intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Môi trường: Đánh giá phát thải khí nhà kính từ chu trình các bon trong ao nuôi cá thác lác cườm (Notopterus chitala) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:227

23
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Môi trường "Đánh giá phát thải khí nhà kính từ chu trình các bon trong ao nuôi cá thác lác cườm (Notopterus chitala) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang" nghiên cứu định lượng mức phát thải khí nhà kính từ chu trình Các bon, góp phần kiểm soát và giảm phát thải KNK từ các hoạt động nuôi cá TLC giúp phát triển một ngành nuôi thuỷ sản bền vững trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Môi trường: Đánh giá phát thải khí nhà kính từ chu trình các bon trong ao nuôi cá thác lác cườm (Notopterus chitala) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN VĂN SO ĐÁNH GIÁ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ CHU TRÌNH CÁC BON TRONG AO NUÔI CÁ THÁC LÁC CƯỜM (Notopterus chitala) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC MÃ SỐ 62440303 NĂM 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN VĂN SO MÃ SỐ NCS P0716001 ĐÁNH GIÁ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ CHU TRÌNH CÁC BON TRONG AO NUÔI CÁ THÁC LÁC CƯỜM (Notopterus chitala) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC MÃ SỐ 62440303 NGƯỜI HƯỚNG DẪN PGS. TS. Lê Anh Tuấn NĂM 2022
  3. CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận án này với tựa đề là “ĐÁNH GIÁ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ CHU TRÌNH CÁC BON TRONG AO NUÔI CÁ THÁC LÁC CƯỜM (Notopterus chitala) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG”, do nghiên cứu sinh Nguyễn Văn So thực hiện theo sự hướng dẫn của PGS. TS. Lê Anh Tuấn. Luận án đã báo cáo và được Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ thông qua ngày / / . luận án đã được chỉnh sửa theo góp ý và được Hội đồng đánh giá luận án xem lại. Thư ký Ủy viên (ký tên) (ký tên) Ủy viên Phản biện 3 (ký tên) (ký tên) Phản biện 2 Phản biện 1 (ký tên) (ký tên) Người hướng dẫn Chủ tịch Hội đồng (ký tên) (ký tên) i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Khoa học Môi trường, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là Quý Thầy, Cô và các bạn đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin kính gửi đến PGS. TS. Lê Anh Tuấn lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất, trong những năm qua Thầy đã ân cần hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu bồi dưỡng kiến thức và hoàn thành luận án. Tôi gửi lời cảm ơn đến các em Nguyễn Anh Thư và Nguyễn Bảo Tiên đã nhiệt tình giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án. Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Út và anh Hoài Anh là chủ các ao nuôi cá Thác lác Cườm ở phường VII, thành phố Vị Thanh đã chấp thuận cho tôi bố trí các thí nghiệm trên các ao nuôi cá, chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi trong suốt thời gian tôi thực hiện các thí nghiệm và thu mẫu hiện trường. Tôi cảm ơn các Anh, chị viên chức Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Cần Thơ đã hỗ trợ nhiệt tình trong thu và phân tích các mẫu số liệu về khí nhà kính và chất lượng nước của nghiên cứu này. Một lần nữa, tôi chân thành cảm ơn gia đình nhất là cha mẹ, vợ, em, bạn và đồng nghiệp luôn luôn động viên chia sẻ, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi có thể hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn! ii
  5. Tóm tắt Biến đổi khí hậu tác động ngày càng rõ rệt đến mọi mặt của tự nhiên và xã hội loài người, do gia tăng lượng khí nhà kính nhân tạo, trong đó có nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản một mặt góp phần tăng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế mỗi địa phương, song việc nghiên cứu, định lượng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực này ít được nghiên cứu. Vì thế, đề tài “Đánh giá phát thải khí nhà kính từ chu trình Các bon trong ao nuôi cá Thác lác Cườm (Notopterus chitala) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” đã được tiến hành. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2019 tại 3 ao nuôi cá Thác lác Cườm tại phường VII, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Kết quả thấy rằng lượng Carbon dioxide (CO2) sinh ra từ ao nuôi cá Thác lác Cườm chiếm 99,98%, trong khi khí mê-tan (CH4) chỉ chiếm 0,02%. Mức phát thải CO2 trung bình là 1.652,67 g/m2/ngày, trong khi lượng CH4 trung bình là 0,19 g/m2/ngày. Tổng lượng CO2e trung bình ngày từ chu trình Các bon của ao cá Thác lác Cườm là 1.657,99 gCO2e/m2/ngày. Tính cả năm, toàn tỉnh với diện tích nuôi cá Thác lác Cườm hiện (100 ha) sinh 605.166,35 tấn CO2e. Xây dựng được 02 phương trình hồi quy đa biến CO2 có dạng Y (CO2) = 1930.43 + 1564.39 * CH4_Tb- 210.43 * DO_Tb-2751.82 * TL_Ann-259.51 * TOC_Tb + 4.65 * Alkalinity +12.97 * Precipitation và CH4 có dạng Y (CH4) = -0.47+0.06 * DO + 1.32 * TL_Eat + 0.06 * TOC_TB - 0.001 * Alkalinity-0.004 * Precipitation + 0.001 * CO2. Kết quả mô phỏng thấy rằng mật độ nuôi 35 con/m2 sẽ cho mức phát thải CO2 vừa phải, cùng với đó cần kiểm soát các yếu tố chất lượng nước theo mô hình ao I cho kết quả tương quan cao (R2 = 0,84). Sau cùng, phân tích SWOT xác định tỉnh Hậu Giang có điều kiện tự nhiên thuận lợi; năng lực sản xuất, năng suất, sản lượng, chất lượng và khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng nâng cao; giá thành sản xuất cạnh tranh; thu nhập của nông dân từ sản xuất nông nghiệp được cải thiện; tỉnh có chiến lược, giải pháp đồng bộ, dài hạn trong quy hoạch để tăng chuỗi giá trị; quan tâm nhiều hơn đến công tác bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản. Tóm lại, nghiên cứu định lượng được mức phát sinh khí nhà kính từ việc nuôi cá Thác lác Cườm trên ao đất. Bằng mô hình toán Stella giúp xác định rõ nguồn gốc, cơ chế hình thành, phát sinh và khả năng làm giảm khí nhà kính thông qua chu trình Các bon trong ao nuôi cá. Nghiên cứu làm cơ sở cho các nhà quản lý quan tâm đúng mức đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và khả năng phát triển bền vững ngành nuôi cá Thác lác Cườm. Từ khóa: Cá Thác lác Cườm, Chu trình Các bon, Hệ thống thông tin địa lý, Khí nhà kính, Phát triển bền vững iii
