Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở Thái Nguyên trong thời gian vừa qua nhằm đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển liên kết kinh tế giữa các chủ thể trong hoạt động chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm lợn thịt làm tiền đề tạo nên chuỗi cung ứng lợn thịt bền vững, thu lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các tác nhân tham gia chuỗi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN THỊ VÂN GIANG LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ LỢN THỊT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2021
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN THỊ VÂN GIANG LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ LỢN THỊT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 9.62.01.15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Bảo Dƣơng THÁI NGUYÊN - 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dựa trên hƣớng dẫn của tập thể hƣớng dẫn khoa học và các tài liệu tham khảo đã trích dẫn. Kết quả nghiên cứu là trung thực và chƣa công bố trên bất cứ một công trình nào khác. Tác giả PHAN THỊ VÂN GIANG
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu, thầy cô, các nhà khoa học của Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, đặc biệt là các cán bộ, giảng viên của Khoa Kinh tế, Bộ môn Kinh tế học và Phòng đào tạo đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phạm Bảo Dương đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành Luận án. Tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn đồng hành, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả luận án Phan Thị Vân Giang
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................4 5. Đóng góp mới của luận án ......................................................................................5 6. Bố cục của luận án ..................................................................................................6 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................7 1.1. Tổng quan các nghiên cứu của nƣớc ngoài ..........................................................7 1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến liên kết kinh tế trong sản xuất - tiêu thụ nông sản ...............................................................................................7 1.1.2. Nghiên cứu về liên kết chuỗi hàng hóa lợn thịt ..............................................10 1.2. Tổng quan những công trình nghiên cứu trong nƣớc.........................................11 1.2.1. Nghiên cứu về liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ...............11 1.2.2. Nghiên cứu về liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ thịt lợn ..................14 1.3. Kết quả đạt đƣợc và khoảng trống trong nghiên cứu liên kết kinh tế chuỗi chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt. ....................................................................................16 1.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ..................................................................................17 1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................17 Chƣơng 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LIÊN KẾ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ LỢN THỊT ........................................................................19 2.1. Một số vấn đề lý luận về liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ..........19 2.1.1. Quan niệm về liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ................19 2.1.2. Liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt .......................................21 2.1.3. Vai trò, tác động của liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ......27 2.1.4. Đặc điểm của liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt .................29 2.1.5. Các hình thức, mức độ liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ...32
- iv 2.1.6. Nội dung liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ........................36 2.1.7. Kết quả, hiệu quả của liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ....42 2.1.8. Các yếu tố ảnh hƣởng đến liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt .....45 2.2. Cơ sở thực tiễn về liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt .............50 2.2.1. Trên thế giới ....................................................................................................50 2.2.2. Ở Việt Nam .....................................................................................................53 2.2.3. Bài học kinh nghiệm về liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ........59 Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................61 3.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................61 3.2. Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích .........................................................61 3.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận ......................................................................................61 3.2.2. Khung phân tích nội dung liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt .....62 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................64 3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................64 3.3.2. Thu thập thông tin ...........................................................................................65 3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................72 3.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ..................72 3.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc điểm tác nhân ....................................................73 3.4.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất, kỹ thuật của ngƣời chăn nuôi .....73 3.4.4. Chỉ tiêu phản ánh về tiêu thụ thịt lợn ..............................................................73 3.4.5. Nhóm chỉ tiêu phân tích kinh tế của các tác nhân trong mô hình liên kết ......73 3.4.6. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung liên kết ......................................................73 3.4.7. Các biến trong mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến liên kết của hộ chăn nuôi lợn thịt ...............................................................................................................74 3.4.8. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và hiệu lực của liên kết trong chuỗi cung ứng lợn thịt .......................................................................................................75 Chƣơng 4: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ LỢN THỊT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN .......................................77 4.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên ...............77 4.1.1. Tiềm năng và lợi thế........................................................................................77 4.1.2. Khó khăn .........................................................................................................79 4.2.1.Hoạt động cung ứng, chăn nuôi lợn thịt ...........................................................81 4.2.2. Hoạt động tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .............................85 4.3. Liên kết dọc trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên ...............90 4.3.1. Kết quả hoạt động của các mô hình liên kết dọc ở tỉnh Thái Nguyên ............92
- v 4.4. Thực trạng liên kết ngang trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên .............................................................................................................98 4.4.1. Các loại hình liên kết ngang trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên ..............................................................................................................98 4.4.2. Kết quả, hiệu quả, tính bền vững của các mô hình liên kết ngang trong chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên. ...................................................................100 4.5. Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ hoạt động liên kết trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên ...................................................................107 4.5.1. Nhóm chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nôn nghiệp .............................................................................108 4.5.2. Kết quả thực hiện nhóm chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã .......................................................................................................................109 4.5.3. Một số hạn chế và nguyên nhân trong việc thực thi các chính sách hỗ trợ liên quan đến liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở Thái Nguyên ..............113 4.6. Phân tích các yếu ảnh hƣởng đến liên kết kinh tế trong chăn nuôi tiêu thụ lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên .....................................................................................115 4.6.1. Ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng bên ngoài .........................................115 4.6.2. Ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về đặc điểm của các tác nhân ...................121 4.6.3. Phân tích mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt của ngƣời chăn nuôi ở tỉnh Thái Nguyên ..........125 4.7. Đánh giá chung về Liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở tỉnh Thái nguyên .....................................................................................................130 4.7.1. Các kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân...........................................................130 4.7.2. Các hạn chế và nguyên nhân .........................................................................135 Chƣơng 5: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG LIÊN KẾT TRONG CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ LỢN THỊT Ở THÁI NGUYÊN .....................................138 5.1. Quan điểm, định hƣớng, mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn 2030.......................................138 5.1.1. Quan điểm phát triển .....................................................................................138 5.1.2. Định hƣớng....................................................................................................138 5.1.3. Mục tiêu phát triển ........................................................................................140 5.2. Giải pháp nhằm tăng cƣờng liên kết bền vững trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020 - 2025 ................................141 5.2.1. Giải pháp thuộc về chính sách ......................................................................141
- vi 5.2.2. Giải pháp phát triển liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng lợn thịt .....................................................................................................................148 5.2.3. Phát triển đồng bộ hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và hệ thống kinh doanh sản phẩm chăn nuôi ....................................................................149 5.2.4. Giải pháp phát tăng cƣờng liên kết ngang ....................................................149 5.2.5. Nhóm giải pháp hỗ trợ khác ..........................................................................155 KẾT LUẬN ............................................................................................................157 KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................159 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......161 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................162 PHỤ LỤC ...............................................................................................................171
- vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CCƢ : Chuỗi cung ứng CN : Chăn nuôi CNGC : Chăn nuôi gia công CP : Cổ phần DN : Doanh nghiệp HCN : Hộ chăn nuôi HTX : Hợp tác xã KTXH : Kinh tế xã hội LK : Liên kết LKKT : Liên kết kinh tế LN : Lợi nhuận NTD : Ngƣời tiêu dùng PTNT : Phát triển nông thôn SX : Sản xuất TACN : Thức ăn chăn nuôi THT : Tổ hợp tác TLSX : Tích lũy sản xuất TNHH : Trách nhiệm hữu hạn Tiếng Anh VietGAP : Vietnamese Good Agricultural Practices
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Chọn điểm nghiên cứu tỉnh Thái Nguyên ............................................65 Bảng 3.2. Bảng tổng hợp mẫu khảo sát thực trạng liên kết ..................................66 Bảng 3.3. Xác định quy mô mẫu khảo sát khả năng tham gia liên kết .................68 của các tác nhân ....................................................................................................68 Bảng 4.1. Số lƣợng lợn và sản lƣợng thịt hơi giai đoạn 2015 - 2019 ...................82 Bảng 4.2. Kết quả khảo sát quy mô và hoạt động cung ứng đầu vào của hộ chăn nuôi lợn thịt tỉnh Thái Nguyên ..............................................................................83 Bảng 4.3. Kết quả khảo sát hoạt động tiêu thụ của hộ chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên ..........................................................................................................85 Bảng 4.4. Phân tích lợi ích kinh tế giữa các tác nhân Đại lý cung ứng thức ăn - Hộ chăn nuôi .........................................................................................................93 Bảng 4.5.NPhân phối lợi ích kinh tế trong Mô hình liên kết Hộ chăn nuôi - Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.......................................................................................95 Bảng 4.6. Đặc điểm chung của các trang trại liên kết gia công lợn thịt ...............96 Bảng 4.7. Phân phối lợi ích kinh tế giữa Trang trạng CNGC - Công ty ...............98 Bảng 4.8. Kết quả khảo sát các hình thức, mức độ liên kết ngang trong chuỗi cung ứng lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên ...................................................................99 Bảng 4.9. Tình hình hoạt động của các Tổ hợp tác, Hợp tác xã chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên .............................................................................................103 Bảng 4.10. Quyền lợi và nghĩa vụ của Hộ chăn nuôi khi tham gia các HTX, THT .....105 Bảng 4.11. Kết quả hỗ trợ vốn các các dự án theo Nghị quyết số 21/2016/NQ – HĐND giai đoạn 2016 - 2019 .............................................................................108 Bảng 4.12. Tình hình hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn ..............109 tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................110 Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả kiểm định thống kê Kruskall-Wallis ...................122 Bảng 4.14. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình Logits các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia liên kết của Hộ chăn nuôi .............................................................126
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng lợn thịt theo chiều dọc ...................................23 Hình 2.2. Sơ đồ phân loại mức độ liên kết kinh tế ................................................36 Hình 2.3. Sơ đồ các tác nhân chuỗi cung ứng sản phẩm lợn thịt ...........................38 Hình 2.4. Sơ đồ liên kết dọc giữa Đơn vị chăn nuôi - Đơn vị cung ứng đầu vào........39 Hình 2.5. Sơ đồ liên kết dọc giữa Đơn vị chăn nuôi - Đơn vị cung ứng đầu vào........39 Hình 2.6. Sơ đồ liên kết ngang Hộ chăn nuôi - Hộ chăn nuôi ...............................41 Hình 2.7. Sơ đồ liên kết các hội, hiệp hội ..............................................................42 Hình 3.1. Khung phân tích liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ...63 Hình 4.1 Cấu trúc Chuỗi cung ứng lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên ............................81 Hình 4.2. Sơ đồ các kênh tiêu thụ lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên...............................86 Hình 4.3. Kết quả đánh giá sự hài lòng đối với hoạt động của Hội chăn nuôi thú y tỉnh Thái Nguyên ........................................................................102 Hình 4.4. Đồ thị minh hoạ số lƣợng hộ chăn nuôi tham gia liên kết phân theo nhóm quy mô giá trị tài sản .................................................................124
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thịt lợn là mặt hàng nông sản truyền thống có thế mạnh của Việt Nam, đồng thời là loại thịt đƣợc tiêu thụ nhiều nhất trên toàn cầu [88]. Phát triển chăn nuôi lợn thịt đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông thôn. Với hình thức tổ chức chăn nuôi phổ biến là kinh tế hộ quy mô nhỏ, phân tán, hiện nay, chăn nuôi lợn thịt trong nƣớc đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về quản lý nguồn gốc chất lƣợng sản phẩm, ổn định thị trƣờng đầu ra, ảnh hƣởng của thời tiết, dịch bệnh [26]. Đời sống kinh tế của ngƣời chăn nuôi bị ảnh hƣởng nghiêm trọng mỗi khi dịch bệnh, hoặc giá thịt lợn hơi xuống thấp do nguồn cung dƣ thừa ..vv. Bên cạnh đó là vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ chuồng nuôi đến bàn ăn trở thành vấn đế thời sự nóng bỏng của xã hội hơn bao giờ hết [8]. Ngƣời tiêu dùng còn phải e ngại tiêu dùng sản phẩm thịt lợn do không không rõ nguồn gốc, chất lƣợng và chịu cảnh giá cao khi nguồn cung khan hiếm. Ngành chăn nuôi Việt Nam đang phải gánh trên vai hai sứ mạng nặng nề, một là ổn định kinh tế cho ngƣời chăn nuôi lợn, hai là đảm bảo lợi ích cho ngƣời tiêu dùng thịt lợn [21]. Sau giai đoạn khủng hoảng giá thịt lợn hơi xuống thấp (2016 - 2018) và tăng giá đột biến (2019 - 2020) các cơ quan chức năng lại một lần nữa rốt ráo vào cuộc bàn chuyện tái cơ cấu ngành chăn nuôi lợn. Nhiều biện pháp đƣợc đƣa ra, nhƣ kiểm soát chặt tăng đàn, giảm đàn lợn nái; tăng cƣờng xúc tiến với phía Trung Quốc để xuất khẩu thịt lợn chính ngạch,... Song, cốt lõi là phải thực hiện liên kết chuỗi để kiểm soát chặt dịch bệnh và kiểm soát vệ sinh thực phẩm. Có nhƣ vậy, thịt lợn Việt Nam mới đủ điều kiện để vào các thị trƣờng tiềm năng nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, EU,...[24]. Nhƣ vậy có thể thấy, trong bối cảnh hiện nay, liên kết chính là chìa khóa cơ cấu lại ngành chăn nuôi lợn thịt, thực hiện giám sát quy trình chăn nuôi - giết mổ - tiêu thụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng sản phẩm thịt lợn, đồng thời, liên kết sẽ giúp các chủ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tăng cƣờng yếu tố cạnh tranh về quy mô, có khả năng cạnh tranh với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong khu vực và trên thế giới, đƣợc chia sẻ rủi ro khi giá cả thị trƣờng lên xuống bấp bênh [31]. Trên thực tế, liên kết sản xuất giữa ngƣời chăn nuôi và doanh nghiệp ở nƣớc ta đã có từ lâu, tuy nhiên các mối liên kết này thƣờng thiếu tính bền vững khi các đối tác cùng tham gia chuỗi liên kết không thực hiện đầy đủ các cam kết do chạy theo các lợi ích ngắn hạn trƣớc mắt [22 . Các chính sách liên quan đến việc xây
- 2 dựng và phát triển các chuỗi liên kết chăn nuôi còn chung chung, chƣa tác động mạnh mẽ đến đối tƣợng ngƣời chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi an toàn có nguồn gốc đang phải cạnh tranh thiếu lành mạnh với các sản phẩm không đảm bảo chất lƣợng, không có nguồn gốc có mặt tràn lan trên thị trƣờng, không cạnh tranh đƣợc giá bán, do vậy, sản lƣợng tiêu thụ còn thấp, chƣa tạo hiệu quả kinh tế. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm không ổn định. Giá cả bấp bênh, việc tiếp cận nguồn thông tin thị trƣờng của cả ngƣời chăn nuôi và ngƣời tiêu dùng còn hạn chế, tiêu thụ sản phẩm phải qua nhiều khâu trung gian đã đẩy giá bán sản phẩm lên cao, chƣa kể ngƣời sản xuất còn bị thƣơng lái p giá bán. Đồng thời việc khai thác thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế còn yếu, nhất là thị trƣờng xuất khẩu vv [21]. Đã có nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nƣớc về phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản bao gồm cả sản phẩm thịt lợn. Tuy nhiên, cho đến nay, theo hiểu biết tác giả, chƣa có một nghiên cứu cụ thể và toàn diện về phát triển liên kết theo cả chiều ngang, dọc trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt. Các kết quả nghiên cứu trƣớc đây chƣa chỉ rõ và phân tích đƣợc về các yếu tố ảnh hƣởng để có thể xây dựng các giải pháp tăng cƣờng liên kết trong lĩnh vực này một cách hiệu quả và bền vững. Với đặc thù về điều kiện tự nhiên và KTXH, Thái Nguyên là một trong những địa phƣơng có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Là địa phƣơng có đàn lợn lớn thứ 3 trong số các tỉnh Vùng Trung du và miền núi phía Bắc, sản lƣợng lợn thịt bình quân của tỉnh giai đoạn 2014 - 2018 là 91.674 tấn, đóng góp khoảng 20% giá trị GRDP của tỉnh [10]. Sản phẩm lợn thịt của tỉnh không những cung cấp cho thị trƣờng tiêu thụ nội tỉnh mà còn cung cấp sang các địa phƣơng phụ cận và tham gia xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Quốc. Liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở Tỉnh Thái Nguyên cũng vì thế đã bắt đầu hình và phát triển từng bƣớc. Tính đến năm 2019, đã có 34 mô hình chăn nuôi lợn thịt liên kết với doanh nghiệp, quy mô 600 - 4.000 con. Toàn tỉnh có 36 HTX chăn nuôi, 08 THT chăn nuôi, một số HTX bƣớc đầu có hình thành liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm liên kết sản xuất, tạo đƣợc bƣớc chuyển dịch cơ cấu trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn [6], [7]. Trong đề án phát triển sản xuất chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020, nội dung phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hƣớng liên kết từ khâu sản xuất chăn nuôi đến khâu giết mổ sản phẩm thịt lợn theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát
- 3 triển bền vững đƣợc đƣa lên hàng đầu. Tuy có nhiều lợi thế nhƣ vậy nhƣng đến nay, sản phẩm chăn nuôi chủ lực của tỉnh Thái Nguyên vẫn chƣa có một thƣơng hiệu riêng, chƣa mang lại giá trị tích cực xứng đáng với tiềm năng và lợi thế của vùng [6][7] vv. Tại địa phƣơng hiện nay, chƣa thiết lập đƣợc mô hình liên kết sản xuất chuỗi; thu hút doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất con giống, thức ăn chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; chăn nuôi theo quy trình VietGAP còn thấp [6][7]. Trong giai đoạn khủng hoảng xuống giá thịt lợn hơi (2017 - 2019), Thái Nguyên cũng là một trong những địa phƣơng có nhiều hộ chăn nuôi lợn chịu tổn thất nghiêm trọng [41]. Có thể thấy, đây là kết quả tất yếu của quá trình sản xuất thiếu sự liên kết cung cầu, liên kết giữa các tác nhân tham gia trong sản xuất và tiêu thụ thịt lợn lỏng lẻo, chƣa giải quyết đƣợc vấn đề về đầu vào, đầu ra, rủi ro trong sản xuất. Do đó để thúc đẩy chăn nuôi lợn thịt tại địa phƣơng phát triển bền vững cần phải có sự liên kết thống nhất, chặt chẽ giữa các nhà tác nhân tham gia chuỗi giá trị lợn thịt, liên kết của các chủ thể tham gia trực tiếp và gián tiếp hoạt động cung ứng lợn thịt nhƣ Nhà nƣớc, đơn vị, cá nhân ngoài ngành, ngƣời tiêu dùng ..vv Vì vậy, xây dựng, phát triển, tăng cƣờng các liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt là yêu cầu lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong phát triển nông nghiệp bền vững ở địa phƣơng hiện nay. Trong bối cảnh nhƣ vậy, đề tài luận án là cần thiết và cấp bách nhằm đề xuất các giải pháp phát triển, tăng cƣờng liên kết trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt góp phần xây dựng cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam. Vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu lý luận và thực trạng liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở Thái Nguyên trong thời gian vừa qua nhằm đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển liên kết kinh tế giữa các chủ thể trong hoạt động chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm lợn thịt làm tiền đề tạo nên chuỗi cung ứng lợn thịt bền vững, thu lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các tác nhân tham gia chuỗi. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa, phát triển cơ sở lý luận và rút ra bài học kinh nghiệm thực tiễn về liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt;
- 4 - Phân tích, đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động liên kết, các yếu tố ảnh hƣởng đến liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên; - Gợi ý giải pháp giúp hình thành và phát triển liên kết bền vững trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động cung ứng; nội dung, hình thức, mức độ liên kết kinh tế của các tác nhân của chuỗi cung ứng chăn nuôi – tiêu thụ lợn thịt; Các chính sách liên quan của Nhà nƣớc, các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu tập trung trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Về thời gian: Các số liệu thống kê thứ cấp đƣợc thu thập trong khoảng thời gian 5 năm từ 2015 - 2019 và thu thập số liệu sơ cấp tại thời điểm năm 2019. Phạm vi để xuất giải pháp đến năm 2030. - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào phân tích hoạt động của các tác nhân trong chuỗi cung ứng chăn nuôi – tiêu thụ lợn thịt, đánh giá thực trạng về các liên kết theo chiều ngang giữa những hộ chăn nuôi, liên kết dọc theo chuỗi cung ứng Ngƣời cung ứng đầu vào – Ngƣời chăn nuôi – Ngƣời tiêu thụ lợn thịt, kết quả, hạn chế của các chính sách hỗ trợ hoạt động liên kết tại địa phƣơng, các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thúc đẩy hình thành liên kết và phát triển bền vững các liên kết kinh tế giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng chăn nuôi – tiêu thụ lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, qua đó cung cấp một số cơ sở lý thuyết phù hợp với tình hình thực tiễn thực hiện triển khai liên kết trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm lợn thịt. Đồng thời, luận án cũng đƣa ra phƣơng pháp cần thiết đánh giá khách quan và khoa học về thực trạng liên kết kinh tế trong hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở phạm vi địa phƣơng. Nghiên cứu cũng đƣa ra mô hình phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến liên kết của hộ chăn nuôi làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển liên kết kinh tế trong hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt, phát triển ngành chăn nuôi bền vững là cơ sở để tăng thu nhập cho ngƣời chăn nuôi. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn đối với các nhà quản lý địa phương
- 5 Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học giúp cho những nhà hoạch định chính sách có một cái nhìn cụ thể và toàn diện về chính sách liên kết trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt. Từ đó, thiết lập và tiến hành có hiệu quả hơn các chƣơng trình, đề án, chính sách quản lý tổ chức sản xuất chăn nuôi và hoạt động tiêu thụ mặt hàng lợn thịt tại tỉnh Thái Nguyên, góp phần nâng cao thu nhập của ngƣời dân nông thôn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và lợi ích bền vững của cả ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn trong tƣơng lai, đóng góp sự phát triển kinh tế xã hội. 4.3. Ý nghĩa thực tiễn đối với người chăn nuôi, các doanh nghiệp tham gia chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt Thúc đẩy hoạt động liên kết sẽ giúp các chủ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tăng cƣờng các yếu tố cạnh tranh, thực hiện giám sát quy trình chăn nuôi vệ sinh an toàn thực phẩm có khả năng cạnh tranh với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Với các giải pháp đƣợc đề xuất trong luận án dựa trên các phân tích về thực trạng, các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả, hiệu lực liên kết trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt do đó sẽ giúp các chủ thể tham gia chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt có một môi trƣờng cũng nhƣ cơ sở hành lang pháp lý bảo vệ cho hoạt động liên kết chăn nuôi giúp họ có thể tồn tại và phát triển trong tình hình mới khi mà Việt Nam tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do WTO, Hiệp định xuyên Thái Bình dƣơng (TTP), hình thành khu vực công đồng ASEAN ..vv. 5. Đóng góp mới của luận án (1) Kết quả nghiên cứu luận án góp phần hoàn thiện và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nói chung và chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm lợn thịt. Cụ thể, luận án đƣa ra khái niệm, đặc điểm liên kết kinh tế trong hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt; các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hƣởng đến việc hình thành và phát triển ổn định các liên kết kinh tế trong chuỗi cung ứng lợn thịt. Rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng một cách phù hợp vào thực tiễn thúc đẩy các hoạt động liên kết kinh tế giữa các chủ thể kinh tế trong hoạt động sản xuất chăn nuôi lợn thịt nhằm duy trì mối quan cung cầu, ổn định và tăng cao thu nhập cho hộ chăn nuôi lợn thịt. (2) Luận án xây dựng đƣợc khung phân tích và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt.
- 6 (3) Trên cơ sở tài liệu thứ cấp và kết quả điều tra khảo sát, luận án đã khái quát cơ bản hoạt động của chuỗi cung ứng lợn thịt; phân tích thực trạng, đánh giá mức độ liên kết kinh tế theo chiều ngang và chiều dọc trong chuỗi cung ứng sản phẩm lợn thịt, phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc hình thành các liên kết kinh tế của hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Luận án sử dụng phƣơng pháp Kruskall-Wallis để kiểm định sự khác biệt trong mỗi nhóm đối với kết quả liên kết ngang (liên kết hợp tác, hợp tác xã) và liên kết dọc (liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đầu ra) theo từng mức độ trong mỗi biến và sử dụng mô hình hồi quy Logits để đánh giá khả năng tham gia liên kết của hộ chăn nuôi. Bên cạnh đó, luận án là báo cáo đầu tiên hệ thống hóa các chính sách hỗ trợ hoạt động liên kết trong sản xuất nông nghiệp và trong hoạt động chăn nuôi lợn thịt áp dụng tại địa phƣơng trong giai đoạn 2015 – 2020, chỉ ra đƣợc những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong việc trong hoạt động triển khai các chính sách liên kết kinh tế trong hoạt động chăn nuôi ở tỉnh Thái Nguyên. (4) Luận án đã đề xuất đƣợc hệ thống các giải pháp thúc đẩy hình thành, phát triển liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt làm tiền đề xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững bảo đảm cả hai mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định thu nhập ngƣời chăn nuôi và đảm bảo lợi ích ngƣời tiêu dùng thịt lợn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 6. Bố cục của luận án Ngoài Phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án đƣợc bố cục thành 5 chƣơng: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu về liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt. Chương 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên Chương 5: Giải pháp tăng cƣờng liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở tại tỉnh Thái Nguyên.
- 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nghiên cứu của nƣớc ngoài 1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến liên kết kinh tế trong sản xuất - tiêu thụ nông sản Trong nền kinh tế hiện đại, hoạt động “Liên kết” ngày càng đƣợc ứng dụng trong phát triển kinh tế vùng, ngành, phát triển từng sản phẩm ..vv nhằm mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ của các chủ thể tham gia liên kết. Với hƣớng tiếp cận nghiên cứu liên kết kinh tế là một thành phần quan trọng, là “chất kết dính” [31] trong hoạt động xây dựng và phát triển chuỗi ngành hàng, xuyên suốt từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhƣ chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị. Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi đƣợc xem là nhân tố quan trọng nhằm phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của chuỗi. Trên thị trƣờng, nông sản là một loại hàng hóa đặc biệt vì chất lƣợng nông sản ảnh hƣởng trực tiếp tới sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Do vậy, mối quan tâm hàng đầu của ngƣời tiêu dùng đối với mặt hàng này là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu sản xuất cho tới khâu chế biến. Nhận thức đƣợc điều đó, LKKT trong chuỗi sản xuất nông sản đã phát triển rất nhanh, đặc biệt là tại các nƣớc phát triển cao trong những năm gần đây. Vì thế, cho đến nay, cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về LKKT trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, đƣợc chia thành nhiều nhóm khác nhau. Trong nội dung dƣới đây, tác giả phân tích một số công trình tiêu biểu liên quan đến chuỗi giá trị (Value Chain), chuỗi cung ứng (Supply chain), liên kết (Intergration hoặc Likage) trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nói chung, chuỗi nông sản nói riêng. Sử dụng phƣơng pháp tiếp cận chuỗi, nhiều nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị toàn cầu để tìm hiểu cách thức mà các công ty, các quốc gia hội nhập toàn cầu, đồng thời chỉ ra lợi ích của LKKT và đánh giá các yếu tố tác động đến LKKT, một số tác giả và công trình thuộc nhóm này là Gereffi and Kzeniewicz (1994), Van Roekel và cộng sự (2002), Andrew và cộng sự (2008)...; Dƣới khía cạnh tổng quát, Gereffi and Korzenniewicz (1994), trong nghiên cứu về quản trị chuỗi giá trị toàn cầu đã thực hiện việc lập sơ đồ hoạt động trong chuỗi và phân tích chuỗi để làm sáng tỏ vấn đề công ty, vùng, quốc gia đƣợc kết nối với nền kinh tế toàn cầu nhƣ thế nào [64]. Nghiên cứu của Van Roekel và các cộng sự (2002) về xây dựng chuỗi cung ứng nông sản của đã chỉ ra lợi ích của các hộ nông dân khi tham gia vào chuỗi cung
- 8 ứng nông sản, đó là sẽ giảm đƣợc chi phí giao dịch, đƣợc hƣởng các dịch vụ ƣu đãi hơn nhờ đó, góp phần giảm nghèo và tăng trƣởng kinh tế [65]. Tƣơng tự, nghiên cứu của Andrew và cộng sự (2008) đã chỉ ra liên kết đem lại lợi ích khi tập trung sản lƣợng của những ngƣời nông dân vào cùng một thời điểm. Việc thống nhất lịch thời vụ cũng giúp phòng tránh dịch bệnh tốt hơn và quy mô lớn hơn sẽ tăng khả năng tiếp cận tín dụng hay ứng trƣớc vật tƣ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất [56]. Heijden và Vink (2013) trong nghiên cứu về sự bùng nổ của hoạt động siêu thị và an ninh lƣơng thực ở Namibia đã xác định quy trình sản xuất của nông hộ chủ yếu qua các khâu sản xuất - chế biến - đóng gói - tiêu thụ. Tác giả đã chỉ ra là do liên kết giữa ngƣời sản xuất và ngƣời mua yếu cùng với các vấn đề nhƣ: thiếu thông tin thị trƣờng; khả năng thƣơng lƣợng k m và sản xuất phân tán; cơ sở hạ tầng k m phát triển; vốn tài chính, vật chất và nhân lực cần thiết hạn chế là năm rào cản chính trong tiếp cận thị trƣờng của nông dân sản xuất nhỏ ở các nƣớc đang phát triển [73]. Nghiên cứu mặt hàng chè, Chen Wu (2009) tập trung phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm chè trong nƣớc và xuất khẩu của Trung Quốc. Tác giả đã đề xuất gợi ý giải pháp về sự cần thiết phải liên kết với nhau giữa các hộ trồng chè khi tham gia vào chuỗi [62]. Nghiên cứu của UNCTAD (2001) về liên kết giữa các công ty trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm chỉ ra LKKT bao gồm ba loại: liên kết dọc, liên kết ngang, liên kết ch o và liên kết các công ty với các đơn vị phi kinh doanh nơi liên kết ch o đƣợc thực hiện giữa các công ty trong cùng một lĩnh vực, liên kết dọc bao gồm các liên kết ngƣợc và liên kết xuôi dựa trên mối quan hệ đầu vào - đầu ra trong quá trình sản xuất [109]. Các mối liên kết này đƣợc thực hiện khá đa dạng trong thực tiễn. Hình thức chủ yếu liên kết kinh trong sản xuất và tiêu thụ nông sản là liên dọc và liên kết ngang. Trong đó loại hình LKKT ngang phổ biến hiện nay của nông dân tại các quốc gia là tham gia vào hợp tác xã (HTX), đa số các nghiên cứu đều khẳng định HTX mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là lợi ích về mặt kinh tế cho nông dân. Prakash Daman (2000) nghiên cứu kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp của Nhật Bản, từ đó ứng dụng với các nƣớc đang phát triển, tác giả đã đề xuất các yếu tố giúp cho HTX nông nghiệp thành công là: sự tham gia quản lý của xã viên, vai trò của ban quản trị, ban kiểm soát, vai trò của Chính phủ trong việc khuyến khích hỗ trợ cho phát triển HTX [91]. Tƣơng tự, nghiên cứu của Osterbeg và Nilson (2009) [89] đã chỉ ra rằng sự
- 9 tham gia bình đẳng của xã viên vào hoạt động quản trị HTX có tác động đến kết quả HTX, thông qua đó, mỗi xã viên chia sẻ hiểu biết chung của mình. Đây là tiền đề giúp mang lại giá trị gia tăng cho HTX và tăng cƣờng lợi ích cho các thành viên. Một số nghiên cứu tập trung phân tích mối liên kết dọc giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đây là một loại hình liên kết quan trọng và cần đƣợc mở rộng tại các nƣớc đang phát triển, khi nền sản xuất nông nghiệp còn trong tình trạng manh mún. Các tác giả thuộc nhóm này có thể kể đến là: Minot (2007), Wainaina và cộng sự (2012), Prowse (2012). Prowse (2012) nghiên cứu LKKT dọc bằng hình thức hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp ở các nƣớc đang phát triển chỉ ra LKKT này là giải pháp thích hợp nhằm hạn chế các thất bại thị trƣờng nông nghiệp vì nó khuyến khích các luồng thông tin liên quan đến sản xuất, tăng hiệu suất theo quy mô, giảm chi phí và hỗ trợ các nguồn lực tài chính, kỹ thuật. Hơn nữa, hợp đồng còn khuyến khích nông dân đầu tƣ nhiều hơn trong sản xuất do đƣợc hỗ trợ về tín dụng và đảm bảo kênh phân phối, điều này dẫn đến mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa nông dân và các doanh nghiệp[94]. Nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp ở các nƣớc đang phát triển, Minot (2007) đã cho kết quả là liên kết thông qua Hợp đồng trong nông nghiệp có thể hỗ trợ nông dân nhỏ trong việc nâng cao năng suất [86]. Tƣơng tự, nghiên cứu hợp đồng liên kết trong chăn nuôi gia cầm ở Kenya, Wainaina và cộng sự (2012) cho thấy có sự gia tăng thu nhập thuần của hộ chăn nuôi tham gia liên kết so với hộ không tham gia hợp đồng liên kết [106]. Shyamal K. Chowdhury (2005) nghiên cứu các nguyên nhân của sự xuất hiện của bán lẻ hiện đại và các mối quan hệ dọc trong chuỗi giá trị thực phẩm của Indonesia, và hậu quả của những thay đổi này đối với tổ chức thị trƣờng và phân phối giá trị. Những phát hiện của bài viết này cho thấy rằng có cả hai yếu tố về phía cung và cầu góp phần vào sự xuất hiện của bán lẻ hiện đại. Sự phát triển của mối quan hệ dọc giữa nông dân và các nhà bán lẻ hiện đại đƣợc quan sát ở Indonesia là một phản ứng trực tiếp với rủi ro và sự không chắc chắn về chất lƣợng. Trong mối quan hệ dọc, các nhà bán lẻ quy mô lớn có thể kiếm đƣợc tiền thuê độc quyền và có nguy cơ loại trừ nông dân quy mô nhỏ khỏi chuỗi giá trị thực phẩm mới nổi. Tuy nhiên, có những kênh thay thế thông qua đó nông dân có thể bán sản phẩm của họ, mặc dù với giá thấp hơn so với các kênh hiện đại, và các biện pháp có thể đƣợc thiết lập để bảo vệ họ chống lại tiền thuê độc quyền. Những phát hiện có ý nghĩa chính sách quan trọng đối với các nƣớc đang phát triển [96].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 185 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn