intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Chăn nuôi: Khả năng sinh sản của bò cái Lai Brahman được phối giống Droughtmaster, Charolais, Red Angus và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Hoamaudon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:159

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Khả năng sinh sản của bò cái Lai Brahman được phối giống Droughtmaster, Charolais, Red Angus và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại tỉnh Quảng Ngãi" là cung cấp cơ sở dữ liệu về năng suất sinh sản của bò cái Lai Brahman khi được phối giống bò Charolais, Droughtmaster, Red Angus và khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt của đời con trong điều kiện chăn nuôi ở Quảng Ngãi từ đó đưa ra các khuyến cáo về lựa chọn con giống, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò của tỉnh Quảng Ngãi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chăn nuôi: Khả năng sinh sản của bò cái Lai Brahman được phối giống Droughtmaster, Charolais, Red Angus và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại tỉnh Quảng Ngãi

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ MỸ LINH KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA BÒ CÁI LAI BRAHMAN ĐƯỢC PHỐI GIỐNG DROUGHTMASTER, CHAROLAIS, RED ANGUS VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA ĐỜI CON NUÔI TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHĂN NUÔI HUẾ - 2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ MỸ LINH KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA BÒ CÁI LAI BRAHMAN ĐƯỢC PHỐI GIỐNG DROUGHTMASTER, CHAROLAIS, RED ANGUS VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA ĐỜI CON NUÔI TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI Ngành: Chăn nuôi Mã số: 9620105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHĂN NUÔI Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. LÊ ĐÌNH PHÙNG PGS. TS. ĐINH VĂN DŨNG HUẾ - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Lê Đình Phùng và PGS.TS. Đinh Văn Dũng. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác. Số liệu nghiên cứu năng suất thịt của các tổ hợp bò lai có sự hỗ trợ một phần của đề tài cấp Đại học Huế (DHH2019-02-122) do PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả làm chủ nhiệm và bản thân tôi là thành viên. Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Mỹ Linh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều cá nhân và tổ chức. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS. TS. Lê Đình Phùng và PGS. TS. Đinh Văn Dũng, hai Thầy hướng dẫn khoa học, đã luôn sát sao, đầy trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các quý lãnh đạo trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Quảng Nam đã tạo điều kiện tốt nhất về kinh phí, thời gian cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên, quý Thầy Cô giáo Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo Phòng thí nghiệm khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình phân tích chất lượng thịt bò. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý cơ quan Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, anh Lê Xuân Thuyền và quý Thầy Cô, các bạn sinh viên trong nhóm nghiên cứu đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện các nghiên cứu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, luôn giúp đỡ và động viên để tôi hoàn thành luận án này. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Mỹ Linh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 3 2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................................3 2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................3 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..........................................3 3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................5 1.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở VIỆT NAM .............................................5 1.1.1. Tổng đàn và sự phân bố.........................................................................................5 1.1.2. Phương thức chăn nuôi .......................................................................................... 7 1.1.3. Thuận lợi và khó khăn ........................................................................................... 8 1.2. LAI GIỐNG VÀ ƯU THẾ LAI ...............................................................................9 1.2.1. Khái niệm về lai giống và ưu thế lai......................................................................9 1.2.2. Các loại ưu thế lai ..................................................................................................9 1.2.3. Cơ sở di truyền của ưu thế lai ..............................................................................10 1.2.4. Một số phương pháp lai bò phổ biến ...................................................................10 1.3. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA BÒ CÁI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ..12 1.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của bò .............................................12 1.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò .....................................12 1.4. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT BÒ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ...............................................................................18
  6. iv 1.4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng và năng suất thịt .......................................18 1.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất thịt ............................... 20 1.4.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt .............................................................. 24 1.4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt .....................................................25 1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG LAI GIỐNG ĐỂ NÂNG CAO SỨC SẢN XUẤT CỦA BÒ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .................................31 1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................................31 1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................................34 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......39 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................39 2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .......................................................39 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................ 39 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 39 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................40 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................40 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1: Đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Quảng Ngãi.............................................................................................................40 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2: Đánh giá năng suất sinh sản của bò cái Lai Brahman phối giống bò Charolais, Droughtmaster và Red Angus nuôi trong nông hộ tại tỉnh Quảng Ngãi .......................................................................................................42 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu nội dung 3: Khả năng sinh trưởng của các tổ hợp bò lai Charolais × Lai Brahman, Droughtmaster × Lai Brahman và Red Angus × Lai Brahman từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi nuôi trong nông hộ tại tỉnh Quảng Ngãi ..........44 2.4.4. Phương pháp nghiên cứu nội dung 4: Đánh giá tăng khối lượng, năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp bò lai Charolais × Lai Brahman, Droughtmaster × Lai Brahman và Red Angus × Lai Brahman nuôi vỗ béo từ 18 đến 21 tháng tuổi tại tỉnh Quảng Ngãi ....................................................................................................................45 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................54 3.1. HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ THỊT TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI ...................54 3.1.1. Đặc điểm nguồn lực của các nông hộ ..................................................................54 3.1.2. Quy mô, cơ cấu tuổi và cơ cấu giống của đàn bò ................................................55 3.1.3. Quản lý, chăm sóc và phương thức nuôi dưỡng đàn bò ......................................56 3.1.4. Loại thức ăn sử dụng cho bò ...............................................................................58
  7. v 3.1.5. Năng suất sinh sản của đàn bò cái Lai Brahman phối đực giống Brahman .......59 3.1.6. Khả năng sinh trưởng của tổ hợp bò lai Brahman × Lai Brahman từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi ..................................................................................................................62 3.2. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA BÒ CÁI LAI BRAHMAN PHỐI GIỐNG BÒ CHAROLAIS, DROUGHTMASTER VÀ RED ANGUS NUÔI TRONG NÔNG HỘ TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI ........................................................................................... 69 3.2.1. Loại và lượng thức ăn sử dụng cho bò cái Lai Brahman ở các giai đoạn mang thai và nuôi con..............................................................................................................69 3.2.2. Năng suất sinh sản ............................................................................................... 72 3.3. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÁC TỔ HỢP BÒ LAI CHAROLAIS × LAI BRAHMAN, DROUGHTMASTER × LAI BRAHMAN VÀ RED ANGUS × LAI BRAHMAN TỪ SƠ SINH ĐẾN 18 THÁNG TUỔI NUÔI TRONG NÔNG HỘ TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI ...................................................................................................76 3.3.1. Lượng thức ăn ăn vào .......................................................................................... 76 3.3.2. Khả năng sinh trưởng .......................................................................................... 78 3.4. TĂNG KHỐI LƯỢNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA CÁC TỔ HỢP BÒ LAI CHAROLAIS × LAI BRAHMAN, DROUGHTMASTER × LAI BRAHMAN VÀ RED ANGUS × LAI BRAHMAN NUÔI VỖ BÉO TỪ 18 ĐẾN 21 THÁNG TUỔI TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI ..................................................................99 3.4.1. Lượng thức ăn ăn vào và tăng khối lượng ........................................................... 99 3.4.2. Năng suất và thành phần thân thịt .....................................................................102 3.4.3. Chất lượng thịt ...................................................................................................105 3.4.4. Hiệu quả kinh tế.................................................................................................112 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................115 4.1. KẾT LUẬN ..........................................................................................................115 4.2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................115 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ VÀ CHẤP NHẬN XUẤT BẢN CỦA LUẬN ÁN ....................................................................................116 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................117 PHỤ LỤC ....................................................................................................................144
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT a* Độ vàng b* Độ đỏ BBB Blanc - Blue - Belgium CP Curde protein (Protein thô) CSDT Chỉ số dài thân CSKL Chỉ số khối lượng CSTM Chỉ số tròn mình CV Cao vây cs Cộng sự DFD Dark, firm, dry (sẫm màu, cứng, khô) DM Dry matter (Vật chất khô) DTC Dài thân chéo HSCH TĂ Hệ số chuyển hóa thức ăn IMF Intramuscular fat (Mỡ trong cơ thăn) KLGM Khối lượng giết mổ L* Độ sáng LW Live weight (Khối lượng cơ thể) Max Giá trị lớn nhất ME Metabolisable energy (Năng lượng trao đổi) Min Giá trị nhỏ nhất n Số lượng mẫu NT Nghiệm thức pH1 Giá trị pH sau 1 giờ giết mổ pH12 Giá trị pH sau 12 giờ giết mổ pH24 Giá trị pH sau 24 giờ giết mổ pH48 Giá trị pH sau 48 giờ giết mổ PSE Pale, Soft, Exudative (nhạt màu, nhiều nước, nhão) SD Standard deviation (Độ lệch tiêu chuẩn) TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TKL Tăng khối lượng VN Vòng ngực
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân bố đàn bò (con) theo vùng sinh thái giai đoạn 2015 – 2019 ..................6 Bảng 1.2. Phân bố sản lượng thịt bò (tấn) theo vùng sinh thái giai đoạn 2015 – 2019 ..7 Bảng 1.3. Hệ số di truyền của một số tính trạng sinh sản .............................................12 Bảng 1.4. Một số mô hình ảnh hưởng cố định hàm hồi quy phi tuyến tính ..................19 Bảng 1.5. Kết quả một số nghiên cứu sử dụng hàm hồi quy.........................................19 Bảng 1.6. Hệ số di truyền của các tính trạng sinh trưởng và năng suất thịt của bò ......20 Bảng 1.7. Hệ số di truyền của các tính trạng chất lượng thịt bò ...................................25 Bảng 2.1. Vật chất khô, protein thô và năng lượng trao đổi của các loại thức ăn được nông hộ sử dụng cho bò cái Lai Brahman .....................................................................43 Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nội dung 4 ............................................................... 46 Bảng 2.3. Thành phần hóa học của các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm ................47 Bảng 2.4. Tỷ lệ phối trộn, và giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp thức ăn ......................... 47 Bảng 3.1. Đặc điểm nguồn lực các hộ điều tra .............................................................. 54 Bảng 3.2. Qui mô, cơ cấu theo tuổi và giống của đàn bò của các hộ điều tra...............55 Bảng 3.3. Quản lý chăm sóc và nuôi dưỡng đàn bò của các hộ điều tra .......................56 Bảng 3.4. Các loại thức ăn sử dụng cho bò của các hộ điều tra ....................................58 Bảng 3.5. Năng suất sinh sản của đàn bò cái Lai Brahman phối giống đực Brahman .59 Bảng 3.6. Khối lượng tích lũy (kg) của tổ hợp bò lai Brahman × Lai Brahman qua các tháng tuổi .......................................................................................................................63 Bảng 3.7. Vòng ngực (cm) của tổ hợp bò lai Brahman × Lai Brahman qua các tháng tuổi ................................................................................................................................ 64 Bảng 3.8. Dài thân chéo (cm) của tổ hợp bò lai Brahman × Lai Brahman qua các tháng tuổi .................................................................................................................................65 Bảng 3.9. Cao vây (cm) của tổ hợp bò lai Brahman × Lai Brahman qua các tháng tuổi ...66 Bảng 3.10. Chỉ số cấu tạo thể hình (%) của tổ hợp bò lai Brahman × Lai Brahman qua các tháng tuổi .................................................................................................................67 Bảng 3.11. Loại thức ăn và tỷ lệ hộ (%) sử dụng làm thức ăn cho bò cái Lai Brahman khi phối giống đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus .......................................70
  10. viii Bảng 3.12. Lượng thức ăn ăn vào/ngày theo giai đoạn mang thai và nuôi con của bò cái Lai Brahman khi phối giống đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus ...........71 Bảng 3.13. Năng suất sinh sản của bò cái Lai Brahman khi phối giống đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus ......................................................................................73 Bảng 3.14. Lượng thức ăn ăn vào/ngày của các tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman qua các giai đoạn tuổi .................77 Bảng 3.15. Khối lượng tích lũy (kg) của các tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman qua các tháng tuổi ......................80 Bảng 3.16. Tăng khối lượng (gam/con/ngày) của các tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman qua các tháng tuổi .......................82 Bảng 3.17. Sinh trưởng tương đối (%) của các tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman qua các tháng tuổi .......................85 Bảng 3.18. Vòng ngực (cm) của các tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman qua các tháng tuổi ................................................87 Bảng 3.19. Dài thân chéo (cm) của các tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman qua các tháng tuổi .......................89 Bảng 3.20. Cao vây (cm) của các tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman qua các tháng tuổi ....................................................91 Bảng 3.21. Chỉ số dài thân (%) của các tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman qua các tháng tuổi .......................93 Bảng 3.22. Chỉ số tròn mình (%) của các tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman qua các tháng tuổi .......................95 Bảng 3.23. Chỉ số khối lượng (%) của các tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman qua các tháng tuổi .......................97 Bảng 3.24. Lượng thức ăn ăn vào, tăng khối lượng và hệ số chuyển hoá thức ăn của các tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman trong giai đoạn vỗ béo từ 18 đến 21 tháng tuổi ...........................................100 Bảng 3.25. Năng suất và thành phần thân thịt của các tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman ...................................................103 Bảng 3.26. Giá trị pH thịt của các tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman ................................................................................106 Bảng 3.27. Màu sắc thịt của các tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman .................................................................................107
  11. ix Bảng 3.28. Mất nước bảo quản và mất nước chế biến (%) của các tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman ...........................109 Bảng 3.29. Độ dai của thịt (N) của các tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman ...................................................110 Bảng 3.30. Thành phần hóa học ở thịt cơ thăn của các tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman ..................................112 Bảng 3.31. Ước tính hiệu quả kinh tế nuôi vỗ béo các tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman từ 18 đến 21 tháng tuổi .............113
  12. x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tổng đàn bò và sản lượng thịt bò của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019 ........5 Hình 3.1. Thời gian từ sau khi đẻ đến khi phối giống thành công của bò cái Lai Brahman phối giống đực Brahman................................................................................60 Hình 3.2. Khoảng cách lứa đẻ của bò cái Lai Brahman phối giống đực Brahman .......61 Hình 3.3. Diễn biến khối lượng của tổ hợp bò Brahman × Lai Brahman từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi ..................................................................................................................62
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chăn nuôi bò là một nghề truyền thống ở nước ta, từ xưa đến nay nó luôn đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, và là nguồn cung cấp thịt đỏ lớn chỉ sau thịt heo cho nhu cầu thực phẩm của con người. Năm 2020, cả nước có 6.325.627 con bò, trong đó bò thịt là 5.912.891 con, chiếm tỷ lệ 93,5% tổng đàn bò, và chăn nuôi bò đã cung cấp 441.511 tấn thịt hơi (chiếm 6,1% tổng sản lượng thịt hơi các loại) cho nhu cầu sử dụng thịt trong nước (Cục Thống kê Việt Nam, 2021). Tuy nhiên, hiện nay sản lượng thịt bò sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu sử dụng thịt của người tiêu dùng, tức là 50% còn lại phải nhập khẩu (Cục Chăn nuôi, 2019). Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong nước, trong những năm gần đây nước ta đã nhập khẩu một lượng lớn bò sống cũng như thịt bò từ các nước như Ốt-xtrây-lia, tuy nhiên giải pháp nhập khẩu bò sống chỉ là tạm thời và làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế nước ta vào nước ngoài. Vì vậy, chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045 của Thủ tướng chính phủ ở Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 6/10/2020 là đến năm 2030 đàn bò thịt ổn định ở quy mô 6,5 – 6,6 triệu con, trong đó khoảng 30% được nuôi trong trang trại và tầm nhìn đến năm 2045 chăn nuôi Việt Nam là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và được công nghiệp hóa ở hầu hết các khâu. Cùng với thực tế và định hướng chiến lược này thì việc tạo giống, dòng bò chất lượng là điều rất cần thiết. Công tác giống có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao tầm vóc đàn bò nội và là con đường ngắn nhất để nâng cao năng suất và chất lượng thịt bò sản xuất trong nước. Tiến bộ di truyền do chọn lọc đàn bò nội để nâng cao khả năng sản xuất thịt là nhỏ và chậm trong khi đó lai tạo có thể tạo nên cải biến sức sản xuất thịt bò trong nước nhanh hơn nhiều. Vì lai tạo vừa tận dụng được ảnh hưởng bổ sung vừa tạo được ưu thế lai từ đó nâng cao khả năng sản xuất của vật nuôi (Bourdon, 1997). Công tác lai tạo giống bò thịt để nâng cao năng suất, chất lượng thịt đồng thời thích nghi với hệ thống sản xuất của nước ta đã được tiến hành khá lâu. Từ những năm 1960 – 1970, chương trình Red Sindhi hóa đàn bò Vàng và sau này là Zebu hóa đã được thực hiện (Đinh Văn Cải, 2007a). Sử dụng đực hoặc tinh bò Zebu (ví dụ bò Red Sindhi, Brahman) phối cho bò cái Vàng đã được chọn lọc để tạo ra con lai Zebu có tầm vóc được cải thiện. Bước tiếp theo là đàn cái lai Zebu này được sử dụng làm cái nền để phối tinh bò chuyên thịt như Charolais, Red Angus, Droughtmaster, Hereford… tạo ra con lai hướng thịt để nâng cao khả năng sản xuất thịt bò trong nước (Đinh Văn Cải, 2017). Sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt của con lai không chỉ phụ thuộc vào các giống làm bố mẹ mà còn phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của từng hệ thống sản xuất cụ thể. Do vậy, song song với lai tạo, cải biến điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng là giải pháp bổ trợ quan trọng để nâng cao sức sản xuất thịt của đàn bò trong nước.
  14. 2 Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu lai tạo các giống bò thịt và đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt ở đời con đã được thực hiện. Phạm Thế Huệ (2010) đã nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất thịt, chất lượng thịt của bò Lai Sind, Brahman × Lai Sind và Charolais × Lai Sind nuôi tại Đăk Lăk. Nguyễn Xuân Tân (2016) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của bò lai giữa bò đực Droughtmaster, Red Angus với bò cái nền Lai Brahman nuôi tại Bình Định. Phạm Văn Quyến (2009) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của bò Droughtmaster × Lai Sind, Charolais × Lai Sind nuôi tại miền Đông Nam Bộ. Các kết quả nghiên cứu này cho thấy khi thực hiện lai tạo, khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của thế hệ con lai cao hơn so với bò địa phương. Chăn nuôi bò đóng vai trò quan trọng trong sinh kế của người dân Quảng Ngãi. Năm 2019 trên toàn tỉnh có 177.333 con bò, trong đó có 199.680 con bò lai chiếm 72% (Chi Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi, 2020). Trong nhóm bò lai giữa Zebu và bò Vàng Việt Nam, con lai Brahman có nhiều ưu điểm về khả năng thích nghi và sức sản xuất thịt nên đã được người chăn nuôi ưa chuộng, nhất là các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ trong đó có tỉnh Quảng Ngãi (Nguyễn Hữu Văn, 2012). Điều này chứng tỏ người dân đã có mối quan tâm rất lớn đến việc phát triển đàn bò lai thay thế cho giống bò địa phương. Về mặt chính sách, quyết định số 628/QĐ-SNNPTNT ngày 29/10/2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đã đưa ra mục tiêu chăn nuôi bò ở Quảng Ngãi phải được xác định phát triển thành chăn nuôi hàng hóa, sản lượng thịt bò hằng năm không những cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng thịt trong tỉnh mà còn xuất sang các địa phương lân cận. Thêm vào đó, định hướng phát triển chăn nuôi bò của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030 là ổn định ở quy mô 300.000 - 320.000 con, trong đó tối thiểu phải 15% được nuôi trong trang trại, và tỷ lệ bò lai đạt tối thiểu 78% (Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ngãi, 2021). Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ thịt bò về số lượng và chất lượng tăng cao nên chăn nuôi bò lai giữa bò Vàng và bò Zebu lấy thịt không còn là lựa chọn chiến lược. Do vậy, việc sử dụng đàn bò cái Lai Brahman làm bò cái nền để phối giống với các giống bò chuyên thịt như Charolais, Droughtmaster, Red Angus…nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt của đàn bò thịt tại địa phương, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi bò thịt là hướng đi cần thiết. Bò Charolais là giống bò hướng thịt ôn đới có nguồn gốc từ vùng Charolles của nước Pháp. Bò có kết cấu cơ thể cân đối, cơ bắp nổi rõ và nó nổi tiếng thế giới bởi lớn nhanh, hiệu quả sản xuất thịt cao. Con đực nặng 1.200 – 1.300 kg, con cái 700 – 800 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 65%. Đây là nguyên liệu tốt để lai kinh tế với các giống bò khác tạo ra con lai hướng thịt. Bò Droughtmaster được tạo ra ở vùng Bắc Queensland (Ốt-xtrây-lia) trên cơ sở lai tạo giữa bò đực có u (Bos Indicus) Brahman Mỹ với giống bò cái không có u (Bos Taurus) của Anh. Con đực trưởng thành đạt tới khối lượng 900
  15. 3 – 1.000 kg, con cái 650 – 700 kg, tỷ lệ thịt xẻ trên 55%. Bò thích nghi tốt ở vùng nhiệt đới. Bò Red Angus có nguồn gốc từ vùng cao nguyên phía Bắc Scotland. Ưu điểm nổi bật là chất lượng thịt tốt, có vân mỡ xen kẽ trong thớ thịt giúp thịt mềm và béo. Bò cái trưởng thành nặng 550 – 650 kg, bò đực 800 – 950 kg, tỷ lệ thịt xẻ bình quân 66% (Đinh Văn Cải, 2007b). Các giống bò này đã được nhập vào Việt Nam để cải thiện khả năng sản xuất thịt của đàn bò trong nước. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào thực hiện tại Quảng Ngãi nói riêng và miền Trung nói chung để đánh giá về năng suất sinh sản của đàn bò cái nền Lai Brahman khi phố tinh các giống bò đực chuyên thịt như Charolais, Droughtmaster hay Red Angus, cũng như chưa có nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của đời con nuôi trong nông hộ. Từ cơ sở khoa học và thực tiễn đó, để góp phần nâng cao sức sản xuất thịt của đàn bò thịt tại tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khả năng sinh sản của bò cái Lai Brahman được phối giống Droughtmaster, Charolais, Red Angus và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại tỉnh Quảng Ngãi” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát Cung cấp cơ sở dữ liệu về năng suất sinh sản của bò cái Lai Brahman khi được phối giống bò Charolais, Droughtmaster, Red Angus và khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt của đời con trong điều kiện chăn nuôi ở Quảng Ngãi từ đó đưa ra các khuyến cáo về lựa chọn con giống, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò của tỉnh Quảng Ngãi 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được hiện trạng chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Quảng Ngãi - Đánh giá được năng suất sinh sản của đàn bò cái Lai Brahman khi được phối giống bò Charolais, Droughtmaster và Red Angus tại tỉnh Quảng Ngãi - Đánh giá được khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa bò cái Lai Brahman với đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus tại tỉnh Quảng Ngãi 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm tư liệu khoa học về khả năng sinh sản của bò cái Lai Brahman; khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa bò cái Lai Brahman với bò đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus
  16. 4 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để khuyến cáo và lựa chọn các tổ hợp bò lai giữa bò cái Lai Brahman với các giống bò đực Charolais, Droughtmaster, Red Angus nuôi tại tỉnh Quảng Ngãi - Kết quả nghiên cứu góp phần phát triển vùng sản xuất bò thịt chất lượng cao tại tỉnh Quảng Ngãi - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị góp phần phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực chăn nuôi
  17. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở VIỆT NAM 1.1.1. Tổng đàn và sự phân bố Số lượng, tốc độ tăng quy mô đàn bò, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ở Việt Nam năm 2015 – 2019 được thể hiện ở hình 1.1 và bảng 1.1. Số lượng đàn bò của nước ta tăng đều trong giai đoạn 2015 – 2019, từ 5,4 triệu con lên gần 6,1 triệu con, tăng khoảng 13%. Trong các vùng sinh thái của cả nước, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung luôn là vùng có đàn bò lớn nhất cả nước (chiếm gần 40% tổng đàn bò). Vùng Miền núi và Trung du chiếm hơn 17%, tiếp theo là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với hơn 14%, thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ với 6,9% tổng đàn bò cả nước (Bảng 1.1). Hình 1.1. Tổng đàn bò và sản lượng thịt bò của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019 (Nguồn: Cục chăn nuôi, 2016; 2020) Số lượng bò lai ở Việt Nam năm 2015 là khoảng 3,0 triệu con nhưng đến năm 2019 số lượng này là khoảng 3,7 triệu con, tăng 23,6%. Điều này cho thấy chăn nuôi bò lai ở Việt Nam hiện nay có tốc độ phát triển rất nhanh. Người chăn nuôi dần dần đã nuôi bò lai thay thế giống bò Vàng địa phương. Sở dĩ đàn bò lai tăng cao là do: (1) Nhà nước đã có nhiều chính sách hổ trợ nhân giống và chăn nuôi bò chuyên thịt cao sản, (2) người chăn nuôi nhận thấy được ưu điểm của việc nuôi bò lai đã đem lại năng suất sinh trưởng và sản lượng thịt vượt trội hơn so với các giống bò địa phương, (3) thịt bò lai cũng được thị trường tiêu thụ ưa chuộng hơn, và (4) hệ thống giết mổ đã thay đổi phù hợp hơn cho bò có khối lượng lớn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019). Năm 2015, tỷ lệ bò lai cao nhất ở vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền
  18. 6 Trung chiếm 37,2% tổng đàn bò lai cả nước, tiếp đến là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm tỷ lệ với 19,4%, thấp nhất là vùng Miền núi và Trung du chỉ chiếm tỷ lệ 5,9% so với tổng đàn bò lai cả nước. Đến năm 2019, tỷ lệ bò lai cao nhất vẫn là vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung với 43,2% so với tổng đàn bò lai cả nước, thấp nhất là vùng Miền núi và Trung du chỉ với 7,4% tổng đàn bò lai. Tốc độ phát triển đàn bò lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tập quán chăn nuôi, nhận thức của người chăn nuôi, điều kiện môi trường và các yếu tố xã hội khác. Một số tỉnh có tỷ lệ bò lai đạt cao trên 70% như: Nghệ An, Bình Định, Quảng Ngãi, Bến Tre, … (Cục chăn nuôi, 2016; 2020). Cùng với việc tổng đàn tăng thì sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng trong nước cũng tăng. Năm 2015 tổng sản lượng thịt hơi là 299.324 tấn đến năm 2019 là 355.288 tấn, tăng 18,7%. So sánh tốc độ tăng giữa tỷ lệ bò lai và sản lượng thịt cho thấy, tuy tỷ lệ bò lai tăng khá nhanh nhưng sản lượng thịt vẫn còn tăng chậm. Điều này cho thấy đàn bò lai ngày càng tăng về số lượng, nhưng năng suất thịt chưa thực sự cao. Bảng 1.1. Phân bố đàn bò (con) theo vùng sinh thái giai đoạn 2015 – 2019 Năm Vùng sinh thái 2015 2016 2017 2018 2019 ĐB Sông Hồng 496.670 394.981 416.563 499.912 496.562 Miền núi và TD 943.007 204.195 990.141 1.022.704 1.081.577 Bắc TB và DHMT 2.185.673 2.238.384 2.303.160 2.365.879 2.380.331 Tây Nguyên 685.582 717.744 754.679 771.078 831.450 Đông Nam bộ 367.135 377.361 389.460 394.907 420.462 ĐB Sông Cửu Long 689.011 711.915 726.791 748.427 849.642 ĐB: Đồng bằng, TD: Trung du, TB: Trung bộ, DHMT: Duyên hải miền Trung (Nguồn: Cục chăn nuôi, 2016; 2020) Phân bố sản lượng thịt bò theo vùng sinh thái từ năm 2015 đến 2019 được trình bày ở bảng 1.2. Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có sản lượng thịt bò cao nhất với hơn 42% tổng sản lượng thịt bò xuất chuồng của cả nước. Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long tuy có số lượng đàn bò thấp hơn vùng Miền núi và Trung du (849.642 so với 1.081.577) nhưng có sản lượng thịt cao thứ 2 cả nước (chiếm gần 17%). Các vùng còn lại có sản lượng thịt cơ bản tương đương nhau.
  19. 7 Bảng 1.2. Phân bố sản lượng thịt bò (tấn) theo vùng sinh thái giai đoạn 2015 – 2019 Năm Vùng sinh thái 2015 2016 2017 2018 2019 ĐB Sông Hồng 32.995 33.658 34.714 35.700 35.288 Miền núi và TD 30.363 30.536 31.619 34.037 37.086 Bắc TB và DHMT 128.687 131.069 136.552 141.858 149.716 Tây Nguyên 36.366 38.618 40.444 39.800 46.166 Đông nam bộ 24.264 25.335 26.034 26.431 25.808 ĐB Sông Cửu Long 46.648 49.389 52.302 56.645 60.071 ĐB: Đồng bằng, TD: Trung du, TB: Trung bộ, DHMT: Duyên hải miền Trung (Nguồn:Cục Chăn nuôi, 2016; 2020) Về phân bố địa phương, theo Cục chăn nuôi (2020) cho thấy một số tỉnh có sản lượng thịt bò lớn như Thanh Hóa (17.929 tấn), Nghệ An (17.014 tấn), Quảng Ngãi (19.849 tấn), Bình Định (30.244 tấn) và Gia Lai (22.295 tấn). 1.1.2. Phương thức chăn nuôi Chăn nuôi bò thịt ở nước ta có 03 phương thức chủ yếu đó là chăn nuôi thâm canh, bán thâm canh và quảng canh. Phương thức chăn nuôi thâm canh được hiểu là phương thức nuôi nhốt, bò được cung cấp thức ăn thô, thức ăn tinh và nước uống tại chuồng, giống bò nuôi là bò lai hoặc bò thuần chuyên thịt. Phương thức chăn nuôi bán thâm canh được hiểu là phương thức kết hợp chăn thả và bổ sung thức ăn tại chuồng, thức ăn bổ sung gồm thức ăn thô và thức ăn tinh, giống bò nuôi chủ yếu là bò lai hoặc bò thuần chuyên thịt. Phương thức chăn nuôi bò quảng canh được hiểu là chăn thả là chủ yếu, thời gian chăn thả dài, bò không được bổ sung thức ăn tại chuồng, hoặc nếu có bổ sung thì thường là thức ăn thô với lượng thấp, giống bò chủ yếu là bò địa phương. Chăn nuôi bò theo phương thức bán thâm canh quy mô nông hộ 2 – 3 con ở đồng bằng là phổ biến, tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp và lao động nhàn rỗi. Chăn nuôi bò quảng canh chủ yếu tập trung ở vùng miền núi. Chăn nuôi bò thâm canh chủ yếu ở đồng bằng và trung du với quy mô nông hộ từ 3 – 4 con chiếm tỷ lệ gần 70 % (Cục Chăn nuôi, 2019). Khuynh hướng chăn nuôi bò gia trại, trang trại ngày càng phát triển. Chăn nuôi trang trại với quy mô 100 con trở lên bước đầu đã hình thành và được tập trung ở các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận và các tỉnh miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019). Các trang trại đã đầu tư chăn nuôi bò thịt theo hướng thâm canh, nuôi các giống bò hướng thịt,
  20. 8 trồng các loại cây thức ăn có năng suất cao kết hợp với việc sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp. Tuy nhiên, công nghệ chăn nuôi ở các trang trại đổi mới chưa nhiều, chỉ mới tập trung đầu tư nâng cấp chuồng trại mà chưa áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý đàn bò và kỹ thuật vỗ béo bò thịt. 1.1.3. Thuận lợi và khó khăn Ngành chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam hiện nay có nhiều thuận lợi. Thị trường tiêu thụ thịt bò trong nước rất tiềm năng, nhu cầu tiêu thụ thịt bò của nước ta đang tăng nhanh, do thu nhập cao và mức sống được cải thiện. Hiện nay, sản lượng thịt bò chỉ chiếm 4 – 5% tổng sản lượng thịt xẻ (Cục Chăn nuôi, 2019). Thực tế cho thấy, sản xuất thịt bò trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu nội địa, đặc biệt là thịt bò chất lượng cao. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới năm 2006 và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương năm 2016 đã mở ra nhiều cơ hội đối với ngành chăn nuôi bò thịt. Ví dụ, ngành chăn nuôi bò sẽ được tiếp cận nhanh với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới từ các quốc gia có nền chăn nuôi bò hiện đại, tiên tiến hơn hẵn nước ta. Cùng với các ngành sản xuất khác, ngành chăn nuôi bò sẽ được thừa hưởng các thuận lợi to lớn từ việc cải cách thể chế, hoàn thiện cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính… theo xu thế hội nhập sâu, rộng. Ngành chăn nuôi bò sẽ thu hút được các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, Nước ta có nguồn lao động dồi dào, nguồn thức ăn phong phú và đa dạng. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi trên thì ngành chăn nuôi bò thịt nước ta cũng còn gặp rất nhiều khó khăn thách thức. Việt Nam chưa có giống bò chuyên thịt. Con giống người dân nuôi hiện nay chủ yếu là giống địa phương và con lai của chúng với các giống chuyên thịt ở các mức độ máu khác nhau. Những giống này tuy chống chịu bệnh tốt nhưng năng suất còn thấp và tiêu tốn thức ăn cao. Các giống bò hiện nay có khối lượng trưởng thành thấp 250 – 300 kg, và tỷ lệ thịt xẻ thấp với 43 – 44%, chiếm 52% tổng đàn (Cục Chăn nuôi, 2019). Một số giống bò thịt được nuôi phổ biến ở nước ta như Lai Sind, Lai Brahman, … các tổ hợp bò lai có máu bò chuyên thịt như Droughtmaster × Lai Sind, Charolais × Lai Brahman, Blanc - Blue – Belgium (BBB) × Lai Brahman, Red Angus × Lai Brahman hay các giống bò chuyên thịt thuần chủng… được nuôi rất hạn chế. Kinh nghiệm của người chăn nuôi về chăn nuôi bò thịt chuyên thịt chưa nhiều. Chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán, thiếu đồng bộ, khó cơ giới hóa. Chăn nuôi bò thịt trên 90% vẫn là chăn nuôi nhỏ, phân tán và đang chuyển dần từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi bán thâm canh và thâm canh (Hoàng Kim Giao, 2018). Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến còn hạn chế, thiếu đồng bộ. Sự liên doanh, liên kết giữa người chăn nuôi với cơ sở thu mua, giết mổ, chế biến thịt chưa bền chặt, đôi khi bất hòa về lợi nhuận. Việc chỉ đạo quản lý, phát triển theo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2