  6. Abstract Climate change impacts more and more clearly on all aspects of nature and human society, due to the increase in the amount of man-made greenhouse gases, including aquaculture. On the one hand, aquaculture contributes to increasing the proportion in the economic structure of each locality, but the research and quantification of greenhouse gas emissions in this field is rarely studied. Therefore, the topic "Assessment of greenhouse gas emissions from the Carbon cycle in the ponds of Notopterus chitala in Hau Giang province" was conducted. The study was carried out from April to October 2019 in 3 fish ponds of Notopterus chitala in Ward VII, Vi Thanh City, Hau Giang Province. The results showed that the amount of Carbon dioxide (CO2) generated the ponds of Notopterus chitala accounted for 99.98%, while methane (CH4) accounted for only 0.02%. The average CO2 emission was 1,652.67 g/m2/day, while the average CH4 was 0.19 g/m2/day. The average total daily CO2e from carbon cycle of the Notopterus chitala pond is 1,657.99 gCO2e/m2/day. For the whole year, the whole province with the area of Notopterus chitala farming now (100 ha) produces 605,166.35 tons of CO2e. Two multiple equations were created of the form Y (CO2) = 1930.43 + 1564.39 * CH4_Tb-210.43 * DO_Tb-2751.82 * TL_Ann-259.51 * TOC_Tb + 4.65 * Alkalinity +12.97 * Precipitation and CH4 have the form Y (CH4) = -0.47+0.06 * DO + 1.32 * TL_Eat + 0.06 * TOC_TB - 0.001 * Alkalinity-0.004 * Precipitation + 0.001 * CO2. In addition, the research has built a database and thematic maps for the management of regions, objects and types of farming by GIS; make updating, managing and retrieving data easy and accurate. In addition, the study using Stella 8.0 determined that the factors of feed intake, stocking density, amount of lime powder used, amount of water pumped in and out of the pond and oxidation processes of organic matter play a decisive role to determine amount CO2 and CH4 generation in the ponds of Notopterus chitala. The simulation results show that the stocking density of 35 fish/m2 will give a moderate level of CO2 emissions, along with the need to control water quality factors according to the pond I model for high correlation results (R2 = 0.84). Finally, the SWOT analysis identifies Hau Giang province with favorable natural conditions; production capacity, productivity, output, quality and science and technology into production are increasingly improved; competitive production cost; farmers' income from agricultural production is improved; the province has a synchronous and long-term strategy and solution in the planning to increase the value chain; pay more attention to the environmental protection of aquaculture. In summary, the study quantifies the level of greenhouse gas emissions from raising Notopterus chitala in earthen ponds. By mathematical model Stella helps to clearly identify the origin, mechanism of formation, generation and ability to reduce greenhouse gas through the carbon cycle in fish ponds. The research serves as a basis for managers to pay attention to the aquaculture sector and the possibility of sustainable development of Notopterus chitala fish farming industry. Keywords: Notopterus chitala, Carbon cycle, Geographical information system, Greenhouse gases, Sustainable development iv
  7. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................................................. 2 1.2.2 Những mục tiêu cụ thể....................................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................. 2 1.4 Ý nghĩa nghiên cứu............................................................................................................... 3 1.4.1 Ý nghĩa khoa học ............................................................................................................... 3 1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................................... 3 1.5 Những đóng góp mới của luận án......................................................................................... 3 1.6 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................... 3 1.7 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................................ 3 1.8 Giới hạn của nghiên cứu ....................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................5 2.1 Những khái niệm biến đổi khí hậu, khí nhà kính, chu trình Các bon và mô hình toán ........ 5 2.1.1 Biến đổi khí hậu, kịch bản biến đổi khí hậu và Công ước khí hậu .................................... 5 2.1.2 Khí nhà kính, hiệu ứng nhà kính, Các bon, các-bo-nic, chu trình Các bon, mê-tan, phát thải và phát triển bền vững ......................................................................................................... 5 2.1.3 Động học hệ thống, mô hình và mô hình toán................................................................... 9 2.2 Hoạt động nuôi thuỷ sản và các vấn đề môi trường ........................................................... 10 2.3 Tình hình nghiên cứu khí nhà kính, phát thải, giảm phát thải khí nhà kính từ ao nuôi thủy sản ở ngoài nước ....................................................................................................................... 12 2.4 Nghiên cứu về khí nhà kính, phát thải, giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp và thủy sản ở trong nước ............................................................................................................... 