Ngô Hữu Hoàng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
121(07): 65 - 71<br />
<br />
LỜI RÀO ĐÓN NHƯ PHƯƠNG TIỆN “ĐỀN BÙ”<br />
CÁC VI PHẠM NGUYÊN TẮC LỊCH SỰ<br />
(DỰA TRÊN DIỄN NGÔN TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT)<br />
Ngô Hữu Hoàng*<br />
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Lời rào đón (hedges) như đã biết, thường được sử dụng trong giao tiếp để đền bù những vi phạm<br />
về nguyên tắc lịch sự mà người nói, dù ý thức hay vô thức, có thể nghĩ rằng mình đang gây ra. Bài<br />
viết, dựa trên diễn ngôn tiếng Anh và tiếng Việt, điểm qua một số các vấn đề của lời rào đón dựa<br />
trên cơ sở chức năng (1) đền bù sự vi phạm “Ba chiến lược lịch sự” của Lakoff; (2) ngăn chặn<br />
“Hành vi đe doạ thể diện” của Goffman, Brown & Levinson và (3) đền bù sự vi phạm “Phương<br />
châm hội thoại” của Grice.<br />
Từ khóa: lời rào đón, nguyên tắc lịch sự, Goffman, Brown & Levison, Grice<br />
<br />
DẪN NHẬP*<br />
Khi phát ngôn, thông thường người nói đều<br />
“linh cảm” lời nói của mình có khả năng gây<br />
tổn hại đến sự tế nhị, phép xã giao trong giao<br />
tiếp mà các nhà nghiên cứu ngữ dụng học gọi<br />
là sự vi phạm “nguyên tắc lịch sự” (violation<br />
of politeness principle). Trong đa số các<br />
trường hợp, dù vô thức hay có ý thức, người<br />
nói đều cố “đền bù” sự vi phạm cho phát<br />
ngôn của mình bằng những cách nói sao cho<br />
sự tổn hại giao tiếp xuống đến mức tối đa.<br />
Yule gọi phương tiện đền bù ngôn ngữ này là<br />
“hedges”, được tạm dịch trong tiếng Việt là<br />
“lời rào đón” (LRĐ) và phát biểu:<br />
Có một vài cách diễn đạt mà người nói sử<br />
dụng để báo hiệu rằng họ đang có nguy cơ vi<br />
phạm nguyên tắc lịch sự. Những cách nói này<br />
được gọi là lời rào đón (1998: 38).<br />
<br />
trù lớn trong giao tiếp học, ngữ dụng học<br />
cũng như các ngành văn hoá, xã hội học khác.<br />
Có nhiều định nghĩa khác nhau về lịch sự.<br />
Theo Robin Lakoff, đó là:<br />
Một hệ thống quan hệ liên nhân được thiết<br />
lập nhằm thúc đẩy giao tiếp thành công bằng<br />
cách giảm đến mức tối ta những tiềm năng<br />
xung đột và đối đầu vốn có trong giao tiếp<br />
của con người. (1990: 38)<br />
Richard dựa trên cơ sở ngôn ngữ để định<br />
nghĩa lịch sự là:<br />
Cách thức mà ngôn ngữ phản ánh khoảng<br />
cách xã hội giữa các thành viên giao tiếp và<br />
phản ánh các mối quan hệ của các vai giao<br />
tiếp khác nhau (1999: 281).<br />
<br />
Lý thuyết về lịch sự (politeness)<br />
<br />
Yule (1997) cho rằng lịch sự (thường là thông<br />
qua ngôn ngữ) có mối quan hệ chặt chẽ đến<br />
khoảng cách xã hội hoặc sự thân mật<br />
(informality), trang trọng (formality). Tóm<br />
lại, theo chúng tôi, lịch sự là quy củ của giao<br />
tiếp trong một nền văn hoá nào đó, được thực<br />
hiện thông qua các phương tiện khác nhau,<br />
đặc biệt là phương tiện ngôn ngữ, nó duy trì<br />
và làm cho tất cả mọi quan hệ giao tiếp của<br />
con người trong nền văn hoá ấy tồn tại và trở<br />
nên tốt hơn.<br />
<br />
Thuật ngữ “phép lịch sự” của tiếng Việt và<br />
“Politeness” của tiếng Anh chỉ ra một phạm<br />
<br />
Những cách tiếp cận lịch sự trong ngôn<br />
ngữ của một số tác giả<br />
<br />
Bài viết này điểm qua một vài khía cạnh của<br />
LRĐ dùng để (1) đền bù sự vi phạm “Ba<br />
chiến lược lịch sự” của Lakoff, (2) ngăn chặn<br />
“Hành vi đe doạ thể diện” của Brown và<br />
Levinson, và (3) đền bù sự vi phạm “Phương<br />
châm hội thoại” của Grice.<br />
PHÁT TRIỂN<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 01647 087320<br />
<br />
Robin Lakoff đề xuất ba phương châm về lịch<br />
sự là:<br />
65<br />
<br />
Ngô Hữu Hoàng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Không áp đặt (Don’t impose): Người nói<br />
không áp đặt chủ kiến của mình lên người nghe.<br />
- Đề xuất lựa chọn (Give options): Người nói<br />
trao cho người nghe quyền lựa chọn, hoặc cho<br />
phép người nghe quyết định sự lựa chọn..<br />
- Làm người nghe hài lòng (Make H feel<br />
good): Người nói làm người nghe cảm thấy<br />
thoải mái để tiếp thu thông tin.<br />
Goffman (1981), Brown và Levinson (1997)<br />
tiếp cận lý thuyết lịch sự bằng khái niệm “thể<br />
diện” (Face). Theo Goffman (1981), thể diện<br />
là sự thể hiện giá trị xã hội của chính bản<br />
thân, là chính hình ảnh “cái tôi” (self-image)<br />
mà con người cần có và cần được gìn giữ một<br />
cách có hiệu quả trong tương tác xã hội. Các<br />
tác giả đề nghị phân chia thể diện ra làm hai<br />
loại chính:<br />
- Thể diện âm tính (negative face): Không<br />
thích người khác áp đặt cho mình, định hướng<br />
tự do cá nhân, mong không gặp trở ngại từ<br />
phía người khác.<br />
- Thể diện dương tính (positive face): Mong có<br />
được sự tán đồng, yêu thích từ phía người khác<br />
trong cộng đồng, định hướng sự đoàn kết.1<br />
Hai loại thể diện này đòi hỏi người nói phải<br />
có những ứng xử sao cho người nghe cảm<br />
thấy thoả mãn về các nguyên tắc của chúng.<br />
Nếu người nói làm được, tức là họ đã đáp ứng<br />
được những nhu cầu thể diện (face wants) và<br />
hành vi giao tiếp của họ được gọi là hành vi<br />
gìn giữ thể diện (Face Saving Act - FSA). Khi<br />
người nói làm ngược lại FSA tức là họ đã<br />
khiến người nghe khó chịu, dễ tạo ra khả<br />
năng xung đột giao tiếp, thì đó là hành vi đe<br />
doạ thể diện (Face Threatening Act - FTA).<br />
Grice (1975: 158) giới thiệu khái niệm về<br />
nguyên tắc chung trong hội thoại mà tác giả<br />
“negative” và “positive” là hai thuật ngữ<br />
được dùng để chỉ ra hai khuynh hướng lịch sự<br />
có đặc tính đối kháng nhau như hai cực của<br />
dòng điện. Từ đó, “negative” vì thế không có<br />
nghĩa là “bad” (tiêu cực),và từ “positive”<br />
không có nghĩa là “good” (tích cực) (Yule,<br />
1997: 61-62).<br />
1<br />
<br />
66<br />
<br />
121(07): 65 - 71<br />
<br />
gọi là “nguyên lý cộng tác” (cooperative<br />
principle) trong đó gồm có một số các<br />
phương châm. Theo Grice, các phương châm<br />
này tuy không được nói ra, nhưng thông<br />
thường, người tham gia giao tiếp phải ngầm<br />
tuân thủ. Tác giả cũng cho là các phương<br />
châm được đưa ra chỉ là những phương châm<br />
nổi bật trong khái niệm “cộng tác hội thoại”,<br />
đó là phương châm Lượng (quanlity): Phần<br />
đóng góp của người nói có chứa lượng thông<br />
tin đúng như nó được đòi hỏi; Chất (quality):<br />
Phần đóng góp của người nói luôn là chân<br />
thật; Quan hệ (relevance): Phần đóng góp của<br />
người nói có liên quan đến chủ đề đang được<br />
nói. Cách thức (manner): Phần đóng góp của<br />
người nói nên mạch lạc, không mơ hồ.<br />
Có một số ý kiến tranh cãi về vấn đề “phương<br />
châm hội thoại” của Grice và không chia sẻ<br />
các phương châm này vì suy cho cùng thì<br />
giao tiếp của con người, theo đúng với<br />
phương châm hội thoại như thế là máy móc<br />
và không thể tránh khỏi hiện tượng “vi phạm”<br />
liên tục. Tuy nhiên cũng chính vì không thể<br />
tránh khỏi vi phạm mà người nói, như đã nói<br />
trên, dù ý thức hay không ý thức, bằng cách<br />
nào đó, cố tìm cách đền bù cho sự vi phạm này.<br />
Sự chọn lựa phổ biến nhất mà chúng ta có thể<br />
thấy là cách nói rào đón cho những gì mà người<br />
nói muốn hướng tới trong phát ngôn.<br />
Thật vậy, trong giao tiếp, người nói có vẻ như<br />
“nhận biết” được mình đang có khả năng vi<br />
phạm một hoặc một vài phương châm lịch sự<br />
nào đó. Ví dụ như, có thể họ đang vi phạm về<br />
phương châm “chất” (họ e ngại rằng họ đang<br />
bị đánh giá là quá quyết đoán) hoặc “quan hệ”<br />
hoặc “lượng” (họ e ngại rằng họ đang nói dài<br />
quá), về quan hệ (họ e ngại rằng họ đang nói<br />
lạc chủ đề), hoặc về cách thức (họ e ngại rằng<br />
họ đang nói thiếu mạch lạc, thiếu bố cục rõ<br />
ràng), v.v... Đứng về phương châm của<br />
Lakoff, người nói có cảm giác rằng câu nói<br />
của mình vi phạm phương châm 1 (không áp<br />
đặt) tiến đến sự phá vỡ phương châm 2 (đề<br />
xuất lựa chọn) và phương châm 3 (làm người<br />
nghe hài lòng). Trong khái niệm FTA của<br />
<br />
Ngô Hữu Hoàng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Goffman, cũng như Brown và Levinson,<br />
người nói có khuynh hướng nhận thức được<br />
hành vi giao tiếp của mình có khả năng tạo<br />
xung đột bằng những phát ngôn đe doạ “cái<br />
tôi” của người nghe, làm người nghe cảm<br />
thấy e dè, ngượng nghịu, thất vọng, thậm chí<br />
bực tức,...<br />
Lời rào đón là gì?<br />
Quay lại với định nghĩa của Yule đã được đưa<br />
ra bên trên, có thể thấy LRĐ là một dấu hiệu<br />
(marker) trong diễn ngôn với mục đích làm<br />
giảm nhẹ bớt ảnh hưởng của phát ngôn, khiến<br />
phát ngôn nghe ít bị áp đặt, võ đoán hơn.<br />
Trong mối liên hệ với lịch sự, khi LRĐ hướng<br />
đến những mục đích giảm nhẹ phát ngôn thì<br />
cũng đồng nghĩa với sự ảnh hưởng đến việc<br />
đảm bảo các nguyên tắc lịch sự. Đó là đền bù<br />
nguy cơ phá vỡ những nguyên tắc mà tự thân<br />
phát ngôn luôn có tiềm năng tạo ra. Hình thức<br />
của LRĐ có thể là một âm thanh e hèm:<br />
- Uhm/Ehm, this dress doesn’t suit you. (Cái<br />
váy này không hợp với em đâu.)<br />
(Những âm thanh được dùng như LRĐ<br />
thường bị kéo dài.)<br />
hay một từ đơn:<br />
- Well/Honestly, this dress doesn’t suit you.<br />
hay một quán ngữ:<br />
- To be honest, this dress doesn’t suit you.<br />
hay một mệnh đề:<br />
- If I may say so, this dress doesn’t suit you.<br />
thậm chí là một sự gắn kết nhiều loại rào đón<br />
cùng một lúc với nhau<br />
- Uh, well, to be honest, this dress doesn’t suit<br />
you, if I may say so.<br />
Xưa nay, văn hoá của người Việt vốn chuộng<br />
lối nói năng tế nhị, ý tứ, thiên về duy tình hơn<br />
duy lý (“một bồ cái lý không bằng một tí cái<br />
tình”) và coi trọng sự cân bằng các mối quan<br />
hệ. Nét văn hoá ấy thường làm cho người<br />
Việt có thói quen “rào trước đón sau” trong<br />
khi giao tiếp. Vì thế những phát ngôn kiểu<br />
tiếng Anh như trên cũng rất phổ biến, thậm<br />
chí còn có mầu sắc phức tạp hơn:<br />
<br />
121(07): 65 - 71<br />
<br />
- Ừm, cái váy này xem ra không hợp với chị<br />
nhỉ, em thấy thế, không biết có đúng không,....<br />
LRĐ từ đó là một công cụ hữu hiệu để ngăn<br />
chặn những tiềm năng xung đột giao tiếp mà<br />
hầu như trong một phát ngôn nào dù trong<br />
hoàn cảnh nào cũng có thể xảy ra.<br />
LRĐ như những phương tiện đền bù<br />
“hành vi đe doạ thể diện”<br />
LRĐ đền bù cho hành vi vi phạm 3 chiến lược<br />
lịch sự của Lakoff<br />
Với Lakoff, một trong những điều quan trọng<br />
đầu tiên và quan trọng nhất để tránh tình trạng<br />
sốc giao tiếp là cách nói rào đón làm sao cho<br />
người nghe không có cảm giác bị áp đặt. Ví<br />
dụ trong một lời khuyên, lời kiến nghị, lời<br />
mời, người Anh có khuynh hướng sử dụng<br />
cấu trúc rào đón “If I were you”, “If you<br />
like”, “How/What about...?” để ngầm ý “trao<br />
quyền” quyết định cho người nghe. Với<br />
những cấu trúc như thế, người nghe chắc hẳn<br />
thấy thoải mái dễ chịu hơn để thực hiện ý<br />
định của người nói so với một cách nói ngắn<br />
gọn, cộc lốc thiếu hiệu quả giao tiếp. Xét mẩu<br />
đối thoại sau đây, chúng ta sẽ thấy hai người<br />
tham gia giao tiếp đều có ý thức đền bù<br />
những gì mà họ cho rằng có thể bị vi phạm:<br />
A: If you don’t mind, could you put on the<br />
fan, please?<br />
(Nếu không thấy phiền gì thì xin anh bật quạt<br />
giúp được không?)<br />
B: Sure, and how about opening the window?<br />
(Được chứ, thế thì cửa thế nào, anh có muốn<br />
mở không?)<br />
(A) đã tránh áp đặt bằng mẫu LRĐ “If you<br />
don’t mind” làm cho (B) có cảm giác có<br />
quyền không bật quạt nếu (B) thấy phiền. Đến<br />
lượt (B) thì “giao phó” sự lựa chọn đề nghị<br />
“mở cửa sổ” cho (A) suy xét.<br />
Những cách mà người Việt thường lựa chọn<br />
trong đền bù sự vi phạm nguyên tắc lịch sự<br />
trong tiếng Việt là “Hình như ...”, “Có lẽ<br />
...”, “Dường như...”, “Hay là...”, “Nên<br />
chăng...”, “Nghe nói ...”. Ví dụ, khi thủ<br />
67<br />
<br />
Ngô Hữu Hoàng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
121(07): 65 - 71<br />
<br />
Cách thứ hai là dùng yếu tố đền bù lịch sự<br />
dương tính, làm cho hành động bớt nguy cơ<br />
FTA hơn bằng cách dùng các LRĐ báo hiệu<br />
sự “tỏ ra lạc quan”, “tin tưởng” rằng người<br />
nghe sẽ cho mình mượn. Ví dụ:<br />
I think you could lend me your pen.<br />
(Tớ nghĩ cậu có thể cho tớ mượn cây bút<br />
của cậu.)<br />
Cách thứ ba, dùng yếu tố đền bù lịch sự âm tính<br />
bằng cấu trúc phủ định, để chứng tỏ không<br />
muốn can thiệp vào quyền tự do hành động và<br />
quyền “không bị áp đặt” của người nghe:<br />
I don’t suppose you could lend me your pen.<br />
(Tớ không nghĩ cậu có thể cho tớ mượn cây<br />
bút của cậu.)<br />
Cách rào đón “tớ không nghĩ là” khá xa lạ với<br />
tiếng Việt vì nó thuộc về chiến lược tiêu biểu<br />
của lịch sự âm tính “tỏ ra bi quan” của người<br />
Anh, chứng tỏ sự sẵn sàng chấp nhận lời từ<br />
chối của phía người nghe thay vì “Tôi nghĩ<br />
là” trong LRĐ thuộc lịch sự dương tính, chỉ<br />
ra sự lạc quan tin tưởng rằng sẽ được chấp<br />
nhận lời thỉnh cầu. Tuy nhiên khi người nói tỏ<br />
ra quá chắc chắn rằng về sự đồng ý của người<br />
nghe thì cũng có nghĩa là họ đã áp đặt lên<br />
người nghe ý đồ của họ mà trường phái lịch<br />
sự âm tính thường coi là một hành vi FTA.<br />
<br />
trưởng một đơn vị tuyên bố bắt đầu buổi<br />
họp cơ quan bằng câu:<br />
Có khi ta bắt đầu làm việc nhé.<br />
thì LRĐ “có khi” giúp người nói mềm hoá<br />
trong hiệu lệnh, làm người nghe bắt đầu với<br />
tâm lý thoải mái hơn. Những dấu hiệu dụng<br />
học (pragmatic marker) như thế luôn là một<br />
khía cạnh thú vị trong nghiên cứu văn hoá và<br />
dịch thuật qua lại giữa hai thứ tiếng.<br />
LRĐ đền bù cho hành vi tạo FTA của Brown<br />
và Levison<br />
Để xem xét việc sử dụng các LRĐ giúp<br />
đương đầu với khả năng xảy ra FTA, thử<br />
phân tích sơ đồ của Brown và Levinson<br />
(1997) với năm cách “mượn một chiếc bút”<br />
sau đây. Trước tiên chúng ta có lược đồ lịch<br />
sự dương tính và âm tính do Brown và<br />
Levinson đề xuất như đã thể hiện bên dưới.<br />
Cách thứ nhất là sử dụng trực tiếp lời thỉnh<br />
cầu mà không cần đến LRĐ. Hành vi thỉnh<br />
cầu này tiềm ẩn “đe doạ thể diện” rất cao vì<br />
thiếu phương tiện rào đón tạo nên biểu thức<br />
thỉnh cầu lịch sự:<br />
Give me your pen.<br />
(Cho tớ mượn chiếc bút của cậu đi.)<br />
<br />
1. Không có hành động đền bù, thẳng thừng (without<br />
redressive action)<br />
<br />
2. Lịch sự dương tính<br />
(Positive Politeness)<br />
<br />
Công khai<br />
(on record)<br />
<br />
Gây ra FTA<br />
(Do the FTA)<br />
<br />
Có hành động đền bù<br />
(With redressive actions)<br />
<br />
4. Không công khai<br />
(off record)<br />
<br />
5. Không gây ra FTA<br />
(Do not do the FTA)<br />
<br />
68<br />
<br />
3. Lịch sự âm tính<br />
(Negative Popliteness)<br />
<br />
Ngô Hữu Hoàng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Cách thứ tư là không công khai hỏi mượn, chỉ<br />
gián tiếp chỉ ra rằng mình không có bút:<br />
I left my pen at home.<br />
(Tớ đã để quên cây bút ở nhà rồi.)<br />
Tuy nhiên, theo suy nghĩ của chúng tôi, đây<br />
cũng là một lới “ướm”2 trước khi người nói<br />
đặt vấn đề “mượn” cây bút. Người nói có thể<br />
phát triển thêm như sau:<br />
Tớ để quên cây bút ở nhà rồi. Chà, chà, biết<br />
làm sao đây nhỉ?<br />
Thế rồi quan sát thái độ của người nghe,<br />
người nói có thể đi vào cầu đề nghị:<br />
<br />
121(07): 65 - 71<br />
<br />
“Nghe đồn ...”, “Hình như có thông tin ...”<br />
v.v... Trong tiếng Anh, có các LRĐ khá trang<br />
trọng loại này như “As far as I know ...”, “I<br />
may be mistaken but ...”, “It is a rumor that<br />
...”, “People say that ...”, “I think ...”, “I<br />
suppose ...”. Ví dụ phát ngôn sau đây:<br />
They told me that Boss is about to retire.<br />
(Thấy chúng nó bảo sếp sắp hết tuổi rồi.)<br />
Người nói có thể chắc chắn hoặc không chắc<br />
thông tin mà họ đưa ra nhưng rõ ràng là sẽ có<br />
chiến lược giao tiếp hơn so với một phát ngôn<br />
không có “che chắn” sau đây:<br />
<br />
Cậu có thể cho tớ mượn cây bút của cậu<br />
được không?<br />
<br />
Boss is about to retire.<br />
<br />
Cách thứ năm đơn giản là ta không làm/ nói<br />
điều gì có thể “đe dọa thể diện”.<br />
<br />
Bởi lẽ, sự cam kết về chất lượng thông tin của<br />
phát ngôn trên quá tuyệt đối khiến người nói<br />
thấy có tiềm năng giao tiếp bất lợi, vì thế, họ<br />
vừa phải chuyển “trách nhiệm” thông báo<br />
thông tin cho một chủ thể mơ hồ “chúng<br />
nó/họ” vừa để chứng minh là mình có ý thức<br />
đang đền bù sự vi phạm phương châm hội<br />
thoại với cách thức “vờ” như là tin chưa được<br />
xác tín, chỉ là “Người ta nói vậy thôi. Tôi<br />
không nói”.<br />
<br />
Ví dụ, người nói chỉ giả vờ lục tìm trong túi<br />
sách của mình. Tuy nhiên cách cuối cùng này<br />
thuộc chiến lược phi ngôn từ, có thể làm cho<br />
người nghe không hiểu ý, và như vậy, ý đồ<br />
giao tiếp của người nói có khả năng không<br />
thành công.<br />
Chiến lược “đền bù” các vi phạm phương<br />
châm hội thoại của Grice<br />
- Về chất:<br />
Một số lượng lớn LRĐ được sử dụng để đền<br />
bù về chất khi mà người nói “tự nhận thấy”<br />
hay cố tình tự cho là những điều mình đang<br />
nói ra là có thể không hoàn toàn xác đáng.<br />
Chúng được coi là có tác dụng hạn định giá<br />
trị chân thực của điều nói ra vào trong phạm<br />
vi ý kiến của chính người nói: “Theo chỗ tôi<br />
biết ...”, “Nếu tôi không nhầm ...”, “Theo tôi<br />
...”, “Tôi cho rằng ...”, “Tôi không chắc lắm<br />
nhưng ...”, “Riêng tôi thì ...”, “(Theo) tôi<br />
nghĩ ...”, “Nghe nói ...”, “Nghe họ bảo ...”,<br />
Diệp Quang Ban (2010:215) phân biệt lới nói<br />
“ướm” (pre-senquences) với LRĐ nhưng theo<br />
chúng tôi, những lời nói có chức năng như thế<br />
đều phục vụ cho sự “rào trước đón sau” của<br />
người giao tiếp và có thể đều được xếp vào<br />
cùng một phạm trù “che chắn” cho thông tin<br />
diễn ngôn .<br />
2<br />
<br />
(Sếp sắp hết tuổi rồi.)<br />
<br />
- Về lượng:<br />
Những LRĐ cũng có thể được dùng để chỉ ra<br />
rằng người nói có ý thức về phương châm chỉ<br />
lượng, “phòng thủ” sự thừa thãi về thông tin<br />
mình đưa ra nên những lời mở đầu phát ngôn<br />
sau đây được tạo ra trong quá trình người nói<br />
đề cập đến kì nghỉ gần đây của mình:<br />
As you probably know, I am terrified of dogs.<br />
(Chắc là anh biết, tôi rất sợ chó.)<br />
I want to cut a long story short but if say for<br />
short you may not understand what was<br />
happening to me that time<br />
(Tôi muốn rút ngắn câu chuyện nhưng nếu tôi<br />
kể tóm tắt thì tôi lại sợ anh không hiểu được<br />
những gì đang xảy ra với tôi lúc ấy.)<br />
Trong cả hai ngôn ngữ, các cách nói kiểu này<br />
rất phong phú thường xuất hiện thông qua<br />
những mẫu gần như được làm sẵn (readymade) như “As (far as) you know, in short, I<br />
69<br />
<br />