Luận án Tiến sĩ: Kỹ năng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên sĩ quan cấp phân đội
lượt xem 37
download
Trên cơ sở khái quát về lý luận và thực tiễn các công trình nghiên cứu Tâm lý học, Giáo dục học trên thế giới và trong nước, tác giả đã xây dựng khái niệm KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội; những thành tố tạo thành; các giai đoạn hình thành; các yếu tố ảnh hưởng; chỉ rõ thực trạng và đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội ở trường đại học quân sự hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Kỹ năng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên sĩ quan cấp phân đội
- Lời cam đoan Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Tạ Quang Đàm
- MỤC LỤC Trang MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 7 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CỦA HỌC VIÊN SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI 27 1.1. Các khái niệm cơ bản 27 1.2. Những thành tố tạo thành và các giai đoạn hình thành kỹ năng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên sĩ quan cấp phân đội 37 1.3. Đặc điểm hoạt động tự học và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên sĩ quan cấp phân đội 53 Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 76 2.1 Đơn vị, khách thể và nội dung nghiên cứu 76 2.2 Các giai đoạn nghiên cứu 77 2.3 Phương pháp nghiên cứu 83 2.4 Thang điểm và tiêu chí đánh giá 97 Chương 3 THỰC TRẠNG, BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM NÂNG CAO MỘT SỐ KỸ NĂNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CỦA HỌC VIÊN SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI 101 3.1 Thực trạng kỹ năng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên sĩ quan cấp phân đội 101 3.2 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên sĩ quan cấp phân đội 115 3.3 Biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao kỹ năng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên sĩ quan cấp phân đội 123 3.4 Kết quả thực nghiệm nâng cao một số kỹ năng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên sĩ quan cấp phân đội 134 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 161
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT 1 Cán bộ quản lý CBQL 2 Đại học quân sự ĐHQS 3 Đơn vị thực nghiệm ĐVTN 4 Đơn vị đối chứng ĐVĐC 5 Điểm trung bình ĐTB 6 Học viên sĩ quan HVSQ 7 Học viện Hậu cần HVHC 8 Học viện Kỹ thuật quân sự HVKTQS 9 Khoa học xã hội và nhân văn KHXH&NV 10 Khá - giỏi K-G 11 Kỹ năng tự học KNTH 12 Sĩ quan Lục quân SQLQ 13 Sĩ quan Chính trị SQCT 14 Nhà xuất bản Nxb 15 Tâm lý học TLH 16 Trung bình - Trung bình khá TB-TBK
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số thứ Tên bảng biểu Trang tự 3.1 Mức độ thành thạo kỹ năng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở nhóm kỹ năng 1 (tự đánh giá của học viên) 101 3.2 Mức độ thành thạo kỹ năng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở nhóm kỹ năng 2 (tự đánh giá của học viên) 103 3.3 Mức độ thành thạo kỹ năng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở nhóm kỹ năng 3 (tự đánh giá của học viên) 104 3.4 Tương quan giữa các nhóm kỹ năng với KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ 106 3.5 Mức độ thành thạo KNTH các môn KHXH&NV (Đánh giá của cán bộ - giảng viên) 108 3.6 Mức độ thành thạo KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội của các nhà trường quân sự 113 3.7 Mô tả thống kê các kỹ năng thực nghiệm tác động 135 3.8 Kỹ năng lập kế hoạch tự học của HVSQ thống kê theo tần suất 136 3.9 Mức chênh lệch giữa lần 1 và lần 3 kỹ năng lập kế hoạch tự học của HVSQ ở ĐVTN và ĐVĐC 138 3.10 KN đọc và ghi chép thông tin của HVSQ thống kê theo tần suất 140 3.11 Mức chênh lệch giữa lần 1 và lần 3 kỹ năng đọc và ghi chép thông tin khi đọc tài liệu của HVSQ ở ĐVTN và ĐVĐC 142 3.12 Kỹ năng làm bài thu hoạch của HVSQ thống kê theo tần suất 143 3.13 Mức chênh lệch giữa lần 1 và lần 3 kỹ năng làm thu hoạch của HVSQ ở ĐVTN và ĐVĐC 144
- DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Số thứ tự Tên đồ thị, sơ đồ, biểu đồ Trang 1.1 Những thành tố tạo thành KNTH các môn KHXH&NV 43 của HVSQ cấp phân đội 1.2 Các giai đoạn hình thành KNTH các môn KHXH&NV 53 của học viên sĩ quan cấp phân đội 3.1 Mức độ thành thạo KNTH các môn KHXH&NV của 102 HVSQ ở nhóm KN1. 3.2 Mức độ thành thạo KNTH các môn KHXH&NV của 104 HVSQ ở nhóm KN2. 3.3 Mức độ thành thạo KNTH các môn KHXH&NV của 105 HVSQ ở nhóm KN3. 3.4 Tương quan giữa các nhóm kỹ năng với KNTH các môn 107 KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội 3.5 Đánh giá của giảng viên, CBQL và HVSQ về mức độ 109 thành thạo KNTH các môn KHXH&NV 3.6 So sánh KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ 112 có học lực khác nhau 3.7 Mức độ thành thạo KNTH các môn KHXH&NV của 114 HVSQ cấp phân đội của các nhà trường quân sự 3.8 Biểu đồ biểu diễn mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến 121 KNTH các môn KHXH&NV theo đánh giá của HVSQ 3.9 Đánh giá của học viên, giảng viên và CBQL về các yếu 123 tố ảnh hưởng tới KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội 3.10 Mức chênh lệch kỹ năng lập kế hoạch tự học của 139 HVSQ ở ĐVTN và ĐVĐC sau đo nghiệm lần 3 3.11 Mức chênh lệch kỹ năng đọc và ghi chép thông tin 142 khi đọc tài liệu của HVSQ ở ĐVTN và ĐVĐC sau đo nghiệm lần 3 3.12 Mức chênh lệch kỹ năng làm bài thu hoạch của 145 HVSQ ở ĐVTN và ĐVĐC sau đo nghiệm lần 3
- 7 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin mà ở đó khối lượng tri thức của loài người tăng lên với tốc độ nhanh chóng. Đứng trước thực tế này, giáo dục nhà trường đã có những thay đổi căn bản: từ quan niệm học tập chỉ trong một thời gian nhất định bằng quan niệm: “học thường xuyên, học liên tục, học suốt đời”. Để có thể học tập suốt đời đạt hiệu quả, đương nhiên mỗi người phải lựa chọn cho mình một cách phù hợp nhất, lấy tự học làm nền tảng. “Kỹ năng tự học các môn KHXH&NV của học viên sĩ quan cấp phân đội” là vấn đề thuộc lĩnh vực Tâm lý học được nghiên cứu mang tính chất đặc thù về hoạt động tự học trong môi trường quân sự. Trên cơ sở khái quát về lý luận và thực tiễn các công trình nghiên cứu Tâm lý học, Giáo dục học trên thế giới và trong nước, tác giả đã xây dựng khái niệm KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội; những thành tố tạo thành; các giai đoạn hình thành; các yếu tố ảnh hưởng; chỉ rõ thực trạng và đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội ở trường đại học quân sự hiện nay. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong quá trình dạy học cách dạy “thầy truyền thụ, trò tiếp thu” ngự trị bao năm trong nền Giáo dục Việt Nam cho đến nay có thể nói vẫn chưa thực sự thay đổi. Chính lối dạy và cách học thụ động như thế đã vô tình trở thành rào cản khiến người học khó có thể tự mình lĩnh hội được kiến thức. Do vậy, dạy học làm sao phải phát triển toàn diện phẩm chất năng lực cho người học, để họ có thể tự mình học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Nền tảng của việc học tập ấy chính là người học phải biết cách tự học. Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương khoá XI chỉ rõ:
- 8 “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học, thực hiện mục tiêu giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài với nguyên lý giáo dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, kinh doanh, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” ... “Chuyển hệ thống giáo dục cứng nhắc, thiếu tính liên thông hiện nay sang hệ thống giáo dục mới, linh hoạt, bảo đảm liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập suốt đời; xây dựng xã hội học tập” [20, tr. 99]. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của quân đội có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần quyết định thành công của công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Để đáp ứng yêu cầu đó một trong những đòi hỏi đối với người sĩ quan quân đội phải có phẩm chất, năng lực toàn diện đặc biệt là phẩm chất nhân cách của họ. Các môn KHXH&NV ở nhà trường quân đội là các môn học rất quan trọng và cần thiết đối với người sĩ quan quân đội. Đây là các môn học có vai trò hàng đầu trong xây dựng cho đội ngũ sĩ quan quân đội thế giới quan khoa học, quan điểm chính trị rõ ràng khi xem xét các hiện tượng, các sự kiện của xã hội và hoạt động quân sự; trong hình thành, phát triển các phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của người quân nhân cách mạng, từ đó góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. Tuy nhiên, thực tế phần lớn HVSQ khi mới vào học trong nhà trường quân đội còn rất lúng túng trong phương pháp tự học, tự học đối với họ chủ yếu là xem lại bài, cố nhớ theo kiểu học thuộc lòng những nội dung chính để trả bài, trả bài xong là quên, trình độ vận dụng kiến thức được
- 9 trang bị vào thực tiễn rất yếu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do HVSQ thiếu những KNTH cần thiết. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tự học, các khía cạnh khác khai thác về tự học rất phong phú, nhưng khoảng trống mà các công trình của các tác giả chưa đề cập sâu chính là KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội đây là một đề tài khoa học mới, có tính thời sự, cấp bách và chưa được làm rõ; nó rất cần được giải quyết. Bởi vậy nâng cao KNTH các môn KHXH&NV là một trong những nhiệm vụ quan trọng, không thể thiếu được trong quá trình học tập. Về mặt lý luận, đã có không ít các công trình nghiên cứu về kỹ năng, tự học, kỹ năng học, trong đó có đề cập đến những vấn đề thuộc kỹ năng tự học, tuy nhiên vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập trực tiếp KNTH ở góc độ Tâm lý học nhất là các thành tố tạo thành, các giai đoạn hình thành KNTH các môn KHXH&NV của học viên sĩ quan cấp phân đội. Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: “Kỹ năng tự học các môn KHXH&NV của học viên sĩ quan cấp phân đội”để nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội, luận án đề xuất các biện pháp tâm lý sư phạm nhằm nâng cao KNTH, của học viên, đáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạo trong tình hình hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội. - Khảo sát đánh giá thực trạng KNTH và các yếu tố ảnh hưởng đến KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội. - Đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao KNTH các môn KHXH&NV cho HVSQ cấp phân đội ở các trường đại học quân sự hiện nay.
