intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kiến trúc: Đặc trưng khai thác văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:218

89
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm phân tích mối quan hệ giữa giá trị VHTT với công năng và hình thức, từ đó chọn lọc những giá trị có mức tác động cao để tiếp tục kế thừa. Xây dựng mô hình và phương thức khai thác giá trị VHTT được chọn trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kiến trúc: Đặc trưng khai thác văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN SONG HOÀN NGUYÊN ĐẶC TRƯNG KHAI THÁC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN SONG HOÀN NGUYÊN ĐẶC TRƯNG KHAI THÁC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kiến trúc Mã số: 62.58.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS.KTS LÊ THANH SƠN 2. PGS.TS.KTS TRỊNH DUY ANH Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2016
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4 3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 5 4. Các nghiên cứu liên quan và vấn đề còn tồn tại ............................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 10 6. Cấu trúc của luận án ..................................................................................................... 10 CHƯƠNG I GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở VIỆT NAM 1.1 Giá trị văn hóa trong kiến trúc truyền thống Việt Nam ................................................ 11 1.1.1 Giá trị văn hóa truyền thống ............................................................................. 11 1.1.2 Giá trị văn hóa trong kiến trúc truyền thống Việt Nam .................................... 15 1.1.3 Giá trị văn hóa trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam .......................... 16 1.2 Biểu hiện của giá trị văn hóa trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam ................ 18 1.2.1 Nhà ở nông thôn truyền thống .......................................................................... 20 1.2.2 Nhà ở đô thị truyền thống ................................................................................. 26 1.3 Biểu hiện của giá trị văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam hiện nay ................................................................................................................ 30 1.3.1 Nhà phố (nhà ở liên kế mặt phố)....................................................................... 31 1.3.2 Nhà ở biệt thự.................................................................................................... 36 1.3.3 Nhà ở chung cư ................................................................................................. 41 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ..................................................................................................... 46 CHƯƠNG II MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN VIỆT NAM 2.1 Mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở đô thị .......... 49 2.1.1 Giá trị văn hóa truyền thống như một hệ thống ................................................ 49 2.1.2 Cấu trúc hệ giá trị văn hóa truyền thống ........................................................... 51
  4. 2.1.3 Thang giá trị và sự tương tác giữa các giá trị văn hóa truyền thống................. 55 2.1.4 Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa truyền thống với các học thuyết kiến trúc thế giới .................................................................................................................... 61 2.2 Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa truyền thống với không gian công năng trong kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam ........................................................................................... 63 2.2.1 Lý thuyết nhu cầu trong kiến trúc nhà ở đô thị ................................................. 63 2.2.2 “Tháp công năng” trong kiến trúc nhà ở đô thị................................................. 66 2.2.3 “Tháp giá trị văn hóa truyền thống” trong kiến trúc nhà ở đô thị ..................... 70 2.2.4 Đặc điểm tương tác giữa giá trị văn hóa truyền thống với không gian công năng trong kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam .............................................................. 73 2.3 Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa truyền thống với hình thức kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam ............................................................................................................................. 76 2.3.1 Vai trò của giá trị văn hóa truyền thống trong hình thức kiến trúc nhà ở đô thị76 2.3.2 Sự chuyển đổi giá trị văn hóa truyền thống trong hình thức kiến trúc nhà ở đô thị ...................................................................................................................... 83 2.3.3 Đặc điểm tương tác giữa giá trị văn hóa truyền thống với hình thức kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam ....................................................................................... 88 KẾT LUẬN CHƯƠNG II.................................................................................................... 90 CHƯƠNG III MÔ HÌNH KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN VIỆT NAM 3.1 Khai thác giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố công năng .................................... 93 3.1.1 Mô hình khai thác giá trị văn hóa truyền thống ................................................ 93 3.1.2 Đặc điểm không gian công năng của giá trị văn hóa truyền thống ................... 99 3.1.3 Đặc trưng khai thác giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố công năng ...... 105 3.2 Khai thác giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố hình thức ................................... 111 3.2.1 Mô hình khai thác giá trị văn hóa truyền thống .............................................. 111 3.2.2 Đặc điểm hình thức của giá trị văn hóa truyền thống ..................................... 117 3.2.3 Đặc trưng khai thác giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố hình thức ....... 121 3.3 Xu hướng chuyển đổi giá trị văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam .............................................................................................................. 124 3.3.1 Tham chiếu quan điểm phát triển kiến trúc và kiến trúc nhà ở trên thế giới .. 124
  5. 3.3.2 Xu hướng chuyển đổi giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố công năng... 127 3.3.3 Xu hướng chuyển đổi giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố hình thức .... 131 3.4 Luận bàn về đặc trưng khai thác văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam ......................................................................................................... 134 3.4.1 Khai thác văn hóa truyền thống theo quan điểm hệ giá trị ............................. 134 3.4.2 Khai thác văn hóa truyền thống có tính quy luật ............................................ 134 3.4.3 Khai thác văn hóa truyền thống có thể định lượng ......................................... 135 3.4.4 Khai thác văn hóa truyền thống mang 2 thuộc tính chủ động và thụ động..... 136 3.4.5 Khai thác văn hóa truyền thống trên cơ sở tham chiếu quan điểm phát triển kiến trúc nhà ở thế giới ................................................................................... 137 KẾT LUẬN CHƯƠNG III ................................................................................................ 138 PHẦN KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ .................................................................................. 141 PHỤ LỤC
  6. CHỮ VIẾT TẮT VHTT : Văn hóa truyền thống KTNO : Kiến trúc nhà ở KTTT : Kiến trúc truyền thống
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU I. DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG I 1. Bảng 1.1: Giá trị VHTT Việt Nam 2. Bảng 1.2: Giá trị văn hóa trong kiến trúc truyền thống Việt Nam 3. Bảng 1.3: Giá trị văn hóa trong KTNO truyền thống Việt Nam 4. Bảng 1.4: Biểu hiện của giá trị văn hóa trong yếu tố công năng nhà ở nông thôn truyền thống tại các vùng tiêu biểu 5. Bảng 1.5: Biểu hiện của giá trị văn hóa trong yếu tố hình thức nhà ở nông thôn truyền thống tại các vùng tiêu biểu 6. Bảng 1.6: Sự chuyển đổi giá trị văn hóa trong yếu tố công năng từ nhà ở nông thôn sang nhà ở đô thị truyền thống tại các vùng tiêu biểu 7. Bảng 1.7: Sự chuyển đổi giá trị văn hóa trong yếu tố hình thức từ nhà ở nông thôn sang nhà ở đô thị truyền thống tại các vùng tiêu biểu 8. Bảng 1.8: Sự chuyển đổi giá trị VHTT trong yếu tố công năng nhà phố tại các đô thị lớn Việt Nam 9. Bảng 1.9: Sự chuyển đổi giá trị VHTT trong yếu tố hình thức nhà phố tại các đô thị lớn Việt Nam 10. Bảng 1.10: Sự chuyển đổi giá trị VHTT trong yếu tố công năng nhà ở biệt thự tại các đô thị lớn Việt Nam 11. Bảng 1.11: Sự chuyển đổi giá trị VHTT trong yếu tố hình thức nhà ở biệt thự tại các đô thị lớn Việt Nam 12. Bảng 1.12: Sự chuyển đổi giá trị VHTT trong yếu tố công năng nhà ở chung cư tại các đô thị lớn Việt Nam 13. Bảng 1.13: Sự chuyển đổi giá trị VHTT trong yếu tố hình thức nhà ở chung cư tại các đô thị lớn Việt Nam II. DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG II 14. Bảng 2.1: Thang giá trị VHTT trong KTNO Việt Nam; 15. Bảng 2.2: Biểu đồ biến thiên giá trị VHTT trong KTNO Việt Nam;
  8. 16. Bảng 2.3: [Đề xuất 1] Thang giá trị VHTT chung trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam hiện nay (từ phương pháp định tính) 17. Bảng 2.4: So sánh thang giá trị văn hóa trong KTNO truyền thống theo phương pháp định tính và định lượng 18. Bảng 2.5: So sánh thang giá trị VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam hiện nay theo phương pháp định tính và định lượng 19. Bảng 2.6: [Đề xuất 2] Thang giá trị VHTT chung trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam hiện nay (kết hợp giữa định tính và định lượng) 20. Bảng 2.7: Tổng hợp quan điểm của các học kiến trúc thế giới liên quan đến khai thác giá trị VHTT 21. Bảng 2.8: So sánh các mô hình lý thuyết về nhu cầu và chất lượng ở trong kiến trúc – quy hoạch nhà ở đô thị 22. Bảng 2.9: Vận dụng lý thuyết “Tháp nhu cầu” trong các lĩnh vực nghiên cứu 23. Bảng 2.10: [Đề xuất 3] Thang giá trị VHTT trên phương diện công năng trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam hiện nay III. DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG III 24. Bảng 3.1: Trật tự nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống trong hình thức KTNO đô thị Việt Nam hiện nay 25. Bảng 3.2: Các trạng thái khai thác giá trị thẩm mỹ truyền thống trong hình thức KTNO đô thị Việt Nam hiện nay 26. Bảng 3.3: Tổng hợp quan điểm của các tác giả đạt giải Fritzker 27. Bảng 3.4: [Đề xuất 4]: Thang giá trị VHTT cơ bản trong yếu tố công năng cho cấp nhu cầu cơ bản và mở rộng 28. Bảng 3.5: [Đề xuất 5]: Thang giá trị VHTT nâng cao trong yếu tố công năng cho cấp nhu cầu phát triển IV. DANH MỤC BẢNG BIỂU PHỤ LỤC 29. Bảng PL2.1: Quan điểm của kiến trúc Hữu cơ liên quan đến khai thác giá trị VHTT 30. Bảng PL2.2: Quan điểm của kiến trúc Hậu hiện đại liên quan đến khai thác giá trị văn hóa truyền thống
  9. 31. Bảng PL2.3: Quan điểm của kiến trúc Bản địa mới liên quan đến khai thác giá trị VHTT 32. Bảng PL2.4: Quan điểm của kiến trúc Sinh thái liên quan đến khai thác giá trị VHTT 33. Bảng PL2.5: Quan điểm của kiến trúc Chuyển hóa luận liên quan đến khai thác giá trị VHTT 34. Bảng PL2.6: Quan điểm của kiến trúc Cộng sinh liên quan đến khai thác giá trị VHTT 35. Bảng PL2.7: Quan điểm của học thuyết Nơi chốn liên quan đến khai thác giá trị VHTT 36. Bảng PL2.8: Quan điểm của Hiện tượng học kiến trúc liên quan đến khai thác giá trị VHTT 37. Bảng PL2.9: Quan điểm của Ký hiệu học kiến trúc liên quan đến khai thác giá trị VHTT 38. Bảng PL2.10: Quan điểm của kiến trúc High-tech liên quan đến khai thác giá trị VHTT 39. Bảng PL2.11: Quan điểm của kiến trúc Giải tỏa kết cấu liên quan đến khai thác giá trị VHTT 40. Bảng PL3.1: Các quan điểm chức năng của nhà ở 41. Bảng PL3.2: Tổng hợp chức năng nhà ở và các không gian công năng tương ứng
  10. DANH MỤC HÌNH MINH HỌA I. DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG I 1. Hình 1.1: Sơ đồ nghiên cứu biểu hiện giá trị văn hóa trong KTNO truyền thống Việt Nam 2. Hình 1.2: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố công năng nhà ở nông thôn truyền thống Bắc Bộ 3. Hình 1.3: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố công năng nhà ở nông thôn truyền thống Trung Bộ 4. Hình 1.4: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố công năng nhà ở nông thôn truyền thống Nam Bộ 5. Hình 1.5: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố hình thức nhà ở nông thôn truyền thống Bắc Bộ 6. Hình 1.6: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố hình thức nhà ở nông thôn truyền thống Trung Bộ 7. Hình 1.7: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố hình thức nhà ở nông thôn truyền thống Nam Bộ 8. Hình 1.8: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố công năng nhà ở đô thị truyền thống Bắc Bộ 9. Hình 1.9: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố công năng nhà ở đô thị truyền thống Trung Bộ 10. Hình 1.10: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố hình thức nhà ở đô thị truyền thống Bắc Bộ 11. Hình 1.11: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố hình thức nhà ở đô thị truyền thống Trung Bộ 12. Hình 1.12: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong công năng nhà phố 13. Hình 1.13: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong công năng nhà phố 14. Hình 1.14: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong hình thức nhà phố 15. Hình 1.15: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong công năng biệt thự 16. Hình 1.16: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong công năng biệt thự 17. Hình 1.17: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong công năng biệt thự 18. Hình 1.18: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong hình thức biệt thự 19. Hình 1.19: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong công năng nhà ở chung cư 20. Hình 1.20: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong công năng nhà ở chung cư 21. Hình 1.21: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong hình thức nhà ở chung cư
  11. II. DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG II 22. Hình 2.1: Cấu trúc hệ giá trị VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam 23. Hình 2.2: Tương tác giữa các giá trị văn hóa trong KTNO truyền thống Việt Nam 24. Hình 2.3: Tương tác giữa các giá trị VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam hiện nay 25. Hình 2.4: Mối quan hệ giữa giá trị VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam với các học thuyết kiến trúc thế giới 26. Hình 2.5: Tháp nhu cầu (Hierarchy of Needs) cùa A. H. Maslow 27. Hình 2.6: Mô hình Tháp nhu cầu với các nhóm xã hội 28. Hình 2.7: Mô hình “Tháp công năng” trong KTNO đô thị 29. Hình 2.8: “Tháp giá trị VHTT ” trong KTNO đô thị 30. Hình 2.9: Tương tác giữa giá trị VHTT với không gian công năng trong KTNO đô thị Việt Nam 31. Hình 2.10: Vai trò của giá trị VHTT trong hình thức KTNO đô thị Việt Nam 32. Hình 2.11: “Tam giác ký hiệu” dựa trên lý thuyết của Charles Sanders Peirce 33. Hình 2.12: Quan hệ giữa cái biểu đạt (Signifier) và cái được biểu đạt (Signified) theo lý thuyết của Ferdinand de Saussure 34. Hình 2.13: Quan hệ giữa cái biểu đạt (Signifier), cái được biểu đạt (Signified) và hàm nghĩa (Implication) theo lý thuyết của Ferdinand de Saussure 35. Hình 2.14: Mô hình “Tam giác ký hiệu học” của O.K.Ogden và I.A.Richard 36. Hình 2.15: Tam giác ký hiệu học trong kiến trúc 37. Hình 2.16: Cơ chế chuyển đổi giá trị VHTT trong hình thức KTNO đô thị Việt Nam 38. Hình 2.17: Tương tác giữa giá trị VHTT với hình thức KTNO đô thị Việt Nam III. DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG III 39. Hình 3.1: Mô hình “Tháp nhu cầu” của Maslow theo 3 phân khúc phát triển 40. Hình 3.2 : Mô hình “Tháp Công Năng” theo 3 cấp độ nhu cầu 41. Hình 3.3: Mô hình tổng hợp giá trị VHTT trong yếu tố công năng (mô hình lý thuyết) 42. Hình 3.4: Hai giai đoạn phát triển tính đa năng trong nhà ở 43. Hình 3.5: Mô hình ứng dụng giá trị VHTT trong yếu tố công năng 44. Hình 3.6: Đặc điểm không gian của giá trị văn hóa trong KTNO nông thôn truyền thống 45. Hình 3.7: Đặc điểm không gian của giá trị văn hóa trong KTNO đô thị truyền thống 46. Hình 3.8: Đặc điểm không gian của tính linh hoạt/đa năng trong KTNO tại các đô
  12. thị lớn Việt Nam theo các cấp độ nhu cầu 47. Hình 3.9: Đặc điểm không gian của tính dung hòa với tự nhiên trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam theo các cấp độ nhu cầu 48. Hình 3.10: Đặc điểm không gian của tính cộng đồng, tính tư hữu, truyền thống gia đình Việt trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam theo các cấp độ nhu cầu 49. Hình 3.11: Các xu hướng chuyển đổi cấu trúc công năng nhà ở theo nhu cầu 50. Hình 3.12: Đặc trưng khai thác giá trị VHTT trong yếu tố công năng 51. Hình 3.13: Mối quan hệ giữa giá trị thẩm mỹ truyền thống với hình thức KTNO đô thị 52. Hình 3.14: Mô hình khai thác giá trị VHTT trong hình thức KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam 53. Hình 3.15: Sự phối hợp giữa quy luật thẩm mỹ, nguyên tắc thẩm mỹ và giá trị VHTT trong KTNO đô thị 54. Hình 3.16: Đặc điểm hình thức của các giá trị văn hóa trong KTNO truyền thống Việt Nam 55. Hình 3.17: Sự chuyển đổi đặc điểm hình thức thẩm mỹ truyền thống trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam 56. Hình 3.18: Quy trình chuyển đổi và nhận diện giá trị thẩm mỹ truyền thống trong hình thức KTNO đô thị Việt Nam 57. Hình 3.19: Đặc trưng khai thác giá trị VHTT trong hình thức KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam 58. Hình 3.20: Xu hướng chuyển đổi giá trị VHTT trong yếu tố công năng 59. Hình 3.21: Xu hướng chuyển đổi giá trị VHTT trong yếu tố hình thức IV. DANH MỤC HÌNH PHỤ LỤC 60. Hình PL1: Phân nhóm giá trị văn hóa trong KTNO truyền thống Việt Nam
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vấn đề khai thác văn hóa truyền thống (VHTT) trong kiến trúc nhà ở (KTNO) tại các đô thị lớn Việt Nam hiện nay đang đứng trước nhiều sự lựa chọn, diễn ra trên cả phương diện lý thuyết và thực hành, ứng với 2 đối tượng chính là công năng và hình thức. Trong yếu tố công năng, sự phân hóa đa dạng nhu cầu của con người đặt ra những mục tiêu khác nhau về không gian chức năng nhà ở, xuất phát từ mức thấp nhất là để duy trì hoạt động sống cho đến mức cao nhất nhằm thỏa mãn tiện nghi nghỉ dưỡng, tự do phát triển năng lực và sở thích cá nhân. Trong yếu tố hình thức, việc ứng dụng thành tựu công nghệ xây dựng và vai trò sáng tạo cá nhân cho ra đời các giải pháp tạo hình mới. Sự giao lưu văn hóa trong xu thế toàn cầu mang đến xu hướng và phong cách thẩm mỹ khác lạ so với truyền thống. Nhìn chung, cả công năng và hình thức đều xuất hiện các nhân tố chưa từng có tiền lệ trong nhà ở truyền thống. Trong giai đoạn hiện nay, việc khai thác VHTT trong KTNO vẫn đang tiếp tục diễn ra theo 2 phương thức chủ yếu là thụ động sao chép hay chủ động sáng tạo, cùng với sự tham gia của giới chuyên môn lẫn đối tượng sử dụng. Điều đó chứng minh đây là một nhu cầu thực tế và có thể tách rời những lý luận chuyên ngành còn nhiều mâu thuẫn. Tham chiếu trong xu hướng phát triển kiến trúc thế giới cho thấy sự tồn tại các quan điểm tìm về với giá trị truyền thống và bản địa, được diễn đạt bằng nội dung của các học thuyết (Bản địa mới, Sinh thái, Hiện tượng học, Nơi chốn…) và công trình của những cá nhân tiêu biểu (Shigeru Ban, Toyo Ito, Sejima & Nishizawa, Peter Zumthor…). Như vậy, kế thừa giá trị truyền thống không chỉ là vấn đề riêng của Việt Nam mà đã trở thành tiêu chí chung thế giới (Bản địa hóa kiến trúc quốc tế - Quốc tế hóa kiến trúc bản địa). Đánh giá từ công trình nhà ở xây dựng trong những năm gần đây cho thấy việc khai thác truyền thống đạt được nhiều thành tựu khích lệ, thể hiện tính kế thừa có
  14. 2 chọn lọc và phù hợp với xu hướng phát triển năng động của thời đại. Đó là giải pháp tạo dựng nhà ở thích ứng với điều kiện khí hậu nhiệt đới, sử dụng vật liệu tự nhiên; thiết lập không gian ở hài hòa với môi trường sinh thái, phù hợp nhu cầu và lối sống của đối tượng sử dụng (bao gồm nhu cầu văn hóa), vận dụng các quy luật thẩm mỹ truyền thống… Những thành công này cần tiếp tục phát huy để đem đến tính bản sắc cho KTNO Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình khai thác cũng mang lại những kết quả không mong muốn. Tiêu biểu là hiện tượng sao chép mẫu hình nhà ở truyền thống trong các đô thị hiện đại. Điều này đi ngược quy luật phát triển kiến trúc do không xét đến vai trò của những yếu tố can thiệp luôn biến đổi liên tục. Trong 5 yếu tố tác động đến nhà ở là kinh tế, văn hóa – xã hội, điều kiện tự nhiên, công nghệ, sáng tạo thì chỉ có yếu tố tự nhiên duy trì sự ổn định lâu dài. Vì vậy, phương thức kế thừa này chịu nhiều phê phán và có xu hướng bị đào thải. Tiếp đến là phương thức lựa chọn thành phần thẩm mỹ đặt thù để khai thác (mái, cửa, chi tiết lan can, con tiện…), có hiệu quả gợi nhắc tức thì đến vẻ đẹp truyền thống. Cách làm đó gần tương đồng với quan điểm thực hành của kiến trúc Hậu hiện đại, nhưng chính nó cũng bị phê phán do còn lệ thuộc nhiều vào yếu tố lịch sử. Theo Kenzo Tange, không ai ấu trĩ đem mái nhà cổ úp lên một công trình kiến trúc hình hộp rồi cho đó là dân tộc – hiện đại. Như vậy đây cũng không phải là phương thức kế thừa truyền thống hợp lý và nhiều triển vọng. Trên phương diện công năng, việc thiết lập cấu trúc không gian nhà ở cũng tồn tại những bất cập, quy đồng mong muốn phát huy truyền thống cho mọi cấp độ nhu cầu khác nhau mà chưa xem xét đặc thù của từng giá trị văn hóa và khả năng chuyển tải của không gian. Điều này có thể dẫn đến sự mâu thuẫn trong cấu trúc công năng, làm “lệch pha” giữa nhu cầu sử dụng và nhu cầu văn hóa, mang lại hiệu quả khai thác kém. Bên cạnh đó, việc gạt bỏ hoàn toàn sự quan tâm văn hóa ở trong các loại hình nhà xây dựng sẵn cũng gây bất lợi và khó khăn, dẫn đến hiện tượng phá bỏ để xây dựng lại, làm lãng phí và suy giảm cảm nhận về “nơi chốn” – một trong những yếu tố gắn kết con người với môi trường cư trú. Từ thực tế phát triển KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam nhận thấy cần thiết lập cơ sở lý thuyết có tính ứng dụng để định hướng cho việc khai thác truyền thống
  15. 3 đạt hiệu quả cao hơn; vừa phát huy vai trò công nghệ và sự sáng tạo, phù hợp với nhu cầu sử dụng, vừa duy trì khả năng nhận diện tính dân tộc. Vấn đề này đã được triển khai trong nhiều nghiên cứu trước đây, tựu chung thể hiện quan điểm khai thác trong 2 khía cạnh có tính đối lập của văn hóa và kiến trúc:  Khai thác giá trị phi hiển thị: là những yếu tố thuộc phạm trù tinh thần, tư tưởng, tập quán, lối sống, tín ngưỡng và tâm linh;  Khai thác giá trị hiển thị: là các biểu hiện hình thể, vẻ đẹp bên ngoài của KTNO truyền thống. Nội dung của các nghiên cứu và đề xuất thường hướng đến việc tạo dựng môi trường nhà ở hài hòa với thiên nhiên, phù hợp với phương thức tổ chức cuộc sống của người Việt, khuyến khích sử dụng vật liệu tự nhiên, khai thác yếu tố mái và hình thức trang trí truyền thống… Những đề xuất này dựa trên sự chọn lọc đặc tính văn hóa và kiến trúc truyền thống để ứng dụng vào nhà ở đô thị, tuy nhiên chưa đề cập đến mối quan hệ có tính hệ thống của chúng. Giữa văn hóa và kiến trúc luôn tồn tại sự tương tác ràng buộc lẫn nhau; theo đó văn hóa chi phối quá trình tạo thành kiến trúc và kiến trúc là phương tiện chuyển tải văn hóa. Cùng với tiến trình chuyển đổi mô hình nhà ở từ nông thôn lên đô thị truyền thống và từ đô thị truyền thống đến đô thị hiện đại, hệ giá trị văn hóa trong KTNO luôn chịu sự can thiệp của các nhân tố mới xuất hiện, tạo ra môi trường tương tác đa dạng và phức tạp giữa yếu tố cũ và mới, giữa truyền thống và hiện đại. Sức mạnh của hiện đại là khả năng đáp ứng nhu cầu cần thiết cho hoạt động sống của con người trong môi trường nhà ở, sức mạnh của truyền thống là để duy trì đặc điểm lối sống đã gắn liền với tâm thức cá nhân và gia đình. Giữa hai yếu tố này luôn có sự tương đồng và mâu thuẫn, từ đó dẫn đến xu hướng kế thừa và đào thải. Những giá trị còn phù hợp với nhu cầu hiện tại sẽ tiếp tục được duy trì và phát huy, ngược lại sẽ bị suy yếu và loại bỏ. Như vậy, khai thác VHTT trong KTNO hiện nay là việc chọn lọc các giá trị còn khả năng thích ứng với nhu cầu hiện tại, và sự chọn lọc đó phải được đặt trong quan điểm tiếp cận hệ thống. Nghĩa là, mối quan hệ nội sinh giữa các giá trị VHTT với nhau và ngoại sinh giữa giá trị VHTT với các thành phần KTNO (gồm công năng và hình
  16. 4 thức) cần được nhận diện và chọn lọc bằng hệ thống tương tác. Thông qua hệ thống này sẽ dẫn đến sự thiết lập trật tự, phản ánh tính chất “mạnh – yếu” của từng giá trị trong mối tương quan lẫn nhau; ngoài ra còn cho thấy những giá trị nào duy trì mức tác động cao lên các thành phần của KTNO. Tiếp đến, vận dụng kết quả nói trên để hướng tới xây dựng mô hình khai thác trong cả 2 yếu tố công năng và hình thức, thể hiện các bước ứng dụng giá trị VHTT nhằm phù hợp với nhu cầu sử dụng không gian và đặc tính thẩm mỹ của nhà ở hiện đại. Như vậy, bằng quan điểm hệ thống, quá trình khai thác đi từ chọn lọc cho đến giới thiệu mô hình ứng dụng giá trị VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam là nội dung chưa từng được nghiên cứu trước đây, và cũng là lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ giữa giá trị VHTT với KTNO đô thị, bao gồm cả 2 thành phần công năng và hình thức. Thông qua phân tích mối quan hệ này để đi đến chọn lọc các giá trị tiêu biểu và xây dựng mô hình ứng dụng trong KTNO đô thị hiện nay. Trong tổng thể nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu vào VHTT của người Việt (Kinh) bởi dân tộc này chiếm số lượng đông nhất cả nước (khoảng 87% dân số) và có chiều dày lịch sử lâu đời. Cộng đồng người Việt cũng là lực lượng dân cư chính trong các đô thị và là đối tượng có nhu cầu nhà ở lớn nhất; theo đó VHTT sẽ hội đủ điều kiện để tương tác và tạo ra biểu hiện rõ nét trong những hình thức cư trú. Đây là cơ sở quan trọng nhằm tập hợp dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu. Vì tính chất và phạm vi phân cấp đô thị hiện nay rất đa dạng (788 đô thị) nên luận án xác định mục tiêu phân tích và khai thác vào những đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh... Điều này xuất phát từ 3 lý do: 1) đô thị lớn là nơi mà KTNO truyền thống hình thành, phát triển và còn lưu lại những công trình tiêu biểu được thừa nhận; 2) có cộng đồng người Việt tập trung đông nhất; 3) hội tụ đầy đủ các loại hình nhà ở đô thị đặc trưng. Các đô thị nói trên còn dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ và giao lưu văn hóa.
  17. 5 Những yếu tố đó can thiệp trực tiếp đến mức độ gia tăng nhu cầu không gian chức năng nhà ở và sự biến đổi hình thức thẩm mỹ kiến trúc; đóng góp các nhân tố mới quan trọng vào quá trình tương tác và chọn lọc giá trị VHTT để tiếp tục kế thừa. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu của luận án tập trung vào 3 mục tiêu chính sau đây:  Tập hợp hệ giá trị VHTT và nhận diện biểu hiện của nó trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam hiện nay;  Phân tích mối quan hệ giữa giá trị VHTT với công năng và hình thức, từ đó chọn lọc những giá trị có mức tác động cao để tiếp tục kế thừa;  Xây dựng mô hình và phương thức khai thác giá trị VHTT được chọn trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam. 4. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VÀ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI Năm 1994, tác phẩm “Bàn về vấn đề dân tộc và hiện đại trong kiến trúc Việt Nam” [64] lần đầu tiên tập hợp quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu có uy tín trong nước như Nguyễn Cao Luyện, Tạ Mỹ Duật, Ngô Huy Quỳnh, Vũ Khiêu, Vũ Tam Lang, Đàm Trung Phường, Nguyễn Kim Luyện,… Nội dung của tác phẩm này đề cập đến mối quan hệ giữa tính truyền thống và tính hiện đại trong kiến trúc và kiến trúc nhà ở, thống nhất với 2 ý chính sau: - Nền kiến trúc Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời và đã sản sinh ra các giá trị truyền thống quý báu. Những giá trị đó cần được kế thừa xứng đáng trong suốt chặng đường phát triển dựa trên tinh thần chọn lọc một cách sáng tạo để không là rào cản cho các giá trị hiện đại. - Kiến trúc Việt Nam được hình thành từ điều kiện đặc thù về tự nhiên và phong tục tập quán, luôn có sự biến đổi để duy trì khả năng tồn tại. Vì vậy, việc kế thừa giá trị truyền thống trong kiến trúc và KTNO hiện nay không rập khuôn theo hình mẫu cố định mà phải có sự chọn lọc nhằm thích ứng với thực tế phát triển. Năm 2000, với tinh thần kế thừa quan điểm của Kisho Kurokawa, Lê Thanh
  18. 6 Sơn đề cập đến xu hướng kết nối giữa truyền thống và hiện đại như một hiện tượng cộng sinh kiến trúc, được trình bày trong luận án tiến sĩ “Hiện tượng cộng sinh văn hóa giữa tính truyền thống và tính hiện đại trong kiến trúc Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX” [45]. Từ những dẫn luận và phân tích, tác giả chứng minh bản chất của kiến trúc là sự cộng sinh của ba vật thể: vật lý - xã hội - tinh thần. Trong đó, vật thể vật lý là cái vỏ tạo nên kiến trúc, vật thể xã hội được diễn đạt bởi các chức năng sử dụng. Hai vật thể đó chuyển tải giá trị mang ý nghĩa vật chất; vật thể tinh thần thực hiện chức năng thẩm mỹ và tâm linh (hay biểu tượng). Cơ sở lý luận này củng cố cho quan điểm kế thừa giá trị truyền thống trong kiến trúc và KTNO hiện đại là cần thiết nhằm kết nối liên tục mạch nguồn văn hóa dân tộc. Năm 2000, Hoàng Ngọc Hoa chọn yếu tố nước làm đối tượng nghiên cứu trong luận án tiến sĩ "Yếu tố nước trong tổ chức không gian kiến trúc Việt Nam hiện đại" [22]. Tác giả cho rằng kiến trúc truyền thống luôn tồn tại gắn bó với thiên nhiên, cây xanh và mặt nước. Đây là những thành phần có giá trị trong tổ chức không gian. Đặc biệt, yếu tố nước đã để lại dấu ấn trong tạo tác kiến trúc và tâm thức của người dân bằng một số quy luật biểu đạt không gian; ngày nay vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo và thực hành kiến trúc. Vì vậy, tác giả đã tìm về cội nguồn văn hóa của yếu tố nước nhằm phát hiện quy luật, giá trị lịch sử, nghệ thuật và tâm linh để kế thừa trong các loại hình công trình công cộng và nhà ở. Năm 2001, trong luận văn thạc sĩ “Mã dân gian trong nhà ở đô thị hiện nay” [28], Lê Thị Thu Hương xem xét KTNO như một hệ thống ký hiệu không gian, còn gọi là mã kiến trúc. Theo đó, cái biểu hình là lớp vỏ vật chất bên ngoài, còn cái biểu nghĩa là các chức năng. Tác giả chứng minh tạo tác KTNO truyền thống là sự mã hóa nhu cầu vật chất và tinh thần vào trong không gian, được con người giải mã trong quá trình sử dụng. Đó cũng là nguyên tắc có thể tiếp tục vận dụng nhằm khai thác giá trị truyền thống trong KTNO tại các đô thị Việt Nam hiện nay. Năm 2003, trong luận án tiến sĩ “Tổ chức kiến trúc cảnh quan trong các khu nhà ở của Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng sống của môi trường đô thị” [61], Đàm Thu Trang đề cập kinh nghiệm dân gian trong tổ chức kiến trúc cảnh quan khuôn viên nhà ở và làng xóm cổ truyền. Những kinh nghiệm này được xem xét
  19. 7 dưới ba góc độ: chức năng – thẩm mỹ và môi trường; đồng thời là cơ sở để áp dụng vào tổ chức môi trường nhà ở hiện nay khi mà yếu tố sinh thái, phát triển bền vững là những yêu cầu của sự phát triển trong thế kỷ tới. Năm 2006, trong tác phẩm “Kiến trúc nhà ở” [57], Nguyễn Đức Thiềm xác định VHTT và bài học kinh nghiệm từ kiến trúc dân gian Việt Nam như là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu thiết kế nhà ở hiện đại. Ông cho rằng cần nắm bắt những nét riêng trong lối sống gia đình, trong quan hệ giữa gia đình với cộng đồng để tổ chức không gian nhà ở hợp lý, đậm đà bản sắc dân tộc. Năm 2010, Nguyễn Việt Châu đăng tải bài viết có nhan đề “Kiến trúc sinh thái – đỉnh cao của kiến trúc hiện đại, truyền thống” [2]. Tác giả khẳng định chúng ta đang lúng túng trên con đường xây dựng một nền kiến trúc hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là bài toán ra sai đầu bài do còn gò ép vào những giá trị hữu hình của kiến trúc truyền thống; trong khi đó, bản sắc kiến trúc là cái không thể nhìn thấy mà chỉ có thể cảm nhận được khi liên tưởng xâu chuỗi với lịch sử văn hóa xã hội. Kiến trúc hiện đại – truyền thống thường chỉ dừng ở mức phản ánh và phù hợp với các yếu tố thiên nhiên, tâm lý lối sống của con người bản địa; còn kiến trúc sinh thái là sự giữ gìn thiên nhiên (sinh thái tự nhiên) và bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội (sinh thái nhân văn). Đây là đỉnh cao của kiến trúc hiện đại – truyền thống. Năm 2011, trong luận án tiến sĩ “Khai thác yếu tố nơi chốn nhằm tạo lập bản sắc đô thị - lấy thành phố Đà Nẵng làm địa bàn nghiên cứu” [7], Nguyễn Văn Chương trình bày những bài học kinh nghiệm từ truyền thống Việt Nam trong việc khai thác yếu tố nơi chốn nhằm tạo lập bản sắc KTNO và kiến trúc đô thị tại thành phố Đà Nẵng. Năm 2011, trong luận án tiến sĩ “An analysis of passive design and unique spatial characteristics inherent in Vietnamese indigenous housing and their applications to contemporary high-rise housing in Vietnam" - (lược dịch: Phân tích thiết kế thụ động và những đặc điểm đơn nhất vốn có trong kiến trúc nhà ở bản địa và ứng dụng vào nhà ở cao tầng Việt Nam) [80], Lê Thị Hồng Na giới thiệu nguyên tắc thiết kế thụ động (passive design) của các loại hình nhà ở cao tầng. Thông qua
  20. 8 phân tích kiến trúc nhà ở truyền thống, tác giả xác định những đặc trưng đơn nhất vốn có và khả năng chuyển đổi tương ứng trong điều kiện hiện nay; từ đó đề xuất phương thức ứng dụng qua mô hình căn hộ cao tầng trên cả 2 miền Bắc và Nam Việt Nam; Năm 2012, trong luận án tiến sĩ “A Critical Regionalist Approach to Housing Design in Vietnam: Socio-Environmental Organisation of Living Spaces in Pre- and Post-Reform Houses” (lược dịch: Tiếp cận chủ nghĩa địa phương phê phán trong thiết kế nhà ở Việt Nam: Tổ chức môi trường – xã hội của không gian sống trước và sau cải cách nhà ở) [81], Lý Thế Phương nghiên cứu quy luật tổ chức không gian trước và sau đổi mới về nhà ở tại Việt Nam nhằm xác định sự ảnh hưởng của môi trường - xã hội đến thiết kế kiến trúc. Tổng hợp kết quả phân tích, tác giả đề xuất một số nguyên tắc tổ chức không gian nhà ở để phù hợp với lối sống của người Việt trong hiện tại và tương lai. Còn nhiều đề tài nghiên cứu khai thác giá trị VHTT trong kiến trúc và KTNO Việt Nam nhưng chưa có dịp trình bày. Tuy nhiên, với những tóm lược trên đây cho thấy hướng nghiên cứu tập trung vào 2 đối tượng chính là các giá trị vật thể và phi vật thể của KTNO truyền thống. Khai thác giá trị vật thể quan tâm đến yếu tố tạo hình bên ngoài để tìm ra nguyên tắc, quy luật nhằm vận dụng vào công trình kiến trúc và nhà ở hiện đại. Khuynh hướng này từng phổ biến trong các giai đoạn trước đây, tuy nhiên thường dẫn đến sự sa đà vào hình thức mà đôi khi làm suy giảm giá trị tích cực của truyền thống với hiện tượng “nệ cổ”, “nhại cổ”. Khai thác các giá trị phi vật thể tìm đến sự chọn lọc giá trị VHTT trong tổ chức không gian sinh hoạt, sản xuất và tâm linh để ứng dụng vào KTNO. Khuynh hướng này khơi nguồn cho các giá trị VHTT ẩn sâu dưới những biểu hiện bên ngoài của kiến trúc, có quá trình biến đổi chậm chạp trước tác động của yếu tố ngoại sinh, chi phối đến sự hình thành sắc thái riêng của kiến trúc Việt Nam truyền thống và hiện đại. Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu hiện nay còn tồn tại những vấn đề sau:  Về tính hệ thống: mối quan hệ giữa VHTT và kiến trúc nhà ở đã được xác định khá đa dạng trên cả 2 phương diện vật thể và phi vật thể, ứng với các thành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2