17 2.5 Những nghiên cứu về chu trình Các bon của ao thuỷ sản .................................................. 21 2.6 Tổng quan ứng dụng mô hình toán và Stella trong nghiên cứu khoa học môi trường ....... 25 2.7 Tổng quan vùng nghiên cứu ............................................................................................... 28 2.7.1 Vị trí địa lý tỉnh Hậu Giang ............................................................................................. 28 2.7.2 Điều kiện tự nhiên và tác động của biến đổi khí hậu ...................................................... 29 2.8 Tổng quan đặc điểm hình thái, dinh dưỡng, sinh trưởng và sự phân bố của cá Thác lác Cườm .................................................................................................................................................. 33 2.8.1 Phân loại .......................................................................................................................... 33 vi
  8. 2.8.2 Đặc điểm hình thái........................................................................................................... 33 2.8.3 Đặc điểm dinh dưỡng ...................................................................................................... 34 2.8.4 Sự phân bố ....................................................................................................................... 34 2.8.5 Đặc điểm sinh trưởng ...................................................................................................... 35 2.9 Tình hình nuôi thủy sản và cá Thác lác Cườm ở Hậu Giang ............................................. 35 2.9.1 Tình hình nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh ........................................................................ 35 2.9.2 Thực trạng nuôi cá Thác lác Cườm thâm canh ở Hậu Giang .......................................... 37 2.10 Các nghiên cứu giảm phát thải khí nhà kính, định hướng giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp và thuỷ sản ở Hậu Giang ..................................................................................... 38 2.11 Lý thuyết về phát triển bền vững nuôi cá Thác lác Cườm ............................................... 39 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................41 3.1 Phạm vi, phương tiện nghiên cứu ....................................................................................... 41 3.1.1 Phạm vi và quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 41 3.1.2 Dụng cụ, thiết bị, phương tiện nghiên cứu ...................................................................... 41 3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 45 3.2.1 Phương pháp thu thập, điều tra, thống kê, xử lý dữ liệu và xây dựng bản đồ chuyên đề 45 3.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp, điều tra, phỏng vấn và xử lý số liệu thống kê ...................... 45 3.2.1.2 Phương pháp thành lập các bản đồ chuyên đề bằng MapInfo ...................................... 47 3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm, thu mẫu và phân tích mẫu CO2, CH4, các chỉ tiêu chất lượng nước và yếu tố môi trường ............................................................................................. 48 3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm, thời gian, các giá trị, dụng cụ .......................................................... 48 3.2.2.2 Phương pháp thu và phân tích mẫu khí, mẫu nước ...................................................... 51 3.2.3 Phương pháp xây dựng mô hình toán .............................................................................. 54 3.2.3.1 Sơ đồ thực hiện mô hình toán Stella ............................................................................. 54 3.2.3.2 Chu trình trao đổi các-bo-nic trên ao thuỷ sản ............................................................. 55 3.2.3.3 Các tiến trình diễn ra trên ao cá Thác lác Cườm và những công thức được sử dụng trong nghiên cứu ................................................................................................................................ 55 3.2.3.4 Dữ liệu về các yếu tố khác ảnh hưởng đến Các bon đầu vào ao nuôi cá Thác lác Cườm .................................................................................................................................................. 58 3.2.3.5 Dữ liệu về các yếu tố gây mất CO2 trong ao cá ............................................................ 58 3.2.3.6 Sử dụng phần mềm Stella 8.0 để xây dựng lưu đồ và thiết lập phương trình toán ...... 59 3.2.3.7 Phương pháp kiểm định, hiệu chỉnh mô hình ............................................................... 61 vii
  9. 3.2.4 Áp dụng phương pháp phân tích SWOT xác định hướng phát triển ngành nuôi cá Thác lác Cườm theo hướng bền vững ............................................................................................... 62 3.2.5 Một số phương pháp khác được sử dụng trong nghiên cứu ............................................ 63 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................64 4.1 Hiện trạng nuôi cá Thác lác Cườm ở Hậu Giang ............................................................... 64 4.1.1 Sự phân bố theo diện tích nuôi cá Thác lác Cườm ở các huyện, thị xã và thành phố ..... 64 4.1.2 Lợi nhuận từ nuôi cá Thác lác Cườm .............................................................................. 64 4.1.3 Sự phân bố theo quy mô hộ nuôi cá Thác lác Cườm....................................................... 65 4.1.4 Kết quả khảo sát về giới tính, độ tuổi lao động, trình độ, nhân khẩu và lao động tham gia nuôi cá Thác lác Cườm ............................................................................................................. 67 4.1.4.1 Tỷ lệ giới tính và độ tuổi lao động ............................................................................... 67 4.1.4.2 Về trình độ học vấn ...................................................................................................... 67 4.1.4.3 Về nhân khẩu và lao động ............................................................................................ 68 4.2 Định lượng phát thải khí nhà kính trên ao cá Thác lác Cườm............................................ 68 4.2.1 Theo diện tích và sản lượng thủy sản .............................................................................. 68 4.2.2 Lượng phát thải khí nhà kính từ ao nuôi cá Thác lác Cườm theo công thức IPCC......... 71 4.2.3 Tiềm năng ấm lên toàn cầu (GWP) ................................................................................. 71 4.2.3.1 Tiềm năng ấm lên toàn cầu (GWP) trên ao nuôi thủy sản toàn tỉnh............................. 71 4.2.3.2 Tiềm năng ấm lên toàn cầu phân bố theo các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh ............................................................................................................................................ 73 4.2.4 Biến động của các yếu tố môi trường nước trên ao cá Thác lác Cườm........................... 75 4.2.4.1 Biến động nhiệt độ........................................................................................................ 75 4.2.4.2 Biến động độ pH ........................................................................................................... 76 4.2.4.3 Biến động Oxy hòa tan (DO)........................................................................................ 78 4.2.4.4 Biến động Tổng độ kiềm .............................................................................................. 79 4.2.4.5 Độ dẫn điện (EC) .......................................................................................................... 81 4.2.4.6 Biến động nhu cầu oxy hóa học (COD) ....................................................................... 81 4.2.4.7 Biến động nhu cầu oxy sinh học (BOD5) ..................................................................... 82 4.2.4.8 Biến động tổng Các bon (TOC).................................................................................... 84 4.2.4.9 Biến động Phytoplankton ............................................................................................. 85 4.2.4.10 Lượng thức ăn mỗi ao nuôi cá Thác lác Cườm .......................................................... 86 4.2.5 Biến động về lượng khí CO2 và CH4 ............................................................................... 87 viii
  10. 4.2.5.1 Biến động về phát thải khí CO2 .................................................................................... 87 4.2.5.2 Biến động về phát thải khí CH4 .................................................................................... 88 4.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng sự phát thải CO2 và CH4 trên ao nuôi cá Thác lác Cườm ........... 90 4.2.6.1 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến CO2 ................................................................. 90 4.2.6.2 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến CH4 ................................................................. 93 4.2.7 Phương trình hồi quy đa biến CO2 và CH4 trên ao nuôi cá Thác lác Cườm ................... 95 4.2.7.1 Phương trình hồi quy đa biến CO2 với các yếu tố ảnh hưởng ...................................... 95 4.2.7.2 Phương trình hồi quy đa biến CH4 với các yếu tố ảnh hưởng ...................................... 97 4.3 Kết quả ứng dụng mô hình Stella 8.0 dự báo sự phát thải khí CO2 trên ao cá Thác lác Cườm .................................................................................................................................................. 99 4.3.1 Các yếu tố thể hiện trong lưu đồ động thái CO2 ao nuôi cá Thác lác Cườm................... 99 4.3.2 Kết quả mô phỏng và thực đo trên ao nuôi cá Thác lác Cườm ..................................... 100 4.3.2.1 Kết quả mô phỏng và thực đo trên ao nuôi cá Thác lác Cườm I (ao I) ...................... 100 4.3.2.2 Kết quả mô phỏng và thực đo trên ao nuôi cá Thác lác Cườm II (ao II).................... 101 4.3.2.3 Kết quả mô phỏng và thực đo trên ao nuôi cá Thác lác Cườm III (ao III) ................. 103 4.3.3 Phân tích độ nhạy của các mô hình đã thiết lập............................................................. 105 4.3.4 So sánh sự tương quan giữa mô hình và thực đo........................................................... 106 4.4 Các yếu tố phát triển bền vững lĩnh vực nuôi cá Thác lác Cườm .................................... 108 4.4.1 Khía cạnh lợi ích kinh tế từ các mô hình cá Thác lác Cườm ........................................ 108 4.4.2 Yếu tố xã hội của nuôi cá Thác lác Cườm..................................................................... 111 4.4.3 Các tác động về môi trường của nuôi cá Thác lác Cườm.............................................. 113 4.4.4 Phân tích SWOT đối với việc nuôi cá Thác lác Cườm ................................................. 115 4.4.4.1 Điểm mạnh (Strengths)............................................................................................... 115 4.4.4.2 Điểm yếu (Weaknesses) ............................................................................................. 116 4.4.4.3 Cơ hội (Opportunities)................................................................................................ 116 4.4.4.4 Thách thức (Threats) .................................................................................................. 116 4.4.5 Khuyến nghị giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi cá Thác lác Cườm ................. 117 4.4.6 Khuyến nghị với công tác quản lý ở địa phương liên quan đến sự phát triển ngành nuôi cá Thác lác Cườm ....................................................................................................................... 118 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................121 5.1 Kết luận ............................................................................................................................ 121 5.2 Đề nghị ............................................................................................................................. 122 ix
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................124 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ...................................................143 PHỤ LỤC I Phụ lục 1. Thông tin tính phát thải theo diện tích và đối tượng nuôi ..........................................I Phụ lục 1a. Bảng thông tin tính toán ...........................................................................................I Phụ lục 1b. Lượng phát thải theo diện tích và sản lượng ............................................................I Phụ lục 1c. Tính phát thải cho năm 2019 .................................................................................. II Phụ lục 1d. Tính phát thải KNK theo đối tượng nuôi ............................................................... II Phụ lục 2. Tổng hợp kết quả thu, phân tích mẫu và phân tích dữ liệu bằng SPSS 22 tại các ao nuôi cá Thác lác Cườm .............................................................................................................. V Phụ lục 2a. Bảng số liệu đo thực tế trên các ao nuôi cá Thác lác Cườm .................................. VI Phụ lục 2b. Bảng thống kê mô tả các yếu tố môi trường....................................................... VIII Phụ lục 2c. Bảng thống kê sự tương quan của các yếu tố môi trường ao I ............................... X Phụ lục 2d. Bảng thống kê sự tương quan của các yếu tố môi trường ao II .......................... XIII Phụ lục 2e. Bảng thống kê sự tương quan của các yếu tố môi trường ao III....................... XVII Phụ lục 3. Dữ liệu nhập vào MapInfo ................................................................................... XXI Phụ lục 3a. Bảng thông tin dữ liệu GIS ................................................................................. XXI Phụ lục 3b. Bảng thông tin dữ liệu GIS.............................................................................. XXIII Phụ lục 3c. Bảng thông tin dữ liệu GIS ........................................................................... XXVIII Phụ lục 4. Các công thức toán được thiết lập trong mô hình ............................................XXXII Phụ lục 4a (Ao I) ...............................................................................................................XXXII Phụ lục 4b (Ao II) ............................................................................................................. XXXV Phụ lục 4c (Ao III) .......................................................................................................... XXXVII Phụ lục 5. Kết quả chạy mô hình Stella trên 3 ao....................................................................XL Phụ lục 5a. Kết quả chạy mô hình Stella trên Ao II ................................................................XL Phụ lục 5b. Kết quả chạy mô hình Stella trên Ao II ........................................................... XLIX Phụ lục 5c. Kết quả chạy mô hình Stella trên Ao III ............................................................ LVII Phụ lục 6. Những hình ảnh thu mẫu hiện trường .................................................................. - 1 - x
  12. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Biên độ dao động CO2 khí quyển trung bình tháng từ năm 2016 đến năm 2020 và nồng độ CO2 trong khí quyển từ năm 1958 đến năm 2020 tại trạm Mauna Loa, Hawaii [67] .............. 7 Hình 2.2: Chu trình Các bon trên trái đất gồm các bể chứa và phát thải [78] ............................... 8 Hình 2.3: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang [146] ..................................................................... 29 Hình 2.4: Các vùng địa hình của tỉnh [152] .................................................................................. 30 Hình 2.5: Cá Thác lác Cườm trưởng thành [155] ......................................................................... 33 Hình 3.1: Sơ đồ thể hiện quy trình nghiên cứu ............................................................................. 41 Hình 3.2: Buồng nổi (Chamber) gom khí CO2 và CH4 trên ao cá Thác lác Cườm ..................... 42 Hình 3.3: Các bước tiến hành điều tra, khảo sát nông hộ nuôi cá TLC ....................................... 46 Hình 3.4: Giao diện nhập dữ liệu Table trong MapInfo 15. ......................................................... 48 Hình 3.5: Sơ đồ vị trí các ao Thác lác Cườm thí nghiệm ............................................................. 49 Hình 3.6: Sơ đồ bố trí lấy mẫu khí CO2 và CH4 trên ao nuôi cá Thác lác Cườm........................ 50 Hình 3.7: Sơ đồ các bước thực hiện mô phỏng động thái CO2 trên ao cá Thác lác Cườm ......... 54 Hình 3.8: Sơ đồ minh họa sự trao đổi các-bo-nic trên ao cá Thác lác Cườm .............................. 55 Hình 3.9: Lưu đồ thể hiện chu trình Các bon trong ao nuôi cá Thác lác Cườm .......................... 60 Hình 4.1: Bản đồ vùng nuôi theo diện tích của từng huyện, thị xã và thành phố ........................ 64 Hình 4.2: Bản đồ về lợi nhuận của các hộ nuôi cá Thác lác Cườm ............................................. 65 Hình 4.3: Bản đồ phân bố hộ nuôi cá Thác lác Cườm trên địa bàn tỉnh ...................................... 67 Hình 4.4: Tiềm năng ấm lên toàn cầu theo diện tích nuôi thuỷ sản ở Hậu Giang từ năm 2015 đến năm 2019 ........................................................................................................................................ 69 Hình 4.5: Sản lượng thủy sản với tổng GWP tấn CO2e từ năm 2015 đến năm 2019 .................. 70 Hình 4.6: Cơ cấu GWP các loại thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2019 ...................... 71 Hình 4.7: Cơ cấu GWP các loại thủy sản theo huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2019 ............................................................................................................................. 73 Hình 4.8: Biến động nhiệt độ tại 3 ao cá TLC quan sát ............................................................... 76 Hình 4.9: Biến động độ pH trên 3 ao cá TLC quan sát ................................................................ 77 Hình 4.10: Biến động DO trên 3 ao cá TLC quan sát .................................................................. 78 Hình 4.11: Biến động tổng độ kiềm tại 3 ao cá TLC quan sát ..................................................... 80 Hình 4.12: Biến động hàm lượng COD tại 3 ao cá TLC quan sát ............................................... 82 Hình 4.13: Biến động hàm lượng BOD tại 3 ao cá TLC quan sát ............................................... 83 Hình 4.14: Biến động hàm lượng TOC tại 3 ao cá TLC quan sát ................................................ 85 xi
  13. Hình 4.15: Mức phát thải khí CO2 theo thời gian nuôi cá Thác lác Cườm.................................. 88 Hình 4.16: Mức phát thải khí CH4 theo thời gian nuôi cá Thác lác Cườm .................................. 89 Hình 4.17: Độ tương quan giữa quan sát và kỳ vọng của phương trình hồi quy CO2................. 97 Hình 4.18: Độ tương quan giữa quan sát và kỳ vọng của phương trình hồi quy CH4................. 99 Hình 4.19: Sơ đồ động thái CO2 trên ao nuôi lát cườm I bằng phần mềm Stella 8.0................ 100 Hình 4.20: So sánh mô hình và thực đo về sự biến động CO2 trên ao I .................................... 101 Hình 4.21: Tương quan giữa mô hình và thực đo về sự biến động CO2 trên ao I ..................... 101 Hình 4.22: Lưu đồ động thái CO2 ao cá Thác lác Cườm II ........................................................ 102 Hình 4.23: So sánh mô hình và thực đo về sự biến động CO2 trên ao II ................................... 103 Hình 4.24: Tương quan giữa mô hình và thực đo về sự biến động CO2 trên ao II.................... 103 Hình 4.25: Lưu đồ chu trình CO2 trên ao cá Thác lác Cườm III ................................................ 104 Hình 4.26: So sánh mô hình và thực đo về sự biến động CO2 trên ao III.................................. 104 Hình 4.27: Tương quan giữa mô hình và thực đo về sự biến động CO2 trên ao III .................. 105 Hình 4.28: Độ nhạy của các mô hình biến động CO2................................................................. 105 Hình 4.29: So sánh sự tương quan giữa mô hình và thực đo về sự biến động CO2 của 3 ao .... 106 Hình 4.30: Tập huấn về kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho cá TLC (a); kinh nghiệm, kết hợp kinh nghiệm, chuyên ngành và tập huấn (b) ....................................................................................... 112 xii
  14. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: So sánh những phương pháp đo đạc, tính phát thải khí nhà kính................................ 20 Bảng 2.2: Độ mặn cao nhất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang từ năm 2011 đến năm 2020 (‰) ....... 31 Bảng 2.3: So sánh diện tích và sản lượng cá Thác lác Cườm với các loại thủy sản khác trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ........................................................................................................................ 36 Bảng 3.1: Các giá trị, phương pháp thực hiện .............................................................................. 50 Bảng 3.2: Các giá trị trung bình của ao I, II và III........................................................................ 59 Bảng 3.3: Các giá trị đầu vào trong mô hình Stella ...................................................................... 61 Bảng 4.1: Diện tích, số hộ nuôi cá Thác lác Cườm được khảo sát năm 2017 ............................. 66 Bảng 4.2: Thống kê mô tả nhiệt độ nước trên 3 ao cá Thác lác Cườm (°C) ................................. 75 Bảng 4.3: Thống kê mô tả giá trị pH trên 3 ao cá Thác lác Cườm .............................................. 77 Bảng 4.4: Thống kê mô tả nồng độ DO trên 3 ao cá Thác lác Cườm (mg/L) ............................. 78 Bảng 4.5: Thống kê mô tả tổng độ kiềm trên 3 ao cá Thác lác Cườm (mg/L CaCO3) ............... 80 Bảng 4.6: Thống kê mô tả độ dẫn điện (EC) trên 3 ao cá Thác lác Cườm (µS/cm).................... 81 Bảng 4.7: Thống kê mô tả nồng độ COD trên 3 ao cá Thác lác Cườm (mg/L) .......................... 81 Bảng 4.8: Thống kê mô tả nồng độ BOD5 trên 3 ao cá Thác lác Cườm (mg/L) ......................... 83 Bảng 4.9: Thống kê mô tả tổng Các bon (TOC) trên 3 ao cá Thác lác Cườm (mg/L) ................ 84 Bảng 4.10: Thống kê mô tả lượng thức ăn trên 3 ao cá Thác lác Cườm (kg/ngày) .................... 87 Bảng 4.11: Hệ số tương quan (R2) giữa CO2 với các giá trị được khảo sát ................................. 91 Bảng 4.12: Hệ số tương quan (R2) giữa CH4 với các giá trị được khảo sát ................................. 93 Bảng 4.13: Tổng hợp mô hình hồi quy, tương quan CO2b với các biến độc lậpa......................... 96 Bảng 4.14: Phân tích ANOVA mô hình hồi quy, tương quan CO2a với các biến độc lậpb ......... 96 Bảng 4.15: Hệ số mô hình hồi quy, tương quan CO2a với các biến độc lậpb ............................... 96 Bảng 4.16: Tổng hợp mô hình hồi quy, tương quan CH4b với các biến độc lậpa ........................ 97 Bảng 4.17: Tổng hợp ANOVA mô hình hồi quy, tương quan CH4a với các biến phụ thuộcb .... 98 Bảng 4.18: Tổng hợp các hệ số mô hình hồi quy, tương quan CH4a với các biến phụ thuộcb .... 98 Bảng 4.19: So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá Thác lác Cườm trong ao đất và trong vèo ................................................................................................................................................ 108 Bảng 4.20: So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá Thác lác Cườm trong ao đất và trong vèo giữa các huyện, thị xã và thành phố ..................................................................................... 109 xiii
