YOMEDIA
ADSENSE
Liên minh Ả rập vs khối Cộng hòa Ả rập thống nhất 1
80
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Liên minh Ả rập vs khối Cộng hòa Ả rập thống nhất 1 Vua Hussein Hussein xiêu xiêu vì ham viện trợ của Mỹ lắm; nhưng chưa dám dứt khoát vì tình thế cực khó khăn, theo Mỹ thì có thể trong nước sinh loạn mất. Tội nghiệp cho cái xứ Jordani. Nó còn điêu đứng gấp mười cái nước Đằng thời Xuân Thu bên Trung Quốc. Đằng chỉ bị hai nước Tề, Sở ép hai bên. Jordani bị ép cả bốn mặt: Syrie ở bắc, Iraq ở đông, Ả Rập Saudi ở đông và nam, Israel ở tây, luôn luôn bị nước...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Liên minh Ả rập vs khối Cộng hòa Ả rập thống nhất 1
- Liên minh Ả rập vs khối Cộng hòa Ả rập thống nhất 1 Vua Hussein Hussein xiêu xiêu vì ham viện trợ của Mỹ lắm; nhưng chưa dám dứt khoát vì tình thế cực khó khăn, theo Mỹ thì có thể trong nước sinh loạn mất. Tội nghiệp cho cái xứ Jordani. Nó còn điêu đứng gấp mười cái nước Đằng thời Xuân Thu bên Trung Quốc. Đằng chỉ bị hai nước Tề, Sở ép hai bên. Jordani bị ép cả bốn mặt: Syrie ở bắc, Iraq ở đông, Ả Rập Saudi ở đông và nam, Israel ở tây, luôn luôn bị nước này hay nước khác lôi kéo. Lại bị ảnh hưởng nặng của Anh, muốn thoát ra cũng không được. Anh sẽ cúp viện trợ (một triệu Anh bảng mỗi tháng). Khổ nhất là chính trong nước có hai phe chống đối nhau kịch liệt, cho nên có người đã gọi Jordani là một "vương quốc Schyzophénique". Một bộ óc "schyzophénique" có hai lá óc phản nhau, một lá vui thì một lá buồn, một lá muốn làm việc thì một lá muốn ngủ... Các nhà bác học giảng vậy thì hay vậy chứ tôi chưa thấy ai mắc cái bệnh kỳ cục đó. Để độc giả hiểu rõ cái khổ tâm của vua Hussein xứ Jordani, tôi xin nhắc qua lại nguyên ủy từ sau Thế chiến thứ nhất. Thâm hiểm độc ác như thực dân Anh là cùng cực. Chúng ta còn nhớ năm 1915 Lawrence hô hào cha con Hussein (giòng Hachémite) nổi dậy đánh Thổ, hết chiến tranh, Anh sẽ cho Ả Rập độc lập. Hussein có bốn người con trai: con cả là Ali, rồi tới Abdallah, Fayçal, người con út vô danh. Fayçal được Lawrence quý trọng hơn cả, đem quân vào chiếm được Damas (Syrie) năm 1918[47]. Hết chiến tranh, Anh nuốt lời hứa, chia Syrie cho Pháp, Pháp đuổi Fayçal ra khỏi Damas. Hussein, Lawrence chửi Anh không biết bao nhiêu. Sau Anh được
- Hội Vạn Quốc cho ủy trị Palestine, Iraq, Transjordanie; để an ủi cha con Hussein, Anh cho Fayçal (trong sử gọi là Fayçal I) làm vua Iraq và Abdallah làm vua Transjordanie; Ali ở Médine và La Mecque với cha. Transjordanie là một xứ nghèo khổ, hai phần ba là cát, không trồng trọt được gì cả, dân số hồi năm 1919 độ 300.000 - 400.000, làm biếng mà thô bạo. Vậy mà Abdallah cũng chịu nhận, làm cho cha nổi quạu từ La Mecque lại Amman (kinh đô Transjordanie) sỉ vả thậm tệ. Anh phái một sỹ quan, Glubb, tới làm cố vấn quân sự, mỗi tháng cấp cho Abdallah một triệu bảng và Abdallah hoàn toàn làm tay sai cho Anh. Sau chiến tranh với Israel năm 1949, Transjordanie được thêm một miếng của Palestine, phía đông con sông Jourdain, tên nước đổi thành Jordani. Thêm đất, thêm 600.000 dân Palestine nữa, mà chỉ thêm khổ cho Abdallah. Vì 600.000 dân tản cư đó, tiến bộ hơn thần dân của Badallah, lại bất mãn, chỉ đòi gây chiến với Israel để hồi hương, thành thử trong nước có hai phe chống đối nhau: phe thổ dân cố cựu, lạc hậu, bảo thủ, rất trung với vua, và phe tản cư có tinh thần tự do, sau này thân Nasser. Năm 1951, Abdallah không biết có do Anh xúi hay không, muốn thương thuyết ngầm với Israel, nên bị ám sát ở Jérusalem. Con trai ông ta, Tallal, rất ghét Anh, Anh cúp viện trợ, rồi đưa qua Thụy sỹ giam một nơi, bảo là mắc bệnh thần kinh. Con trai Tallal, tên là Hussein[48], mười sáu tuổi, phải mục kích cảnh ông nội bị ám sát, chính mình cũng suýt toi mạng (may mà viên đạn sướt qua nút áo, không vào ngực), năm sau, 1952, mười bảy tuổi lên ngôi vua. Một thiếu niên chỉ ham lau chùi xe hơi cho láng bóng và lái xe đua chạy bạt mạng, mà phải từ giã trường võ bị Sandhurst (bên Anh) về trị dân một nước nghèo nàn, chia rẽ, luôn luôn bất an, thì còn làm được cái gì nữa.
- Thống nhất Ả Rập ư? Viển vông quá. Hãy lo cái việc đoàn kết quốc dân, cho hai "lá óc" nó khỏi chống đối nhau kia đã. Liên kết với các nước láng giềng thì không khác gì tự tử. Ai Cập, Syrie, Iraq, Ả Rập Saudi sẽ nuốt Jordani một cái một. Biên giới cứ thẳng băng mấy trăm cây số chẳng theo địa hình địa thế gì cả thì làm sao mà chống đỡ? Tháng tháng phải ngửa tay xin tiền Anh - Anh cúp thì xin Ai Cập hoặc Ả Rập Saudi - tiền đó vừa đủ nuôi quân đội. Tiết kiệm từng đồng, mà cũng vẫn hụt. Làm gì có cung điện; chỉ có một biệt thự như một biệt thự trung bình ở Sài gòn. Nhưng có cả chục chiếc xe hơi Hoa Kỳ kiểu mới nhất của Anh, Mỹ và Saud cho. Xong việc nước rồi thì lái xe như bay. Ít nhất cũng được cái vui đó. Giá cứ để mặc cho quốc gia đó sống theo lối trung cổ, đừng ai động gì tới, dân cày ruộng lấy mà ăn, cất chòi lấy mà ở thì có lẽ cả vua lẫn tôi có thể sướng đấy. Khốn nỗi ở thời đại văn minh này, không ai cho phép mình sống theo Lão Tử hay theo Thoreau. Người ta bắt phải sống theo người ta. Thiếu tiền thì người ta viện trợ cho mà! Chính cái sự viện trợ đó mới là độc địa! Ai mà viện trợ nhiều cho được? Chỉ cho vừa đủ sống, sống một cách nô lệ, rồi phải làm cái đê ngăn sự bành trước của Israel, làm cái việc che chở những mỏ dầu lửa của Anh ở Iraq, làm bức tường ngăn Ai Cập với Syrie, ngăn Ai Cập với Iraq. Bấy nhiêu nhiệm vụ trút lên vai chàng Hussein mười bảy tuổi (dĩ nhiên là có một thân vương làm phụ chính). Cho nên Jordani lúc nào cũng như một thùng thuốc súng. Năm 1962, Hussein viết một cuốn dịch ra tiếng Pháp nhan đề là Il est dit ficile d'être roi (Làm vua khó thay - nhà Buchet Chastel - Paris) để kể những gian nan của ông trên mười năm ngồi trên ngai vàng: cả chục lần đảo chính, có khi một tuần mà hai lần đảo chính, rồi mấy lần chết hụt. Đọc cuốn đó tôi có cảm tưởng ông ta không ham cái nghề làm vua, giá được làm một kỹ sư chế tạo xe hơi cho hãng Renault hoặc hãng Ford và mỗi thứ bảy lái xe vùn vụt đưa vợ con về ngoại ô Paris hay New York nghỉ cuối tuần thì ông ta
- thích hơn. Nhưng ông ta cũng không oán cái nghề làm vua, coi nó là một nhiệm vụ với tổ tiên, giòng giống, và hình như thấy nó có một cái thú, thú mạo hiểm chống đỡ với các đảng phái, các lân bang, cũng như khi ông lái xe lên dốc rồi băng băng xuống đèo, quẹo những cái cua chữ chi ở bên một bờ vực thẳm. Vì ông ta thông minh, phản ứng, quyết định rất mau và can đảm lạ thường. Lèo lái được cái "quốc gia bị bệnh loạn óc" đó, giữ vững được ngai vàng của ông nội, được danh tiếng cho giống Hachémite tới nay mười sáu mười bảy năm rồi, đáng phục lắm chứ, hơn cái bọn Farouk, Bảo Đại rất xa, hơn cả em họ ông ta là Fayçal II, (cháu nội Fayçal I) vua Iraq nữa. Tôi mến ông vua trẻ đó hơn Saud nhiều. Không biết ông ta còn giữ ngai vàng được bao