intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lựa chọn thuốc sát khuẩn

Chia sẻ: Xeko Xeko | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

135
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay có rất nhiều thuốc sát khuẩn họng nhưng có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm có chứa kháng sinh, nhóm không chứa kháng sinh và nhóm có chứa thêm chất giảm đau. Nhóm có chứa kháng sinh bao gồm: Mybacine, lysopain; nhóm không chứa kháng sinh gồm có: stresine; mekothrocine; Nhóm có chứa kháng sinh cũng thường có chứa thêm chất giảm đau (benzoncain, papain). Kháng sinh có mặt trong thành phần của thuốc sát khuẩn họng dạng ngậm thường là bacitracine. Sobitol (có tác dụng kháng khuẩn) cũng là một chất thường có trong thành phần của thuốc. Ngoài...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lựa chọn thuốc sát khuẩn

  1. Lựa chọn thuốc sát khuẩn Hiện nay có rất nhiều thuốc sát khuẩn họng nhưng có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm có chứa kháng sinh, nhóm không chứa kháng sinh và nhóm có chứa thêm chất giảm đau.
  2. Nhóm có chứa kháng sinh bao gồm: Mybacine, lysopain; nhóm không chứa kháng sinh gồm có: stresine; mekothrocine; Nhóm có chứa kháng sinh cũng thường có chứa thêm chất giảm đau (benzoncain, papain). Kháng sinh có mặt trong thành phần của thuốc sát khuẩn họng dạng ngậm thường là bacitracine. Sobitol (có tác dụng kháng khuẩn) cũng là một chất thường có trong thành phần của thuốc. Ngoài ra, trong thuốc còn có chất lysozyme có tác dụng chống viêm, giảm phù nề. Một số loại có thêm tinh dầu bạc hà cho thơm. Đối với các trường hợp viêm họng do sốt siêu vi thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần súc họng bằng nước muối loãng, có thể dùng kèm thêm thuốc sát khuẩn họng dạng ngậm nếu có cảm giác rát họng, sưng họng. Đối với viêm họng do nhiễm trùng vùng họng thì bắt buộc phải dùng kháng sinh. Nếu sử dụng quá dài ngày, môi trường vi khuẩn vùng họng sẽ trở nên mất cân bằng, các vi khuẩn gây bệnh có điều kiện thuận lợi để hoành hành, dễ gây ra các bệnh vùng họng.
  3. Cần lưu ý rằng, nếu dùng thuốc sát khuẩn họng dạng ngậm từ 5 - 7 ngày mà không thấy đỡ, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, bởi điều đó cho thấy rằng họng của bạn có vấn đề thực sự chứ không chỉ dừng lại ở những triệu chứng thông thường. Lưu ý: - Với phụ nữ có thai và đang cho con bú, đặc biệt là trong thời gian 3 tháng đầu khi bị viêm họng, chỉ nên súc họng bằng nước muối pha loãng. Nếu cần điều trị bằng thuốc ngậm họng, khi dùng phải có chỉ định của bác sĩ . - Hầu hết các loại thuốc sát khuẩn họng dạng ngậm đều được chỉ định cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Ở độ tuổi nhỏ hơn, các em bé thường nhai và nuốt thuốc, làm giảm tác dụng của thuốc đối với các triệu chứng viêm ở niêm mạc họng. - Ngừng ngay việc sử dụng thuốc khi gặp các triệu chứng dị ứng như: Phát ban, ngứa họng và miệng, phồng rộp môi, mặt đỏ, toát mồ hôi...
  4. - Thuốc sát khuẩn họng dạng ngậm cần phải được ngậm trong họng cho đến khi thuốc tan hoàn toàn. Nếu nhai hoặc nuốt, thuốc sẽ đi thẳng xuống dạ dày. Khi đó, thuốc rất dễ bị dịch vị dạ dày phân huỷ, tác dụng tại chỗ của thuốc (lên niêm mạc họng) vì thế bị giảm đáng kể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2