intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Ca khúc nghệ thuật Việt Nam

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:201

45
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án là sử dụng hệ thống lý luận Âm nhạc học nhằm làm rõ đặc điểm thể loại CKNTVN, bao gồm các yếu tố ca từ, cấu trúc, giai điệu và phần đệm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Ca khúc nghệ thuật Việt Nam

  1. BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM TẠ HOÀNG MAI ANH CA KHÚC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: ÂM NHẠC HỌC MÃ SỐ: 62 21 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS CÙ LỆ DUYÊN HÀ NỘI - 2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 2 tháng 2 năm 2020 Tác giả luận án Tạ Hoàng Mai Anh
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CKNT CKNT CKNTVN CKNTVN NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PGS Phó Giáo sƣ PL Phụ lục Romance thanh nhạc Romance TN TK Thế kỷ TS Tiến sỹ tr. Trang VD Ví dụ
  4. 0 MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ HÌNH THÀNH THỂ LOẠI CA KHÚC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM ..................................................................................... 6 1.1. Thuật ngữ Ca khúc nghệ thuật Việt Nam ........................................................... 6 1.1.1. Thuật ngữ ca khúc nghệ thuật trong các tài liệu nghiên cứu .................... 6 1.1.2. Thuật ngữ Ca khúc nghệ thuật Việt Nam sử dụng trong luận án ............ 13 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 16 1.2.1. Hệ thống các công trình nghiên cứu ....................................................... 16 1.2.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu ................................................................ 22 1.3. Sự hình thành thể loại Ca khúc nghệ thuật Việt Nam ....................................... 28 1.3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng sự ra đời Ca khúc nghệ thuật Việt Nam .............. 29 1.3.2. Sự biến đổi của thể loại ca khúc.............................................................. 37 Tiểu kết chƣơng 1.................................................................................................... 46 CHƢƠNG 2: CA TỪ VÀ CẤU TRÚC ................................................................... 47 2.1. Đặc điểm ca từ.................................................................................................. 47 2.1.1. Tính hình tƣợng trong ca từ .................................................................... 47 2.1.2. Mối quan hệ giữa cấu trúc ca từ và hình thức âm nhạc .......................... 52 2.1.3. Sự ảnh hƣởng thanh âm tiếng Việt đến giai điệu .................................... 59 2.2. Phƣơng thức xây dựng cấu trúc tác phẩm ......................................................... 67 2.2.1. Xây dựng cơ cấu trong tác phẩm ............................................................ 68 2.2.2. Xây dựng các dạng cấu trúc.................................................................... 81 Tiểu kết chƣơng 2.................................................................................................... 92 CHƢƠNG 3: GIAI ĐIỆU VÀ PHẦN ĐỆM ........................................................... 93 3.1. Giai điệu ........................................................................................................... 93 3.1.1. Hình tƣợng trong giai điệu...................................................................... 93 3.1.2. Âm điệu ................................................................................................... 96 3.1.3. Điệu thức............................................................................................... 104 3.1.4. Nhịp độ, tiết tấu..................................................................................... 110 3.1.5. Các kỹ thuật thanh nhạc........................................................................ 112 3.2. Phần đệm ........................................................................................................ 117 3.2.1. Chức năng phần đệm ............................................................................ 117 3.2.2. Phần đệm trong việc xây dựng phần phụ .............................................. 128 3.2.3. Facture phần đệm ................................................................................. 134 3.2.4. Hòa âm.................................................................................................. 140 Tiểu kết chƣơng 3.................................................................................................. 154 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ.............................................. 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 160 PHỤ LỤC LUẬN ÁN ........................................................................................... 172
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử âm nhạc nhân loại, thể loại CKNT đƣợc hiểu tƣơng đƣơng với các dạng ca khúc có phần đệm do chính tác giả sáng tác nhƣ Romance thanh nhạc (Romance), Lied hay Mélodie. Dòng ca khúc này đƣợc nhận định ra đời từ châu Âu và đến thời kỳ âm nhạc Lãng mạn, có một bƣớc chuyển mình vĩ đại khi trở thành một thể loại âm nhạc hàn lâm độc lập, sánh ngang cùng các thể loại khí nhạc đƣơng thời, khẳng định vị trí của mình trong nền âm nhạc với ý nghĩa là một thể loại ca khúc có giá trị nghệ thuật cao bắt buộc có phần đệm khí nhạc kèm theo. Tại Việt Nam, nhƣ một trong những kết quả của các cuộc tiếp biến văn hóa, từ giữa TK XX, thuật ngữ CKNT bắt đầu xuất hiện cùng với quá trình hình thành nền âm nhạc chuyên nghiệp. Trong âm nhạc Việt Nam, thuật ngữ CKNT đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau, có thể là những ca khúc chỉ có phần giai điệu, nhƣng có tính thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật cao, hoặc là những ca khúc đƣợc sáng tác kèm theo phần đệm. Trong luận án, tôi lựa chọn nghiên cứu CKNTVN có phần đệm khí nhạc cố định do chính tác giả sáng tác, với mong muốn tập trung chuyên sâu vào những tác phẩm hoàn chỉnh các yếu tố từ giai điệu cho tới các thủ pháp trong phần đệm và hòa âm theo ý đồ sáng tác của ngƣời nhạc sĩ. Đó cũng chính là nội hàm của thuật ngữ Ca khúc nghệ thuật Việt Nam đƣợc dùng trong khuôn khổ luận án này. Các tác phẩm CKNTVN là kết quả của nền âm nhạc chuyên nghiệp, đạt đƣợc những giá trị nghệ thuật hàn lâm nhất định nhƣng vẫn gần gũi, theo sát cuộc sống của con ngƣời. Chính vì vậy, đây là một thể loại có thể trở thành cầu nối giữa công chúng nghe nhạc với thể loại âm nhạc hàn lâm - một dòng nhạc vẫn chƣa thực sự đƣợc phổ biến một cách rộng rãi tại Việt Nam. Đặc biệt ngày nay, khi những trào lƣu âm nhạc du nhập ồ ạt từ nƣớc ngoài, cùng một thực trạng là khả năng phân loại, chọn lọc của giới trẻ đối với những tác phẩm âm nhạc
  6. 2 thiếu giá trị, thiếu tính thẩm mỹ còn bị lệch lạc, thì nền âm nhạc đại chúng Việt Nam đang rất cần sự định hƣớng, giáo dục, nghiên cứu, tuyên truyền đúng đắn và tích cực, để giúp những ngƣời nghe nhạc có thể cảm nhận đƣợc những giá trị nghệ thuật chân chính, từ đó xây dựng quan điểm, thị hiếu thẩm mỹ một cách khoa học và tiến bộ. Bên cạnh đó, mặc dù CKNT là một thể loại âm nhạc thuộc dòng nhạc hàn lâm, nhƣng có một thực tế tại Việt Nam, đó là, ngay cả với những ngƣời hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp, thể loại này cũng chƣa thực sự đƣợc quan tâm, nghiên cứu một cách tổng thể và có hệ thống. Những CKNT có phần đệm khí nhạc là một thể loại đƣợc du nhập từ âm nhạc phƣơng Tây, bởi vậy, thể loại này có thể là sự kết hợp giữa âm nhạc phƣơng Tây với âm nhạc truyền thống Việt Nam. Sự ảnh hƣởng từ âm nhạc phƣơng Tây có thể biểu hiện qua các hình thức cấu trúc, cách tiến hành giai điệu, qua việc sử dụng các điệu thức trƣởng- thứ, các thủ pháp hòa âm… Trong khi đó, sự kế thừa từ âm nhạc truyền thống Việt Nam có thể đƣợc biểu hiện qua các thang âm điệu thức, biến âm tạo âm hƣởng dân gian… Thực tế thể loại này đã đƣợc hình thành ra sao, có những đặc điểm về ca từ, về âm nhạc nhƣ thế nào, có những đặc trƣng gì? Vấn đề này không chỉ bổ sung dữ liệu cho mảng phê bình, lí luận mà còn có thể trở thành tài liệu cho những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực sáng tác tham khảo các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật, thủ pháp phát triển âm nhạc và xây dựng tác phẩm. Có thể thấy việc nghiên cứu CKNTVN có một ý nghĩa tích cực về mặt lý luận dƣới góc độ âm nhạc học, đồng thời là một tài liệu hữu ích giúp công chúng nghe nhạc có thể tìm hiểu và tới gần hơn những thể loại âm nhạc hàn lâm. Với các lý do trên, cùng mong muốn hệ thống hóa những lý luận đã tích lũy đƣợc, NCS lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Ca khúc nghệ thuật Việt Nam”.
  7. 3 2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là đặc điểm ca từ, cấu trúc, giai điệu và phần đệm trong thể loại CKNTVN. Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn trong các CKNTVN ở dạng có phần đệm piano do chính tác giả sáng tác. Việc lựa chọn CKNT có phần đệm piano bởi đó là các tác phẩm vừa mang tính chất của một tác phẩm thanh nhạc, vừa chứa đựng yếu tố khí nhạc, không chỉ phản ánh tƣ duy về giai điệu và ca từ mà còn thể hiện ngôn ngữ hòa âm, các thủ pháp âm hình phần đệm piano và sự liên kết chặt chẽ của phần đệm với giai điệu trong việc thể hiện hình tƣợng nghệ thuật, phát triển tác phẩm. Qua đó, ngôn ngữ sáng tác thể hiện rõ nét việc kế thừa âm nhạc truyền thống Việt Nam, đồng thời ảnh hƣởng âm nhạc hàn lâm phƣơng Tây. Bên cạnh đó, các tác phẩm còn phải đảm bảo giá trị thẩm mỹ, phù hợp với văn hóa truyền thống Việt Nam. NCS đã tập hợp và giới hạn phạm vi nghiên cứu luận án trong 136 tác phẩm của 16 nhạc sĩ, bao gồm Nguyễn Đình Phúc, Huy Du, Hoàng Dƣơng, Doãn Nho, Vĩnh Cát, Trần Thế Bảo, Vĩnh Lai, Hoàng Cƣơng, Đào Trọng Minh, Nguyễn Thiếu Hoa, Đặng Hữu Phúc, Trần Thanh Hà, Xuân Thủy, Lê Hồng Lĩnh, Trần Đinh Lăng, Trần Mạnh Hùng, Đặng Tuệ Nguyên. Đây đều là các thành viên thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam, trong đó nhiều nhạc sĩ đã đạt đƣợc các giải thƣởng của Hội nhạc sĩ và giải thƣởng Nhà nƣớc. Các văn bản, bản nhạc đều đƣợc chính thức phát hành hoặc do các tác giả trực tiếp cung cấp. Danh sách các CKNTVN thuộc phạm vi nghiên cứu đƣợc liệt kê ở PL1 trang 174. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là sử dụng hệ thống lý luận Âm nhạc học nhằm làm rõ đặc điểm thể loại CKNTVN, bao gồm các yếu tố ca từ, cấu trúc, giai điệu và phần đệm.
  8. 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan, các khái niệm liên quan Phân tích đặc điểm ca từ bao gồm chức năng xây dựng hình tƣợng nghệ thuật, mối quan hệ giữa cấu trúc ca từ và hình thức âm nhạc, sự ảnh hƣởng thanh âm tiếng Việt đến giai điệu. Nghiên cứu cách thức triển khai các cơ cấu, cách xây dựng cấu trúc đoạn nhạc dạng phát triển và tƣơng phản trong các CKNTVN. Nghiên cứu và đƣa ra đặc điểm giai điệu và phần đệm trong CKNTVN. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận án này, trên nền lý thuyết, lý luận Âm nhạc học, NCS sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết nhƣ sau: - Phƣơng pháp phân tích: đƣa ra đặc điểm của từng tác phẩm. - Phƣơng pháp thống kê: liệt kê, xác định tần suất, mức độ xuất hiện của các đặc điểm đƣợc phân tích. - Phƣơng pháp tổng hợp, hệ thống: nhằm nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của thể loại CKNT trong âm nhạc Việt Nam. - Phƣơng pháp so sánh: nhằm làm rõ sự khác biệt trong đặc điểm của các tác giả, đặc điểm của CKNTVN với các thể loại khác. Ngoài ra, NCS còn sử dụng phƣơng pháp chuyên gia trong quá trình xác thực nguồn gốc các phần đệm, tham khảo các quan điểm của giới chuyên môn. 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài Bằng việc làm rõ, hệ thống đặc điểm âm nhạc học của các CKNTVN có phần đệm piano do chính tác giả sáng tác trên các khía cạnh cấu trúc tác phẩm, ca từ, đặc điểm âm nhạc… luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách chuyên sâu về đặc điểm thể loại này dƣới góc độ Âm nhạc học. - Luận án phân tích, hệ thống các đặc điểm về ca từ, cấu trúc, giai điệu và phần đệm trong tổng thể các CKNTVN.
  9. 5 - Cùng với quá trình làm rõ đặc điểm của thể loại, trong một số trƣờng hợp, NCS đã đƣa ra một số nhận định về tính hàn lâm, học thuật cũng nhƣ sự kế thừa từ âm nhạc dân gian trong thể loại này. - Bổ sung vào phần dữ liệu lý luận, phê bình về thể loại CKNTVN - Đóng góp tƣ liệu tham khảo cho những ngƣời hoạt động biểu diễn, sáng tác… thông qua việc nghiên cứu những kỹ thuật thanh nhạc, ngôn ngữ âm nhạc của thể loại CKNT ở Việt Nam - Tạo cơ sở cho việc mở rộng nghiên cứu trong tƣơng lai theo hƣớng so sánh thể loại CKNT có phần đệm với những thể loại ca khúc khác, hoặc so sánh phần đệm trong CKNT với phần đệm piano trong các tác phẩm hòa tấu khí nhạc. - Với công chúng, những ngƣời muốn tìm hiểu dòng âm nhạc hàn lâm nói chung và thể loại CKNT nói riêng, đây có thể là một tài liệu tham khảo dƣới góc độ âm nhạc học đáng tin cậy. 6. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, luận án có bố cục nhƣ sau Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và quá trình hình thành thể loại ca khúc nghệ thuật Việt Nam Chƣơng 2: Ca từ và cấu trúc Chƣơng 3: Giai điệu và phần đệm
  10. 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ HÌNH THÀNH THỂ LOẠI CA KHÚC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM 1.1. Thuật ngữ Ca khúc nghệ thuật Việt Nam Trong khuôn khổ luận án “Thể loại ca khúc nghệ thuật Việt Nam”, thuật ngữ CKNT đƣợc sử dụng để chỉ thể loại CKNT có phần đệm khí nhạc do chính tác giả sáng tác, tƣơng đƣơng với một số thuật ngữ trong âm nhạc phƣơng Tây nhƣ Romance, Mélodie, Lied… Đây đều là các dạng ca khúc đƣợc sáng tác cho giọng ca cùng phần đệm khí nhạc, trong đó phần đệm thƣờng có kỹ thuật cao (Romantic lieder are generally for a solo voice with piano accompaniment, which often required a virtuoso technique) [149]. Các thể loại này có nhiều điểm tƣơng đồng và đôi khi khó có thể phân định rõ ràng (romance and mélodie,..cannot be considered in isolation) [148; tr.2]. Ở Việt Nam, trong các công trình nghiên cứu chuyên khảo về thể loại CKNT, Romance là thuật ngữ đƣợc dùng phổ biến để chỉ những CKNT có phần đệm khí nhạc. Việc phân tích các khái niệm liên quan để đƣa ra nội hàm cho thuật ngữ CKNTVN sử dụng luận án này không chỉ giúp cho việc giới hạn phạm vi nghiên cứu đƣợc rõ ràng, mà còn khẳng định vị trí, ý nghĩa của đề tài cũng nhƣ phạm vi ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực âm nhạc học và sáng tác âm nhạc. 1.1.1. Thuật ngữ ca khúc nghệ thuật trong các tài liệu nghiên cứu Trong các nghiên cứu, mặc dù một số tác giả đã đề cập đến thuật ngữ CKNTVN, song việc đƣa ra khái niệm rõ ràng về thuật ngữ này để đƣợc công nhận một cách phổ biến vẫn là một vấn đề cần đƣợc xem xét, tổng hợp một cách khoa học và có hệ thống. Trong khi đó, những khái niệm về thuật ngữ Romance, Lied, Mélodie lại khá cụ thể và nhất quán, tuy nhiên vẫn cần đƣợc tổng hợp, chọn lọc một cách khoa học để có thể áp dụng vào bối cảnh nền âm nhạc Việt Nam và phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án. Vì vậy, việc tìm hiểu các khái niệm Romance, Lied, Mélodie sẽ giúp NCS đƣa ra giới
  11. 7 thuyết cho thuật ngữ CKNT dùng trong luận án một cách cụ thể hơn. 1.1.1.1. Khái niệm Romance thanh nhạc, Lied, Mélodie Qua việc tổng hợp các công trình nghiên cứu về âm nhạc phƣơng Tây và Việt Nam liên quan cho thấy, thuật ngữ Romance thƣờng đƣợc dùng để chỉ “thể loại âm nhạc hòa tấu thính phòng dành cho giọng ca và bè đệm đàn” [16; tr.694]. Thể loại này ban đầu xuất phát từ những ca khúc thế tục Tây Ban Nha, sau đó lan rộng khắp châu Âu, thậm chí đƣợc đƣa tới cả châu Mỹ La tinh, ở mỗi nơi, Romance lại có những biến đổi khác nhau. Đầu TK XVIII, thuật ngữ Romance đƣợc ngƣời Pháp dùng để chỉ ca khúc phổ thơ thuật lại những câu chuyện cổ về tình yêu [147; tr.123]. Một số nhà soạn nhạc nổi tiếng với các Romance cho giọng hát và piano có thể kể tới nhƣ M.I. Glinka, S. Rachmaninov, C. Debussy, M. Ravel… Dƣới đây là một trích đoạn Romance Thơ Tứ tuyệt “Đây là nơi diễn ra cuộc chia tay bí mật” (Стансы “Вот место тайного свиданья..») của M.I. Glinka (1804-1857). VD 1.01: M.Glinka, Đây là nơi diễn ra cuộc chia tay bí mật, nhịp 1-8 Romance ảnh hƣởng ở nƣớc Đức một cách rõ rệt, hình thành những thể loại ca khúc có phần đệm khác, trong đó tiêu biểu là Lied. Lied cũng đã trải
  12. 8 qua nhiều hình thái tƣơng ứng với các giai đoạn khác nhau: Lied phức điệu (TK XV-XVI), The Generalbass (1620-1750) là dạng ca khúc phổ thơ cho một hoặc nhiều giọng hát và có nhạc cụ đệm ở vị trí bè bass [145; tr.830-834]. Đến cuối TK XVIII ở nƣớc Đức phổ biến thuật ngữ Lied để chỉ một thể loại ca khúc nghệ thuật có phần đệm, đƣợc nhận định có tính chất kịch tính và nhiều lời thơ hơn so với Romance, nhƣng ở Romance lại chi tiết hơn về các trọng âm, điểm nhấn ở các nhân tố âm nhạc, đặc biệt là trong giai điệu [147; tr.125]. Trong lịch sử, một số nhà soạn nhạc nổi tiếng với các Lied trữ tình là F. Schubert, R. Schumann. Thể loại này đã dự đoán sự hƣng thịnh trở lại của các bài thơ Đức với các nhạc sỹ và với công chúng [145; tr.838]. Sau đây là trích đoạn trong Lied Đến với âm nhạc, Op.88 của F.Schubert (1797-1828). VD 1.02: F. Schubert, An die musik, nhịp 1-7 Vào TK XIX, đầu TK XX, ở Pháp phổ biến thể loại ca khúc có phần đệm piano gọi là Mélodie, đây là sự kết hợp giữa những Romance TK XVIII của Pháp với các Lied của Schubert [146, tr.112]. Mélodie có nhiều điểm tƣơng đồng với Lied và Romance nhƣng âm nhạc có phần kịch tính hơn (“the more dramatic mélodie” [147; tr.124]). Có thể minh họa qua trích đoạn trong Mélodie La vague et la cloche do Henri Duparc (1848-1933) sáng tác vào năm 1871.
  13. 9 VD 1.03: Henri Duparc, La vague et la cloche, nhịp 23-26 Có thể thấy Romance TN, Lied hay Mélodie đều là những thể loại âm nhạc dành cho giọng ca và phần đệm (thƣờng là piano), trong đó ca từ thƣờng phổ thơ và phần đệm giữ vai trò quan trọng việc hỗ trợ giai điệu thể hiện hình tƣợng âm nhạc. Cùng sự phát triển của thời kỳ âm nhạc Lãng mạn, sau khi đƣợc F.Schubert nâng lên đỉnh cao, những thể loại ca khúc có phần đệm đã có thể sánh ngang cùng những thể loại khí nhạc khác. Trong cuốn The New Grove Dictionary Of Music And Musicians. Vol. 10,12,14, Romance, Lied, Mélodie đều đƣợc định nghĩa là những thể loại âm nhạc dành cho giọng ca và phần đệm, có sự gắn bó chặt chẽ với thơ ca [145], [146], [147]. Công trình Tổng tập Âm nhạc Việt Nam - Tác giả và tác phẩm do nhiều tác giả biên soạn đã nhắc đến thuật ngữ CKNT và Romance khi đề cập và phân tích một số tác phẩm của các nhạc sĩ nhƣ Tạ Phƣớc, Hoàng Việt, Huy Du, Hoàng Dƣơng, Vĩnh Cát, Đặng Hữu Phúc, Đỗ Hồng Quân, … Đó hầu hết đều là những tác phẩm thanh nhạc có kèm theo phần đệm khí nhạc do chính tác giả sáng tác. Với cách tiếp cận này, thuật ngữ CKNT đƣợc hiểu nhƣ một
  14. 10 thể loại thanh nhạc có giá trị nghệ thuật cao trong khía cạnh âm nhạc và ca từ, trong đó, những tác phẩm đƣợc hiểu với khái niệm Romance và phần lớn CKNT đều có phần đệm khí nhạc kèm theo. Trong công trình Phƣơng pháp sƣ phạm thanh nhạc, PGS. Nguyễn Trung Kiên đã định nghĩa Romance TN là “Thể loại tác phẩm thanh nhạc mang tính chuyên nghiệp cao trên cơ sở âm nhạc đƣợc phát triển biểu hiện nội dung của lời thơ và phần đệm viết cho đàn piano…”[29; tr.29] Ngoài ra, Romance không chỉ đơn thuần có tính trữ tình mà bên cạnh đó có thể có tính tự sự, kể chuyện thậm chí là kịch tính. Trong cuốn Từ điển âm nhạc của Vũ Tự Lân, thuật ngữ Romance đƣợc định nghĩa là “tác phẩm cho giọng hát và phần đệm (thƣờng là piano)” [39; tr. 316]. Còn trong cuốn Thuật ngữ âm nhạc của Nguyễn Bách thì định nghĩa Romance là một “bản tình ca” [7; tr.82]… Qua tổng hợp có thể thấy phổ biến nhất là khái niệm coi Romance nhƣ một thể loại âm nhạc thính phòng viết cho giọng hát và phần đệm (thƣờng là piano). Đặc điểm thể loại Romance cũng đƣợc đề cập ở nhiều công trình nghiên cứu khác. Về cấu trúc, trong công trình Các thể loại âm nhạc [24] có viết “Sự giống nhau giữa ca khúc và rô-măng-xơ thể hiện ở cấu trúc phân đoạn, nghĩa là lặp lại nhiều lần cùng một nét giai điệu” [24; tr.370], nhƣng đặc điểm giai điệu trong thể loại Romance đƣợc nhận định là “có đƣờng nét giai điệu phóng khoáng hơn: nhạc sĩ có thể bám sát lời ca và nhấn mạnh những chi tiết của lời ca bằng âm nhạc” [24; tr.370]. Và một khía cạnh quan trọng dễ nhận thấy qua các công trình nghiên cứu, đó là sự nhấn mạnh, đề cao vai trò và ý nghĩa của yếu tố lời ca cũng nhƣ phần đệm trong mối quan hệ với giai điệu trong thể loại Romance. Nhƣ vậy, trong thể loại này, lời ca có một ý nghĩa, chức năng quan trọng và có sự kết hợp chặt chẽ với âm nhạc. Trong cuốn từ điển âm nhạc The New Grove (số 14), các tác giả đã nhận định trong thể loại CKNT (art song), “thơ ca và âm nhạc đã hòa quyện với nhau với một sự truyền cảm mới vô cùng hiệu quả” [147; tr.143]. Thêm vào đó, lời thơ đã đƣợc khẳng định với một chức năng và
  15. 11 ý nghĩa quan trọng trong việc “tạo nên hình tƣợng và cấu trúc của ca khúc” [147; tr.143]. Còn công trình Từ điển âm nhạc của Vũ Tự Lân lại nhận định Romance có “… nội dung và những phƣơng tiện biểu hiện âm nhạc thƣờng phức tạp hơn so với ca khúc” [39; tr.316]. Hầu hết các nhận định về đặc điểm thể loại Romance đều khẳng định vị trí và giá trị quan trọng của yếu tố lời ca trong việc kết hợp với âm nhạc. Bên cạnh đó, việc đƣa chức năng của phần đệm lên một tầm cao mới cũng đƣợc khẳng định trong các nghiên cứu. Trong công trình A history of Western Music, ở chƣơng XVI Thời kỳ lãng mạn – Thanh nhạc, đã khẳng định vai trò phần đệm piano đã đƣợc nâng tầm không chỉ làm nền mà cùng giọng hát minh họa, hỗ trợ cho lời ca [139; tr.501]. Trong cuốn Những vấn đề sƣ phạm thanh nhạc của PGS. Nguyễn Trung Kiên, khi đề cập đến thể loại Romance TN trong sáng tác của nhà soạn nhạc Rachmaninov khẳng định vai trò quan trọng và ý nghĩa của phần đệm khí nhạc trong thể loại này: “Nhiều bản romance phần bè hát và phần piano cùng thực hiện một chức năng quan trọng nhƣ nhau.” [30; tr.398]…Hầu hết các nghiên cứu đều nhận định phần đệm không chỉ phụ họa cho giọng hát mà còn là một thành tố quan trọng, cùng với giọng hát thể hiện ngôn ngữ âm nhạc và hình tƣợng của tác phẩm. 1.1.1.2. Các quan điểm về thuật ngữ Ca khúc nghệ thuật Việt Nam Thuật ngữ CKNTVN bắt đầu phổ biến cùng sự ra đời của nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam những năm 1960. Thuật ngữ này đã đƣợc đề cập trong một số công trình nghiên cứu. Trong cuốn Âm nhạc mới Việt Nam - Tiến trình và thành tựu [60], các tác giả cho rằng ở Việt Nam, “CKNT” ra đời trong điều kiện phát triển mới của đời sống âm nhạc trên miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa” [tr.387], đây là hệ quả của quá trình tiếp biến văn hóa âm nhạc lần thứ hai từ phƣơng Tây. Con đƣờng hình thành thể loại CKNT đƣợc giải thích là “Một số ca khúc - chủ yếu là loại ca khúc đơn ca trữ tình, đƣợc xây dựng với bút pháp mới, bộc lộ một số kỹ năng mới, đòi hỏi một trình độ diễn xuất tinh tế hơn, có tính chuyên nghiệp hơn” [tr.387]. Sự ra đời của thể loại này thực tế đã có tiền đề từ giai đoạn trƣớc, đó chính là những ca khúc phổ
  16. 12 thơ của Nguyễn Xuân Khoát, Văn Cao, Nguyễn Văn Tý… những ca khúc này đƣợc cho là “có những nét chung với những CKNT của những năm 60” [tr.392], tuy nhiên, phải đến giai đoạn sau, CKNT mới thực sự phát triển. Theo cách phân tích này, các nhà nghiên cứu đã nhận định “về thực chất, CKNT chính là một nhánh, một tuyến, một tập hợp mới về mặt thể loại - tiểu loại trong ca khúc trữ tình” [tr.392]. Sự ra đời CKNT cũng đƣợc đề cập với sự xuất hiện cũng những tác phẩm đầu tiên nhƣ “Mẹ yêu con của Nguyễn Văn Tý, Bài ca hy vọng của Văn Ký, Biết ơn Võ Thị Sáu của Nguyễn Đức Toàn…” [tr.392]. Với cách tiếp cận thuật ngữ CKNT nhƣ trên, các tác giả đã nhìn nhận đây là một thể loại thanh nhạc thuộc dòng trữ tình, đòi hỏi yêu cầu cao về bút pháp sáng tác, đặc biệt trong giai điệu, ca từ và kỹ thuật trình diễn nhƣng không bắt buộc kèm theo phần đệm khí nhạc. Trong cuốn Lƣợc sử âm nhạc Việt Nam của tác giả Nguyễn Thụy Loan đã đề cập đến sự xuất hiện của những ca khúc phổ thơ nhƣ một nhánh liên quan đến việc ra đời CKNT tại Việt Nam. Các bài hát phổ thơ là một trong những tiền đề cho phong cách sáng tác theo dạng Romance Tây Âu, góp phần khẳng định mối quan hệ giữa âm nhạc và thơ ca trong thể loại CKNT. Qua đó có thể thấy khái niệm CKNTVN trong các nghiên cứu trên đƣợc khẳng định bắt nguồn từ những ca khúc trữ tình và ca khúc phổ thơ, là một thể loại có giá trị cao trong ca từ và giai điệu. Nhƣ vậy, ngay ở giai đoạn Tân nhạc, những ca khúc nhƣ Con thuyền không bến, Giọt mƣa thu của Đặng Thế Phong, Đêm đông của Nguyễn Văn Thƣơng, Biệt ly của Doãn Mẫn, Thiên thai, Suối mơ của Văn Cao, Thu quyến rũ, Gửi gió cho mây ngàn bay của Đoàn Chuẩn… đã có đủ đặc điểm và giá trị về mặt giai điệu cũng nhƣ ca từ của thể loại CKNT. Tuy nhiên ở giai đoạn này, âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam chƣa đƣợc hình thành một cách đồng bộ và có hệ thống nên việc viết phần đệm khí nhạc cho các ca khúc chƣa phổ biến. Từ những năm 1960 trở đi, cùng với việc chuyên nghiệp hóa trong công tác đào tạo và biểu diễn, những tác phẩm ca khúc có phần đệm đƣợc hình thành, và nhiều tác phẩm trong số đó có thể đƣợc gọi là các Romance TN của Việt Nam. Những ca
  17. 13 khúc có phần đệm khí nhạc do chính tác giả sáng tác là một dạng biểu hiện tƣ duy sáng tác đầy đủ hơn. Bên cạnh ca từ và giai điệu, sự ra đời của phần đệm đã thể hiện cụ thể và chi tiết hơn ý đồ sáng tác của tác giả. Những khía cạnh nhƣ các thủ pháp biến đổi, phát triển phần đệm để khai triển các cơ cấu tác phẩm, sử dụng các facture, cấu trúc hợp âm để tạo nên tính chất, hình tƣợng và những thủ pháp hòa âm nhƣ ly điệu, chuyển điệu, các vòng hòa âm đặc trƣng... hoàn toàn không có trong các ca khúc không có phần đệm, cảm nhận về tƣ duy cũng nhƣ ý đồ sáng tác của tác giả vì thế không thể đầy đủ và cụ thể bằng những ca khúc có phần đệm. Trong đề tài này, NCS chỉ nghiên cứu các tác phẩm có phần đệm. Sở dĩ NCS lựa chọn việc kèm theo phần đệm khí nhạc bởi trong lịch sử âm nhạc phƣơng Tây, những phần đệm khí nhạc đƣợc nhìn nhận nhƣ một yếu tố không kém phần quan trọng và không thể tách rời với lời ca, cùng đóng vai trò quyết định trong việc biểu đạt hình tƣợng nghệ thuật và tính chất âm nhạc cho tác phẩm. Với lựa chọn này, NCS sẽ nghiên cứu một cách chuyên sâu những tác phẩm hoàn chỉnh, đầy đủ các thành tố, có tính chất hàn lâm, học thuật, từ đó đóng góp trên khía cạnh nghiên cứu lý luận về thể loại này trong nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam. 1.1.2. Thuật ngữ Ca khúc nghệ thuật Việt Nam sử dụng trong luận án Qua phân tích, tổng hợp các quan điểm trên, kết hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài, NCS đƣa ra nội hàm của thuật ngữ Ca khúc nghệ thuật Việt Nam đƣợc sử dụng trong luận án là các tác phẩm viết cho giọng hát và phần đệm piano do chính tác giả sáng tác, giai điệu thiên về tính chất trữ tình, ca từ trau chuốt, thường phổ thơ hoặc có tính thơ, yêu cầu kỹ thuật thanh nhạc cao, phần đệm không chỉ có chức năng phụ họa mà còn tham gia vào việc khắc họa hình tượng tác phẩm. Khái niệm các yếu tố trong thể loại Ca khúc nghệ thuật Việt Nam Giai điệu, ca từ và phần đệm là ba yếu tố không thể tách rời, cùng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một tác phẩm CKNT. Trong luận án, NCS đƣa ra khái niệm về ba thành tố này trong thể loại CKNT nhƣ sau: Giai điệu trong thể loại CKNT là tổ hợp các cao độ, tiết tấu cùng các
  18. 14 phƣơng tiện diễn tả hỗ trợ kèm theo đƣợc trình bày bằng giọng ngƣời. Phần đệm trong thể loại CKNT là tổ hợp các cao độ, tiết tấu cùng các phƣơng tiện diễn tả hỗ trợ kèm theo đƣợc trình bày bằng nhạc cụ. Ca từ trong thể loại CKNT là phần lời ca đƣợc trình bày bằng giọng ngƣời. Theo cuốn Từ điển triết học do Nxb Tiến bộ, Matxcova phát hành, Nghệ thuật đƣợc khái niệm là “hình thái đặc thù của ý thức xã hội và của hoạt động con ngƣời; phản ánh hiện thực dƣới những hình tƣợng nghệ thuật; là một trong những phƣơng pháp quan trọng nhất để nắm bắt thế giới bằng thẩm mỹ” [88; tr.380]. Trong luận án, giá trị nghệ thuật trong thể loại CKNT đƣợc đánh giá bởi giá trị của từng yếu tố ca từ, giai điệu, phần đệm và ở sự kết hợp hài hòa giữa các giá trị này với nhau. Giá trị nghệ thuật đƣợc biểu hiện ở tính mỹ học âm nhạc, tính thẩm mỹ, khả năng biểu hiện hình tƣợng và tính học thuật trong ngôn ngữ, kĩ thuật sáng tác, bên cạnh đó còn thể hiện quan điểm của tác giả về giá trị truyền thống dân tộc và giá trị thời đại. Bảng so sánh sau đây giữa CKNTVN với các thể loại ca khúc khác sẽ làm rõ nội hàm thuật ngữ CKNTVN, giải thích cho phạm vi nghiên cứu của luận án. Bảng 1.1: So sánh Romance, Lied, Mélodie và CKNTVN Romance, Lied, Mélodie Ca khúc nghệ thuật Việt Nam Giai điệu Thiên về tính trữ tình, nhẹ nhàng Cấu trúc Phát triển cấu trúc bằng sự kết hợp giai điệu và phần đệm Tốc độ Chủ yếu là ở nhịp độ vừa hoặc chậm vừa Ca từ Thƣờng phổ thơ hoặc có tính thơ, có tính văn học và thẩm mỹ Ngôn ngữ Đa âm, đơn thanh Đơn âm, đa thanh Âm điệu Không phụ thuộc thanh âm Phụ thuộc chặt chẽ vào thanh âm của ca từ. Yêu cầu về Đòi hỏi kỹ thuật cao về xử lý cao độ, quãng, lấy hơi, sắc thái, nhạc cảm, chất thanh nhạc lƣợng âm thanh… Kỹ thuật Sử dụng kỹ thuật hát Bel Canto Kết hợp kỹ thuật thanh nhạc phƣơng Tây thanh nhạc với kỹ thuật hát tròn vành rõ chữ tiếng Việt Tính dân tộc Thể hiện chất liệu âm nhạc dân Kế thừa chất liệu âm nhạc truyền thống gian các nƣớc trên thế giới Việt Nam Phần đệm Phần đệm có vai trò quan trọng trong việc thể hiện hình tƣợng nghệ thuật
  19. 15 Bảng 1.2: So sánh ca khúc thông thường và CKNTVN Ca khúc thông thường Ca khúc nghệ thuật Việt Nam Giai điệu Có nhiều tính chất khác nhau nhƣ Mang tính ca xƣớng, thiên về tính chất trữ hát nói, cổ động, hành khúc,… tình Cấu trúc Phát triển cấu trúc bằng giai điệu Phát triển cấu trúc bằng sự kết hợp giai điệu và phần đệm Tốc độ Đa dạng Thƣờng có tốc độ vừa phải Ca từ Có thể sử dụng ngôn ngữ thông Ca từ có tính văn học, tính thẩm mỹ, thƣờng thƣờng phổ thơ hoặc có tính thơ Kỹ thuật Có thể phù hợp với nhiều đối Đòi hỏi xử lý kỹ thuật thanh nhạc trau thanh nhạc tƣợng, không kén chọn ngƣời hát. chuốt, phức tạp, yêu cầu ngƣời hát có trình độ về thanh nhạc Phần đệm Tác giả chỉ sáng tác giai điệu, Phần đệm piano cố định do chính tác giả không kèm theo phần đệm sáng tác Hòa âm Không cụ thể do chỉ đƣợc tạo nên Đa dạng, góp phần thể hiện hình tƣợng bởi sự chuyển động chiều ngang nghệ thuật, cụ thể do có sự kết hợp giữa của giai điệu giai điệu và phần đệm Sự khác biệt trên có thể đƣợc minh họa bằng nhiều ca khúc Việt Nam, nhƣ trong ca khúc 19 tháng 8 của Xuân Oanh. VD 1.04: Xuân Oanh, 19 tháng 8, nhịp 1-20 Ca khúc này khi ra đời chỉ gồm giai điệu không có phần đệm, tính chất hành khúc, hiệu triệu, tốc độ nhanh vừa, âm vực giới hạn khoảng một quãng 8, giai điệu tiến hành các quãng thuận, dễ hát, dễ nhớ, không kén ngƣời hát… đây là những đặc điểm khác biệt so với CKNTVN. Các tác phẩm thỏa mãn những đặc điểm về CKNTVN sẽ thuộc phạm vi nghiên cứu trong luận án.
  20. 16 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu NCS đã tiếp cận những công trình liên quan đến hƣớng nghiên cứu của đề tài, gồm các khía cạnh lịch sử hình thành thể loại, ca từ, cấu trúc, đặc điểm âm nhạc trong CKNTVN. Nhƣ đã đề cập, đối tƣợng của luận án - thể loại CKNTVN - có nhiều điểm tƣơng đồng với thể loại Romance, Lied, Mélodie trong phƣơng Tây… Vì vậy, những nghiên cứu liên quan đến các thể loại này cũng rất cần thiết cho việc triển khai đề tài luận án này. 1.2.1. Hệ thống các công trình nghiên cứu Phần tổng quan nghiên cứu đƣợc chia thành hai mảng chính: các công trình nghiên cứu liên quan đến thể loại ca khúc có phần đệm trong âm nhạc phƣơng Tây và các công trình liên quan đến thể loại CKNTVN. 1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thể loại ca khúc có phần đệm trong âm nhạc phƣơng Tây Trong các công trình liên quan đến thể loại ca khúc có phần đệm trong âm nhạc phƣơng Tây, NCS chú ý đến một số công trình đề cập đến thời kỳ âm nhạc Lãng mạn, các ca khúc trữ tình và đặc biệt là Romance, Lied, Mélodie, do đây là các yếu tố gần gũi và có ảnh hƣởng tới tới thể loại CKNTVN. Trong công trình A history of Western Music của Donald Jay Grout, chƣơng thứ XVI Thời kỳ Lãng mạn – Thanh nhạc (The Romantic Period: Vocal Music) nói về sự hình thành và phát triển của Thời kỳ âm nhạc Lãng mạn có đề cập đến thể loại CKNT (Lied) cùng một số nhà soạn nhạc tiêu biểu [139; tr.500]. Ở đây, tác giả đã phân tích sự chuyển hóa từ các ca khúc dạng Ballad sang ca khúc Lied trên khía cạnh cấu trúc cũng nhƣ lời thơ…Về mối quan hệ giữa phần thanh nhạc và khí nhạc, tác giả khẳng định trong thể loại CKNT piano đƣợc xem là có vai trò quan trọng, hỗ trợ giọng ca trong việc minh họa lời thơ [139; tr.501]. Trong cuốn từ điển âm nhạc The New Grove, các tác giả đã nhận định
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2