YOMEDIA
ADSENSE
Liêu trai chí dị - Phần 97
87
lượt xem 15
download
lượt xem 15
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trong khoản đòi Khang Hy, có kẻ làm mẹo đem theo mình một cái hộp, trong cái hộp có để một thằng nhỏ, dài chừng một thước, hễ ai cho tiền thời nó mở hộp cho thằng nhỏ chui ra, hát xong rồi lại vào. Đến đất Dịch. Quan tể ở Dịch bắt đem nộp vào dinh để coi. Hỏi kỹ về chỗ thằng người nhỏ ở đâu mà ra, trước còn không dám nói. Cứ hỏi mãi mới chịu kể là ở làng nó, nguyên là đứa trẻ đi học về, ngang đường gặp nó cho thuốc mê, bốn...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Liêu trai chí dị - Phần 97
- Phần 97 Người nhỏ Trong khoản đòi Khang Hy, có kẻ làm mẹo đem theo mình một cái hộp, trong cái hộp có để một thằng nhỏ, dài chừng một thước, hễ ai cho tiền thời nó mở hộp cho thằng nhỏ chui ra, hát xong rồi lại vào. Đến đất Dịch. Quan tể ở Dịch bắt đem nộp vào dinh để coi. Hỏi kỹ về chỗ thằng người nhỏ ở đâu mà ra, trước còn không dám nói. Cứ hỏi mãi mới chịu kể là ở làng nó, nguyên là đứa trẻ đi học về, ngang đường gặp nó cho thuốc mê, bốn chân tay tự nhiên co dúm ngay lại, bèn đem đi như thế, để dùng làm trò chơi. Quan tể nổi giận, giết chết thằng làm trò, giữ đứa bé ở lại muốn chữa cho, mà chưa tìm được cách chữa. KHÚC HÁT ẾCH Vương Tử Tôn nói: “Trong khi ở kinh đô, từng thấy một người làm trò chơi ở chợ,, đẩy một cái hộp gỗ có ngăn, có tất cả mười hai cái lỗ, trong mỗi lổ có phục một con ếch. Lấy cái que gõ vào đầu, thời liền kêu ì ộp cả. Có ai cho tiền thời khua gõ các đầu ếch một lượt như đánh dàn nhạc, cung, bực, từ khúc, nghe rất phân minh”. TRÒ CHUỘT Lại nói: “Có một người ở trên chợ Trường An, bán trò chơi chuột. Trên lưng cõng một cái túi, trong có chứa hơn mười con chuột con, cứ gặp chỗ đông người thời để ra một cái giá gốc nhỏ như là cái lầu trong rạp hát tuồng, rồi bèn đánh nhịp trống, hát khúc tuồng cổ, tiếng hát vừa cất lên, thời có chuột ở trong cái túi ra, đeo mặt nạ, mặc đồ quần áo rất bé, từ ở vai đeo lên trên cái lầu đứng như người mà múa, trai và gái, thương cùng yêu, đúng hệt với tình tiết ở trong vở tuồng vậy”. Liêm sĩ của kẻ làm quan Tiếu mạ do tha tiếu mạ gia. Lão nhân trường lạc tín kham khoa. Ðường khai hoạ cẩm tiêu doanh thiếp. Thử thị tam triều tể tướng gia. Triều Minh, có viên quan họ Chu, tên Chính Khang làm quan trải ba đời vua, được phong đến chức tể tướng. Có lần Chính Khang được nhà vua sai cầm quân đi dẹp giặc. Thấy khí thế của giặc mạnh quá, Chính Khang đầu hàng, chịu để giặc bắt. Triều đình phải giảng hòa với giặc để giặc thả cho Chính Khang ra về. Khi về, Chính Khang lại được nhà vua cho phục chức nên bị dân chúng đương thời khinh khi. Khi về quê hưu trí, Chính Khang thuê thợ xây cất một gia miếu. Trước ngày khánh thành miếu, Chính Khang sai gia nhân ra ngủ đêm ở miếu để trông coi, đề phòng kẻ phá hoại. Sáng sau, đúng vào ngày khánh thành, gia nhân hớt hải chạy về báo tin có kẻ lẻn vào
- miếu lúc nào chẳng rõ, treo một bức hoành ngang trên tường với một đôi câu đối dọc theo hai cột. Chính Khang lấy làm lạ, vội dẫn con cháu tới miếu coi. Tới nơi, mọi người đều thấy trên bức hoành có đề bốn chữ Tam Triều Nguyên Lão và trên đôi câu đối có đề mười bốn chữ Nhất Nhị Tam Tứ Ngũ Lục Thất và Hiếu Ðễ Trung Tín Lễ Nghĩa Liêm. Ai cũng hiểu ý nghĩa của bốn chữ trên bức hoành là Ông Già Làm Quan, Trải Ba Ðời Vua song chẳng ai hiểu ý nghĩa của mười bốn chữ trên đôi câu đối là gì. Câu chuyện lan khắp vùng. Dân chúng đua nhau giải thích song rút cục cũng chẳng có ai giải thích được thỏa đáng. Ít lâu sau, có một danh sĩ trong vùng giải thích như sau:"Ðúng ra đôi câu đối ấy phải có mười sáu chữ là Nhất Nhị Tam Tứ Ngũ Lục Thất Bát và Hiếu Ðễ Trung Tín Lễ Nghĩa Liêm Sỉ. Người viết cắt bớt chữ Bát ở vế đầu và chữ Sỉ ở vế sau là có ý nói Chính Khang mất chữ Bát và không có chữ Sỉ. Trong Hán tự, mất chữ Bát gọi là Vong Bát, không có chữ Sỉ gọi là Vô Sỉ. Cả hai cặp chữ Vong Bát và Vô Sỉ đều có cùng một nghĩa là vô liêm sỉ" Ai cũng chịu lời cắt nghĩa của danh sĩ ấy là thỏa đáng. Kẻ sĩ đời sau bình luận việc tể tướng Chu Chính Khang được triều đình sai cầm quân đi dẹp giặc mà lại đầu hàng giặc là một việc làm thiếu liêm sỉ của kẻ làm quan. Lộc số Do lai lộc mệnh phú sinh sơ. Mệnh tận thiên giao lộc hữu dư. Lưu dữ lai sinh ưng diệc đắc. Hà duyên nhất định vị tiêu trừ. Ở kinh đô có viên quan quyền cao chức trọng, họ Chử, tên Bội Hành, vừa độ lục tuần, có vợ họ Vệ. Bội Hành thường ỷ quyền thế, xử ức dân lành, đòi tiền hối lộ, làm nhiều điều độc ác. Vệ thị thấy thế thì sợ lắm. Một hôm, Vệ thị khuyên chồng:"Phu quân nên ăn ở cho có nhân đức để được hưởng tuổi thọ lâu dài" Bội Hành cười, nói:"Nhân đức hay độc ác thì có ăn nhằm chi với tuổi thọ?" rồi chẳng nghe lời vợ khuyên. Thời ấy, ở chợ kinh đô có thày tướng họ Tưởng, tên Thái Toàn, nổi tiếng về nghề coi diện tướng. Ðặc biệt, Thái Toàn có thể coi diện tướng của từng người mà tính được số gạo và số miến mà người ấy còn được hưởng cho tới lúc chết, gọi là lộc số. Nghe tiếng Thái Toàn, Bội Hành liền sai lính ra chợ gọi Thái Toàn vào dinh để tính lộc số cho mình. Lính dẫn Thái Toàn vào. Bội Hành hỏi:"Lộc số của ta còn bao nhiêu?" Ngắm nhìn diện tướng Bội Hành hồi lâu, Thái Toàn đáp:"Lộc số của đại quan còn hai mươi thạch gạo và hai mươi thạch miến!" Nghe thấy thế, Bội Hành mừng lắm, bèn ban thưởng cho Thái Toàn, rồi sai lính dẫn Thái Toàn trở ra chợ. Bội Hành vào phòng thuật chuyện lại cho vợ nghe rồi hỏi:"Mỗi năm ta ăn hết chừng bao nhiêu gạo, bao nhiêu miến?" Vệ thị đáp:"Trung bình thì mỗi năm, mỗi người chỉ
- ăn hết một thạch gạo và một thạch miến thôi!" Bội Hành cười, nói:"Nếu thế thì ta còn sống được hai mươi năm nữa. Năm nay ta đã sáu mươi. Nếu thày tướng đoán trúng thì ta còn thọ được tới tám mươi mới chết. Như vậy cũng đủ rồi!" Tin vào lời đoán của thày tướng, Bội Hành vẫn tiếp tục làm nhiều điều độc ác. Ðầu năm sau, Bội Hành sáu mươi mốt. Vào ngày mồng bốn Tết, đột nhiên Bội Hành bị bệnh tiêu khát, ăn nhiều, uống lắm, ăn bao nhiêu cũng còn thấy đói, ăn cả ngày lẫn đêm. Vệ thị tính ra mỗi ngày chồng mình phải ăn hết hai mươi phần ăn bình thường. Chưa đầy một năm, Bội Hành đã ăn hết hai mươi thạch gạo và hai mươi thạch miến. Cuối năm ấy, quả nhiên Bội Hành lăn ra chết. Quan trung thừa điều tra trộm Thùy tòng cụ thất đạo trang liêm. Hoả sách kinh truyền pháp lệnh nghiêm. Sưu đắc chung y tần xuất nhập. Cá trung cơ trí diệc thao kiềm. Ðời Khang Hy, tỉnh Sơn Ðông có quan trung thừa (tuần phủ) họ Vu, tên Thành Long, thường đi tuần du các huyện để điều tra giùm các quan tể những vụ án khó xử. Một hôm, Vu công tới huyện Cao Bưu, tỉnh Giang Tô. Quan tể Cao Bưu làm l đón tiếp rất trọng thể. Sau khi vào huyện đường, Vu công hỏi: "Trong huyện của quan tể có vụ án nào khó xử chăng?" Quan tể đáp: "Bẩm đại quan, có vụ mất trộm áo cưới của con gái phú ông họ Vệ" Hỏi:" Nội vụ ra sao?" Ðáp: "Bẩm đại quan, nguyên bản huyện có phú ông họ Vệ gả chồng cho con gái. Cô dâu có rất nhiều quần áo mới, xếp đầy một rương. Ðêm trước ngày vu quy, cô dâu bị trộm tới nhà, đào tường vào phòng, cậy rương vơ vét hết quần áo đem đi. Sáng ra, Vệ ông đem việc mất trộm lên huyện đường trình báo. Tiểu chức đã cho điều tra để tìm thủ phạm song chưa có kết quả" Nói: "Ðể bản chức thử cho điều tra xem sao" Vu công bèn ra lệnh cho lính đóng hết các cổng phụ chung quanh huyện thành, chỉ để mở một cổng chính rồi cho niêm yết thông cáo như sau: "Huyện dân phải về nhà ngay, đóng kín cửa mà ở trong nhà để chờ lính tới khám xét. Sau hai ngày mới được đi lại như thường. Lệnh giới nghiêm bắt đầu được thi hành từ tối nay" Nghe có lệnh giới nghiêm khám nhà, huyện dân đều về đóng chặt cửa mà ở trong nhà. Vu công lại ra lệnh cho lính canh bắt giữ những kẻ có đem theo quần áo phụ nữ cũng như những kẻ ra vào cổng huyện tới hai lần. Chiều ấy, có hai kẻ đi chân tay không, ra vào cổng huyện tới hai lần. Lính bắt giữ, giải vào trình. Vừa nhìn thấy chúng, Vu công đã chỉ mặt, nói: "Hai tên này chính là hai tên trộm quần áo đây!" Chúng vội quỳ xuống đất, lạy Vu công, thưa: "Bẩm đại quan,
- bọn tiểu nhân bị kết tội oan" Vu công nói: "Ðể rồi xem tụi bay có bị oan hay không?" Vu công liền sai lính lột quần áo chúng ra thì thấy mỗi kẻ đều mặc lót trong mình một bộ quần áo phụ nữ mới. Vu công bèn cho gọi Vệ thị lên coi. Vệ thị nhận đúng là quần áo của mình. Hai tên trộm hết đường chối cãi, đành phải nhận tội để khỏi bị tra tấn. Vu công bèn trao lại vụ án cho quan tể. Nguyên hai tên trộm nghe có lệnh giới nghiêm khám nhà thì kinh hãi quá nên bàn nhau tìm cách chuyển hết quần áo ăn trộm được ra ngoài huyện thành. Thấy lính canh khám xét kỹ, chúng mới nghĩ ra cách mặc lót quần áo ăn trộm được vào người, rồi chân tay không mà ra vào cổng huyện nhiều lần để khỏi bị khám xét. Dân chúng Cao Bưu cứ truyền tụng mãi về vụ án này. Quan Tề điều tra cướp Chiết ngục vô quan duyệt lịch thâm. Chỉ tu đương cục khẳng lưu tâm. Tống nghênh thiếu phụ giai nam tử. Hà huống tần tham thủ nhập khâm. Ðời Khang Hy, tỉnh Sơn Ðông có quan trung thừa họ Vu, tên Thành Long. Khi còn làm quan tể huyện Chuy Xuyên, một hôm Vu công dẫn tám thuộc hạ cưỡi ngựa sang huyện Tân Thành kế cận để thăm người bạn họ Khang đang làm quan tể tại đó. Khang công mời bạn cùng đám thuộc hạ vào khách xá tạm trú. Một sáng, Vu công dẫn đám thuộc hạ cưỡi ngựa ra ngoài thành du ngoạn. Nhác thấy ở phía trước mặt có hai hán tử to lớn khiêng một chiếc cáng cùng bốn hán tử khác đi hộ tống ở hai bên, Vu công bèn dẫn đám thuộc hạ phóng ngựa tới gần để coi. Thấy trên cáng có một nữ bệnh nhân nằm nghiêng, tóc cài trâm phượng, thân đắp chăn lớn, còn bốn kẻ hộ tống thì cầm ghì bốn góc chăn, tựa hồ như sợ gió lọt vào mình bệnh nhân, Vu công sinh nghi. Ðể ý nhìn thì thấy thỉnh thoảng bốn kẻ hộ tống lại thò tay vào chăn như để tìm kiếm vật gì rồi cứ đi được một quãng, cả bọn lại dừng chân để đổi phiên khiêng. Vu công dẫn đám thuộc hạ phóng ngựa vượt xa lên phía trước, sai hai người xuống ngựa, ngồi nghỉ ở bên đường để thám thính. Sau đó, Vu công dẫn đám thuộc hạ phóng ngựa đi xa thêm chừng ba dặm, sai hai người nữa xuống ngựa, bí mật theo rình xem bọn hán tử khiêng cáng tới đâu. Rồi Vu công dẫn đám thuộc hạ còn lại ra về. Lát sau, khi bọn hán tử khiêng cáng tới, hai thuộc hạ thám thính chạy ra làm quen, hỏi:"Bệnh nhân nằm trên cáng là ai thế?" Một hán tử đáp:"Thị là em gái mỗ. Thị về thăm nhà rồi đột nhiên bị bạo bệnh khiến mỗ phải nhờ nhóm bằng hữu đây khiêng trả về nhà chồng" Cả bọn lại tiếp tục khiêng cáng đi. Hai thuộc hạ có nhiệm vụ theo rình thấy cả bọn khiêng cáng tới một căn nhà ở xóm Thanh Bình, rồi thấy hai hán tử khác từ trong nhà bước ra, đón cả bọn vào nhà. Bọn thuộc hạ quay về khách xá trình Vu công mọi chuyện. Vu công hỏi:"Các ngươi có thấy ai ở trong nhà chạy ra săn sóc bệnh
- nhân không?" Cả bọn cùng đáp:"Bẩm đại quan, không!" Vu công vội đi tìm Khang công. Gặp bạn, Vu công hỏi:"Ðêm qua, trong huyện của tôn huynh có vụ cướp của giết người nào không?" Khang công đáp:"Ðệ chẳng thấy ai báo cáo chi cả!" Vu công bèn trở về khách xá, mật sai thuộc hạ đi nghe ngóng tin tức ở trong huyện. Lát sau, thuộc hạ về báo:"Bẩm đại quan, trong huyện có tin đồn đêm qua có một bọn cướp xông vào nhà phú ông họ Phùng, lấy que sắt nung đỏ dí vào người Phùng ông để khảo của, làm Phùng ông bị chết bỏng. Bọn chúng đã vơ vét hết vàng bạc trong nhà tải đi" Vu công bèn sai thuộc hạ tìm tới nhà Phùng ông, gọi một thân nhân vào khách xá để hỏi chuyện. Con trai Phùng ông là Phùng Khải xin theo vào. Thời bấy giờ, triều đình ra nghiêm lệnh xử tử các kẻ cướp của giết người nên khi bọn cướp đã nghi ngờ ai đi báo quan thì chúng sẽ tìm cách sát hại để diệt khẩu. Do đó, gia đình nạn nhân dù có biết rõ danh tánh bọn cướp cũng phải làm ngơ, chẳng dám đi cáo giác vì sợ bị bọn chúng sát hại. Phùng Khải tới. Vu công hỏi:"Có phải đêm qua phụ thân khổ chủ bị cướp vào nhà sát hại không?" Phùng Khải chối:"Bẩm đại quan, không. Ðêm qua tự nhiên gia phụ bị bạo bệnh mà mất, chứ nhà tiểu nhân có bị cướp bóc chi đâu?" Vu công cười, nói:"Ta đã bắt được cả bọn cướp ấy giùm quan tể ở đây rồi, khổ chủ chẳng còn phải sợ bọn chúng trả thù nữa!" Lúc đó Phùng Khải mới rập đầu lạy Vu công, nói:"Bẩm đại quan, quả thực đêm qua gia phụ bị cướp xông vào nhà sát hại. Tiểu nhân cúi xin đại quan rửa hận cho!" Vu công vỗ về an ủi:"Cứ về nhà, im lặng mà chờ coi ta rửa hận cho!" Rồi tin Phùng Khải ra cửa. Phùng Khải về rồi, Vu công tức tốc đi tìm Khang công, nói:"Ðêm qua trong huyện của tôn huynh có xảy ra một vụ cướp của giết người. Ðệ đã điều tra được manh mối và biết rõ chỗ ở của tám tên cướp. Xin tôn huynh hãy ra lệnh cho quân sĩ tới vây bắt chúng ngay kẻo chúng trốn mất!" Rồi nói rõ căn nhà ở xóm Thanh Bình cho Khang công hay. Khang công vội làm theo lời bạn khuyên. Quân sĩ của huyện kéo ập tới căn nhà, bắt trói đủ tám tên, tịch thu tang vật, giải về huyện đường. Khang công liền ra lệnh dùng cực hình tra tấn. Cả bọn cùng nhận tội. Khang công bèn sai lính giải bọn chúng vào công đường, hỏi: "Bệnh nhân nằm trên cáng là ai?" Tên đầu sỏ đáp:"Bẩm đại quan, thị là một kỹ nữ" Hỏi:"Sao lại có kỹ nữ trong bọn chúng bay?" Ðáp:"Vì tối qua bọn tiểu nhân tới kỹ viện mua vui rồi rủ thị theo tới nhà Phùng ông. Bọn tiểu nhân cướp được vàng để trên cáng, bảo thị giả làm người bệnh, nằm ôm đống vàng để bọn tiểu nhân khiêng về sào huyệt" Hỏi:"Chúng bay chia chác với nhau như thế nào?" Ðáp:"Bọn tiểu nhân chia đều làm chín phần, mỗi người một phần" Khang công bèn cho lính đi bắt kỹ nữ. Thấy bọn cướp đã nhận tội cả, kỹ nữ cũng nhận tội ngay để khỏi bị tra tấn. Khang công bèn chiếu theo nghiêm lệnh triều đình, xử tử cả chín tên. Khang công lại cho gọi Phùng Khải tới, trả lại tất cả số vàng của Phùng ông mà quân sĩ đã tịch thu được. Sau vụ bắt cướp này, dân chúng huyện Tân Thành rất khâm phục tài điều tra của Vu công. Có vị bô lão trong huyện tới xin yết kiến, hỏi:"Tại sao đại quan lại biết rằng bọn khiêng cáng là một bọn cướp?" Vu công cười, đáp:"Vì ba lý do sau: Thứ nhất là một phụ nữ thì đâu có nặng gì mà lại có tới ba cặp hán tử thay phiên nhau khiêng?
- Thứ nhì là bệnh nhân nằm trên cáng là phụ nữ thì tại sao thỉnh thoảng bốn tên đi hộ tống lại cứ thò tay vào chăn để làm gì? Thứ ba là bệnh nhân bị bệnh nặng đến độ phải có hai tên khiêng và bốn tên hộ tống thì khi về tới nhà, thân nhân phải ùa ra săn sóc chứ đâu lại hững hờ như thế? Bất cứ ai tinh ý và chịu khó suy nghĩ một chút thì cũng có thể đoán ngay rằng chúng là một bọn cướp!".
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn