intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lồng ruột cấp ở trẻ em còn bú

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này sẽ tập trung vào lồng ruột cấp ở trẻ còn bú, một cấp cứu ngoại khoa đòi hỏi xử trí nhanh chóng. Chúng ta sẽ tìm hiểu các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh, cùng với sự tiến triển nguy hiểm của bệnh lý này. Cuối cùng, bài học sẽ hướng dẫn cách xử trí ban đầu tại tuyến y tế cơ sở, bao gồm các biện pháp cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lồng ruột cấp ở trẻ em còn bú

  1. Bài 66 LỒNG RUỘT CẤP Ở TRẺ EM CÒN BÚ MỤC TIÊU 1. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của lồng ruột ở trẻ còn bú. 2. Trình bày được tiến triển của lồng ruột cấp. 3. Trình bày được xử trí lồng ruột cấp ở tuyến y tế cơ sở NỘI DUNG Lồng ruột là hai đoạn ruột chui vào nhau. Hay gặp ở trẻ bụ bẫm từ 4 tháng đến 12 tháng tuổi. Hình 66.1. Lồng ruột đơn Hình 66.2. Lồng manh - hồi tràng Hình 66.3. Lồng ruột kép 1. Triệu chứng 1.1. Triệu chứng cơ năng 1.1.1 Đau bụng dữ dội, đột ngột: Trẻ đang chơi tự nhiên khóc thét, ưỡn người, đạp lung tung. Sau cơn đau thỉu đi 5 đến 10 phút, rồi lại ưỡn người khóc thét. 1.1.2. Nôn sớm: Nôn ra sữa. 1.1.3. ỉa ra máu: 6 giờ sau cơn đau đầu tiên mới ỉa ra máu, lờ lờ như máu cá lẫn với phân. Hình 66.4. Nôn và thăm hậu môn - trực tràng trong lồng luột cấp 238
  2. 1.2. Triệu chứng thực thể 1.2.1. Nhìn: Nếu trẻ đến sớm thấy hạ sườn phải hoặc thượng vị phồng lên. Nếu trẻ đến muộn bụng chướng căng. 1.2.2. Sờ nắn ngoài cơn đau: Sờ từ hố chậu phải dần lên có thể thấy búi lồng ở dưới bờ sườn phải. ở trên rốn hoặc xuống hố chậu phải có cảm giác hố chậu phải rỗng khi đến sớm. 1.2.3. Thăm trực tràng: Là động tác bắt buộc và có giá trị chẩn đoán nếu bóng trực tràng rỗng và có máu theo tay. Hình 66.5. Thăm trực tràng có máu theo tay. 1.3. Triệu chứng toàn thân Dấu hiệu mất nước: Môi se, da khô. Nhiễm khuẩn. 2. Chẩn đoán sớm 2.1. Chẩn đoán xác định 2.1.1. Nếu đến sớm dựa vào các dấu hiệu - Đau bụng dữ dội từng cơn. - Có nôn. - ỉa ra máu. - Sờ thấy búi lồng. - Thăm trực tràng có máu theo tay. 2.1.2. Nếu đến muộn - Có hội chứng tắc ruột. - Ỉa ra máu. 2.2. Chẩn đoán phân biệt 2.2.1. Kiết lỵ. 2.2.2. Viêm dạ dày - Viêm ruột - Có hội chứng nhiễm khuẩn - Đau bụng ở mức nhẹ. - ỉa ra máu lẫn phân vàng. 2.2.3. Các bệnh ỉa ra máu khác - Viêm đại tràng chảy máu. - Polip trực tràng máu đỏ tươi. - Bệnh ưa chảy máu: + Có chảy máu dưới da + Có hội chứng thiếu máu + Thời gian máu đông, máu chảy kéo dài 3. Tiến triển Lồng ruột cấp ở trẻ bú mẹ tiến triển rất nhanh. Nếu chẩn đoán, xử trí muộn sẽ dẫn tới hoại tử ruột. Tỷ lệ tử vong cao. 4. Xử trí 4.1. Ở tuyến y tế cơ sở: Khi nghi ngờ hoặc chẩn đoán là lồng ruột cấp cần phải: 239
  3. + Giải thích cho bố mẹ trẻ biết sự nguy hiểm của bệnh. + Tạo điều kiện chuyển trẻ lên tuyến trên sớm. + Không tiêm thuốc giảm đau. + Không để theo dõi ở trạm xá xã. 4.2. Ở tuyến trên: Tuỳ theo thời gian và tình trạng trẻ mà điều trị bằng: + Bơm hơi để tháo lồng. + Mổ tháo lồng. LƯỢNG GIÁ Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: Câu 1: Thăm khám trực tràng cho bệnh nhi lồng ruột: A- Là động tác bắt buộc và có giá trị chẩn đoán nếu túi cùng Duglas phồng đau. B- Là động tác bắt buộc và có giá trị chẩn đoán nếu thấy hố chậu phải ấn rỗng. C- Là động tác bắt buộc và có giá trị chẩn đoán nếu ấn thành bên phải đau. D- Là động tác bắt buộc và có giá trị chẩn đoán nếu có máu theo tay. Câu 2: Triệu chứng toàn thân lồng ruột: A- Dấu hiệu sốc: Da xanh tái, mạch nhanh nhỏ... Có dấu hiệu mất nước. B- Có dấu hiệu sốc: Da xanh tía, mạch nhanh nhỏ... Nhiễm khuẩn. C- Dấu hiệu mất nước: Môi se, da khô... Nhiễm khuẩn. D- Dấu hiệu mất nước: Môi se, da khô...Sốc. Câu 3: Chẩn đoán xác định lồng ruột cấp trường hợp tới sớm: A- Đau bụng âm ỉ từng cơn, nôn, ỉa máu. Sờ thấy búi lồng, thăm trực tràng rỗng. B- Đau bụng dữ dội từng cơn, nôn, ỉa máu. Sờ thấy búi lồng, thăm trực tràng có máu theo tay. C- Đau bụng âm ỉ từng cơn, nôn, ỉa máu. Sờ thấy búi lồng, thăm trực tràng có máu theo tay. D- Đau bụng dữ dội từng cơn, nôn, ỉa máu. Sờ thấy búi lồng, thăm trực tràng rỗng. Câu 4: Chẩn đoán xác định lồng ruột cấp trường hợp tới muộn: A- Có hội chứng tắc ruột. ỉa ra máu. B- Có hội chứng tắc ruột. Nhiễm khuẩn. C- Có hội chứng nhiễm khuẩn. ỉa ra máu. D- Có hội chứng mất nước và điện giải. ỉa ra máu. Câu 5: Xử trí lồng ruột cấp ở y tế cơ sở: A- Giải thích cho bố mẹ biết sự nguy hiểm của bệnh. Tạo điều kiện cho trẻ được điều trị sớm. Tiêm giảm đau. Để theo dõi ít nhất trong 24h, nếu bệnh nhân không đỡ thì chuyển lên tuyến trên điều trị. B- Giải thích cho bố mẹ biết sự nguy hiểm của bệnh. Tạo điều kiện cho trẻ được điều trị sớm. Tiêm kháng sinh, truyền dịch. Để theo dõi ít nhất trong 12h, nếu bệnh nhân không đỡ thì chuyển lên tuyến trên điều trị. C- Giải thích cho bố mẹ biết sự nguy hiểm của bệnh. Tạo điều kiện cho trẻ được chuyển lên tuyến trên sớm. Tiêm giảm đau, kháng sinh liều đầu rồi chuyển. Không để theo dõi tại trạm xá. D- Giải thích cho bố mẹ biết sự nguy hiểm của bệnh. Tạo điều kiện cho trẻ được chuyển lên tuyến trên sớm. Không tiêm thuốc giảm đau. Không để theo dõi tại trạm xá 240
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2