- 10 - Tổ chức thực nghiệm tác động nâng cao KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội trong quá trình học tập ở các trường đại học quân sự. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 4.1. Đối tượng nghiên cứu Kỹ năng tự học các môn KHXH&NV Khách thể nghiên cứu: 978 Học viên sĩ quan cấp phân đội và 100 giảng viên, cán bộ quản lý ở các trường: Trường sĩ quan Lục quân 1, Trường sĩ quan Chính trị, Học viện Hậu cần, Học viện Kỹ thuật quân sự. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về nội dung Nghiên cứu KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội ở góc độ tâm lý học sư phạm, đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng biểu hiện của mức độ thành thạo KNTH và khảo sát kỹ thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội. - Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu KNTH của HVSQ đại diện cho các loại hình ngành nghề đào tạo của trường đại học quân sự ở Miền Bắc: Trường sĩ quan Chính trị; Trường sĩ quan Lục quân 1; Học viện Hậu cần; Học viện Kỹ thuật quân sự. 4.3. Giả thuyết khoa học KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội còn thấp, ở ba nhóm KNTH: kỹ năng lập kế hoạch tự học; kỹ năng triển khai thực hiện kế hoạch tự học; kỹ năng tự kiểm tra, điều chỉnh. Nếu làm rõ được 3 nhóm KNTH, những thành tố tạo thành, các giai đoạn hình thành và những yếu tố ảnh hưởng tới KNTH của HVSQ, đồng thời tiến hành những biện pháp tác động vào kỹ năng lập kế hoạch tự học; kỹ năng đọc và
- 11 ghi chép thông tin khi đọc tài liệu một cách hợp lý; học viên biết cách làm bài thu hoạch thì sẽ nâng cao được KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hổ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tự học làm cơ sở lý luận. Đồng thời dựa trên quân điểm của tâm lý học hoạt động; hệ thống lý luận về kỹ năng, tự học, KNTH của các nhà khoa học trên thế giới và trong nước để giải quyết các vấn đề đặt ra.. Thực tiễn chất lượng tự học các môn KHXH&NV của HVSQ trong nhà trường quân sự hiện nay, học viên chưa biết cách tự học các môn học này nên kết quả học tập còn thấp chưa đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đào tạo của nhà trường quân sự. Các đề tài khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này trên thực tiễn có nhiều công trình đã nghiên cứu về tự học, KNTH nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận án được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa Mác - Lênin, các nguyên tắc phương pháp luận của Tâm lý học như: nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng các hiện tượng tâm lý; nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động; nguyên tắc phát triển tâm lý với phương pháp tiếp cận: hoạt động - giá trị - nhân cách, hệ thống - cấu trúc, lịch sử - lô gic, các luận điểm và sự phát triển tâm lý con người... - Luận án sử dụng ba nhóm phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Nhóm phương pháp phân tích tài liệu: đọc, phân tích, khái quát hoá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các văn kiện, sách, tài liệu, luận
- 12 án … có liên quan đến đề tài để thu thập thông tin phục vụ xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu của mình. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: để đánh giá thực trạng và có cơ sở đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với cán bộ giảng viên và học viên sĩ quan có học lực khác nhau để thu thập thêm thông tin, tăng cơ sở cho nhận định của luận án. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng các bảng câu hỏi điều tra ý kiến đánh giá của học viên, giảng viên, CBQL nhằm phát hiện thực trạng của vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu một số học viên, giảng viên, CBQL về KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội. - Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, tìm hiểu ý kiến của các chuyên gia nhằm làm sáng tỏ hơn phần cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, các thành tố tạo thành, các giai đoạn hình thành KNTH của HVSQ. - Phương pháp quan sát: Quan sát việc học tập của HVSQ trên lớp và tự học ở nhà để làm rõ hơn phần thực trạng. - Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp tác động nâng cao KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội. - Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động: Phân tích các bài viết thu hoạch, qua kết quả các buổi thảo luận và kết quả thi, kiểm tra. Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: số liệu thu được sau khảo sát thực tế được sử dụng một số công thức toán học thống kê với sự trợ giúp của phần mềm SPSS dùng trong môi trường Window.
- 13 6. Những đóng góp mới của luận án Đóng góp mới về lý luận - Luận án xác định những kỹ năng trong tự học các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội. - Xác định những thành tố tạo thành và các giai đoạn hình thành KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội. - Làm rõ đặc điểm hoạt động tự học, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội. Đóng góp mới về thực tiễn - Luận án đánh giá đúng thực trạng KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội. - Đưa ra phương thức thực nghiệm tác động nâng cao một số KNTH cho HVSQ nhà trường quân đội. - Luận án đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm nâng cao KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội ở các trường đại học quân sự. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án đã bổ sung, góp phần làm rõ một số khái niệm của Tâm lý học quân sự như: KNTH, KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội. - Luận án làm phong phú thêm hệ thống lý luận về KNTH các môn KHXH&NV của HVSQ cấp phân đội. - Luận án là tài liệu tham khảo cho người học nói chung, HVSQ ở các trường đại học quân sự nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng đạo tạo sĩ quan trong nhà trường quân đội. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được trình bày thành ba chương, 11 tiết.
- 14 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về tự học và kỹ năng tự học 1.1. Nghiên cứu về tự học Hoạt động học là phương thức để con người tiếp thu tri thức, hành vi trong cuộc sống. Việc học giúp cá nhân lĩnh hội tri thức đã được tích luỹ trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng. Việc lĩnh hội tri thức của mỗi người chỉ đạt được kết quả cao khi họ tự học. Do vậy, nghiên cứu về tự học có giá trị nhất định trong việc thúc đẩy con người tích luỹ kinh nghiệm, tri thức khoa học để nâng cao năng lực nhận thức thế giới khách quan. Vấn đề tự học đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Dựa trên những thành tựu lý luận cơ bản của Tâm lý học hành vi và tâm lý học trí tuệ, xem xét con người với tư cách là “con người cá thể”, mà sự phát triển tâm lý của nó trước hết phải tuân theo các quy luật đặc biệt từng cá thể. Dựa trên cơ sở tâm lý đó, các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp dạy học nhằm khai thác và phát huy tốt nhất “cái cá nhân” trong người học. Có thể khái lược một số kết quả nghiên cứu theo các hướng sau: Hướng nghiên cứu vai trò của tự học Vào đầu thế kỷ XX H. Hippơ và M. Phorvec trong cuốn “Nhập môn tâm lý học xã hội” [39], đã có các nghiên cứu và khẳng định vai trò của tự học trong quá trình dạy học. Theo họ, trung tâm của nhà trường không phải là người thầy mà là học trò, không phải chỉ có thầy giảng dạy mà trò phải tự học, tự nâng cao tri thức cho bản thân với sự giúp đỡ của thầy giáo. Ở Mỹ ngay từ năm 1920 các nghiên cứu đã đưa ra phương pháp giáo dục dựa trên việc phát huy vai trò tự học của học sinh, nổi bật: C. Rose & J.Malcolm Nicholl “Kỹ năng học tập siêu tốc thế kỷ XXI”[81]. Theo quan niệm này toàn bộ hoạt động học của người học là do họ thực hiện theo những công việc mà giáo viên giao. Với cách dạy như vậy người học được chủ động bộc lộ
- 15 khả năng hoạt động của bản thân. Tuy nhiên quan niệm này cũng bị phê phán là làm cho người học chỉ quan tâm cố gắng hoàn thành công việc được giao mà hạn chế tính sáng tạo, không tạo được sự phát triển nhân cách người học. Sau chiến tranh thế giới thứ II, khoa học giáo dục có những tiến bộ đáng kể, nghiên cứu về tự học tiếp tục được thực hiện ở mức độ cao hơn. Quá trình dạy người học tự học được đề cao, bên cạnh đó vai trò của người thầy và các điều kiện bảo đảm cho người học một môi trường sư phạm tối ưu cũng được khẳng định. Tư tưởng này đã kích thích sự nỗ lực, tạo nên một loạt phương pháp dạy học mới, làm phong phú lý luận thực tiễn của khoa học giáo dục nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó có sự tiến bộ rất nhanh của các ngành khoa học cơ bản, một trong những tiến bộ đó là: sự xích lại gần nhau hơn giữa dạy học truyền thống (Giáo viên là nơi phát động thông tin, học sinh là nơi tiếp nhận thông qua diễn giảng trên lớp) và các quan điểm dạy học hiện đại (học sinh là chủ thể tích cực, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn). Theo P. Buhle trong cuốn“Tự học kỹ năng quản lý trong 24 giờ” [7,tr.178]. Học sinh là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục”. Tư tưởng “lấy học sinh làm trung tâm đã được cụ thể hoá thành nhiều phương pháp cụ thể như: “phương pháp hợp tác”, “phương pháp tích cực”, “phương pháp cá thể hoá”, “ phương pháp nêu vấn đề”, … trong đó “phương pháp dạy học tích cực” được nghiên cứu triển khai rộng hơn cả. Theo phương pháp này, giáo viên đóng vai trò gợi sự chú ý kích thích, thúc đẩy học sinh tự hoạt động. Vì thế, người học đóng vai trò trung tâm của quá trình dạy học, còn người dạy là chuyên gia của việc học. Nhìn chung tư tưởng “lấy học sinh là trung tâm trong quá trình dạy học nói riêng và giáo dục nói chung đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều phương pháp, trong đó “phương pháp tích cực” là chủ đạo mang tính nguyên tắc. Đây chính là cơ sở để đưa ra những biện pháp bồi dưỡng KNTH cho học viên.
- 16 N.A.Rubakin trong tác phẩm: “Tự học như thế nào” [82, tr.36], ông đã nhấn mạnh vai trò của thái độ tích cực tự học trong việc chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Theo ông để tự học đạt kết quả thì: “Việc giáo dục động cơ đúng đắn là điều kiện cơ bản để học sinh tích cực, chủ động trong tự học”. Điều này chứng tỏ N.A.Rubakin đã thấy rõ vai trò của yếu tố động cơ trong hoạt động tự học của học sinh. Như vậy, muốn học tập có kết quả đòi hỏi phải giáo dục cho người học động cơ đúng trong tự học. Song thực tế có động cơ đúng nhưng người học thiếu kỹ năng thực hiện thì hoạt động thì tự học vẫn không đạt kết quả. Hướng nghiên cứu theo các yếu tố của tự học Theo hướng này, một số tác giả bàn về vấn đề học tập trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như: D.Goleman với với tác phẩm “ Trí tuệ cảm xúc” [25] trong học tập, những biểu hiện và vai trò của trí tuệ cảm xúc, trí tuệ cảm xúc là một trong những nhân tố quan trọng để học tập đạt hiệu quả; D.Pam với đề tài“Social Work a Profession For Many Face” [123]. Nghiên cứu hoạt động học tập của sinh viên trong trường học ảo, trường học mạng trong thời đại công nghệ thông tin toàn cầu thì tự học là yếu tố quan trọng nhất trong việc tiếp thu tri thức; E.Dyson trong tác phẩm“A Desing For Living in the Digital Age” [115]. Nghiên cứu việc thiết kế cho cuộc sống, vấn đề chủ yếu cho việc học tập trong thời đại kỹ thuật số là sinh viên phải biết cách tự học, trong đó yếu tố tích cực tự giác của người học là nền tảng cho quá trình tự học; L. Porelman với tác phẩm“School’s out” [125], nghiên cứu về những siêu liên kết ngoài nhà trường, dựa vào một số kỹ thuật công nghệ mới, báo động sự kết thúc của một nền giáo dục cổ điển, người học ngoài tiếp thu tri thức từ thầy còn tự tìm kiếm tri thức thông qua các phương tiện hiện đại khác. Do vậy, yếu tố phương tiện kỹ thuật hiện đại là không thể thiếu được trong học tập hiện đại.
- 17 Lý thuyết sư phạm học tương tác được J.M. Denommé và M.Roy trong cuốn “Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác” [17, tr.124], được giới thiệu lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2000. Lý thuyết sư phạm học tương tác đã có ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ khi bàn về quan hệ tương tác giữa dạy và học. Nhóm tác giả thuộc Viện Đại học đào tạo Giáo viên (IUFM) ở Greonoble (Pháp) như Guy Brousseau, Claude Comiti, M.Artigue ... đã đặt cơ sở khoa học cho những tác động sư phạm, thúc đẩy khả năng tự học của học sinh lên cao mà vẫn không làm lu mờ, hạ thấp vai trò của người thầy giáo với tư cách là người “khởi xướng” và là người “kết thúc” một tình huống dạy học. Lý thuyết sư phạm học tương tác đặc biệt quan tâm nghiên cứu đến ba yếu tố: người dạy, người học, môi trường trong quá trình đào tạo. Với cách khai thác của tác giả N.Đ. Levitov trong cuốn“Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm” [51, tr.140], đã chỉ ra một số thành phần tâm lý cơ bản của sự lĩnh hội, các thành phần này có mối quan hệ qua lại với nhau trong tâm lý của người học, nếu thiếu sự tự giác, tích cực thì học tập của học sinh sẽ không đạt yêu cầu đào tạo. Tức là trong học tập người học phải tự học, tự giác, tích cực chiếm lĩnh tri thức cho bản thân. Những thành phần tâm lý của sự lĩnh hội bao gồm: Thái độ tích cực của học sinh đối với công việc tự học; các quá trình tìm hiểu tài liệu một cách trực tiếp và cảm tính; quá trình tư duy với tư cách là quá trình cải biến tài liệu; quá trình ghi nhớ, bảo tồn thông tin. Vấn đề tự học còn được R. Retxke người Đức bàn đến trong cuốn sách “Học tập hợp lý” [ dẫn theo 4]. Tác giả cho rằng: Học tập ở đại học là một quá trình phát triển của con người, quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong các yếu tố đó thì yếu tố bên trong đóng vai trò quyết định đến kết quả tự học. Việc hoàn thành có kết quả những nhiệm vụ tự học đặt ra đòi hỏi
- 18 người học phải đấu tranh với bản thân một cách có phê phán và phải sáng tạo trong quá trình tự học. Hướng nghiên cứu về phương pháp tự học L.P. Đôblaev “Những khía cạnh tâm lý của việc đọc sách” [21, tr.11], đã phân tích những cơ sở khoa học tâm lý, những điều kiện ảnh hưởng tối ưu đến quá trình đọc sách. Các tác giả đã phân tích được một số yếu tố tâm lý cơ bản đảm bảo cho quá trình đọc sách đạt kết quả cao. Theo tác giả phương pháp đọc sách là một trong những yếu tố quan trọng của tự học ở người học. P.V. Êxipôv trong tác phẩm “Công tác tự học của học sinh ngoài giờ lên lớp” [22], cho rằng: Tự học là việc học của học sinh tiến hành khi không có sự tham gia hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Trong đó người học phải vươn tới mục đích đã đề ra. Trong nghiên cứu của mình tác giả cũng đưa ra phương hướng để kích thích hoạt động tự học cho học sinh đó là: Trong quá trình dạy học giáo viên có thể nêu lên hàng loạt vấn đề và yêu cầu học sinh hoàn thành trong một thời gian xác định. Nhưng cách thức hướng dẫn người học tự học thì tác giả chưa đề cập tới. Tác giả B.Jean trong tác phẩm “Để tự học được tốt hơn” [43], tác giả đề cập nhiều đến việc tổ chức hoạt động tự học của người học. Để học sinh tự học tốt hơn đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn phương pháp tự học phù hợp với bậc học, đặc thù từng môn học cho họ. Do vậy, vấn đề đặt ra là sinh viên cần được trang bị phương pháp tự học ngay từ khi bắt đầu học môn học nhất là phương pháp làm việc với sách, phương pháp khái quát, hệ thống nội dung của tài liệu đã đọc. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy các nhà khoa học nước ngoài đã xem xét tự học một cách toàn diện như: khẳng định vai trò quan trọng của tự học, những thành tố, những phương pháp giúp cho người học tự học đạt
- 19 hiệu quả. Vấn đề tự học được các tác giả xem xét trong mối quan hệ với hoạt động dạy của quá trình dạy học. Việc tự học của học sinh được tổ chức dưới sự điều khiển của giáo viên thông qua hệ thống các bài tập nhận thức nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập. Tuy nhiên, nhìn chung các tác giả còn chưa nghiên cứu một cách hệ thống và chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến KNTH, các yếu tố tạo thành, các giai đoạn hình thành và giải pháp nâng cao KNTH cho người học... 1.2. Nghiên cứu về kỹ năng tự học Khai thác KNTH của các nhà Tâm lý học nước ngoài có thể khái quát thành ba hướng nghiên cứu sau: - Hướng nghiên cứu huấn luyện để hình thành kỹ năng tự học Trong những nghiên cứu ở hướng này khai thác vấn đề hình thành KNTH cho người học dưới góc độ hoạt động sư phạm, một số nhà TLH quan tâm nghiên cứu sự hình thành KNTH trong dạy học như: D.C. Fuller, I. Shah, N.Đ. Levitov, C. Kyriacou, Shuell, Brow, Weinert, Helmke, N.J.Richard. Tác giả D.C. Fuller “Teaching for learning at university” [117], trong công trình nghiên cứu của mình đã đưa ra kết luận là việc học tập, nhận thức của con người là một quá trình chủ động, tạo lập và tích luỹ. Ông cho rằng ngay ở giai đoạn đầu của việc học tập, người học đã phải đối mặt với một số lớn các sự kiện và thông tin riêng lẻ quan trọng. Do vậy, ngay từ đầu để tự học tốt, người học đã phải chủ động cố gắng làm những gì có thể làm được: Học, giải thích thông tin mới, khảo sát và “có những sai lầm bổ ích”. D.C. Fuller xác định: ở giai đoạn trung gian, người học có thể sử dụng những thông tin mới tiếp nhận để tự giải quyết những vấn đề đơn giản. Nghĩa là, người học có thể “học qua làm”. Ở giai đoạn cuối, D.C. Fuller cho đó là giai đoạn học tập tích luỹ. Giai đoạn này kiến thức thu nhận được của người học đã có tính chất hệ thống. Do đó, các kỹ năng thu được qua tự động hoá và luyện tập thay đổi đã nâng cao khả năng hoạt động, còn các thành phần siêu nhận thức tới lúc đó không chỉ tồn tại mà còn có thể sử dụng được.
- 20 Khai thác một khía cạnh khác của KNTH, I. Shah trong cuốn sách“Learning how to learn”[127], cho rằng: để học tập có hiệu quả nó phụ thuộc vào người học và sự khác biệt cá nhân của họ. Theo tác giả, việc học tập rèn luyện của người học bị phụ thuộc vào những điều kiện như: Nguồn tri thức vốn có; tạo tình huống học tập để người học tự học; làm xuất hiện, phát huy yếu tố chủ động, tự giác, tích cực trong học tập, rèn luyện kết hợp với tính nêu vấn đề trong dạy học của giáo viên, những yếu tố này chỉ phát huy tốt khi người học có được kỹ năng tự học tập. Nghiên cứu kỹ năng cụ thể các chuyên ngành tâm lý học khác nhau. Các tác giả: N.Đ. Levitov nêu khái niệm và sự hình thành KN. A.V. Petrovxki chỉ rõ cách dạy để hình thành kỹ năng; Tsebưseva kết luận là khi huấn luyện kỹ năng nếu rút dần vai trò của nhà giáo dục để người học tự làm lấy thì kỹ năng sẽ hình thành nhanh chóng và ổn định hơn. Hướng nghiên cứu về các KNTH cụ thể Tiêu biểu cho hướng này có một số nhà tâm lý học sau: K. Barry và L. King trong cuốn“Beginning teaching second edition” [112], các tác giả coi kỹ năng là năng lực thực hành của giảng viên, họ sắp xếp hệ thống kỹ năng dạy học thành ba nhóm tương ứng với ba giai đoạn của quá trình tự học. Đó là nhóm kỹ năng xây dựng chương trình giảng dạy, nhóm kỹ năng giảng dạy và nhóm kỹ năng đánh giá. Các nhóm kỹ năng này của giảng viên khi tương tác với học sinh sẽ giúp cho học sinh phát triển các nhóm KNTH tương tự. R. Gross trong cuốn“Học tập đỉnh cao” [26], nghiên cứu về xây dựng sự tự tin trong học tập, cải thiện các kỹ năng đọc và nhớ, thiết kế môi trường học tập tối ưu trong không gian ảo, cách thức tạo ra kế hoạch học tập suốt đời nhằm đạt được thành công trong học tập và sự nghiệp. Colin Rose và Malcolm Nicholl “Kỹ năng học tập siêu tốc trong thế kỷ XXI” [81] bàn khá sâu về các về các kỹ năng ghi nhớ, các bước để làm chủ kiến thức, cách kích hoạt trí nhớ, tư duy phân tích,
- 21 tư duy sáng tạo trong quá trình tự học. R. Sternberg “Hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ giảng ở đại học quân sự hiện nay” [dẫn theo 79, tr.11], nghiên cứu về hoạt động học qua việc ứng dụng tâm lý học nhận thức để nâng cao các kỹ năng trí tuệ. Ông xây dựng các chương trình rèn luyện kỹ năng trí tuệ cho học sinh qua hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của học sinh. R. Sternberg và J. Robart còn phân tích sâu các kỹ năng tư duy để có được cách thức giảng dạy và cách học phù hợp, có hiệu quả như việc chọn chương trình, thời gian tối thiểu cho việc tự học, cách truyền đạt làm sao cho học sinh phải tích cực nghiên cứu, mục đích cao nhất của việc dạy là để người học biết cách tự tìm kiếm tri thức trên cơ sở đó sẽ có được các KNTH tốt nhất. Tác giả A.N. Lêônchiev với tác phẩm“Hoạt động-ý thức-nhân cách” [52], trong công trình nghiên cứu của mình ông chỉ ra các KNTH cần thiết để bảo đảm cho người học đạt kết quả cao. Trong các KNTH đó, tác giả nhấn mạnh đặc biệt đến kỹ năng đọc sách. Theo ông kỹ năng đọc sách là kỹ năng cơ bản, quyết định đến kết quả hoạt động tự học của người học. Kết quả nghiên cứu của tác giả V. Ô.Kôn về “Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề” [73], đã đưa ra các kỹ năng cơ bản của tự học để bảo đảm cho người học đạt kết quả. Trong các KNTH đó thì kỹ năng đọc sách được tác giả coi là kỹ năng quan trọng nhất trong hoạt động tự học. Bên cạnh đó tác giả còn cho rằng: để tự học có hiệu quả thì người học phải biết kế hoạch hoá hoạt động tự học, tức là phải có kế hoạch tự học. Theo ông có kế hoạch tự học sẽ giúp người học chủ động trong hoạt động và thể hiện tác phong khoa học của bản thân. Hướng nghiên cứu về các giai đoạn hình thành kỹ năng Trong nghiên cứu của mình tác giả C. Kyriacou “Essential Teaching Skills” [122]. đã phân biệt ba giai đoạn hình thành KNTH cho người học là: Nhận thức, liên tưởng và tự lập. Tác giả cho rằng: ở giai đoạn nhận thức, con người phải “hiểu thật rõ nhiệm vụ” xác định được nội dung cần đạt được làm cơ sở để thu nhận và sử lý thông tin; ở giai đoạn liên tưởng diễn ra sự hình thành
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu nâng cao chất lượng gỗ Mỡ (Manglietia conifera Dandy) rừng trồng bằng phương pháp biến tính hóa học
194 p | 116 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tuyển chọn Rhodotorula có khả năng sinh tổng hợp beta - carotene trên môi trường bán rắn làm thức ăn bổ sung cho gà đẻ trứng
14 p | 136 | 13
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nâng cao chất lượng điều khiển robot có tham số bất định phụ thuộc thời gian trên cơ sở ứng dụng mạng nơron và giải thuật di truyền
28 p | 145 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu định lượng kháng sinh Erythromycin trong tôm, cá bằng kỹ thuật sóng vuông quét nhanh trên cực giọt chậm và khả năng đào thải
27 p | 155 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu nâng cao chất lượng ổ từ kiểu lai
119 p | 31 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu khả năng tháo qua tràn Piano khi kể đến ảnh hưởng của mực nước hạ lưu
168 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật năng lượng: Nghiên cứu mô hình dự báo ngắn hạn công suất phát của nhà máy điện mặt trời sử dụng mạng nơ ron hồi quy
120 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
182 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Nghiên cứu giải pháp nâng cao an toàn thông tin trong các hệ thống điều khiển công nghiệp
145 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu nâng cao độ chính xác cơ cấu ăn dao dùng cơ cấu đàn hồi
169 p | 7 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật địa chất: Cơ chế hình thành thân dầu trong khối móng nâng trước kainozoi mỏ Bạch Hổ
33 p | 8 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính năng bê tông cát sử dụng tro bay, xỉ lò cao cho kết cấu công trình trong môi trường biển miền Trung
26 p | 15 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật mật mã: Một số phương pháp tấn công phân tích điện năng tiêu thụ hiệu quả sử dụng kỹ thuật xử lý tín hiệu và học máy
132 p | 20 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu công trình lọc ODM-2F để loại bỏ cặn lơ lửng trong xử lý nâng cao nước thải đô thị nhằm mục đích tái sử dụng
218 p | 27 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng năng lượng tại trạm gốc hệ thống thông tin vô tuyến nhiều ăng ten
110 p | 4 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Nghiên cứu thiết kế hệ điều khiển ổ từ dọc trục có xét ảnh hưởng dòng xoáy
161 p | 9 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật ô tô: Nghiên cứu điều khiển hệ thống động lực nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng cho ô tô điện
150 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn