intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý Rừng phòng hộ vùng tây nguyên Theo hướng bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:138

22
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định được diện tích cần thiết, phân bố hợp lý và chỉ số cấu trúc cần có của rừng Rừng phòng hộ đầu nguồn vùng Tây Nguyên. Đề xuất được một số giải pháp quản lý RPH ở Tây Nguyên theo hướng bền vững, nhằm dẫn dắt RPH hiện có đạt các tiêu chuẩn mong muốn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý Rừng phòng hộ vùng tây nguyên Theo hướng bền vững

  1.    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                          BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM ==================== ĐOÀN TIẾN VINH NGHIÊN CƯU Đ ́ Ề XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ  RỪNG PHÒNG HỘ VÙNG TÂY NGUYÊN  THEO HƯỚNG BỀN VỮNG LUÂN AN TIÊN SĨ LÂM NGHIÊP ̣ ́ ́ ̣
  2. HÀ NỘI ­ 2021
  3.    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                          BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM ==================== ĐOÀN TIẾN VINH NGHIÊN CƯU Đ ́ Ề XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ  RỪNG PHÒNG HỘ VÙNG TÂY NGUYÊN  THEO HƯỚNG BỀN VỮNG NGANH ĐÀO T ̀ ẠO: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MA NGÀNH:  ̃ 9 62 02 11 LUÂN AN TIÊN SĨ LÂM NGHIÊP ̣ ́ ́ ̣ NGƯƠI H ̀ ƯƠNG DÂN KHOA HOC:  ́ ̃ ̣                                 1. PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi                              2. PGS.TS. Trần Văn Con
  4. HÀ NỘI ­ 2021
  5. i LƠI CAM ĐOAN ̀ Luận án được hoàn thành theo chương trình đào tạo tiến sỹ  khóa 25 tại  Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án có   sử  dụng dữ  liệu nghiên cứu của Đề  tài “Nghiên cứu xác định diện tích và   phân bố  rừng cần thiết cho các địa phương” do GS.TS. Vương Văn Quỳnh  chủ  trì và sử  dụng dữ  liệu Đề  tài “Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp phục   hồi và quản lý hệ thống Rừng phòng hộ (RPH) đầu nguồn vùng Tây Nguyên ”  do PGS.TS. Trần Văn Con chủ trì, trong đó tác giả là cộng tác viên đề tài. Thông qua dữ  liệu của hai đề  tài nêu trên, luận án đã tiến hành nghiên  cứu các nội dung của luận án. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án  là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.  Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đoàn Tiến Vinh
  6. ii LƠI CAM  ̀ ̉ ƠN Để hoàn thành luận án, tôi chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi   và PGS.TS. Trần Văn Con, những người đã tâm huyết, luôn động viên và đã   dành rất nhiều thời gian, công sức để  hướng dẫn, định hướng cho tôi trong   quá trình thực hiện luận án.  Tôi xin trân trọng cảm  ơn GS.TS. Vương Văn Quỳnh, người đã hướng   dẫn tính toán, xử  lý số  liệu và cho phép tôi được sử  dụng dữ  liệu Đề  tài   “Nghiên   cứu   xác   định   diện   tích   và   phân   bố   rừng   cần   thiết   cho   các   địa   phương” để thực hiện các nội dung nghiên cứu của luận án. Tôi xin trân trọng cảm  ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt   Nam, Ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi   cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Viện. Tôi xin trân trọng cảm  ơn Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm đã tạo   điều kiện thuận lợi và giúp đỡ  tôi trong quá trình thu thập số  liệu phục vụ   cho việc nghiên cứu, hoàn thiện Luận án.  Tôi xin gửi lời cảm  ơn chân thành tới các đồng nghiệp và bạn bè đã hỗ   trợ tôi thực hiện một số nội dung nghiên cứu của Luận án. Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đoàn Tiến Vinh
  7. iii MỤC LỤC Nội dung                                                                                                        Trang  LƠI CAM ĐOAN ̀                                                                                                                                       ..................................................................................................................................     i  LƠI CAM  ̀ ̉ ƠN                                                                                                                                          ......................................................................................................................................      