Liêu trai chí dị - Phần 39
lượt xem 13
download
Công tử họ Vi dòng dõi thế gia ở Hàm Dương tính buông thả dâm dật. Những người hầu gái có nhan sắc trong nhà không ai thoát khỏi bàn tay chàng. Chàng từng mang mấy nghìn vàng ra đi, tính thưởng thức hết kỹ nữ danh tiếng trong thiên hạ. Các chốn phồn hoa không đâu không tới. Không phong nhã lắm thì ngủ một đêm rồi đi ngay. Còn như vừa ý thì lưu lại hàng trăm ngày. Chú ruột chàng cũng là một vị quan có tiếng, mới hồi hưu, thấy hạnh kiểm cháu như vậy...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Liêu trai chí dị - Phần 39
- Phần 39 Công Tử Họ Vi ( Vi Công Tử ) Công tử họ Vi dòng dõi thế gia ở Hàm Dương tính buông thả dâm dật. Những người hầu gái có nhan sắc trong nhà không ai thoát khỏi bàn tay chàng. Chàng từng mang mấy nghìn vàng ra đi, tính thưởng thức hết kỹ nữ danh tiếng trong thiên hạ. Các chốn phồn hoa không đâu không tới. Không phong nhã lắm thì ngủ một đêm rồi đi ngay. Còn như vừa ý thì lưu lại hàng trăm ngày. Chú ruột chàng cũng là một vị quan có tiếng, mới hồi hưu, thấy hạnh kiểm cháu như vậy thì giận lắm, bèn mời thầy giỏi về nhà, dựng một cơ ngơi riêng, bắt cháu cùng các con đóng cửa học tập. Tối đến, công tử chờ thầy ngủ rồi, trèo tườing trốn về, sáng mới trở lại; như thế đã thành quen. Một hôm bị trợn chân ngã, gãy cánh tay, thầy mới biết, báo cho chú. Ông liền đánh cho một trận bò lê bò càng rồi mới thuốc thang cho. Khi khỏi ông lại giao hẹn: nếu học vược hẳn các em, văn hay chữ tốt, thì đi chơi không cấm. Nhưng vụng trộm giở trò phóng dật thì sẽ bị đánh đòn như trước. Công tử rất thông minh, học thường vượt mức. Vài năm sau đậu khoa thi hương. Chàng muốn bỏ lời ước cũ, nhưng người chú vẫn ra sức kiềm chế. Chàng lên kinh đô, ông sai người lão bộc đi theo, giao cho một quyển sổ nhật ký, dặn phải ghi chép lời nói việc làm của chàng hàng ngày. Vì vậy liền mấy năm, chàng không có hành vi gì sai trái. Sau khi đậu tiến sĩ, ông chú mới hơi nới lệnh cấm. Công tử muốn làm gì vẫn sợ chú biết. Vào chơi các ngỏ hẻm, phải giả danh là họ Ngụy. Một hôm, qua Tây An, thấy một thiếu niên làm con hát tên là La Huệ Khanh, tuổi độ mười sáu mười bảy, xinh đẹp như con gái. Chàng thích lắm đêm giữ lại quấn quít, rồi cho rất nhiều tiền. Ngh nói cô vợ mới cưới của Huệ Khanh lại còn phong nhã, tình tứ hơn, chàng ngỏ ý riêng với Huệ Khanh. Huệ Khanh không tỏ ra khó chịu, tối đến dấn vợ tới thực. Ba người ngủ chung một giường. Lưu lại vài hôm, quyến luyến yêu đương rất mực. Bàn tính đem nhau cùng về. Hỏi tới người nhà, Huệ Khanh đáp rằng: - Mẹ mất sớm chỉ còn cha. Tôi vốn không phải họ La. Mẹ tôi hồi nhỏ hầu hạ nhà họ Vi ở Hàm Dương. Bị bán hết nhà họ La được bốn tháng thì sinh ra tôi. Nếu được theo công tử về, may ra cũng hỏi thăm được gốc gác. Công tử kinh ngạc, hỏi đến họ của người mẹ. Khanh đáp: - Họ Lã. Chàng kinh hãi cực độ, mồ hôi toát đầm mình mẩy. Vì mẹ Khanh chính là thị tỳ nhà chàng trước kia.
- Chàng không nói một lời. Lúc ấy trời đã sáng. Chàng cho Huệ Khanh rất nhiều tiền và khuyên cậu nên bỏ nghề. Rồi vờ thác còn có việc phải đi, hẹn khi nào trở về sẽ cho gọi, thế là chàng từ giã bỏ đi tuốt. Sau được bổ làm quan huyện ở Tô Châu. Ở đây có một con hát tên là Thẩm Vi Nương, xinh nhã tuyệt trần. Chàng rất yêu, giữ lại cùng chung chăn gối. Đùa cợt, hỏi nàng rằng: - Tiểu tự của em có phải lấy ý tứ câu thơ: " Xuân phong nhất khúc Đỗ Vi Nương" chăng? Nàng đáp: - Không phải thế. Mẹ em mười bảy tuổi đã là kỳ nữ nổi tiếng. Có vị công tử ở Hàm Dương cùng họ với ngài, lưu lại cùng mê em ba tháng, thề thốt chuyện cưới xin. Công tử đi rồi, tám tháng sau thì sinh ra em. Do đó mới đặt tên là Vi. Thực ra đó là họ của em. Lúc lâm biệt công tử có tặng mẹ em đôi chim uyên ương bằng vàng, đến nay hãy còn. Sau khi công tử bỏ đi, bặt không tin tức. Mẹ em vì phẫn uất buồn rầu mà chết. Tư thuở lên ba, em được bà Thẩm nuôi nấng, bèn lầy theo họ Thâm. Công tử nghe nói xấu hổ không còn chịu nổi. Lặng đi một lúc, chợt nảy ra một kế. Chàng chợt nhỏm dậy khêu đèn, gọi Vi Nương vào uống rượu rồi ngầm bỏ thuốc độc vào trong chén. Vi Nương vừa nuốt khỏi cổ, lliền vật vã kêu rên, mọi người chạy tới, thì đã tắt thở. Chàng gọi con hát đến, giao phó tử thi, rồi đút lót cho chúng rất nhiều tiền. Nhưng những kẻ giao hảo với Vi Nương hết thảy lại là đám con nhà thần thế. Nghe tin chúng đều bất bình, cho tiền và xúi giục con hát kiện lên quan trên. Chàng hoảng sợ, phải dốc sạch túi chạy vạy dập đi. Cuối cùng chàng bị cách chức vì tội sa đà bừa bãi. Trở về nhà, tuổi đã ba mươi tám, chàng rất hối hận về những việc làm làm khi trước, mà vợ và hầu gái năm sáu người đều không có con. Muốn xin đứa cháu nội của ông chú về làm con kế tự, nhưng ông nghĩ cửa nhà ấy vô hạnh, vợ trẻ con nhiễm phải thói xấu, nên tuy nhận lời cho thừa kế, song phải đợi khi nào chàng già yếu mới cho sang. Chàng phẫn uất muốn cho gọi Huệ Khanh, người nhà đều cho là không được, bèn thôi. Vài năm sau, chàng bỗng lâm bệnh, thường đấm vào ngực mà nói rằng: "Dâm bôn với con hầu, ngủ với kỹ nữ không phải là giống người". Ông chú nghe thấy thế bảo:
- - Thế này thì sắp chết rồi. Bèn cho đứa con của người con trai thứ sang nhà chàng để sớm hôm nâng giấc. Hơn một tháng, quả nhiên chàng mất. Hàm Dương : một huyện thuộc tỉnh Thiểm Tây. Uông Sĩ Tú Ở Lỗ Châu có chàng Uông Sĩ Tú là người cứng cỏi, khỏe mạnh, nhấc bổng đưọc cối đá. Hai bố con chàng đều giỏi đá bóng. Năm người bố ngoại tứ tuần, khi qua sông Tiền Đường bị chết đuối. Tám chín năm sau, Uông có việc đến Hà Nam, đêm đậu thuyền trên hồ Động Đình. Lúc bấy giờ trăng rằm nhô lên ở đỉnh đằng Đông, mặt nước lặn trông khác nào tấm lụa. Uông đang ngắm nhìn, bỗng thấy năm người từ dưới hồ nhô lên, mang theo chiếc chiếc rất to, trải lên mặt hồ rộng ước nửa mẫu, đoạn lăng xăng bày tiệc rượu, cốc chén chạm nhau lách cách, song tiếng va dịu trầm, không tiếng sành sứ. Bày xong ba người ngồi xuống chiếu, hai ngườikia hầu rượu. Trong số người ngồi, một áo vàng, hai áo trắng, cả ba đều đội khăn màu xám cao ngất nghiểu, đuôi khăn viền với vai và lưng,, kiểu rất khác lạ; phải nỗi trăng sáng mênh mang, trông không được rõ lắm. Hai người hầu đều mặt áo đen, một người tựa tiểu đồng, một người tựa ông già. Chợt nghe người áo vàng nói: - Đêm nay trăng đẹp tuyệt phải uống cho thỏa thích mới được. Người áo trắng đáp: - Phong cảnh đêm nay chẳng khác nào cái hôm Quảng Lợi Vương thết tiệc ở đảo Lê Hoa. Ba người chuốc rượu lẫn nhau, nâng chén phù bạch(**) nhưng nói hơi khẽ nên không nghe được câu nào nữa. Người lái thuyền nép mình, không dám thở mạnh. Uông nhìn kỹ người hầu già thấy rất giống cha, nhưng nghe tiếng nói lại không giống. Canh hai sắp tàn, bỗng một người nói: - Nhân lúc trăng sáng thế này, nên đem bóng ra đá cho vui. Tức thì thấy tên tiểu đồng ngụp xuống nước lấy lên một quả bóng to đẫy một ôm, bên trong chứa đầy chất gì như thủy ngân, sáng thấu từ trong ra ngoài. Mấy người ngồi đứng dậy cả. Người áo vàng gọi ông già cùng đá. Họ đá bổng lên
- đến hơn một trượng, bóng đi lấp loáng chói cả mắt. Lát sau nghe "bình" một tiếng, bóng từ xa bay vọt vào khoang thuyền. Uông ngứa nghề lấy hết sức đá trả, thấy bóng nhẹ lạ thường. Cú đá mạnh như phá, bóng vọt cao lên mấy lần, mỗi lần lên đến gần trượng, bên trong có cái gì bắn sáng ra, tia xuống tựa cầu vồng, rồi bỗng rơi xuống rất nhanh như một ngôi sao chổi lao thẳng xuống nước, sôi lên mấy tiếng ùng ục rồi mới tắt ngấm. Mấy người trên tiệc chiếu đều nổi giận: - Đứa trần tục quái nào dám làm chúng tao mất hứng thế? Người hầu già cười: - Không tồi! Không tồi! Đó là món "quặt sao băng" (***) của nhà tôi đấy! Người áo trắng nghe giọng bỡn cợt ấy thì trừng mắt lên, giận dữ: - Ta đang bực mình, thằng hầu già lại dám vui đùa hả? Mau cùng thằng oắt áo đen đi bắt tên ngông cuồng kia về đây, bằng không chân cẳn chúng baysẽ được xơi dùi đấy! Uông liệu chẳng trốn đi đâu được nên cũng không sợ nữa, bèn xách dao đứng giữa thuyền. Thấy ông già và tiểu đồng cầm khí giới đi đến, Uông nhìn kỹ thì đúng là cha mình thật, vội vàng gọi to: - Cha ơi! Con đây mà! Ông già kinh sợ, nhìn con mà buồn đứt rả ruột. Tiểu đồng thấy vậy quay về ngay. Ông già bảo: -- Con trốn ngay đi kẻo chết cả hai cha con bây giờ. Nói chưa dứt lời ba người kia đã lêen cả trên thuyền. Người nào người nấy mặt đen sì, mắt to hơn trái lựu. Chúng túm lấy ông già lôi đi, Uông cố sức giằng lại làm thuyền tròng trành đứt cả dây néo. Chàng dùng dao chém đứt được cánh tay một người rơi xuống. Người áo vàng bỏ chạy, một người áo trắng xông tới. Uông cứ nhằm đầu mà chém, hắn ngã "ùm" xuống nước rồi mất tăm. Hai cha con đang tính trẩy thuyền đi ngay đêm ấy thì thấy một cái mõm rất to nổi lên khỏi mặt nước. Mõm ấy sâu, miệng như miệng giếng nước hồ bốn bên chảy cả vào đó, réo lên thành tiếng ào ào. Lát sau nó phụt nước lên, đánh sóng cao ngất đến tận nhưng vì sao, làm hàng vạn chiếc thuyền đều bị lắc tròng trành. Người trên hồ đều sợ khiếp vía. Trên thuyền của Uông có hai cái trống đá, mỗi cái nặng đến hơn trăm cân, chàng nhấc một cái ném xuống, nước bắn tóe lên vang như
- sấm, sóng êm dần; ném cái nữa, sóng gió lặn hẵn. Uông ngờ cha mình là ma. Ông già nói: -Cha chưa chết con ạ. Mười người đắm đò thì bọn yêu quái ăn thịt đến chín. Cha vì giỏi đá bóng mà được toàn tánh mạng. Bọn yêu đắc tội với Đức Vương ở sông Tiền Đường nên chúng phải tránh sang hồ Động Đình này. Cả ba đưá đều là cá thành tinh, quả bóng vừa đá là bong bóng cá đấy. Cha con mừng rỡ, chèo thuyền đi ngay lúc nửa đêm. Sáng ra thấy trên thuyền có cái vây cá, đường kính dài đến bốn năm thước ,mới chợt nghĩ ra đó là cánh tay chặt đứ được đêm qua. Chú thích Lô Châu : tên phủ, thuộc tỉnh An Huy. (**) Phù bạch: tên một loại chén uống rượu. (***) Quặt sao băng (lưu tinh quái) : tên gọi một ngón đá bóng, người đá nhấc hân trái lên trước rồi chân phải từ phía sau đá bóng bay đi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn