Liên kết “bốn nhà” . . .<br />
<br />
LIÊN KẾT “BỐN NHÀ” TRONG CHĂN NUÔI GÀ CÔNG<br />
NGHIỆP - BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG<br />
Vòng Thình Nam*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi của nước ta phát triển mạnh, trong đó chăn nuôi<br />
gà công nghiệp phát triển với tốc độ cao trên phạm vi cả nước, nổi bật nhất là khu vực Đông Nam<br />
bộ. Tuy nhiên, người chăn nuôi cũng nhiều phen khốn đốn do giá đầu vào, đầu ra lên xuống thất<br />
thường, làm cho họ lỗ nặng, có nơi, có lúc phải đóng cửa chuồng, hoặc phá sản giải nghệ… Để thực<br />
hiện chủ trương của Nhà nước, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi, tạo<br />
ra nhiều sản phẩm theo hướng có lợi, đồng thời giúp ngành chăn nuôi gà công nghiệp phát triển<br />
bền vững (PTBV), cần nghiên cứu các hình thức hợp tác trong chuỗi liên kết chăn nuôi nhằm phát<br />
triển hiệu quả và bền vững. Bài viết này tập trung vào việc phân tích các mối quan hệ trong liên kết<br />
“bốn nhà” (Nhà nước, Nhà doanh nghiệp, Nhà chăn nuôi, Nhà khoa học).<br />
Từ khóa: liên kết “bốn nhà”, chăn nuôi gà công nghiệp, phát triển bền vững<br />
<br />
“FOUR PARTY” LINKS IN BREEDING INDUSTRIAL CHICKEN –<br />
SOLUTION TO PROMOTE SUSTAINABLE DEVELOPMENT<br />
<br />
ABSTRACT<br />
In recent years, our livestock breeding industry has grown very fast, in which industrial<br />
chicken breeding has high growth across the country, especially in South East Region. However,<br />
the breeders have faced so many difficulties in business due to fluctuation of input and output costs.<br />
These reasons cause big financial loss, in some place, lead to shut down the farms, or business close<br />
out… In order to implement Government strategies of structure shifting in argiculture from planting<br />
to breeding, creating more value added products as well as support livestocks breeding grow<br />
sustainably, intensive research on partnership and cooperation in supply chain are required. Doing<br />
this will help to develop breeding industrial chicken effectively and sustainable. This article focuses<br />
on the analysis of the relationship of the “four party” (State, businesses, Producers, Scientist).<br />
Keywords: “Four party” links, Breeding industrial chicken, Sustainable development<br />
<br />
*<br />
<br />
GV. Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. ĐT: 0907.993345<br />
<br />
61<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Chủ trương của Nhà nước về mô hình<br />
liên kết “bốn nhà” trong nông nghiệp đã được<br />
nhiều địa phương thực hiện trong thời gian<br />
gần đây. Mặc dù chưa thật hoàn hảo, song<br />
mô hình này cũng đã mang lại hiệu quả khả<br />
quan cho nhiều địa phương như: các Hợp tác<br />
xã (HTX) trồng lúa ở huyện Vĩnh Lợi, huyện<br />
Giá Rai tỉnh Bạc Liệu [7], HTX Hàm Minh<br />
tỉnh Bình Thuận trồng Thanh Long xuất khẩu,<br />
HTX Mỹ Thành huyện Cai Lậy tỉnh Tiền<br />
Giang [6]… Tuy nhiên, đa số các địa phương<br />
chỉ mới áp dụng mô hình liên kết “bốn nhà”<br />
vào lĩnh vực trồng trọt mà chưa áp dụng rộng<br />
rãi cho các lĩnh vực khác như: chăn nuôi, làng<br />
<br />
nghề truyền thống, cây cảnh… Thực hiện chủ<br />
trương của Nhà nước chuyển dịch cơ cấu nông<br />
nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi, phát triển<br />
chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa, tiến<br />
tới phát triển bền vững (PTBV) [2], cần nhân<br />
rộng mô hình liên kết “bốn nhà” vào lĩnh vực<br />
chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gà công nghiệp<br />
là ngành có tiềm năng phát triển mạnh và phát<br />
triển bền vững nhưng những năm vừa qua gặp<br />
không ít khó khăn. Tuy nhiên, khi áp dụng<br />
mô hình này vào chăn nuôi cần có những xem<br />
xét điều chỉnh cho phù hợp với tính chất đặc<br />
thù của ngành để đạt được hiệu quả cao nhất<br />
nhằm giúp ngành này phát triển hiệu quả, ổn<br />
định tiến tới PTBV.<br />
<br />
Bảng 1.1: Tỉ trọng gà công nghiệp so với tổng đàn ở Đông nam bộ và cả nước (2010-2014)<br />
ĐỊA<br />
PHƯƠNG<br />
<br />
Tổng<br />
số<br />
<br />
2010<br />
<br />
2011<br />
<br />
Gà Tỷ trọng Tổng<br />
CN<br />
(%)<br />
số<br />
<br />
Gà Tỷ trọng Tổng Gà Tỷ trọng Tổng Gà Tỷ trọng Tổng Gà Tỷ trọng<br />
<br />
Cả nước 218,2 102,7<br />
Đông<br />
Nam bộ<br />
<br />
18,738 10,91<br />
<br />
2012<br />
<br />
CN<br />
<br />
(%)<br />
<br />
47.1<br />
<br />
232,7 60,0<br />
<br />
58.0<br />
<br />
21,8<br />
<br />
13,0<br />
<br />
số<br />
<br />
2013<br />
<br />
CN<br />
<br />
(%)<br />
<br />
25.8<br />
<br />
223,7 61,5<br />
<br />
59.5<br />
<br />
21,4 14,2<br />
<br />
số<br />
<br />
2014<br />
<br />
CN<br />
<br />
(%)<br />
<br />
27<br />
<br />
231,7 71,8<br />
<br />
67<br />
<br />
23,1 19,2<br />
<br />
số<br />
<br />
CN<br />
<br />
(%)<br />
<br />
30<br />
<br />
246,1 73,3<br />
<br />
30<br />
<br />
80<br />
<br />
28,1 20,4<br />
<br />
70<br />
<br />
Số liệu từ Cục Chăn Nuôi (Văn phòng phía nam)<br />
<br />
Từ năm 2010 đến 2014, tổng đàn gà nói<br />
chung trên cả nước tăng từ 218,201 triệu con<br />
lên 246,028 triệu con. Đàn gà CN trên cả nước<br />
giảm từ 102,712 triệu con xuống 73,274 triệu<br />
con. Vì vậy, tỷ trọng gà CN so với tổng đàn<br />
cả nước giảm từ 47,07% năm 2010 xuống còn<br />
29,78% năm 2014. Ngược lại, khu vực Đông<br />
Nam bộ có tốc độ tăng rất nhanh, đến tháng<br />
10/2014 số lượng gà công nghiệp ở Đông<br />
Nam bộ đạt 20,377 triệu con, chiếm 72,6%<br />
so với tổng đàn gà nói chung của vùng này.<br />
Tốc độ tăng trong 4 năm, từ 2010 đến 2014 là<br />
87,6%. Nếu tính trung bình cộng thì mỗi năm<br />
tăng 21,9%/năm; Nếu tính trung bình nhân thì<br />
mỗi năm tăng 17,03%. Như vậy, tốc độ phát<br />
triển gà công nghiệp trên cả nước và Đông<br />
<br />
Nam bộ có sự khác biệt rất lớn. Điều đó cho<br />
thấy sự phát triển không ổn định, do những<br />
năm vừa qua ngành chăn nuôi gặp nhiều khó<br />
khăn và tình trạng này có thể tồn tại trong thời<br />
gian tới. Từ đó, đòi hỏi phải có giải pháp để<br />
giúp ngành chăn nuôi này phát triển ổn định,<br />
hướng tới PTBV. Và mô hình liên kết “bốn<br />
nhà” là vấn đề cần được xem xét áp dụng cho<br />
ngành chăn nuôi gà công nghiệp.<br />
2. Khái quát về phát triển bền vững<br />
chăn nuôi gà công nghiệp<br />
2.1. Khái niệm phát triển bền vững chăn<br />
nuôi gà công nghiệp<br />
Qua nghiên cứu các khái niệm Phát triển<br />
bền vững, khái niệm chăn nuôi gà công nghiệp,<br />
tác giả đề xuất khái niệm Phát triển bền vững<br />
62<br />
<br />
Liên kết “bốn nhà” . . .<br />
<br />
chăn nuôi gà công nghiệp: “Phát triển bền<br />
vững chăn nuôi gà công nghiệp là quá trình<br />
phát triển ổn định, hài hòa, có gắn kết các nội<br />
dung giữa phát triển kinh tế với phát triển xã<br />
hội và môi trường phù hợp với thể chế trong<br />
chăn nuôi gà công nghiệp. Sự phát triển đó đòi<br />
hỏi đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không<br />
làm ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng<br />
nhu cầu phát triển chăn nuôi gà công nghiệp<br />
trong tương lai”.<br />
Theo đó, PTBV chăn nuôi gà công nghiệp<br />
phải đảm bảo ổn định, bền vững về kinh tế,<br />
về xã hội và bảo vệ môi trường trong hiện tại<br />
đồng thời không làm ảnh hưởng đến sự phát<br />
triển của thế hệ tương lai.<br />
2.2. Sự cần thiết phải phát triển bền vững<br />
ngành chăn nuôi<br />
Dân số thế giới tăng nhanh, đã làm nhu<br />
cầu về lương thực và thực phẩm tăng lên.<br />
Từ đó, đòi hỏi cần phải phát triển nhanh các<br />
ngành nông nghiệp có năng suất cao, trong<br />
đó có chăn nuôi, bởi chăn nuôi có thể tạo ra<br />
khối lượng sản phẩm lớn hơn rất nhiều so với<br />
trồng trọt trên cùng một đơn vị diện tích và<br />
trong cùng một khoảng thời gian. Mặt khác,<br />
sản phẩm chăn nuôi cũng mang lại giá trị dinh<br />
dưỡng cao.<br />
Ngoài ra, ngành này còn có thể tận dụng<br />
được những loại thực phẩm thứ cấp mà con<br />
người không dùng hoặc không thể dùng được<br />
nữa để làm nguồn nguyên liệu chế biến thức<br />
ăn cho vật nuôi như các loại ngũ cốc, các loại<br />
phụ phẩm của những qui trình sản xuất thực<br />
phẩm, các loại cá tôm phế phẩm, phụ phẩm,<br />
vỏ sò… những thứ đó nếu không được chế<br />
biến làm thức ăn cho gia súc, gia cầm thì có<br />
thể gây ô nhiễm môi trường và phải tốn kém<br />
chi phí xử lý. Do vậy phát triển chăn nuôi rất<br />
có ý nghĩa về mặt kinh tế do có thể khai thác<br />
và tận dụng các loại kể trên.<br />
<br />
Song song với chuỗi giá trị mang lại, ngành<br />
chăn nuôi tạo ra rất nhiều việc làm liên quan<br />
trong các ngành: sản xuất con giống, chế biến<br />
thức ăn, dịch vụ thú ý, sản xuất thiết bị, dụng<br />
cụ cho chuồng trại, thu gom sản phẩm chăn<br />
nuôi, chế biến, tiêu thụ… phát triển theo. Như<br />
vậy, ngành chăn nuôi có tính lan tỏa lớn, phát<br />
triển ngành này sẽ làm các ngành liên quan<br />
khác phát triển theo, từ đó có thể tạo ra nhiều<br />
việc làm cho người lao động, góp phần ổn định<br />
xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.<br />
2.3. Nội dung phát triển bền vững trong<br />
chăn nuôi gà công nghiệp<br />
Phát triển bền vững trong nông nghiệp<br />
hay trong chăn nuôi gà công nghiệp cũng dựa<br />
trên lý thuyết và nội dung phát triển bền vững<br />
chung, bao gồm:<br />
yy Phát triển bền vững về mặt kinh tế,<br />
yy Phát triển bền vững về mặt xã hội,<br />
yy Phát triển bền vững về mặt môi trường,<br />
Tuy nhiên, ngoài những nội dung trên<br />
PTBV chăn nuôi gà công nghiệp còn chịu sự<br />
tác động quan trọng của Thể chế chính sách.<br />
<br />
Hình 2.1. Mô hình PTBV chăn nuôi gà công<br />
nghiệp do tác giả đề xuất<br />
<br />
Theo Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm<br />
chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp<br />
- TAC/CGIAR, đã định nghĩa phát triển nông<br />
nghiệp bền vững như sau: “Nông nghiệp bền<br />
vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài<br />
nguyên nông nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu<br />
63<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
của con người đồng thời cải tiến chất lượng<br />
môi trường và gìn giữ được tài nguyên nhiên<br />
nhiên”. [5]<br />
Như vậy, trong nông nghiệp nói chung và<br />
chăn nuôi gà công nghiệp nói riêng, người ta<br />
có thể thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để<br />
thay cho việc sử dụng dùng thuốc, hóa chất…<br />
nhằm hướng tới phát triển bền vững:<br />
yy Chọn giống cho năng suất cao đồng thời<br />
kháng bệnh tốt cho vật nuôi<br />
yy Sử dụng thức ăn sạch, an toàn để chăn<br />
nuôi, tạo ra sản phẩm tốt, an toàn<br />
yy Sử dụng các biện pháp sinh học để diệt<br />
phòng ngừa và trị bệnh cho vật nuôi.<br />
yy Sử dụng công nghệ tiên tiến giảm thiểu<br />
bệnh dịch, hạn chế lây nhiễm cho vật nuôi<br />
yy Nghiên cứu và áp dụng qui trình chăn<br />
nuôi hợp lý, khoa học để có sản phẩm chất<br />
lượng cao, hiệu quả<br />
yyHoặc có thể kết hợp các biện pháp<br />
trên với việc sử dụng thuốc, hóa chất một<br />
cách hạn chế nhằm giảm thiểu tác hại đối<br />
với môi trường.<br />
2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến<br />
PTBV chăn nuôi gà công nghiệp<br />
Có rất nhiều nhân tố tác động đến phát triển<br />
bền vững chăn nuôi gà công nghiệp. Tuy nhiên,<br />
qua quá trình nghiên cứu tác giả rút ra một số<br />
nhân tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến quá<br />
trình chăn nuôi gà công nghiệp như sau:<br />
yy Vốn đầu tư<br />
yy Nguồn cung ứng đầu vào: Con giống;<br />
Thức ăn chăn nuôi; Chăm sóc thú y; Công<br />
nghệ, thiết bị chăn nuôi…<br />
yy Thị trường tiêu thụ<br />
<br />
yy Nhân sự trong chăn nuôi<br />
yy Kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Điện, nước,<br />
đường giao thông<br />
yy Chính sách quản lý, phát triển ngành<br />
chăn nuôi<br />
yy Chính sách xuất nhập khẩu gia cầm và<br />
các sản phẩm thay thế<br />
Tùy theo từng giai đoạn và tùy theo từng<br />
địa phương mà các nhân tố trên có mức tác<br />
động có thể khác nhau đến chăn nuôi gà<br />
công nghiệp.<br />
3. Nội dung quan hệ trong liên kết<br />
“Bốn nhà”<br />
Để thúc đẩy ngành chăn nuôi gà công<br />
nghiệp tiến tới PTBV, rất cần mối quan hệ liên<br />
kết “bốn nhà” mà Nhà nước đã chủ trương<br />
thực hiện qua việc ban hành quyết định số<br />
80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 “Về chính<br />
sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá<br />
thông qua hợp đồng”[1] và Quyết định số<br />
62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 “Về chính<br />
sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết<br />
sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng<br />
cánh đồng lớn”[3]. Trong thời đại ngày nay,<br />
phân công lao động diễn ra mạnh mẽ, chuyên<br />
môn hóa ngày càng sâu, vì vậy để một công<br />
việc hay một quá trình sản xuất nào đó đạt<br />
kết quả tốt đòi hỏi phải có sự liên kết phối<br />
hợp giữa những chủ thể có liên quan với nhau<br />
một cách chặt chẽ. Cụ thể, mối liên kết “bốn<br />
nhà” trong chăn nuôi gà công nghiệp là: Nhà<br />
nước, Nhà chăn nuôi, Nhà Doanh nghiệp và<br />
Nhà Khoa học. “Bốn nhà” này quan hệ với<br />
nhau trên các mặt, các khâu trong suốt quá<br />
trình chăn nuôi gà công nghiệp.<br />
<br />
64<br />
<br />
Liên kết “bốn nhà” . . .<br />
<br />
Sơ đồ 3.1. Quan hệ liên kết “bốn nhà”<br />
<br />
3.1. Liên kết giữa Doanh nghiệp với<br />
Người chăn nuôi gà công nghiệp<br />
Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp và Người<br />
chăn nuôi bao gồm các nội dung công việc<br />
cụ thể như: Doanh nghiệp cung cấp các yếu<br />
tố đầu vào của quá trình chăn nuôi gà công<br />
nghiệp như: Vốn, con giống, thức ăn chăn<br />
nuôi, thuốc thú y… và thu mua gà thương<br />
phẩm để giết mổ bán ra thị trường hoặc làm<br />
nguyên liệu chế biến thành nhiều sản phẩm<br />
khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng và<br />
phong phú cho người tiêu dùng. Mối quan hệ<br />
này càng gắn bó, càng chặt chẽ thì quá trình<br />
chăn nuôi càng ổn định, hiệu quả liên kết càng<br />
cao cho cả hai bên. Người chăn nuôi yên tâm<br />
vì đã có Doanh nghiệp giúp mình cung ứng<br />
đầu vào và tiêu thụ đầu ra. Ngược lại, Doanh<br />
nghiệp vừa bán được các sản phẩm của mình<br />
cho Người chăn nuôi (con giống, thức ăn,<br />
thuốc thú y…), đồng thời có nguồn nguyên<br />
liệu ổn định và tin cậy để giết mổ và chế biến<br />
sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Mối<br />
quan hệ trên được thực hiện thông qua hợp<br />
đồng ký kết giữa hai bên trước khi bước vào<br />
lứa chăn nuôi hoặc có thể trước khi chuẩn bị<br />
xây dựng chuồng trại để chăn nuôi.<br />
<br />
Như vậy, mối liên kết này tạo ra sự ổn<br />
định cho công việc kinh doanh và chăn nuôi<br />
cho cả hai bên. Ngành chăn nuôi gà công<br />
nghiệp thường không ổn định, đã tạo ra<br />
nhiều khó khăn cho Người chăn nuôi cũng<br />
như cho các Doanh nghiệp kinh doanh trong<br />
cùng lĩnh vực, nếu tham gia vào mối liên kết<br />
này và các bên gắn bó chặt chẽ với nhau sẽ<br />
tạo ra sự ổn định và mang lại nhiều lợi ích<br />
cho chính bản thân họ và tạo sự phát triển ổn<br />
định cho toàn ngành.<br />
Trong thực tế mối liên kết giữa Doanh<br />
nghiệp và Nông dân cũng đã nảy sinh nhiều<br />
vấn đề bất cập mà đòi hỏi các bên phải nhìn<br />
lại, đồng thời các định chế khác có liên quan<br />
(Cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa<br />
phương, hợp tác xã…) phải có trách nhiệm<br />
kiểm tra, giám sát, chế tài… Mâu thuẫn trong<br />
mối liên kết thường nảy sinh: Người nông<br />
dân cho rằng Doanh nghiệp cung cấp các sản<br />
phẩm đầu vào không đảm bảo chất lượng như<br />
hợp đồng đã ký kết, còn Doanh nghiệp lại cho<br />
rằng sản phẩm của Nông dân cũng “có vấn<br />
đề” nên không chịu tiêu thụ, nhất là những<br />
lúc giá cả thị trường xuống thấp họ tìm cách<br />
chê bai để né tránh mua hàng với giá cao [4].<br />
65<br />
<br />