Loại bỏ độ đục từ nước ao nuôi
lượt xem 4
download
Tóm tắt: Các vấn đề về độ đục trong nước ao nuôi trồng thủy sản thường là do các hạt đất sét hoặc các hạt bùn/phù sa mịn vẫn lơ lửng do sự nhiễu loạn của nước hoặc quá trình lắng đọng quá mức. Độ đục có thể cũng ảnh hưởng đến các ao được bón phân hữu cơ, phân hóa học hoặc là có thức ăn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Loại bỏ độ đục từ nước ao nuôi
- Loại bỏ độ đục từ nước ao nuôi Tóm tắt: Các vấn đề về độ đục trong nước ao nuôi trồng thủy sản thường là do các hạt đất sét hoặc các hạt bùn/phù sa mịn vẫn lơ lửng do sự nhiễu loạn của nước hoặc quá trình lắng đọng quá mức. Độ đục có thể cũng ảnh hưởng đến các ao được bón phân hữu cơ, phân hóa học hoặc là có thức ăn. Xử lý bằng các chất keo tụ như alum (phèn nhôm) và thạch cao thông thường làm hết độ đục từ các ao. Tuy nhiên, độ đục có thể trở lại bởi vì các nguồn gây đục không được kiểm soát. Phương pháp tốt nhất là loại bỏ các nguồn gây đục và chỉ sử dụng alum (phèn nhôm) nếu độ đục vẫn còn. (Tiến sĩ Claude E. Boyd Khoa Thủy sản và liên minh nuôi trồng thủy sản - Đại học Auburn – Auburn, Alabama 36849 USA)
- Độ đục quá mức ở trong các ao gây ra do các hạt đất lơ lửng – đây là chuyện thường xảy ra, đặc biệt trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Phương pháp hiệu quả nhất trong việc ngăn chặn các ao “bùn” là kiểm soát sự xói mòn cả ở các đường dẫn nước vào ao và trong các ao. Sử dụng các ao lắng bùn/trầm tích để làm sạch độ đục quá mức ở những nơi không thể tránh được các nguồn nước đục trước khi đưa nước vào các ao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các ao có thể vẫn đục sau khi thực hiện mọi biện pháp thông thường kiểm soát xói mòn và loại bỏ độ đục từ dòng chảy vào. Quá trình lắng hạt Các hạt đất lắng xuống từ nước theo phản ứng với trọng lực và các hạt lớn lắng nhanh hơn các hạt nhỏ hơn có mật độ bằng nhau. Mật độ của đất khoáng nhiều gấp hai lần mật độ của chất hữu cơ. Do vậy, chất khoáng lắng nhanh hơn nhiều chất hữu cơ ở cùng kích cỡ hạt. Các vấn đề về độ đục thường do các hạt đất sét hoặc bùn mịn. Các hạt này vẫn duy trì lơ lửng, gây ra độ đục kéo dài vì 3 lý do căn bản. Một khối nước có thể có đủ nhiễu loạn để chặn các hạt mịn lắng xuống. Tốc độ tái lơ lửng của các hạt có thể vượt tốc độ lắng bùn. Ngoài ra, keo đất sét lắng với một tốc độ cực kỳ chậm. Các hạt đất sét tích điện âm và lực đẩy lẫn nhau chống lại chiều hướng các hạt tạo floc với nhau và lắng xuống. Sự hiện diện của các ion dương có chiều hướng trung hòa điện tích âm trên các hạt đất sét và làm cho chúng tạo floc. Khả năng của các ion dương để tạo floc các hạt đất sét tăng với hóa trị tăng dần. Các ion dương có hóa trị 1 [sodium (Na+) và potassium (K+)] là chất tạo bông ít hiệu quả hơn nhiều so với các ion dương có hóa trị 2 [calcium (Ca2+) and magnesium(Mg2+)]. Các ion dương có hóa trị 3 như là nhôm và sắt là các chất tạo bông đặc biệt mạnh, nhưng
- hàm lượng tự nhiên của chúng trong nước rất thấp. Tốc độ của các hạt keo đất sét lắng từ nước trở nên lớn hơn khi mà tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (độ dẫn điện hoặc độ mặn) tăng lên. Chiều hướng này mạnh hơn nhiều nếu độ cứng nước (hàm lượng calcium và magnesium lớn hơn) cũng tăng ở mức cao hơn tổng hàm lượng chất rắn hòa tan. Các quá trình sinh học cũng có thể làm cho các hạt đất sét lắng xuống. Vi khuẩn, thực vật phù du và các hạt chất hữu cơ phân rã có các bề mặt nhầy để các hạt đất sét bám vào làm cho quá trình tạo bông bắt đầu. Ngoài ra, các thay đổi về pH nước do hoạt động quang hợp hoặc quá trình phân hủy chất hữu cơ đôi khi thay đổi các điều kiện trên hoặc xung quanh các hạt đất sét và làm cho chúng tạo bông và lắng xuống. Độ kiềm Khi các nguồn gây đục đã được loại bỏ mà nước vẫn không trong thì nên kiểm tra tổng kiềm. Nếu độ kiềm thấp – thấp hơn 30mg/L – nên sử dụng lượng vôi nông nghiệp từ 2.000 đến 3.000 kg/ha. Lựa chọn khác có thể dùng vôi sống nhưng nếu ao đã thả giống thì lượng vôi sống xử lý không nên quá 50kg/ ha để tránh pH cao. Liều lượng vôi sống xử lý có thể lập lại hàng tuần. Trong các ao có độ kiềm trên 40mg/L hoặc nếu vôi sống không làm hết đục thì có 2 lựa chọn: cố gắng làm hết đục bằng cách sử dụng các loại phân bón (vô cơ) hoặc xử lý ao bằng các chất keo tụ. Phương pháp phổ biến là thử bón các loại phân và sử dụng các chất keo tụ như là phương cách cuối cùng. Các ao nuôi trồng thủy sản, các chất keo tụ Hầu hết các ao nuôi trồng thủy sản có độ đục quá mức được bón phân hữu cơ, các loại phân hóa học hoặc là có thức ăn. Trong các ao có phân bón hữu cơ hoặc thức ăn, sử dụng
- một hoặc nhiều lần phân urê và triple superphosphate (TSP) hoặc các loại phân bón nitơ và phốtpho khác có thể làm cho các hạt đất sét lắng xuống. Ở các ao đục có bón phân, sử dụng phân động vật, cỏ hoặc chất hữu cơ khác có thể làm hết đục. Khi cần lượng lớn chất hữu cơ đầu vào từ 1.000 – 2.000 kg/ha thì việc cần thiết thường làm là đưa chất hữu cơ thành nhiều liều nhỏ cách nhau vài ngày để tránh làm suy kiệt oxy hòa tan. Có thể có nhiều loại chất keo tụ bao gồm calcium sulfate (thạch cao), calcium chloride, aluminum sulfate (phèn nhôm), aluminum chloride, iron sulfate, iron chloride và polymer hữu cơ nhất định. Hai chất keo tụ phổ biến nhất được sử dụng trong các ao nuôi trồng thủy sản là thạch cao và alum (phèn nhôm). Thạch cao Để loại bỏ độ đục phải sử dụng một lượng lớn thạch cao. Mức xử lý thông thường là 100- 150 mg/L, nhưng các kiểm tra phải thực hiện trong máy khuấy để xác định mức xử lý thấp nhất có hiệu quả. Ở ao diện tích 1 ha với độ sâu 1m, mức xử lý là 100mg/L sẽ cần liều lượng 1.000kg/ha. Nên rải thạch cao khắp bề mặt ao và khi thạch cao hòa tan thì sẽ làm tăng hàm lượng calcium trong nước để cải thiện các điều kiện cho quá trình tạo bông của các hạt lơ lửng. Mức xử lý hiệu quả đối với calcium chloride tương tự như thạch cao. Alum (phèn nhôm) Để làm hết đục thì liều lượng của hỗn hợp sắt và nhôm cần ít hơn so với hỗn hợp calcium. Ví dụ như filter alum (phèn nhôm thủy phân) thường có hiệu quả ở hàm lượng 20-50mg/L và máy khuấy kiểm tra độ phèn có thể xác định mức sử dụng tối ưu. Alum
- (phèn nhôm) có mối nguy hiểm tiềm tàng vì có tính axít cao nên công nhân cần mặc quần áo bảo hộ khi sử dụng. Alum (phèn nhôm) cũng làm suy giảm tổng hàm lượng kiềm vào khoảng 0,5 mg/L đối với mỗi 1,0 mg/L của chất keo tụ này. Trong hầu hết các ao, alum (phèn nhôm) làm giảm độ kiềm và pH, nhưng sau vài ngày, các giá trị trở lại như các mức ban đầu (Hình 1). Tuy nhiên, các liều xử lý bằng alum (phèn nhôm) không nên nhiều hơn 50% tổng hàm lượng kiềm và nước có độ kiềm thấp nên bón vôi sau khi sử dụng alum (phèn nhôm). Nên hòa tan alum (phèn nhôm) trước trong nước và tạt khắp bề mặt nước ao vào ngày tĩnh không mưa. Có thể sử dụng quạt nước/ sục khí trong vài phút để trộn alum (phèn nhôm) với nước ao, nhưng sau đó nên tắt máy để làm cho floc lắng xuống. Một việc quan trọng là sử dụng đủ lượng alum (phèn nhôm) ban đầu để tạo bông, bởi vì alum (phèn nhôm) không có hiệu ứng dư. Hoạt chất, sắt nhôm kết tủa từ nước như nhôm hydroxide trong vòng vài phút. Nếu liều xử lý ban đầu không hiệu quả thì uổng công. Do vậy cẩn trọng kiểm tra bằng máy khuấy để xác định mức xử lý tối thiểu có hiệu quả. Để thực hiện test, làm dung dịch gốc alum (phèn nhôm) 10.000 mg/L bằng cách hòa tan 1g alum (phèn nhôm) trong 100mL nước và đổ nước vào 10 lọ hoặc cốc trong suốt có thể tích 1-L để kiểm tra. Pha một loạt hàm lượng alum (phèn nhôm) từ 5 – 50 mg/L cách nhau 1 khoảng là 5 mg/L bằng cách cho dung dịch gốc (0,5 mL dung dịch gốc = 5 mg/L alum) vào các lọ. Khuấy mạnh, đợi 1 giờ và xác định hàm lượng thấp nhất gây đục để kết tủa. Loại bỏ các nguồn gây đục trước
- Tác dụng của liều xử lý alum (phèn nhôm) 25mg/L trên tổng độ kiềm, pH và độ đục của nước ao. Xử lý bằng các chất keo tụ, cụ thể là alum (phèn nhôm), hầu như luôn luôn làm hết đục từ các ao. Tuy nhiên, độ đục có thể trở lại bởi vì các nguồn gây đục chưa được kiểm soát, hoặc sự khuấy đục từ các loài sinh vật nuôi. Quạt nước/ sục khí tạo dòng có thể gây đục, tác dụng của gió và sóng bình thường là đủ để tái lơ lửng các hạt liên tục và gây đục. Phương pháp tốt nhất luôn luôn là để loại bỏ các nguồn gây đục và chỉ sử dụng alum (phèn nhôm) khi độ đục vẫn còn. Nếu liều xử lý đầu tiên bằng alum (phèn nhôm) không hiệu quả thì uổng phí. Do vậy cần cẩn thận dùng máy kiểm tra độ phèn (jar test) để xác định mức xử lý tối thiểu có hiệu quả.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật nuôi cá lóc đen
4 p | 493 | 122
-
Một số kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi cá lóc
5 p | 129 | 17
-
CÁCH LÀM TRONG NƯỚC TRONG AO HỒ NUÔI THỦY SẢN.
3 p | 140 | 17
-
Kỹ thuật sản xuất giống cá tra
12 p | 97 | 11
-
Cá lóc đen - Snakehead murrel
6 p | 92 | 7
-
Nuôi vỗ cá tra, cá ba sa bố mẹ
4 p | 86 | 5
-
Tôm càng xanh - Giant freshwater prawn
9 p | 81 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn