theo cơ chế nhập bào, cởi vỏ trong nhân. d. Biểu hiện genom: Dùng ARN polymeraza của vật chủ, lắp ráp, cắt nối biệt hoá (differential splicing) để tạo ra các bản phiên mã (mARN) khác nhau. e. Sao chép genom: ADN polymeraza của virus sử dụng protein thay cho mồi ARN. Sao chép AND được mồi bởi liên kết hydro của dCMP gắn vào protein 80 Kdalton bắt cặp với dGTP ở đầu 3 của genom mà không cần tạo các đoạn okazaki. f. Lắp ráp: Trong nhân, giải phóng: Làm tan bào. g. Gây bệnh: Virus adeno gây viêm họng, phổi, kết mạc, bàng quang xuất huyết. 3. Herpesviridae a. Genom: Dạng thẳng, 124-235 Kbp, khối lượng phân tử 80-150x106 dalton. b. Cấu tạo: Nuclecapsid dạng khối, đường kính khoảng 30nm, có vỏ ngoài. c. Hấp phụ và xâm nhập: Dung hợp vỏ ngoài với màng sinh chất. Cởi vỏ trong nhân.
  5. d. Biểu hiện genom: ARN polymeraza của vật chủ được điều hoà bởi các yếu tố của virus. e. Sao chép genom: Sử dụng ADN polymeraza của virus, khép vòng, sao chép theo cơ chế vòng tròn xoay. f. Lắp ráp: Trong nhân, giải phóng: nảy chồi qua màng nhân vào mạng lưới nội chất rồi ra ngoài. g. Gây bệnh: Thuỷ đậu, zona, cự bào, EBV, roseola. 4. Poxviridae a. Genom: Dạng thẳng với hai đầu lặp lại trái chiều 130-375 Kbp, khối lượng phân tử 85-240x106 dalton. b. Cấu tạo: Capsid phức tạp (gồm nhiều lớp và thường có vỏ ngoài), có dạng hình thoi hoặc hình viên gạch, dài 200-900nm c. Hấp phụ và xâm nhập: Dung hợp trực tiếp giữa vỏ ngoài với màng sinh chất. d. Biểu hiện genom: Sử dụng ARN polymeraza của virus. e. Sao chép genom: Dùng AND polymeraza của virus tổng hợp thay thế để tạo các concateme. f. Lắp ráp trong tế bào chất, giải phóng: nảy chồi.
  6. g. Gây bệnh: Đậu mùa, đậu bò. 5. Hepadnaviridae a. Genom: Khép vòng nhưng không khép kín gồm hai sợi: sợi âm (L) dài3,2 Kb, khối lượng phân tử 1,6x106 dalton bắt cặp với sợi âm, ngắn (S). Chiều dài sợi âm thay đổi ở các virion. b. Cấu tạo: Dạng khối, có vỏ ngoài, đường kính 42nm. c. Hấp phụ và xâm nhập: Virus gắn vào thụ thể dành cho IgA trên bề mặt tế bào gan. d. Biểu hiện genom: Sau khi genom chuyển thành phân tử AND kép, khép vòng, siêu xoắn (cADN), ARN polymeraza của vật chủ tiến hành phiên mã tạo 4 loại mARN, trùng nhau ở đầu 3 (3,5; 2,4; 2,1 và 0,7 Kb) sợi dài nhất có kích thước 3,5 Kb dài hơn genom 200 base, dùnglàm khuôn để tổng hợp genom (sợi L), nên gọi là tiền genom. e. Sao chép genom: Sự sao chép ngược mARN dài nhất để tạo sợi L xảy ra trong tế bào chất. Sự tổng hợp sợi thứ hai (S) xảy ra trong virion. f. Lắp ráp: Trong tế bào chất, giải phóng: nảy chồi vào mạng lưới nội chất tạo ra bọng rồi dung hợp với màng tế bào để ra ngoài. g. Gây bệnh: Virus HBV gây viêm gan B ở người, DHBV gây viêm ở gan vịt
  7. C. Virus thực vật 1. Caulimovirus (MaMV- Cauliflower mosaic virus) a. Genom: Khép vòng nhưng không sợi nào khép kín, 8Kbp, khối lượng phân tử 4-5x106 dalton. Sợi âm có một chỗ đứt quãng, sợi dương có 2 chỗ đứt quãng. b. Cấu tạo: Capsid dạng khối, đường kính 50nm. c. Gắn và xâm nhập: Nhờ vectơr và rệp. d. Biểu hiện genom: ARN polymeraza của vật chủ tạo ra 2mARN, trùng nhau ở đầu 3. Sợi dài nhất dài hơn genom. e. Sao chép genom: Phiên mã ngược sợi mARN dài hơn để tạo AND(- ), rồi sợi âm làm khuôn để tổng hơp sợi (+). f. Lắp ráp trong tế bà chất, giải phóng nhờ vectơr là rệp. g. Gây bệnh khảm hoa lơ, bệnh khảm ở các cây họ cải. II. Lớp II. Virus có genom ADN đơn A. Bacteriophage 1. Microviridae (nhóm ?X174) a. Genom: Khép vòng, 5,4 Kb, khối lượng phân tử 1,7x106 dalton, sợi dương.
  8. b. Cấu tạo: Capsid hình khối, đường kính 27nm c. Hấp phụ có các gai gắn vào trong lipoprotein thành tế bào. Xâm nhập nhờ protein pilot gắn ở đầu AND giúp đưa nó vào trong tế bào chất. d. Biểu hiện genom: ADN polymeraza cảu ký chủ xúc tác tổng hợp 3mARN đa gen (polycistronic). Protein không cấu trúc được tổng hợp từ khung đọc chồng lớp hoặc từ các vị trí khởi đầu khác nhau của c ùng khung đọc. e. Sao chép genom: Tổng hợp atingenome (đối genom), tạo dạng sao chép (RF), sau đó, lúc đầu sao chép tạo nhiều RF theo cơ chế theta, tiếp theo là sao chép theo cơ chế vòng tròn xoay. f. Lắp ráp và ra khỏi tế bào như làm tan bào. B. Các virus động vật 1. Parvoviridae (erythro-B19, các bệnh ở động vật) a. Genom: Khép vòng, 5-8Kbp, khối lượng phân tử 3-8x106 kdal b. Cấu tạo: Capsid hình khối, đường kính 40-55nm c. Xâm nhập: Theo cơ chế nhập bào, cởi vỏ trong nhân d. Biểu hiện genom: Dùng ARN polymeraza của ký chủ, phiên mã nhờ cắt nối (splicing) biệt hóa.
  9. e. Sao chép genom: Dung ARN polymeraza của ký chủ sao chép kiểu theta. f. Lắp ráp trong nhân, giải phóng khi làm tan bào g. Có hai chi: Một chi là virus tự chủ (autonomous virus) có thể tự nhân lên trong tế bào chủ, một chi là virus khuyết tật. Muốn nhân lên cần hỗ trợ của virus khác. Ví dụ virus khuyết tật phụ thuộc virus adeno (AAV- defective adeno-associated virus), còn gọi là virus kèm adeno. C. Virus thực vật 1. Geminivirus a. Genom: Khép vòng, 2,7-2,9. Khối lượng phân tử 1x106 dalton. Mỗi virion chứa 1-2 phân tử, ADN đơn, dương. b. Cấu tạo: Capsid dạng khối đa diện gắn với nhau thành đôi. e. Xâm nhập: Nhờ côn trùng bộ cánh trắng và bộ ăn lá d. Biểu hiện genom: Dùng ARN polymeraza của ký chủ. Phiên mã từ genom và từ sợi bổ sung của genom e. Biểu hiện genom: Có thể theo cơ chế vòng tròn xoay thông qua RF trung gian
  10. f. Lắp ráp trong nhân. Lan truyền nhờ côn trùng bộ cánh trắng và bộ ăn lá. g. Đại diện: Virus gây bệnh sọc lá ngô, khảm vàng đậu. III. Lớp III: Virus ARN kép A. Virus động vật 1. Reoviridae a. Genom: Chứa 10-12 đoạn, tổng cộng 16-23Kbp. Khối lượng phân tử 12-20x106 dalton b. Cấu tạo: Capsid hìnhkhối đa diện có vỏ kép, không vỏ ngoài, đường kính 60-80nm, với các gai ngắn. c. Xâm nhập theo cơ chế nhập bào, tạo endosom, sau đó loại bỏ vỏ capsid ngoài. Khi vào tế bào chất vẫn còn vỏ capsid trong d. Biểu hiện genom: ARN polymeraza do virus mang theo tiến hành phiên mã sợi âm để tạo mARN monocistronic rồi ra khỏi nucleocapsid e. Sao chép genom: mARN được đóng gói trong vỏ capsid tạo thành nucleocapsid sau đó tổng hợp các sợi trong nucleocapsid. f. Vỏ capsid ngoài lắp ráp xung quanh nucleocapsid trong tế bào chất, sau đó được giải phóng khi làm tan bào.
  11. g. Đại diện: Virus rota gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em. IV. Virus ARN đơn, dương A. Bacteriophage 1. Leviviridae a. Genom: Dạng thẳng, 3,5-4,7 Kb. Khối lượng phân tử 1,2x106 dalton b. Cấu tạo: Capsid có dạng gần như khối đa diện, đường kính 23 nm c. Hấp phụ: Gắn vào thụ thể tế bào nhờ sợi lông F d. Biểu hiện genom: Các protein được mã hoá từ khung đọc chồng lớp hoặc từ cùng một khung đọc sử dụng cách đọc qua điểm dừng yếu (read- through of weak terminatior) e. Sao chép genom: Replicaza của virus tiến hành tổng hơp antigenom làm khuôn để tổng hợp các genom cho virus mới. f. Lắp ráp ngẫu nhiên rồi chui ra khi tế bào tan g. Đại diện: Chỉ có 1 chi là Levivirus. Các phage: MS2, QB, f2, fr, R17.... B. Virus động vật 1. Picornaviridae
  12. a. Genom: Thẳng, 7,2-8,4 Kb, khối lượng phân tử 2,4x106 dalton. Đầu 5 có protein VPg, đầu 3 có đuôi poly (A). b. Cấu tạo: Capsid dạng khối đa diện, không vỏ ngoài, đường kính 27- 30 nm c. Xâm nhập: Theo cơ chế nhập bào, cởi vỏ trong tế bào chất d. Biểu hiện genom: genom mã hoá cho một polyprotein duy nhất sau đó được proteaza phân cắt thành các protein với chức năng khác nhau. e. Sao chép genom: ARN polymeraza của virus xúc tác tổng hợp antigenom làm khuôn để tổng hợp các genom của virus mới. f. Lắp ráp trong tế bào chất. Làm tan bào để ra ngoài g. Đại diện: 5 chi, trong đó có các virus gây bệnh lở mồm long móng, bại liệt, Coxsackie, ECHO, viêm gan A, xổ mũi. 2. Togaviridae a. Genom: Dạng thẳng, 9,7-11,8 Kb, khối lượng phân tử 4x106 dalton. Đầu 5 có mũ, đầu 3 có đuôi poly A b. Cấu tạo: Capsid dạng khối đa diện, đườngkính 30-42 nm, có vỏ ngoài với các gai (đường kính vỏ ngoài 60-65 nm).
  13. c. Xâm nhập theo cơ chế nhập bào và dung hợp giữa vỏ ngoài với màng endosom. Cởi vỏ trong tế bào chất. d. Biểu hiện genom: Một polyprotein được tổng hợp trực tiếp từ phía đầu 5 của genom (vì genom làm nhiệm vụ mARN) còn protein thứ hai được tổng hợp từ mARN đã được phiên mã từ antigenom (sợi âm) nằm phía đầu 3 của genom. e. Sao chép genom: ARN polymeraza của virus xúc tác tổng hợp antigenom dùng làm khuôn để tổng hợp genom mới. f. Lắp ráp trong tế bào chất. Nảy chồi ra ngoài. g. Đại diện: Virus gây bệnh Rubella. 3. Coronaviridae a. Genom: Thẳng, 20-30 Kb, khối lượng phân tử 9-11x106 dalton. Đầu 5 gắn mũ, đầu 3 gắn đuôi poly(A). b. Cấu tạo: Nucleocapsid dạng xoắn, có vỏ ngoài với các gai, đường kính 60-120 nm. c. Xâm nhập: Dung hợp trực tiếp giữa vỏ ngoài với màng sinh chất của tế bào hoặc theo lối nhập bào tạo endosom rồi dung hợp giữa vỏ ngoài virus mới với màng endosom. Cởi vỏ trong tế bào chất.
  14. d. Biểu hiện genom: Sự dịch mã đầu tiên xảy ra ở đoạn phía đầu 5 của genom để tạo polyprotein, sau đó dịch mã từ các mARN ổ (nested mARN) đã được phiên mã từ antigenom phía đầu 3. Đây là nhóm mARN có chung đầu 3. e. Sao chép genom: ARN polymeraza của virus xúc tác tổng hợp antigenom dùng làm khuôn để tổng hợp genom mới. f. Lắp ráp: Nẩy chồi vào mạng lưới nội chất hạt, giải phóng nhờ tan bào hoặc dunghợp giữa màng bọng với màng sinh chất. g. Virus gây bệnh cho người (SARS) và động vật. C. Virus thực vật 1. Potyvirus (nhóm virus Y gây bệnh khoai tây) a. Genom: Thẳng, 9,5 Kb, khối lượng phân tử 3-3,5x106 dalton. Đầu 5 gắn protein VPg, đầu 3 gắn poly-A b. Cấu tạo: Capsid xoắn, mềm dẻo, đường kính 11nm, dài 700nm. c. Xâm nhập nhờ côn trùng (rệp). d. Biểu hiện genom: Genom được mã hoá cho một polyprotein duy nhất, sau đó phân cắt thành các protein chức năng.
  15. e. Sao chép genom: ARN polymeraza của virus xúc tác tổng hợp antigenom dùng làm khuôn để tổng hợp các genom mới. f. Lắp ráp trong tế bào chất, giải phóng nhờ rệp. g. Gồm các virus gây bệnh khoai tây nhóm Y. 2. Tymovirus (nhóm virus khảm vàng cây cải củ). a. Genom: Dạng thẳng, 6,3Kb. Khối lượng phân tử 2x106 dalton. Đầu 5 gắn mũ, đầu 3 gắn tARN thay cho đuôi poly(A). b. Cấu tạo: Capsid dạng khối đa diện, đường kính 29nm. c. Xâm nhập nhờ ong d. Biểu hiện genom: Đầu tiên một polyprotein được tạo thành từ đoạn phía đầu 5 của genom, sau đó protein thứ hai được tổng hợp từ mARN do phiên mã từ antigenom nằm phía đầu 3. e. Sao chép genom: ARN polymeraza của virus xúc tác tổng hợp antigenom dùng làm khuôn để tổng hợp genom mới. f. Lắp ráp trong tế bào chất, giải phóng nhờ ong. 3. Tobamovirus (nhóm virus khảm thuốc lá) a. Genom: Dạng thẳng, 4,8kb. Khối lượng phân tử 2x106 dalton. Đầu 5 gắn mũ, đầu 3 gắn tARN thay cho đuôi poly(A).
  16. b. Cấu tạo: Capsid dạng xoắn, cứng, đường kính 18nm, dài 300nm c. Xâm nhập: Thông qua các vết trầy xước hoặc qua hạt d. Biểu hiện genom: Dịch mã lúc đầu tiến hành ở đoạn nằm phía đầu 5 của genom để tạo hai polyprotein nhờ việc đọc mã vượt qua điểm kết thúc yếu (weak terminator) sau đó là dịch mã nhóm các mARN đã được tổng hợp từ antigenom ở phía đầu 3. e. Sao chép genom: ARN polymeraza của virus tổng hợp antigenom dùng làm khuôn cho genom mới. f. Lắp ráp trong tế bào chất. Xâm nhập qua các vết trầy xước hoặc qua hạt. 4. Comovirus (nhóm virus khảm đậu đũa) a. Genom: Gồm hai phân tử dạng thẳng, 5,9-3,5 Kb, khối lượng phân tử 2,4x106 dalton. Đầu 5 gắn VPg, đầu 3 gắn đuôi poly(A). b. Cấu tạo: Capsid dạng lưỡng hạt, khối đa diện (gồm hai hạt luôn đi kèm nhau), đường kính 28 nm. c. Xâm nhập: Nhờ ong. d. Biểu hiện genom: Mỗi ARN mã hoá cho một polyprotein.
  17. e. Sao chép genom: ARN polymeraza của virus tổng hợp antigenom dùng làm khuôn cho genom mới. f. Giải phóng và khuếch tán nhờ ong.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2