  15. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AOM Anaerobic Oxidization of Methane (Oxy hóa kỵ khí của mê-tan) AWD Advanced wet dry (Kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ) BĐKH Biến đổi khí hậu BOD Biochemical Oxygen Demand (nhu cầu oxy sinh học) CFC CloroFluoroCarbon (khí clo-rua-flo-rơ-Các bon) CHC Chất hữu cơ CH4 Methane (khí mê-tan) CO2 Carbon dioxide (khí các-bo-nic) CO2e Carbon dioxide equivalent (khí các-bo-nic tương đương) COD Chemical Oxygen Demand (nhu cầu oxy hóa học) COP Conference Of Parties (Hội nghị các bên) CTR Chất thải rắn DIC Dissolved Inorganic Carbon (Các bon vô cơ hòa tan) DNDC DeNitrification-DeComposition (sự phân hủy ni-trít-sự phân hủy hữu cơ) DO Dissolved Oxygen (oxy hòa tan) DOC Dissolved Organic Carbon (Các bon hữu cơ hòa tan) ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐVT Đơn vị tính ER Ecological Respiration (hô hấp sinh thái) EVFTA European Union and Vietnam Free Trade Agreement (Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu) FTA Free Trade Agreement (Hiệp định Thương mại Tự do) GDP Gross domestic product (tổng sản phẩm quốc nội) Global Global Good Agricultural Practice (Thực hành nông nghiệp tốt toàn GAP cầu) GWP Global warm potential (tiềm năng ấm lên toàn cầu) GOSAT Greenhouse Gases Observing Satellite (vệ tinh quan sát sự thay đổi các khí nhà kính trong bầu khí quyển) GPP Gross primary production (sản xuất sơ cấp) xiv
  16. HTX Hợp tác xã IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change (Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu) KNK Khí nhà kính ME Methane emission (phát sinh mê-tan) MONRE Ministry of Natural Resources and Environment (Bộ Tài nguyên và Môi trường) NTTS Nuôi trồng thuỷ sản NOAA National Oceanic & Atmospheric Administration (Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia) N2O Nitrous oxide (khí Ni-tơ-ô-xít) NH3 Ammonia (khí a-mo-ni-ác) O3 Ozone (ô-zon) OC Organic carbon (Các bon hữu cơ) PAC Poly Aluminium Chloride (chất keo tụ, [Al2(OH)nCl6-n]m) POC Particular organic carbon (hạt Các bon hữu cơ) PPM part per million (một phần triệu) PTBV Phát triển bền vững SDC Semi-dry (bán khô) SWD Semi-dry-wet (ngập cạn và khô) TLC Thác lác Cườm TOC Total organic carbon (tổng Các bon hữu cơ) UNFCCC United Nations Framework Convention on Climate Change (Công ước Khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu) xv
  17. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việc nghiên cứu, đánh giá phát thải KNK trên thế giới tập trung ở các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, sử dụng đất, canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp nhưng lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) ít được quan tâm, mặc dù lĩnh vực này có những minh chứng về mức phát thải làm tăng sự ấm lên toàn cầu, ở các dạng khí CO2, CH4 và N2O [1]. Tuy NTTS có tỉ trọng phát thải không cao như công nghiệp, dịch vụ nhưng cần được quan tâm nghiên cứu đánh giá sự phát thải này và có giải pháp giảm thiểu [2]. Dự báo trong thời gian tới cán cân tỉ trọng NTTS gây phát thải KNK sẽ tăng, trong khi nguồn thải từ nhiên liệu hoá thạch đang được các nước cam kết giảm mạnh tại COP26 [3, 4]. Bên cạnh đó, IPCC [5] nhận định rằng nuôi trồng thủy sản là nguồn nhân tạo quan trọng làm tăng nồng độ KNK, sự đóng góp này không được đánh giá hoặc chưa được kiểm kê KNK ở phạm vi quốc gia. FAO [6] dự báo sản xuất thủy sản toàn cầu tiếp tục tăng theo quy mô dân số, với sản lượng thủy sản hơn 90 triệu tấn; mức phát thải KNK sẽ tăng trên quy mô toàn cầu [7, 8]. Tuy nuôi trồng thuỷ sản có mức phát thải khác nhau ở các loại hình canh tác nhưng KNK sẽ tích lũy nồng độ trong khí quyển [9-12]. Phần lớn những đánh giá được thực hiện dựa trên sự tính toán gián tiếp hoặc dựa trên các hệ số mặc định của IPCC đã công bố, dẫn đến những chênh lệch lớn so với thực tiễn phát thải KNK [13- 16]. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu phát thải khí nhà kính có những công trình đã công bố, đáng chú ý, bao gồm: Trịnh và ctv. [17, 18] nghiên cứu phát thải trên lúa nước và nông nghiệp; Hải và ctv. [19] nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo phát thải khí nhà kính tại Bình Dương; Nam và ctv. [20] sử dụng công thức của IPCC đánh giá mức phát thải KNK từ đất ngập nước ven biển ở Hải Phòng nhưng nghiên cứu sự phát thải KNK từ hoạt động nuôi cá Thác lác Cườm (TLC) chưa được thực hiện. Xác định mức phát thải KNK có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp kiểm soát hiệu quả nguồn thải, lượng KNK phát ra [21]. Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu sự phát thải KNK từ hoạt động nuôi thuỷ sản này. Vấn đề đặt ra, vì sao chọn tỉnh Hậu Giang để nghiên cứu phát thải KNK từ ao nuôi cá Thác lác Cườm (TLC)? Hoạt động nuôi thâm canh thuỷ sản rất phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long và toàn Việt Nam [22]. Chất thải từ nuôi thuỷ sản là một trong những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và phát thải KNK. Việc kiểm kê phát thải KNK là nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương trong cả nước, trong đó có tỉnh Hậu Giang. Mặc dù mô hình nuôi thâm canh cá Thác lác Cườm không chiếm diện tích lớn nhất Hậu Giang [23] nhưng đối tượng này đã được đăng ký thương hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp và là đối tượng có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa thích [24]. Theo quy hoạch tỉnh Hậu Giang, đến năm 2030 quy mô diện tích sẽ được mở rộng gấp 3 lần so với diện tích 50 ha hiện nay [25]. Việc chọn nghiên cứu phát thải khí nhà kính từ nuôi thâm canh cá Thác lác Cườm vừa góp phần củng cố thương hiệu, vừa cung cấp phương pháp để ước 1
  18. tính phát thải khí nhà kính trên các đối tượng khác cho Hậu Giang và ĐBSCL hay cả nước. Bên cạnh đó, KNK bao gồm 3 loại khí chính (CO2, CH4 và N2O) nhưng nghiên cứu chỉ quan tâm đến 2 loại khí CO2 và CH4 liên quan trực tiếp và tham gia chu trình Các bon. Tuy sự trao đổi C và N có mối liên hệ chặt nhưng N2O là khí sinh ra từ chu trình Ni tơ [26-29]. Ngoài ra, nghiên cứu cũng thiết lập, kiểm định mô hình toán, đề xuất kịch bản nuôi cá TLC ít phát thải Các bon từ nuôi thâm canh theo các mật độ và thời gian trong vụ nuôi. Kết quả nghiên cứu có thể là phương pháp áp dụng trong kiểm kê phát thải KNK từ các đối tượng khác cho Hậu Giang cũng như ĐBSCL hay cả nước. Do đó, đề tài “Đánh giá phát thải khí nhà kính từ chu trình Các bon trong ao nuôi cá Thác lác Cườm (Notopterus chitala) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” đã được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu định lượng mức phát thải khí nhà kính từ chu trình Các bon, góp phần kiểm soát và giảm phát thải KNK từ các hoạt động nuôi cá TLC giúp phát triển một ngành nuôi thuỷ sản bền vững trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. 1.2.2 Những mục tiêu cụ thể Nghiên cứu thực hiện các nội dung cụ thể, bao gồm: Điều tra, đánh giá thực trạng, xây dựng cơ sở dữ liệu, các bản đồ chuyên đề về hiện trạng nuôi cá Thác lác Cườm thâm canh, tạo lập công cụ phục vụ công tác quản lý ở địa phương. Định lượng phát thải khí CO2 và CH4 từ hoạt động nuôi cá TLC, xác định và xây dựng phương trình toán biểu thị những yếu tố ảnh hưởng khả năng gây phát thải CO2 và CH4 trong ao nuôi cá TLC thâm canh. Mô hình hoá những yếu tố trong chu trình Các bon từ ao nuôi cá Thác lác Cườm. Nghiên cứu xây dựng công cụ tính, xác định những biến số có thể giúp giảm thiểu và kiểm soát phát thải KNK từ nuôi cá TLC. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó khuyến nghị giải pháp nuôi cá Thác lác Cườm bền vững. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên diện tích nuôi cá Thác lác Cườm địa bàn tỉnh Hậu Giang. Nghiên cứu đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên 50 hộ nuôi cá Thác lác Cườm trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu đã chọn 3 ao nuôi cá Thác lác Cườm thâm canh trên địa bàn thành phố Vị Thanh để đo đạc thực nghiệm lượng phát thải khí CO2 và CH4. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng một số báo cáo của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn để xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin và hiện trạng nuôi cá Thác lác Cườm trên toàn tỉnh. 2
  19. 1.4 Ý nghĩa nghiên cứu 1.4.1 Ý nghĩa khoa học Luận án đã xác định được hiện trạng phát thải khí nhà kính đối với khí CO2 và CH4 từ chu trình Các bon ở ao nuôi cá Thác lác Cườm. Nghiên cứu xác định được mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng sự phát thải khí nhà kính từ ao nuôi cá Thác lác Cườm. Nghiên cứu xây dựng được mô hình toán biểu thị động thái CO2 và CH4 từ chu trình Các bon trên ao cá Thác lác Cườm. 1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, đo đạc, tính phát thải trên đơn vị diện tích ở điều kiện mật độ các ao được chọn thí nghiệm tại địa bàn tỉnh Hậu Giang, nơi có diện tích nuôi cá Thác lác Cườm lớn nhất Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã kiểm định, báo cáo, phân tích và so sánh với những kết quả tính toán tương tự đã công bố. Kết quả nghiên cứu giúp cơ quan quản lý về môi trường, nông nghiệp và kinh tế ở địa phương biết thực trạng về tình hình phát thải KNK từ việc nuôi cá TLC để có những giải pháp phù hợp góp phần hiện thực hóa lộ trình cam kết giảm thiểu phát thải khí nhà kính của Việt Nam với quốc tế; xây dựng được công cụ tính phát thải, xác định hệ số phát thải, yếu tố chi phối khả năng sinh khí CO2 và CH4, giúp địa phương có kế hoạch phát triển quy mô sản xuất cá Thác lác Cườm theo hướng bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. 1.5 Những đóng góp mới của luận án Về mặt lý thuyết: nghiên cứu đã xây dựng được mô hình tính toán phát thải KNK từ ao nuôi cá TLC. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xây dựng được các phương trình hồi quy tuyến tính đa biến liên quan sự phát sinh khí CO2 và CH4 từ hoạt động nuôi cá TLC. Về mặt thực nghiệm: nghiên cứu cung cấp thông tin về diễn biến chất lượng nước và định lượng được mức phát thải KNK từ chu trình Các bon trong nuôi cá TLC. Nghiên cứu xác định hệ số phát thải KNK trên ao nuôi cá TLC. Xây dựng kịch bản nuôi TLC phát thải Các bon thấp đối với mật độ và thời gian. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý và thành lập các bản đồ phân bố hiện trạng nuôi cá TLC ở Hậu Giang. 1.6 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu cần trả lời được thực trạng nuôi cá TLC ở Hậu Giang như thế nào? Quản lý vùng nuôi cá TLC bằng cách nào? Mối liên hệ giữa các yếu tố môi trường tác động đến sự phát sinh KNK như thế nào trong ao nuôi cá TLC? Trong ao nuôi cá TLC, KNK nào phát sinh nhiều nhất? Tổng lượng phát thải khí nhà kính trên toàn tỉnh từ ao nuôi cá Thác lác là bao nhiêu? Công cụ gì để mô phỏng khả năng phát sinh và kiểm soát sự phát thải KNK? Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá TLC như thế nào? 1.7 Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện với bốn nội dung chính, bao gồm: 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2