lâu nữa. Biến cố năm 1957 ở Jordanie Biến cố ở trong vương quốc của ông nhiều quá, không sao kể hết được tôi chỉ xin nhắc qua vài vụ chính. Ở trên tôi đã nói (cuối chương XIV) hồi em họ của ông là Fayçal II, vua Iraq vào hiệp ước Bagdad, ông cũng muốn vào theo vì Anh hứa nếu vào sẽ tăng trợ cấp từ 12 triệu lên 22 triệu bảng mỗi năm. Ông sống bình dị, ngoài cái thú lái xe không ham gì khác, nếu có thêm tiền thì có lẽ cũng là để phát triển kinh tế, nhưng bốn bộ trưởng chống Anh, đưa đơn từ chức ở Amman (kinh đô), ở Naplouse, dân chúng biểu tình, đốt phá, chém giết nhau. Ông thành lập nội các khác, chỉ vài ngày nội các bị lật; trong tám ngày ba nội các nối tiếp nhau mà nhào. Ông thấy rằng nếu cương quyết vào hiệp ước Bagdad thì tính mạng ông khó toàn. Một tờ báo Anh, tờ Illustrated ở London đúng lúc đó đăng một thiên phóng sự, gọi Glubb là vua không ngôi của Jordani, ông nổi quạu, cách chức Glubb, đưa tướng Abolll Nuwar thân Nasser lên thay. Tình hình trong n ước tạm yên: Ai Cập và Ả Rập Saudi đều
- hài lòng. Do vụ kênh Suez, phái quốc gia tiến bộ, tức phái của các người Palestine tản cư ở phía đông, mạnh lên, buộc Hussein phải dùng Naboulsi làm Thủ tướng. Naboulsi là một thương gia giàu có, hồi trẻ học ở Đại học Mỹ tại Beyrouth, rất có kiến thức lại ái quốc, cho Jordani là một quốc gia sớm muộn gì cũng bị thôn tính, không đứng nổi một mình, thà cho nó sáp nhập vào Ai Cập còn hơn là để cho nó bị Israel tiêu diệt. Ý đó rất hợp với ý Aboul Nuwar. Họ bèn ký một hiệp ước quân sự với Ai Cập và Syrie (tháng 10 năm 1956) rồi yêu cầu quân đội Anh rút hết đi. Anh dọa cúp viện trợ. Rồi Israel tấn công Ai Cập. Syrie vội vàng đưa quân vào biên giới bắc Jordani để "bảo vệ xứ này". Ả Rập Saudi sợ Syrie chiếm Jordani, cũng từ biên giới phía nam đưa quân vào. Naboulsi thanh trừng các cơ quan, huyền chức một lúc ba chục đại thần tận trung với tiên vương Abdallah. Hussein phản ứng lại, đuổi ba vị tổng trưởng. Tình thế tới đó thì Hussein lại Le Caire để nghe Saud trình bày về chuyến công du của ông ta ở Mỹ. Anh dọa cúp viện trợ nay Mỹ hứa viện trợ nước nào theo chính sách Eisenhower, mà viện trợ của Mỹ nhất định dồi dào hơn của Anh thì làm sao không xiêu lòng cho được. Về Amman, ông mời sứ thần Mỹ lại để hỏi cho đích xác "chính sách Eisenhower" đó áp dụng vào trường hợp Jordani được không. Ở thời đại này, trên trường ngoại giao đổi trắng thay đen là chuyện thường, sá gì mấy chữ trên một đạo luật. Chẳng cần phải sửa, cứ hiểu rộng ra một chút là Mỹ có thể can thiệp vào nội bộ Jordani. Ông vua trẻ tuổi đó kỹ lưỡng quá, không biết rằng trong các hiệp ước luật lệ bất kỳ của quốc gia nào luôn luôn "ý tại ngôn ngoại", ai muốn hiểu sao thì hiểu không quan trọng gì cả, vì tiếng nói cuối cùng vẫn dành cho họng đại bác kia mà.
- Hussein yên tâm, định hễ bí quá sẽ cất tiếng kêu gọi Mỹ. Trước hết phải lo dẹp bọn thân Nasser đã: đuổi Thủ tướng Naboulsi đi, phải giải tán Quốc hội. Phe Naboulsi mạnh; Hussein trước khi ra tay phải cầu cứu vua Saud, họp kín với Saud ở giữa sa mạc, tại biên giới: - Ngai vàng của tôi lung lay rồi. Tương lai của Jordani ở trong tay đại vương. Ai Cập và Syrie sắp nuốt nó rồi. Xin đại vương giúp tôi ngay đi, kẻo Jordani thành một quốc gia thân Nga ở sát biên giới Ả Rập Saudi đấy. Từ trước dòng Hachémite và dòng Séoud vẫn thù nghịch nhau. Ibn Séoud đã đuổi ông cố Hussein ra khỏi La Mecque, mà bây giờ Hussein quên cả mối thù đó, cầu cạnh Saud thì con người "nghĩa Hiệp" như Saud làm sao không cảm động. Saud hứa giúp và đem quân vào Jordani. Hussein mừng rỡ, trở về Amman, tính thay thế tất cả các tướng lãnh về phe Abou Nuwar. Abou Nuwar cũng đã chuẩn bị sẵn sàng. Ngày 7-4-1957, một đạo quân thiết giáp tiến về kinh đô, bao vây cung điện. Viên chỉ huy có sẵn trong túi một tờ chiếu thoái vị, định hễ vào được cung điện rồi, chìa ra cho Hussein ký, không ký thì sẽ bắt giam rồi đưa ra đảo Chypre. Không dám cho quân lính biết vì đa số còn trung thành với nhà vua. Thấy chiến xa ầm ầm bao vây cung điện, Hussein can đảm tiến ra cửa, đứng ở thềm nhìn thẳng vào mặt các sỹ quan, hỏi: - Các người về đây làm gì? Họ lúng túng, có quân lính ở chung quanh, không thể chìa tờ chiếu thoái vị ra được. Viên chỉ huy ấp úng đáp:
- - Hạ thần về để bảo vệ Thánh thể. - Cảm ơn. Ta vẫn được an toàn. Quay về đi, và hễ không có lệnh của ta thì không được hành quân. Thế là thoát được một cơn nguy. Một tuần lễ sau, Hussein hay tin quân đội ở Zerka, cách kinh đô vài chục cây số chia làm hai phe đương thanh toán lẫn nhau: phe trung thành với ông bị phe tự do của Abou Nuwar tấn công. Nếu phe trung thành với ông bị phe kia diệt thì ngai vàng của ông sẽ đổ mà tính mạng ông e cũng khó còn. Ông phải tới nơi để dẹp cái loạn đó. Ông bảo: "Ta không ngăn được quân lính chém giết nhau thì không xứng đáng chỉ huy họ". Ông nhẩy lên xe jeep, gọi Abou Nuwar đi theo rồi tự lái vùn vụt tới Zerka. Giữa đường gặp một đoàn xe nhà binh, ông tránh cho họ qua. Quân lính thấy ông, hoan hô: "Vạn tuế!", rồi thấy Abou Nuwar. Họ hét lên: - Tên phản quốc kìa, giết nó đi! Hussein rất bình tĩnh, che chở cho Abou Nuwar, bảo về Amman trước đi, ông một mình tới chỗ hai bên bắn nhau. Ông xuống xe, hiên ngang tiến giữa hai đám quân, dang tay ra la lớn: - Có kẻ bảo các người rằng ta phản quốc hả? Nếu các ngrười tin rằng ta phản quốc, thì đây, bắn ta đi. Ta thà chết vì viên đạn của các người còn hơn là bị các người khinh".
- Mọi người chưng hửng, bẽ bàng, lúng túng. Trong lịch sử Ả Rập, chưa có một ông vua nào can đảm như vậy. Bỗng có tiếng vang lên: "Vạn tuế quốc vương Hussein! Vạn tuế vị hậu duệ của đấng Tiên Tri[49]!". - Thôi về trại đi, và không có lệnh của ta thì không được ra khỏi trại. Lần thoát nguy này còn vẻ vang hơn lần trước.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn