Liêu trai chí dị - Phần 101
lượt xem 13
download
Thời xưa, ở Trung quốc, có người tên Trung Sơn, nổi tiếng về biệt tài nấu rượu ngon và say. Thời nay, ở phường Khương Thủy, thủ phủ Kim Lăng (tên cũ của Nam Kinh), tỉnh Giang Tô, có người họ Bành, tên Túy Toàn, có vợ họ Lang và hai con. Túy Toàn cũng nổi tiếng về biệt tài nấu rượu ngon và say nên dân phường tặng cho Túy Toàn mỹ danh là Bành Trung Sơn. Mỗi lần nấu rượu xong, Túy Toàn lại pha thuốc say vào rượu rồi mới đem bán. Bợm rượu nào dù tỉnh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Liêu trai chí dị - Phần 101
- Phần 101 Hóa chồn vì hiếu sắc Lân phụ như hà khả khải du. Hạt y trước thể cánh thành hồ. Tà ma nhất động tâm tiên biến. Mạc nhạ chân long bích thượng phù. Thời xưa, ở Trung quốc, có người tên Trung Sơn, nổi tiếng về biệt tài nấu rượu ngon và say. Thời nay, ở phường Khương Thủy, thủ phủ Kim Lăng (tên cũ của Nam Kinh), tỉnh Giang Tô, có người họ Bành, tên Túy Toàn, có vợ họ Lang và hai con. Túy Toàn cũng nổi tiếng về biệt tài nấu rượu ngon và say nên dân phường tặng cho Túy Toàn mỹ danh là Bành Trung Sơn. Mỗi lần nấu rượu xong, Túy Toàn lại pha thuốc say vào rượu rồi mới đem bán. Bợm rượu nào dù tỉnh tới đâu, chỉ cần uống hai chén rượu của Túy Toàn là đã say mèm. Rượu bán chạy quá, Túy Toàn phải đốc thúc cả vợ con phụ nấu suốt ngày đêm mà vẫn không đủ rượu để bán. Nhờ tài nấu rượu, Túy Toàn trở thành cự phú. Thời ấy, dân phường Khương Thủy rất lo sợ về nạn chồn biến thành thanh niên tuấn tú, tới nhà cưỡng chiếm phụ nữ. Trong phường, có hai anh em nhà giàu họ Tôn, cùng có vợ đẹp, cư ngụ chung trong một ngôi nhà. Người anh tên Mạnh, người em tên Trọng. Vợ Tôn Mạnh thường bị chồn tới cưỡng chiếm. Một đêm, Túy Toàn thức khuya nấu rượu. Nấu xong, pha thuốc say vào chum, đậy nắp thực kỹ rồi đi ngủ. Sáng sau, vào bếp lấy rượu ra cho vợ con đem bán, Túy Toàn thấy một chồn say mèm, nằm mê man cạnh chum. Túy Toàn liền dón dén đi lấy dây trói chặt bốn chân chồn lại rồi lấy dao toan giết. Chồn chợt tỉnh, van lạy:"Xin tiên sinh tha mạng cho! Tiên sinh có việc chi sai bảo tiểu nhân cũng xin làm ngay!" Túy Toàn hỏi:"Mi có nói thực không?" Chồn đáp:"Thưa thực!" Túy Toàn liền cởi trói tha cho chồn. Ðột nhiên, chồn biến thành một thanh niên tuấn tú. Chợt nhớ tới chuyện vợ Tôn Mạnh bị chồn cưỡng chiếm, Túy Toàn hỏi:"Chồn thường lui tới nhà họ Tôn là chồn nào?" Ðáp:"Thưa chính là tiểu nhân!" Thấy vợ Tôn Trọng còn đẹp hơn vợ Tôn Mạnh, Túy Toàn nói:"Mi phải dắt ta tới cưỡng chiếm vợ Tôn Trọng!" Ðáp: "Tiên sinh sai bảo bất cứ việc gì khác tiểu nhân cũng xin làm song riêng việc này thì tiểu nhân xin chịu!" Nói:"Mi vừa hứa buông miệng với ta để được tha mạng, bây giờ mi lại toan nuốt lời phải không?" Chồn thở dài, đáp:"Tiên sinh đã muốn thế thì hãy đi theo tiểu nhân!" Túy Toàn bèn nói với vợ con rằng mình có việc phải đi ra ngoài, rồi đi theo chồn. Chồn dẫn Túy Toàn ra khỏi thành, đi thực xa. Tới một hang núi, chồn vào hang lấy ra một chiếc áo màu vàng đưa cho Túy Toàn, nói:"Chiếc áo này là tàng hình y! Ai mặc vào người thì mắt thế nhân chẳng thể nhìn thấy, chỉ có mắt loài chồn tiểu nhân mới nhìn thấy được thôi! Nếu tiên sinh mặc chiếc áo này mà tới nhà họ Tôn thì chẳng ai
- nhìn thấy được!" Nghe thấy thế, Túy Toàn cũng chỉ nửa tin nửa ngờ. Bèn hỏi:"Mi lấy chiếc áo này ở đâu ra?" Ðáp:"Chiếc áo này là di vật của tiện huynh. Từ ngày tiện huynh qua đời, tiểu nhân vẫn cất giữ làm kỷ vật. Nay đã trót hứa với tiên sinh nên phải lấy ra biếu!" Lại hỏi: "Thế mi định bao giờ mới dắt ta tới nhà họ Tôn?" Ðáp: "Tối mai, giờ dậu, tiểu nhân sẽ tới nhà tiên sinh!" Túy Toàn mừng lắm. Ðể thử xem lời chồn nói có đúng hay không, Túy Toàn bèn mặc chiếc áo vào người rồi ra về. Về nhà, thấy vợ con không nhìn thấy mình, Túy Toàn mừng lắm. Vào phòng thay áo rồi đi ra, thấy vợ con lại nhìn thấy mình, Túy Toàn mới tin lời chồn là đúng. Tối sau, đúng hẹn, chồn tới. Túy Toàn bèn lấy chiếc áo mặc vào người rồi đi theo. Tới nhà họ Tôn, chồn dắt Túy Toàn chui qua hàng rào vào sân. Tới hành lang, cả hai cùng nhìn thấy trên tường có một đạo bùa dán cạnh một ngọn đèn leo lét. Thấy trên đạo bùa có vẽ một nét lớn, ngoằn ngoèo như rồng rắn, chồn tái mặt, nói: "Ðạo bùa này là của Âu Dương hoà thượng. Pháp thuật của hoà thượng này cao cường lắm. Anh em họ Tôn đã mời được hoà thượng này về đây thì tiểu nhân chẳng dám vào đâu!" Nói xong, ù té bỏ chạy. Thấy thế, Túy Toàn đã toan chạy theo, song vì còn tiếc rẻ cô vợ nhan sắc của Tôn Trọng nên chưa chịu chạy ngay, cứ lượn đi lượn lại trước đạo bùa để quan sát. Ðột nhiên, nét vẽ trên đạo bùa biến thành rồng, cuộn thành vòng, ngửng đầu chực bay. Lúc đó Túy Toàn mới hết hồn, co cẳng chạy. Vừa chui qua hàng rào ra tới đường, bỗng Túy Toàn thấy một nhà sư hình dung cổ quái, đứng ở giữa đường, tay trái cầm đèn, tay phải cầm bùa, miệng lẩm nhẩm đọc thần chú, hướng về phía mình mà làm phép. Kinh hãi quá, Túy Toàn cắm cổ chạy về nhà, vào phòng nằm ngủ. Sáng sau, Lang thị thấy chồng ngủ trưa, bèn vào đánh thức. Túy Toàn chỉ ú ớ rồi lại ngủ mê man. Lang thị thầm nghĩ chắc chồng mình đêm qua thức khuya nấu rượu nên để yên cho ngủ, chẳng đánh thức nữa. Trưa ấy, dân phường Khương Thủy nghe đồn anh em nhà họ Tôn đã thỉnh được Âu Dương hoà thượng tới nhà lập đàn trừ chồn cho phường nên rất vui mừng, rủ nhau tới nhà họ Tôn coi. Lang thị vào đánh thức chồng dậy để cùng đi coi với mình. Thấy chồng vẫn còn ngủ say nên Lang thị ra rủ hai đứa con. Tới nơi, Lang thị thấy nhà sư đã lập xong đàn tràng. Lát sau, nhà sư làm phép rồi niệm thần chú, gọi chồn tới quy phục. Ðột nhiên mọi người thấy Túy Toàn, từ ngoài cổng chạy huỳnh huỵch vào nhà, mặc chiếc áo màu vàng, sắc mặt nhợt nhạt. Tới trước đàn, đột nhiên Túy Toàn ngã quỵ xuống đất, hóa thành chồn, chiếc áo màu vàng vẫn còn khoác trên thân. Ai nấy đều kinh hãi. Lúc thấy chồng chạy tới, Lang thị đã ngạc nhiên. Nay thấy chồng biến thành chồn, Lang thị lại càng kinh hãi. Nhà sư rút dao ra toan giết. Thấy thế, Lang thị vội quỳ xuống đất, khẩn cầu:"Xin hoà thượng mở lượng hải hà, tha chết cho chồng tiện thiếp. Tiện thiếp chắc rằng chồng tiện thiếp đã bị mắc mưu của chồn nên mới hóa thành chồn" Nhà sư gật đầu, nói:"Nếu thế thì hãy dắt về mà chăm sóc!" Lang thị và hai con bèn dắt chồn về, chăm sóc chu đáo. Dọn cơm rượu cho ăn, dọn giường nệm cho ngủ, những mong chồn hóa trở lại thành người. Thế nhưng, ba hôm sau, chồn vẫn là chồn, chẳng thể hóa trở lại thành người được nữa.
- Tối ấy, đột nhiên chồn lăn ra chết. Thi làm Thành Hoàng Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên. Minh nghĩa khai tông đệ nhất thiên. Khấp thế trần tình dư giả nhật. Hoan thừa huyên thảo hỷ diên niên. Anh rể bản nhân thuật chuyện: Ông nội của anh rể bản nhân là Tống công, húy Ðào. Sinh thời, công là một nho sĩ, được hưởng lương một ấp. Năm ấy, công 51 tuổi, rước lão mẫu, 71 tuổi, về ở chung để tiện bề phụng dưỡng. Một hôm, công bị bạo bệnh, lên giường nằm rồi mất. Lão mẫu thuê người khâm liệm, quàn linh cữu ở phòng khách. Hôm ấy, công vừa lên giường nằm thì chợt thấy một lính cưỡi ngựa, tay cầm văn thư, dắt theo một ngựa trắng, vào sân nhà, buộc ngựa ở ngoài sân rồi vào phòng, nói:"Có lệnh trên sai tiểu nhân tới mời tiên sinh đi thi" Công liền dồn dập hỏi:"Lệnh của ai? Thi cái gì? Ai là giám khảo?" Lính chẳng đáp, chỉ giục:"Xin tiên sinh hãy sửa soạn mau cho!" Công đang bị bệnh nên yếu sức, song cũng cố gắng ngồi dậy mặc áo quần. Lính bèn dìu công ra sân, đỡ lên lưng ngựa trắng rồi bảo công rong ngựa theo mình. Ðường đi thực là lạ lùng, vắng vẻ. Lát sau, tới một đô thị sầm uất, trông tựa chốn đế đô, lính dẫn công vào một dinh thự nguy nga, bảo công xuống ngựa, rồi trao cả hai ngựa cho lính canh. Lính dẫn công qua cổng, qua sân, lên thềm cao, bước vào một cung điện. Ngửng đầu nhìn lên, công thấy cung điện cực kỳ tráng lệ. Thấy ở cuối điện có mười một vị thần đang ngồi trên bục cao, công cố đoán xem các vị ấy là ai song chẳng sao đoán được trừ vị ngồi chính giữa thì công đoán chắc là Quan Ðế đời Tam Quốc vì trông giống hình Quan Ðế mà thế nhân thường vẽ để thờ. Dưới sàn thấp, mỗi bên phải trái đều có bày một ghế, một bàn, trên có để sẵn giấy bút. Ghế phải đã có một nho sĩ ngồi, còn ghế trái thì để trống. Một vị lấy tay chỉ ghế trống, bảo công tới ngồi. Công vội tuân lệnh. Vị ấy đứng dậy, xuống phát cho mỗi người một đề thi, rồi nói:"Viết bài ngay đi!" Công mở đề, chỉ thấy vẻn vẹn có tám chữ:"Nhất nhân, nhị nhân, hữu tâm, vô tâm" (Một người, hai người, cố tình, vô ý). Nho sĩ với công cùng cặm cụi viết bài. Hai người viết xong, cùng đưa bài lên nạp rồi trở về chỗ ngồi. Chư thần truyền tay nhau đọc. Lát sau, một vị nói:"Hai bài cùng hay. Tuy nhiên, bài của Tống sinh có hai câu xuất sắc: Cố tình mà làm điều thiện, tuy thiện song chẳng nên thưởng. Vô ý mà làm điều ác, tuy ác song chẳng nên phạt" Chư thần đều gật gù, khen hay rồi xúm quanh Quan Ðế mà bàn bạc. Hồi lâu, một vị gọi công lên gần bục, nói:"Tỉnh Hà Nam khuyết chức thành hoàng, nhà ngươi đáng được sung vào chức ấy!" Bấy giờ công mới hiểu là nho sĩ và mình cùng
- được gọi tới để chư thần chọn một người đi làm thành hoàng. Công vội quỳ xuống sàn, rập đầu khóc, thưa:"Ðược chư thần đoái thương, cho đi làm thành hoàng, thực chẳng dám chối từ. Song chư thần xét cho, dương thế còn mẹ già, đã bảy mươi mốt tuổi, chẳng biết cậy vào ai. Nay mong được ở nhà, phụng dưỡng mẹ cho trót, rồi sẽ xin tuân lệnh" Một vị ra lệnh cho viên chủ bạ râu dài đứng cạnh:"Hãy lấy thọ bạ ra coi xem thân mẫu của Tống sinh còn được hưởng bao nhiêu tuổi nữa?" Viên chủ bạ vào phòng trong bưng ra một cuốn sổ dày, đặt lên bàn, lật trang tìm đọc. Lát sau, thưa:"Còn được hưởng chín tuổi nữa" Chư thần đưa mắt nhìn nhau như để hỏi ý. Chợt Quan Ðế phán:"Thôi được. Bây giờ hãy tạm sung Trương sinh vào chức ấy trong chín năm. Sau đó, sẽ trao lại cho Tống sinh" Phán xong, Quan Ðế quay qua bảo công:"Ðáng lẽ nhà ngươi phải đi phó nhậm ngay song vì nhà ngươi có hiếu nên được về phụng dưỡng mẹ già thêm chín năm nữa. Hết hạn, sẽ cho gọi lại!" Công vội rập đầu lạy tạ. Quan Ðế lại sai lính gọi nho sĩ kia tới gần bục mà bảo:"Nhà ngươi chẳng còn mẹ. Vậy hãy tạm đi phó nhậm chức thành hoàng ở Hà Nam thay cho Tống sinh. Sau chín năm, sẽ được sung vào chức khác!" Nho sĩ cũng rập đầu lạy tạ. Lính dắt hai người ra sân. Nho sĩ bước tới nắm tay công, tự giới thiệu:"Bỉ nhân họ Trương, quê ở huyện Trường Sơn!" Công cũng đáp lễ, nói:"Bỉ nhân họ Tống, quê ở huyện Chuy Xuyên!" Nho sĩ bèn làm một bài thơ tặng công. Công cũng làm một bài thơ tặng lại. Chợt thấy người lính dắt hai ngựa ra sân, đỡ công lên lưng ngựa trắng, bảo công rong ngựa theo mình. Công cúi đầu chào nho sĩ rồi rong ngựa theo lính. Lát sau, về tới sân nhà, công xuống ngựa. Lính nói: "Thôi, tiên sinh vào nhà đi!" rồi quay ngựa ra khỏi cổng, dắt theo ngựa trắng. Công vừa bước chân vào phòng khách thì chợt bừng mắt tỉnh, thấy mình đang nằm trong linh cữu chưa đậy nắp. Công trở mình. Lão mẫu nghe có tiếng động trong linh cữu, bèn bước tới coi. Thấy công đã hồi sinh, lão mẫu mừng lắm, vội đỡ công dậy, dìu vào phòng trong. Chiều ấy, công tỉnh hẳn, nói năng được như thường. Công hỏi chuyện thì lão mẫu nói công đã mất được ba ngày. Công bèn thuật chuyện mình thấy cho lão mẫu nghe. Lão mẫu bảo công đọc bài thơ của nho sĩ tặng thì công chỉ còn nhớ được có hai câu: Hữu hoa, hữu tửu, xuân thường tại, Vô nguyệt, vô đăng, dạ tự minh (Có hoa, có rượu, xuân luôn còn, Không trăng, không đèn, đêm tự sáng) Hôm sau, công nhờ người sang huyện Trường Sơn hỏi thăm thì được biết quả có nho sĩ họ Trương trong huyện mới mất được bốn ngày, đúng vào ngày công mất. Chín năm sau, quả nhiên lão mẫu qua đời. Làm tang lễ cho lão mẫu xong, công tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo mới, đi giày mới, chít khăn đỏ, lên giường nằm mà mất. Chiều ấy, nhạc gia của công cư ngụ ở cửa tây huyện thành bỗng thấy công chít khăn đỏ, cưỡi ngựa trắng, tới nhà mình cùng với một đoàn xa mã hộ tống. Công xuống ngựa, vào phòng khách, chẳng nói một lời, sụp lạy nhạc gia một lạy rồi trở ra, lên
- ngựa mà đi. Nhạc gia kinh nghi, liền cho người chạy tới nhà công coi thì được biết công mới mất được mấy giờ. Sinh thời, công có viết một tập tiểu truyện, thuật lại thực rõ ràng từng chi tiết của câu chuyện. Anh rể bản nhân vẫn cất giữ tập truyện ấy. Tiếc rằng sau cơn binh lửa năm Giáp Thân (1644), tập truyện ấy bị thất lạc. Anh rể bản nhân chỉ còn nhớ được sơ lược có bấy nhiêu thôi. Để của cho con A ông ngụ tạng tí hà trì. Cánh đáo sơn cùng thủy tận thi. Hồi thủ di lưu đương nhật ngữ. Chấp niên khâm lẫm dĩ tiền tri. Triều Tống, tỉnh Sơn Ðông có bốc sư họ Lý, tên Xích Vũ, nhà rất giàu. Ngoài ba ngôi nhà lớn, Lý ông còn chôn giấu rất nhiều vàng. Nghe đồn Lý ông có tới tám chum vàng nên người làng đặt cho Lý ông lộng danh là Lý Bát Cang (Lý Tám Chum) Lý ông không có con gái, chỉ có hai trai là Xích Thành, lên 10, và Nguyệt Sinh, lên 8, theo học cùng một thày đồ. Tính Xích Thành hiền lành, cần kiệm song vì không thích văn chương nên sau khi biết đọc văn tự, Xích Thành xin cha mẹ cho về quê trông nom gia nhân canh tác. Năm 20 tuổi, Xích Thành được cha mẹ cưới vợ cho rồi cho hai vợ chồng một ngôi nhà để ra ở riêng. Vợ Xích Thành họ Cốc. Cốc thị cũng hiền lành, cần kiệm như chồng nên chỉ ít năm sau, hai vợ chồng đã trở nên giàu có. Xích Thành có ba trai, ba gái. Tính Nguyệt Sinh cũng đôn hậu nhưng ăn tiêu hoang phí. Vốn ưa thích văn chương, Nguyệt Sinh xin cha mẹ cho theo học tới khi đậu đại khoa. Mười năm sau, Nguyệt Sinh thi đậu thái học sinh (tiến sĩ) song vì không thích ra làm quan nên Nguyệt Sinh xin cha mẹ cho về quê ở chung. Năm 20 tuổi, Nguyệt sinh cũng được cha mẹ cưới vợ cho rồi cho hai vợ chồng một ngôi nhà để ra ở riêng. Vợ Nguyệt Sinh họ Xa, tính rất hiền lành và hay chiều chồng, chẳng bao giờ ngăn cản chồng mình điều chi. Nguyệt Sinh chỉ có hai trai. Mười năm sau, Lý bà mất. Thấy mình đã già, Lý ông tự biết cũng chẳng còn sống được bao lâu. Bèn đào bảy chum vàng lên rồi cho gọi hai con tới nhà, nói:"Thân mẫu các con đã qua đời mà ta thì cũng chẳng còn sống được bao lâu nữa nên ta muốn chia cho mỗi đứa một phần của cải. Bây giờ ta có bảy chum vàng. Xích Thành đông con, ta cho sáu chum còn Nguyệt Sinh ít con, ta cho một chum. Tuy nhiên, sau khi ta chết thì ngôi nhà ta đang ở với mười mẫu ruộng ta đang cho người cấy sẽ thuộc về Nguyệt Sinh!" Nguyệt Sinh bất mãn nhưng vì sợ cha nên chẳng dám nói. Hai anh em nhận lãnh phần chia rồi tải về nhà. Biết Nguyệt Sinh bất mãn, một hôm Lý ông cho gọi riêng tới nhà mà bảo:"Chẳng phải là ta thiên vị anh con, cho nó nhiều hơn con đâu. Ta còn một chum nữa, chôn riêng một
- chỗ, để dành cho con. Khi nào gia đình con vắng người thì ta mới bảo cho biết!" Ít lâu sau, Lý ông bị bệnh nặng. Nguyệt Sinh sợ cha chết bất thần thì mình sẽ chẳng biết được chỗ chôn vàng, nên sang nhà cha, rình lúc vắng người, lẻn vào hỏi nhỏ:"Chum vàng thân phụ cho con, chôn ở chỗ nào?" Lý ông đáp:"Ta chưa thể nói cho con biết được! Ở đời, mỗi người đều có một phần số riêng, sướng khổ khác nhau. Bây giờ con đang được hưởng cái phước có vợ hiền thì hãy cứ hưởng đi đã! Con thì ăn tiêu hoang phí mà vợ con thì hiền lành thái quá, chẳng biết ngăn cản con. Nếu bây giờ ta có cho con nhiều tiền bạc thì chắc chắn là con cũng sẽ tiêu hết ngay!" Nguyệt Sinh không nghe, cứ năn nỉ xin được biết chỗ chôn vàng. Lý ông liền nổi giận, quát:"Mày thì ăn tiêu hoang phí, chẳng biết giữ của, mà con vợ mày thì chiều mày thái quá, chẳng biết ngăn cản mày. Số mày còn phải nghèo túng trên hai chục năm nữa rồi mới khá được! Bây giờ mà mày có tiền rừng bạc biển thì cũng sẽ hết ngay. Chừng nào mà mày chưa phải là nghèo rớt mùng tơi thì đừng có hy vọng được tao cho thêm!" Nguyệt Sinh sợ cha mà cũng có hiếu nên chẳng dám hỏi chi nữa, chỉ mong sao cho cha chóng khỏi bệnh để mình có dịp dò hỏi được chỗ chôn vàng. Ba tháng sau, Lý ông trở bệnh nặng rồi mất, Nguyệt Sinh vô cùng thất vọng. Chum vàng cha cho đã đem trả nợ mất gần nửa nên thầm nghĩ bây giờ lại phải chung góp với anh để làm tang lễ cho cha thì sẽ chẳng còn được là bao. May sao, Xích Thành gọi riêng em ra một nơi mà bảo cho biết là mình sẽ đứng ra lo liệu hết tang lễ cho cha. Nguyệt Sinh mừng lắm. Sau tang lễ, Nguyệt Sinh đưa vợ con tới cư ngụ ở ngôi nhà của cha để lại, còn ngôi nhà của mình thì cho thuê. Ðã ăn tiêu hoang phí, lại có tính hiếu khách, ngày nào Nguyệt Sinh cũng sai gia nhân đi mời khách về nhà ngâm vịnh, có ngày sai vợ làm tới bốn bữa cơm thịnh soạn để đãi khách. Ðã thế, thấy bạn bè nào than túng, Nguyệt Sinh cũng vào bảo vợ xuất tiền cho vay nên bị bọn vô lại trong làng rủ nhau tới nhà bòn của. Vốn không biết cách quản lý ruộng nương, Nguyệt Sinh chẳng thâu nhập được là bao. Càng ngày Nguyệt Sinh càng nghèo. Mười năm sau, Nguyệt Sinh rơi vào cảnh túng thiếu. May được Xích Thành tốt bụng, thường lén vợ mà chu cấp cho em nên Nguyệt Sinh cũng chưa đến nỗi nào. Năm năm sau, Xích Thành bị bệnh rồi mất. Từ đó, Nguyệt Sinh chẳng còn biết trông cậy vào ai. Mùa xuân, Nguyệt Sinh phải đi vay thóc về cho gia đình ăn. Mùa thu, thâu hoạch được chút nào thì lại phải đem đi trả nợ hết, cả vốn lẫn lời. Ít lâu sau, lại phải bán rẻ ngôi nhà cho thuê và mười mẫu ruộng cha để lại cho. Nhiều bữa trong nhà chẳng còn gạo ăn, Nguyệt Sinh phải đôn đáo chạy đi vay mượn. Gia nhân thấy chủ nghèo quá, bèn rủ nhau trốn hết. Ba năm sau, con trai lớn của Nguyệt Sinh bị bệnh mà chết. Vì thương con quá, Xa thị cũng bị bệnh mà chết theo con. Bấy giờ, trong nhà chỉ còn Nguyệt Sinh với đứa con trai nhỏ. Năm sau, hết tang vợ, Nguyệt Sinh đem chút tiền còn lại đi cưới một cô vợ kế, họ Từ, trước kia là vợ của một người lái dê. Nguyệt Sinh hy vọng Từ thị sẽ giúp mình làm ăn khá giả hơn. Thế nhưng, hai năm sau, Nguyệt Sinh lại càng nghèo thêm. Tính Từ thị rất thô bạo, trái hẳn tính Xa thị thủa trước. Ngày nào hàng xóm cũng thấy Từ thị thóa
- mạ chồng, cấm chồng không được giao du với bè bạn. Một đêm, Nguyệt Sinh nằm mộng thấy cha về, nói:"Tình cảnh của con bây giờ có thể nói là nghèo rớt mùng tơi rồi đó! Trước kia ta có hứa cho con một chum vàng, bây giờ có thể lấy lên mà chi tiêu" Nguyệt Sinh vội hỏi:"Chum vàng thân phụ cho con, chôn ở chỗ nào?"Ðáp: "Sáng mai ta sẽ chỉ chỗ cho!" Bỗng Nguyệt Sinh tỉnh giấc. Nghĩ lại giấc mộng, Nguyệt Sinh lấy làm lạ nhưng thầm nghĩ chắc mình nghèo quá, ngày nào cũng mơ tưởng tới tiền bạc nên mới sinh ra mộng mị vớ vẩn thế thôi. Vả lại, cha mất đã lâu rồi, chẳng cho mình biết chỗ chôn vàng thì làm sao mà mình có thể tìm thấy được? Vì thế, Nguyệt Sinh cũng chẳng buồn để ý tới giấc mộng nữa. Sáng sau, đột nhiên bức tường rào ở vườn sau nhà Nguyệt Sinh bị đổ vì đã quá cũ. Từ thị bắt chồng phải ra cuốc đất đắp lại ngay. Sợ vợ, Nguyệt Sinh vội tuân lời. Khi cuốc đất đắp tường, cuốc phải một vật cứng, Nguyệt Sinh nhặt lên coi thì thấy là một mảnh nắp chum. Bèn thử cuốc sâu thêm chút nữa thì thấy lộ ra một chum vàng. Mừng quá, Nguyệt Sinh vội chạy vào nhà tìm vợ con, bảo ra vườn sau giúp mình khuân vàng vào nhà. Từ đó, gia đình Nguyệt Sinh lại trở nên khá giả. Một hôm, nhớ tới câu nói của cha ngày trước:"Khi nào gia đình con vắng người thì ta mới bảo cho biết!" Nguyệt Sinh chợt nghĩ ra cái nghĩa của câu nói đó "Bây giờ vợ cả và con trai lớn của mình đã chết, gia nhân đã rủ nhau trốn hết, thì gia đình mình trở nên vắng người" Nhờ chum vàng, Nguyệt Sinh được sống trong cảnh sung túc với Từ thị và đứa con trai cho tới hết cuộc đời.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn