intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lồng bẫy cải tiến – Nghề khai thác bền vững

Chia sẻ: Gia Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

129
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 2010, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ngãi thực hiện dự án “Hỗ trợ và tiếp nhận công nghệ khai thác hải sản bằng lồng bẫy cải tiến cho ngư dân khu kinh tế Dung Quất và vùng ven” do thạc sỹ Nguyễn Trọng Thảo giảng viên bộ môn Công nghệ khai thác thuỷ sản trường Đại học Nha Trang làm chủ nhiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lồng bẫy cải tiến – Nghề khai thác bền vững

  1. Lồng bẫy cải tiến – Nghề khai thác bền vững Năm 2010, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ngãi thực hiện dự án “Hỗ trợ và tiếp nhận công nghệ khai thác hải sản bằng lồng bẫy cải tiến cho ngư dân khu kinh tế Dung Quất và vùng ven” do thạc sỹ Nguyễn Trọng Thảo - giảng viên bộ môn Công nghệ khai thác thuỷ sản trường Đại học Nha Trang làm chủ nhiệm. Mục đích của dự án là hỗ trợ cho ngư dân tiếp cận và sử dụng một số mẫu lồng bẫy cải tiến do Th.s Nguyễn Trọng Thảo nghiên cứu và chế tạo. Nguồn lợi hải sản hiện nay đang suy giảm nghiêm trọng do phần lớn lượng tàu nhỏ khai thác ven bờ và sử dụng ngư cụ không có tính chọn lọc cao, thậm chí mang tính huỷ diệt
  2. như khai thác bằng thuốc nổ, châm điện… Trong khi nghề lồng bẫy ở nước ta đã có từ lâu đời, khai thác nội đồng và ven biển nhưng hiệu quả chưa cao mặc dù gần đây ngư dân đã áp dụng một số mẫu lồng bẫy của nước ngoài. Lồng bẫy cải tiến do Th.s Nguyễn Trọng Thảo nghiên cứu và chế tạo có thể xếp gọn được, khai thác mang tính chọn lọc cao và hiệu quả sẽ là nghề sinh kế lâu dài, góp phần giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cho ngư dân khai thác ven bờ và chính là cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác mang tính bảo vệ môi trường sinh thái biển. Lồng bẫy cải tiến có cấu tạo đơn giản gồm khung lồng bằng sắt ø5 hoặc ø6, lưới bao lồng, dây liên kết. Vật liệu chế tạo dễ tìm, giá thành phù hợp với điều kiện của ngư dân. Lồng bẫy cải tiến có các hình dạng như hình chữ nhật, hình tròn, hình bán nguyệt… Tuỳ thuộc vào ngư trường đánh bắt, đối tượng đánh bắt mà thiết kế và chế tạo lồng có hình dạng cho phù hợp.
  3. 1- chốt giữ, 2- miệng hom, 3- lưới hom 4- hộp mồi, 5- chốt xoay, 6- dây liên kết Khi đến ngư trường đánh bắt, ngư dân tiến hành thả lồng bẫy. Tốc độ tàu khi thả lồng đạt 4 – 5 hải lý/giờ, nhằm thả căng dây triên để giữ khoảng cách các lồng. Khi thả lồng phải đảm bảo nguyên tắc lồng được thả bên mạn phải tàu theo thứ tự từ phải qua trái và tuân theo nguyên tắc chiếc nào xếp trước sẽ được thả trước. Thời gian thả 1 dây lồng (150 chiếc/dây) khoảng 10 – 15 phút.
  4. Trước khi khai thác cần chuẩn bị đủ lượng mồi, mồi được sử dụng gồm các loại cá, tôm được bảo quản lạnh. Khi tàu ra đến ngư trường ngư dân xắt mồi nhỏ và cho vào túi đựng mồi hoặc hộp đựng mồi, mồi được sử dụng trong khoảng thời gian 48 giờ sau đó sẽ được thay thế bằng mồi mới. Kiểm tra lồng, xếp lồng lên boong và dưới hầm theo thứ tự từ dưới lên trên và từ phải qua trái. Sau khi thả hết lồng trên tàu cần điều động tàu đến một vị trí thuận lợi có thể kiểm soát được các vàng lồng đã thả. Sau 4 – 5 giờ thả lồng tiến hành kéo lồng và thu vớt sản phẩm khai thác được. Lồng sẽ được kéo lên từ bên mạn phải tàu và cần 1 người đứng tời, 1 người giật khuyết dây thẻo thu và chuyển lồng, 1 người thu sản phẩm và sắp xếp lồng. Để đánh giá hiệu quả đánh bắt của lồng bẫy cải tiến, ngày 27/05/2010, dự án đã tổ chức chương trình khảo sát và khai thác thử nghiệm bằng lồng bẫy cải tiến tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Qua chương trình này dự án đã hỗ trợ cho ngư dân Trương Đình Hải trú tại thôn An Hải, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn 200 chiếc lồng bẫy
  5. cải tiến các loại với tổng giá trị 30 triệu đồng nhằm khảo sát, đánh giá nguồn lợi hải sản tại vùng biển rạn xã Bình Châu. Đồng thời kiểm nghiệm hiệu quả đánh bắt của lồng bẫy cải tiến để từ đó xác định ngư trường khai thác hợp lý và các kiểu lồng bẫy cải tiến hiệu quả tại các vùng biển tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả khai thác thử nghiệm ban đầu cho thấy, lồng bẫy cải tiến có khả năng khai thác được cua, ghẹ các loại, các loài cá sống rạn như cá mú, cá đổng… tại các vùng biển có đáy không bằng phẳng, nhiều đá, san hô, nhiều rong… và không thể sử dụng lưới khai thác được. Lồng bẫy cải tiến là nghề khai thác hải sản thân thiện với môi trường, góp phần bảo vệ tài nguyên biển và là cơ sở chuyển đổi phương tiện khai thác bền vững. Hơn nữa lồng bẫy cải tiến có giá thành rẻ, ngư dân có thể tự chế tạo bằng vật liệu dễ kiếm. Mạnh Hùng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2