intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LOẠN NHỊP TIM (ARYTHMIES) PHẦN IV

Chia sẻ: Than Con | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

83
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

A/ ĐIỀU TRỊ CẤP TÍNH LOẠN NHỊP TIM. 1/ LOẠN NHỊP THẤT (ARYTHMIES VENTRICULAIRES). Tim nhịp nhanh thất (tachycardie ventriculaire) không phải luôn luôn được dễ dàng phân biệt với tim nhịp nhanh trên thất với đường dẫn truyền bất thường (tachycardie supraventriculaire avec aberration). Bệnh sử của động mạch vành là một lý lẽ quan trọng hỗ trợ cho tim nhịp nhanh thất. Nguyên tắc chung, trước hết phải luôn luôn xét đến chẩn đoán nghiêm trọng nhất và như thế phải cho rằng đó là một tim nhịp nhanh thất chừng nào điều trái lại đã không được chứng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LOẠN NHỊP TIM (ARYTHMIES) PHẦN IV

  1. LOẠN NHỊP TIM (ARYTHMIES) PHẦN IV ĐIỀU TRỊ LOẠN NHỊP TIM (TRAITEMENT DES ARYTHMIES) A/ ĐIỀU TRỊ CẤP TÍNH LOẠN NHỊP TIM. 1/ LOẠN NHỊP THẤT (ARYTHMIES VENTRICULAIRES). Tim nhịp nhanh thất (tachycardie ventriculaire) không phải luôn luôn được dễ d àng phân biệt với tim nhịp nhanh trên thất với đường dẫn truyền bất thường (tachycardie supraventriculaire avec aberration). Bệnh sử của động mạch vành là một lý lẽ quan trọng hỗ trợ cho tim nhịp nhanh thất. Nguyên tắc chung, trước hết phải luôn luôn xét đến chẩn đoán nghiêm trọng nhất và như thế phải cho rằng đó là một tim nhịp nhanh thất chừng nào điều trái lại đã không được chứng tỏ. Các dấu hiệu điện tâm đồ thuận lợi cho tim nhịp nhanh thất gồm có : trực trong cung phần tư trên phải (quadrant supérieur droit).  không có dạng điển hình của bloc nhánh (trái hay phải) ;  sự phù hợp (concordance) của QRS từ V1 đến V6.  phức hợp QRS > 0,14 giây.  phân ly nhĩ-thất (dissociation A-V) : hiện diện trong < 50% các  trường hợp, nhưng có tính chất đặc hiệu.
  2. V1 : R hay qR với mũi nhọn (pic) đơn giản hay mũi nhọn đầu tiên  rộng hơn. Chẩn đoán phân biệt có thể được làm d ễ bằng cách cho adénosine (5-6 mg bằng đường tĩnh mạch trực tiếp), làm chậm tạm thời dẫn truyền nhĩ thất. Điều trị : amiodarone  Xylocaine  sulfate de magnésium, nhất là khi có một yếu tố nguy cơ và không  có suy thận. sốc điện (choc électrique) trong trường hợp sự dung nạp tồi.  TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT CỦA XOẮN ĐỈNH (TORSADE DE POINTE). Thường xảy ra nơi những bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc chống loạn nhịp loại Ia (quinidine và các chất tương cận) hay loại III và có những yếu tố làm dễ như giảm kali-huyết và/hay giảm magnésium-huyết (một đợt tim nhịp chậm xoang thường là yếu tố khởi động). Điều trị phải bao gồm : bổ sung kali và magnésium.  gia tăng tần số tim bằng một máy tạo nhịp (pacemaker) hay  isoprénaline (Isuprel).
  3. Những xoắn đỉnh (torsade de pointe) có thể thứ phát một hội chứng QT dài b ẩm sinh (do bất thường các kênh K) : khi đó các xoắn đỉnh (torsade de pointe) có thể được khởi độ ng bởi các yếu tố adrénergique (sợ hãi, lạnh dữ dội) ; điều trị về lâu về dài cần cho bêta-bloquants, thậm chí stellectomie hay một máy khử rung implantable. 2/ LOẠN NHỊP NHANH TR ÊN THẤT I/ Đ ẠI CƯƠNG. Trong tim nhịp nhanh trên thất (tachycardie supraventriculaire), các phức hợp QRS là bình thường, ngoại trừ trong trường hợp bloc nhánh (có trước hay chức năng) hay bloc dẫn truyền antérograde bởi một đường bất b ình thường. Chẩn đoán phân biệt các tim nhịp nhanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2