intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Loại bỏ thói hung hăng khi bé mới biết đi

Chia sẻ: Cuctay_1 Cuctay_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

55
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hung hăng như cắn (đá, cào cấu...) là khá phổ biến ở bé mới biết đi. Nhiều cha mẹ khó xử khi con mình cắn người khác hoặc bị bạn chơi cắn. Nhà tâm lý học và trị liệu gia đình Lawrence J Cohen (tác giả cuốn Playful Parenting) gợi ý, quan trọng là cha mẹ phải hiểu được “động lực” đằng sau tính hung hăng của con khi muốn đối phó với bé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Loại bỏ thói hung hăng khi bé mới biết đi

  1. Loại bỏ thói hung hăng khi bé mới biết đi
  2. Hung hăng như cắn (đá, cào cấu...) là khá phổ biến ở bé mới biết đi. Nhiều cha mẹ khó xử khi con mình cắn người khác hoặc bị bạn chơi cắn. Nhà tâm lý học và trị liệu gia đình Lawrence J Cohen (tác giả cuốn Playful Parenting) gợi ý, quan trọng là cha mẹ phải hiểu được “động lực” đằng sau tính hung hăng của con khi muốn đối phó với bé. “Thông thường cắn biểu hiện sự thất vọng của bé. Vì thế, phụ huynh nên hướng bé tới cách khác để bày tỏ sự thất vọng này” – chuyên gia nói. Chẳng hạn, dạy bé vẽ một bức tranh mô tả cảm xúc của bé thế nào, đập một cái gối hoặc thậm chí là nhảy lên cáu kỉnh. Tuy nhiên, cách tốt nhất để xử lý bạo lực của bé là nhận ra dấu hiệu bé sắp “hành xử” và ngăn chặn từ đầu. “Phòng bệnh” bao giờ cũng tốt hơn “chữa bệnh”. Do đó, cha mẹ cần để mắt tới bé mới biết đi nhà mình và các bạn xung quanh bé.
  3. Cha mẹ thường khá "đau đầu" khi bé trong giai đoạn mới biết đi (Ảnh: Internet) Cách phản ứng nếu bé là ‘nạn nhân’ “Nếu bé nhà bạn ‘bị hại’, bạn sẽ tức giận với bé ‘hung dữ’ kia và cả bố mẹ của bé đó” - Patricia Carswell nói. Tuy nhiên nhớ là, cách bạn “xử lý” vấn đề này cũng là tấm gương để bé nhà bạn trông vào. Nếu bạn muốn dạy con cách phòng vệ và tha thứ thì hét lên và chửi bới không bao giờ là cách hay. Khi thấy con bị bắt nạt, cần nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc nhắc nhở bé kia không được làm thế... Nên dạy bé cần cương quyết nói: "Không được đẩy tớ" với kẻ "gây sự". Hoặc khuyên bé chạy nhanh khỏi chỗ nguy hiểm, nhờ cô giáo, cha mẹ hay người lớn giúp đỡ, nếu cần...
  4. Cách phản ứng nếu con bạn là kẻ hung hăng “Nếu bé nhà bạn gây tổn thương cho người khác, bạn có thể sẽ hoảng sợ. Tuy nhiên đôi khi vì quá chiều con, bạn dễ dàng bỏ qua hành vi ‘gây chiến’ ở bé” - Patricia Carswell cho biết. Do vậy, cố không để tình cảm lấn át lý trí khi bạn phải “xử lý” con ở những tình huống như vậy. Nên giữ bình tĩnh và chọn cách phạt con hiệu quả nếu con làm tổn thương người khác. Cha mẹ cần hiểu "động lực" khi bé tỏ ra hung hăng (Ảnh: Internet) Khi bé thích cắn
  5. Một trong những sai lầm của cha mẹ khi con cắn là la hét quá nhiều mà không hành động nhanh. Nếu bị bé cắn, cần ngay lập tức nói: “Không được cắn mẹ” rồi tách bé ra khỏi mẹ ít phút, thay vì tiếp tục ở gần con để bị bé cắn lần nữa. Không bao giờ được cắn hay đánh lại con, bởi bé nhà bạn chưa đủ nhận thức cắn là làm đau người khác nên dễ dàng hiểu là cắn được mẹ chấp nhận, nghĩa là bé cũng tiếp tục chọn cách này. Khi bé có hành vi hung hăng khác Khen thưởng bé vào những lúc bé không cào cấu mẹ, thay vì bắt bé xin lỗi khi hung hăng bởi cách đó chỉ khiến bé nghĩ, bé sẽ được mẹ chú ý hơn nếu cào mẹ. Tuy nhiên, bạn cũng nên dạy con xin lỗi mẹ sau khi mọi chuyện đã bình tĩnh hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2