ii  4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài                                                                                         .....................................................................................      4     4.1. Ý nghĩa khoa học                                                                                                            ........................................................................................................      4     4.2. Ý nghĩa thực tiễn                                                                                                            ........................................................................................................      4     3.6.1. Giải pháp về quy hoạch                                                                                            ........................................................................................       89
  8. iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt/ký hiệu Nội dung diễn giải 1 ASEAN Các nước khu vực Đông Nam Á 2 BQL Ban quản lý 3 C&I ASEAN Chỉ số vùng ASEAN về QLBVR 4 DLST Du lịch sinh thái 5 ĐDSH Đa dạng sinh học 6 ĐMĐ Đa mục đích 7 ESIA Đánh giá tác động môi trường 8 FAO Tổ chức Nông lương thực  9 HST Hệ sinh thái 10 KHCN Khoa học Công nghệ 11 LSNG Lâm sản ngoài gỗ 12 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 13 QLHT Quản lý hệ thống 14 QLRBV Quản lý rừng bền vững 15 QLRĐMĐ Quản lý rừng đa mục đích 16 QXTV ̀ ̃ ực vâṭ Quân xa th 17 RĐD Rừng đặc dụng 18 RPH Rừng phòng hộ 19 RPHĐN Rừng phòng hộ đầu nguồn 20 RSX Rừng sản xuất
  9. v DANH MỤC CÁC BẢNG Nội dung Trang Bảng 2.1. Chỉ số cấu trúc C1 của một số trạng thái thực vật phổ  38 biến........ Bảng   3.1.  Diện   tích   3   loại   rừng   năm   2020   ở   các   tỉnh   Tây   43 Nguyên.............. Bảng 3.2 Diễn biến diện tích RPH vùng Tây Nguyên giai đoạn 2002­ 44 2020 Bảng 3.3. Biến động diện tích RPH (+/­) năm 2020 so với các năm  44 2002,   2005,   2010,  2015........................................................................................... Bảng 3.4. Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ  năm 2020 ở  45 các   tỉnh   Tây  Nguyên............................................................................................ Bảng   3.5.  RPH   các   tỉnh   Tây   Nguyên   phân   theo   kiểu  46 rừng........................... Bảng   3.6.   RPH   các   tỉnh   Tây   Nguyên   theo   phân  loại.................................... 47 Bảng   3.7.   Diện   tích   RPH   Tây   Nguyên   phân   theo   chủ   thể   quản  lý................ 47 Bảng 3.8. Hiện trạng chất lượng RPH của vùng Tây Nguyên theo mức  độ   suy   thoái   và   khả   năng   phòng   hộ  năm  50 2020………………………………... Bảng 3.9. Một số  chỉ  tiêu cấu trúc liên quan đến chức năng phòng hộ  của   rừng   Tây  51 Nguyên.......................................................................................... Bảng 3.10. Tổng hợp các nhóm RPHĐN theo khả năng phòng hộ trên các  nhóm  59 đất............................................................................................................... Bảng   3.11.   Tỷ   lệ   diện   tích   nhóm   lập   địa   theo   khả   năng   phòng   hộ................ 61 Bảng 3.12. Số liệu quan sát dòng chảy bề mặt (DCM) và lượng đất xói  75
  10. vi mòn   trong   các   kiểu/trạng   thái   rừng   vùng   Tây  Nguyên................................. DANH MỤC CÁC HÌNH Nội dung Trang Hình 2,1. Quá trình tiếp cận tổ  chức thực hiện theo các mục tiêu của  luận  32 án…………………………………………………………………………... Hình   3.1.   Bản   đồ   hiện   trạng   và   phân   bố   RPH   vùng   Tây  49 Nguyên................ Hình 3.2. Biểu đồ chỉ số đa dạng Renyi của rừng lá rộng thường  54 xanh….. Hình  3.3.  Biểu   đồ   chỉ   số   Renyi   của   rừng  54 khộp……………………………. Hình  3.4.  Bản   đồ   đất   Tây  57 Nguyên................................................................ Hình  3.5.   Bản   đồ   phân   nhóm   lập   địa   RPH   Tây   62 Nguyên............................... Hình  3.6.  Dòng   chảy   mặt   phụ   thuộc   vào   các   kiểu/trạng   thái  76 rừng............... Hình 3.7. Lượng xói mòn đất theo các kiểu/trạng thái rừng 78 Hình  3.8.  Bản đồ  phân bố  nơi cần có rừng giữ  nước tại vùng Tây   81 Nguyên Hình  3.9.  Bản đồ  Phân bố  nơi cần có rừng chống xói mòn vùng Tây  83 Nguyên………………………………………………………………….....
  11. vii
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Tây Nguyên, xét về mặt địa lý tự nhiên bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk   Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với tổng diện tích tự  nhiên 5.461.325 ha, có vị  trí   chiến lược vô cùng quan trọng cả về mặt kinh tế, chính trị  và an ninh quốc phòng.  Tây Nguyên là mái nhà chung của 3 nước Đông Dương, là đầu nguồn và lưu vực   của 11 con sông  thuộc 4 hệ  thống sông chính, trong đó quan trọng nhất là sông  SrêPôk với gần 2 triệu ha, sông Sê San 1,15 triệu ha, sông Ba hơn 1,1 triệu ha và   sông Đồng Nai gần 1,1 triệu ha , có tầm  ảnh hưởng không chỉ  đối với vùng Duyên  hải miền Trung và Đông Nam Bộ  của Việt Nam mà còn của các nước bạn Lào và  Căm Pu Chia. Toàn bộ  rừng vùng Tây Nguyên cho dù được quy hoạch là rừng sản  xuất (RSX),  Rừng phòng hộ  (RPH)  hay  rừng đặc dụng (RĐD)  đều có vai trò rất  quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước đầu nguồn cho các hệ  thống lưu vực  nói trên. Rừng Tây Nguyên còn là nguồn sinh kế  của 47 dân tộc anh em sống trên  địa bàn, đặc biệt các dân tộc bản địa như Ê Đê, Gia Rai, Bahnar, M’Nông,... Theo số  liệu kiểm kê rừng năm 2020 tại Quyết định số  1558/QĐ­BNN­TCLN   ngày 13/4/2021 của Bộ NN&PTNT công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020, d iện  tích RPH vùng Tây Nguyên là 648.751 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 544.739 ha,  chiếm 83,98 % diện tích RPH (diện tích rừng tự  nhiên là 510.106 ha; diện tích rừng   trồng là 29.951 ha) và diện tích chưa có rừng là 104.012 ha, chiếm 16,02 % diện tích   RPH.  Diện tích RPH vùng Tây Nguyên chủ  yếu là RPHĐN với  517.516  ha, chiếm  95,00%. Hiện trạng quy hoạch và sử dụng đất lâm nghiệp vùng Tây Nguyên, đặc biệt,   đối với RPH còn rất nhiều thách thức và khoảng trống để  theo hướng bền vững,   bởi chức năng phòng hộ của rừng còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, như:  điều kiện tự  nhiên, kinh tế  ­ xã hội; cấu trúc rừng và phân bố  theo tiểu vùng sinh  thái (cấp huyện) của vùng Tây Nguyên. 
  13. 2 Trong những năm qua, rừng Tây Nguyên liên tục suy giảm cả về mặt diện tích  và chất lượng, dẫn đến hiệu quả phòng hộ thấp, đang làm tác động mạnh mẽ đến an   ninh môi trường vùng Tây Nguyên nó chung và một số vùng giáp ranh nói riêng. Cấu trúc của rừng có vai trò rất quan trọng trong khả năng phòng hộ, cấu trúc  của rừng càng cao thì khả năng phòng hộ của rừng càng lớn. Hiện nay, RPH là rừng   tự  nhiên vùng Tây Nguyên chiếm tỷ  lệ  rất lớn (93,64%). Tuy nhiên, cấu trúc của  RPH vùng Tây Nguyên chưa đảm bảo chức năng phòng hộ. Theo nghiên cứu của   Trần Văn Con và các cộng sự thì chỉ  có rừng lá rộng thường xanh giầu và rừng lá   kim giàu đạt tiêu chuẩn phòng hộ giữ nước [23]. Bảo vệ  và phát triển rừng đã được xem là một trong những nhiệm vụ  quan  trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của toàn vùng Tây Nguyên. Tuy  nhiên, diện tích rừng thực sự  cần thiết là bao nhiêu, phân bố  cụ  thể   ở  những địa  điểm nào và chất lượng rừng ra sao để  đảm bảo an toàn về  môi trường cho toàn  vùng hiện còn là câu hỏi chưa được giải  đáp thoả  đáng. Vì vậy, trong một số  trường hợp, diện tích RPH đã được quy hoạch lên cao một cách quá mức cần thiết   trong khi lại thiếu đất cho các hoạt động sản xuất, dẫn đến  ảnh hưởng tới đời   sống của người dân. Ngược lại, trong một số  trường hợp khác người ta lại giảm   diện tích RPH xuống quá thấp, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, gia tăng những   thiên tai như hạn hán và lũ lụt, hoang hoá đất đai v.v... gây tổn hại đến đời sống của  con người và thiên nhiên.  Ngoài ra, trong trường hợp đã xác định được diện tích RPH cần thiết, phân   bố thì việc xác định được chất lượng rừng để  đảm bảo được chức năng phòng hộ  cũng là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc quy hoạch, phát triển RPH, vì đối  với một diện tích RPH có chất lượng tốt (tàn che, che phủ, thảm mục và tầng tán   rừng) thì có chức năng phòng hộ cao hơn nhiều so với diện tích có cùng điều kiện   lập địa nhưng chất lượng rừng không đạt yêu cầu. Trong thời gian vừa qua, nhiều đề  tài, dự  án đã tập trung nghiên cứu các vấn  đề nhằm phục hồi và bảo vệ  các hệ  sinh thái rừng vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, 
  14. 3 chưa có một công trình nào nghiên cứu, xác định được diện tích rừng cần thiết đảm  bảo khả năng phòng hộ đến từng huyện cho toàn vùng Tây Nguyên. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra của Luận án là đối với điều kiện tự  nhiên và hiện   trạng rừng hiện nay thì toàn vùng Tây Nguyên cần bao nhiêu diện tích RPH, phân  bố, chất lượng của RPH để  đảm bảo chức năng phòng hộ   ở  mức độ  cần thiết  (ngưỡng an toàn) và bằng các giải pháp nào để quản lý RPH vùng Tây Nguyên một   cách bền vững. Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải   pháp quản lý RPH vùng Tây Nguyên theo hướng bền vững ” triển khai thực hiện  là cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu    2.1. Mục tiêu chung Góp phần ổn định diện tích và phân bố của RPH nhằm góp phần quản lý bền  vững RPH ở khu vực Tây Nguyên.    2.2. Mục tiêu cụ thể Để  đạt được mục tiêu chung, Luận án sẽ  thực hiện những mục tiêu cụ  thể  sau: ­ Xác định được diện tích cần thiết, phân bố hợp lý và chỉ số cấu trúc cần có  của rừng PHĐN vùng Tây Nguyên.  ­ Đề xuất được một số giải pháp quản lý RPH ở Tây Nguyên theo hướng bền  vững, nhằm dẫn dắt RPH hiện có đạt các tiêu chuẩn mong muốn. 3. Đối tượng, phạm vi và giới hạn phạm vi nghiên cứu    3.1. Đối tượng nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu của luận  án này là  RPHĐN  vùng Tây Nguyên.  Tuy  nhiên, diện tích RPH vùng Tây Nguyên chủ  yếu là RPHĐN (chiếm 95% diện tích   RPH toàn vùng). Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án được xem như  là RPH  vùng Tây Nguyên.    3.2. Phạm vi nghiên cứu
  15. 4 ­ Luận án tập trung nghiên cứu xác định diện tích rừng cần thiết, phân bố ,   chất lượ ng RPH cho t ừng huy ện, t ỉnh và toàn vùng Tây Nguyên.  ­ Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp góp phần quản lý, sử dụng bền vững RPH   vùng Tây Nguyên, cụ thể: giải pháp về quy hoạch; giải pháp về cơ chế, chính sách;   giải pháp về tài chính và các giải pháp khác.    3.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trong  khuôn khổ  nghiên cứu  của luận án  này,  luận án chỉ  tiến hành  nghiên  cứu, xác định được diện tích RPH cần thiết đảm bảo đủ  chức năng phòng hộ  cho  vùng Tây Nguyên, phục vụ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển   RPH bền vững vùng Tây Nguyên và đề  xuất các giải pháp quản lý bền vững RPH  vùng Tây Nguyên. Luận án  chưa nghiên cứu tác động của RPH đến mực nước   ngầm; mức độ ảnh hưởng của chiều cao thân cây, chiều rộng tán lá, diện tích mặt  lá đến độ  xốp của đất liên quan đến khả  năng giữ  nước trong RPH và các lợi ích  môi trường khác không được xem xét. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài    4.1. Ý nghĩa khoa học Luận án góp phần xây dựng được cơ  sở  khoa học như: hiện trạng RPH; các  chỉ  tiêu, chỉ  số; phương pháp xác định diện tích RPH cần thiết  cho từng, huy ện,  tỉnh toàn vùng Tây Nguyên  và  bổ  sung dẫn liệu khoa học về  thủy văn rừng cho  quản lý RPH vùng Tây Nguyên.    4.2. Ý nghĩa thực tiễn ­ Luận án nghiên cứu, xác định được diện tích RPH cần thiết đảm bảo đủ  chức năng phòng hộ  cho vùng Tây Nguyên, phục vụ  cho việc lập quy hoạch, kế  hoạch bảo vệ và phát triển RPH bền vững vùng Tây Nguyên. ­ Đề xuất các giải pháp quản lý bền vững RPH vùng Tây Nguyên. ­ Đề xuất được các bảng tra và các giải pháp để tham khảo cho sản xuất. 5. Đóng góp mới của luận án:  Luận án đóng góp những điểm mới chủ yếu ở một số nội dung sau:
  16. 5 ­ Lần đầu tiên xác định được diện tích cần thiết, phân bố, chất lượng RPH  vùng Tây Nguyên để đảm bảo chức năng phòng hộ có hiệu quả. ­ Đề  xuất được các giải pháp để  quản lý RPH vùng Tây Nguyên theo hướng  bền vững. 6. Bố cục của luận án Luận án gồm 113 trang, 10 hình, 13 bảng, 105 tài liệu tham khảo và các phụ  lục, được kết cấu thành các phần sau đây: ­ Phần mở đầu: 05 trang ­ Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: 20 trang ­ Chương 2. Nội dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu: 17  trang ­ Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 67 trang ­ Kết luận, tồn tại, kiên ngh ́ ị : 03 trang
  17. 6 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới   1.1.1. Khái niệm và phân loại RPH ̣ ̣ ̉ ̣ Theo Luât Lâm nghiêp cua Anh năm 2005, đinh nghia RPH nh ̃ ư  sau: ”RPH là   rừng có tác dụng giảm thiểu hoặc ngăn chặn tác động của thiên tai, bao gồm sạt lở,   lở, xói mòn, sạt lở  đất, lũ quét hoặc lũ lụt đối với người và tài sản của họ   ở miền   núi. RPH nói chung bao gồm khu vực dốc giữa tiềm năng nguy hiểm (ví dụ như một   mỏm đá không ổn định hoặc một vụ lở tuyết do suy giam tham th ̉ ̉ ực vât) ̣ ”. ̣ ̣ ̣ Luât Lâm nghiêp Australia năm 1975 quy đinh: V ị trí RPH (rừng ở các vị trí đặc  biệt) theo nghĩa của Luật Liên bang này là rừng, vị trí của chúng nếu bị đe dọa bởi  các lực ăn mòn của gió, nước và trọng lực và cần được xử  lý đặc biệt để  bảo vệ  đất và lớp phủ thực vật và để đảm bảo tái trồng rừng. đó là: 1. Rừng trên cát trôi, đất trôi, 2. Những khu rừng có xu hướng phát triển thành karst hoặc các vị  trí có khả  năng xói mòn cao, 3. Rừng ở các lớp đá, tầng nông sâu hoặc đột ngột nếu việc trồng lại rừng chỉ  có thể thực hiện được trong những điều kiện khó khăn, 4. Rừng trên sườn dốc, nơi có thể xảy ra trượt dốc nguy hiểm, 5. Lớp phủ thực vật trong khu rừng, 6. Khu vực liền kề với khu rừng xung quanh.    1.1.2. Tiêu chí RPH Hiệu năng phòng hộ  của rừng phải gắn với tiêu chuẩn đặc trưng về cấu trúc  lâm phần của nó. Năm 2008, môt sô tac gia đã đ ̣ ́ ́ ̉ ưa ra khái niệm khung Quy hoạch  quản lý rừng đa tác dụng (Multiple­Use Forest Management Planning Framework)   nhằm tích hợp các chức năng cơ bản của rừng như chức năng về sinh thái, kinh tế  và xã hội trong quá trình quy hoạch và đưa ra những quyết định, chính sách quản lý  bảo vệ  và phát triển rừng  ở  Thổ  Nhĩ Kỳ. Bằng những kết quả  nghiên cứu của  
  18. 7 mình, tác giả  cũng đưa ra những tiêu chí căn bản cho các khu RPH đặc trưng như  RPH ven biển, RPH ven bờ sông, suối. Chẳng hạn, đối với RPH ven bờ  sông suối   cần giữ đai rừng rộng 60 m đối với sông lớn, 30 m đối với suối và vùng đất ngập  nước, 500 m đối với các hồ  nước tự  nhiên và 1 km trở  lên đối với các khu rừng  ngập mặn ven biển. Tác giả cũng đề nghị không nên có bất kỳ hoạt động khai thác   nào trong khu vực như vậy, nhằm đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả phòng hộ của   đai rừng   Khả năng giảm lũ và chống xói mòn của rừng phụ thuộc vào cấu trúc của nó,  điều kiện khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng. Tuy nhiên, khả năng đó của rừng có hạn  và rừng hoàn toàn không phải một tấm bọt biển khổng lồ để hút nước như các quan  niệm cũ vẫn tồn tại  ở  một số nơi (Valente và cộng sự, 1997, Whelan và Anderson,  1997) [102]. Việc thay thế  các rừng cây bản địa bằng rừng Cao su  ở  Nam Keng (Trung   Quốc) và ở Pang Khum (miền Bắc Thái Lan) đã làm tăng lượng bốc thoát hơi nước   và vì vậy làm giảm dòng chảy cũng như  lượng nước được tích trữ  trong lưu vực.   Mặc dù việc trồng rừng thâm canh và những biện pháp bảo tồn đất có những tác  dụng nhất định trong việc giảm đỉnh lũ nhưng ít có trường hợp nào cho thấy các biện   pháp đó có tác dụng làm tăng dòng chảy kiệt. Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu đều cho rằng rừng trồng cây ngoại lai  tiêu thụ  nhiều nước hơn cây bản địa và do đó làm giảm dòng chảy sông suối của  lưu vực không chỉ  trong mùa lũ mà ngay cả  trong mùa kiệt. Tuy nhiên, có môt số ̣   nghiên cứu chỉ ra rằng khi sự biến đổi tỷ lệ diện tích thảm thực vật dao động trong   khoảng từ  15­20% so với diện tích lưu vực thì sự  biến động dòng chảy sông suối   trong lưu vực không thể hiện rõ. Năm 2007, nghiên cưu cua Lee Soo­hwa chi ra r ́ ̉ ̉ ằng đất rừng tốt có thể  thấm  được khoảng 250 mm nước mưa trong một giờ. Tuy nhiên, cũng theo tác giả thì khi   rừng không qua tác động cải thiện cấu trúc sẽ không tốt cho cải thiện nguồn nước   thậm chí còn làm tăng sự thiếu nước do làm cho một lượng lớn nước bị ngăn giữ từ  các tầng tán và bốc thoát hơi. Ngược lại, khi rừng được cải thiện tầng tán thì sẽ 
  19. 8 tạo điều kiện cho nước mưa thấm vào đất nhiều hơn, sự chiếu sáng sẽ làm cho các   sinh vật đất như giun hoạt động tốt hơn vì vậy có tác dụng duy trì nguồn nước và  cải thiện nguồn nước tốt hơn. Các khu rừng được cải thiện cấu trúc tốt đã được  chứng minh là có tác dụng ngang bằng và đôi khi còn hơn cả  các đập nước trong   việc làm giảm các vấn đề do nước gây ra dù đó là lũ lụt hay hạn hán. Chỉ  số  về  trạng thái thảm thực vật rừng (cấu trúc, loại đất, địa hình,…) có  ảnh hưởng đến dòng chảy của lưu vực thì phân bố  không gian của rừng cũng có   ảnh hưởng quan trọng, nhất là khi rừng được phân bố   ở  những khu vực tiếp nối   trực tiếp với hệ thống tích nước của thủy vực như sông suối, hồ… Những khoảng   trống ở phần trên sườn dốc có thể gây ra ảnh hưởng đối với sản lượng nước thấp   hơn ở phần dưới sườn dốc. Vì vậy, cần ưu tiên lựa chọn vùng trồng rừng cho hợp   lý trên quan điểm quản lý nguồn nước.  Tỷ lệ diện tích rừng cần được bảo vệ phải dựa trên cơ sở đảm bảo tính toàn  vẹn của cảnh quan sinh thái và những hệ lụy môi trường cần phải giải quyết trong   mỗi vùng khác nhau.  Tại các khu rừng tư nhân ở Châu Âu, những diện tích rừng đáp ứng các tiêu chí   cần được bảo vệ bao gồm cả các khu rừng sản xuất. Bên cạnh đó, các nghiên cứu   trong thời gian dài đã cho thấy hoàn toàn có thể  bảo tồn các loài bằng những giải   pháp lâm sinh thích hợp cho những đối tượng rừng sản xuất đa chức năng. Vì vậy, ở  Châu Âu người ta đã tranh luận rằng liệu có thể  chuyển từ  tiếp cận quản lý rừng   phân lập và chuyên biệt về dạng quản lý rừng quy tập các chức năng một cách toàn   diện và hệ thống hay không. Theo tác giả, hệ thống quản lý RPH không nên là một   phần độc lập mà phải là một phần của chiến lược quản lý tài nguyên rừng và tài  nguyên thiên nhiên quốc gia. Các giải pháp truyền thống như các chương trình trồng  rừng thương mại hoặc các biện pháp công trình khác được tiến hành một cách riêng  rẽ nhau để hạn chế lũ lụt đều đã mang lại hiệu quả thấp và thậm chí trong một số  trường hợp nó còn gây ra những tác động tiêu cực không mong muốn.  Hiện tại, các nhà khoa học thế  giới đã và đang rất quan tâm đối tượng RPH  ven bờ  sông suối vì đây là một trong những hệ sinh thái rừng đặc thù nhất, có tính  
  20. 9 đa dạng sinh học cao nhất và có ý nghĩa to lớn trong phòng hộ  nông nghiệp cũng   như cảnh quan sinh thái.     1.1.3. Vai trò của RPH Rừng đầu nguồn là các hệ sinh thái ở những vùng núi nơi xuất phát của các hệ  thống sông, suối được coi là những “tháp nước” của thế giới và có tầm quan trong  tối cao trong việc duy trì và cung cấp nguồn nước sạch, lương thực, năng lượng và  nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. Rừng đầu nguồn chứa đựng nhiều hệ sinh  thái độc đáo và là nguồn ĐDSH làm cơ sở cho sự phát triển bền vững cho cả vùng   cao và vùng thấp. Vai trò của rừng đầu nguồn trong bảo vệ  đất, cung cấp nước,  duy trì lượng mưa, phát triển du lịch sinh thái, cung cấp nước và năng lượng thủy   điện, giữ gìn ĐDSH, các giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc đã được khuếch đại  trong nhiều nghiên cứu (Messreli và Ives, 1997­ trong Price, M.F và Butt, N., 2000  [97]). Tuy nhiên, có rất ít trong số này được chuyển thành hành động cụ thể. Các hệ  sinh thái vùng núi nói chung không được liệt vào hàng  ưu tiên cao của các cơ  quan  hỗ  trợ  phát triển, ngoại trừ một số ít nơi dễ  tiếp cận và có hoạt động du lịch sinh  thái. Điều này sẽ  không thay đổi nhiều nếu sự  liên kết giữa việc bảo tồn rừng   miền núi với sự phát triển bền vững không được trình diễn bằng thực nghiệm dựa   trên các luận cứ  khoa học. Các lựa chọn cho chiến lược nghiên cứu và phát triển   phải đặc trưng cho từng mục tiêu và cho từng lập địa.  Có rất nhiều công trình nghiên cứu khẳng định vai trò của rừng trong bảo vệ  và cải thiện chất lượng nguồn nước của lưu vực.    Thảm thực vật rừng có khả  năng làm giảm dòng chảy mặt và cố  định các   chất, vì vậy có tác dụng như những máy lọc làm sạch nguồn nước. Tuy nhiên, cần   lưu ý rằng các hoạt động trồng rừng lại có tác dụng ngược lại những điều trên  (Nisbet, 2001; Bruijnzeel, 2004; Ellis et al., 2006; Waterloo et al., 2007).  Kết quả  nghiên cứu của Phùng Văn Khoa 2006 đã cho thấy trong các lưu vực  của nước Mỹ, những nhân tố môi trường ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sản lượng ion   trong nước dòng chảy của lưu vực đó là lượng mưa, nền địa chất (đá mẹ) và thảm   thực vật rừng (Phung Van Khoa, 2006 [94]).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2