Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Sự thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga
lượt xem 9
download
Đề tài làm rõ một cách có hệ thống ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga, những phương thức ngữ pháp và phương tiện ngữ pháp cụ thể để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp đó; đồng thời, làm rõ vai trò của ý nghĩa ngữ pháp công cụ đối với sự thể hiện vai nghĩa công cụ của ý nghĩa ngữ pháp và phương thức ngữ pháp này trong tiếng Nga.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Sự thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------***------ ĐOÀN HỮU DŨNG SỰ THỂ HIỆN Ý NGHĨA NGỮ PHÁP CÔNG CỤ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NGA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------***------ ĐOÀN HỮU DŨNG SỰ THỂ HIỆN Ý NGHĨA NGỮ PHÁP CÔNG CỤ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NGA Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 62 22 02 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. VŨ ĐỨC NGHIỆU HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN ĐOÀN HỮU DŨNG
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tự đáy lòng mình, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo hƣớng dẫn khoa học, GS-TS VŨ ĐỨC NGHIỆU, ngƣời đã tận tâm trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận án này bằng những khích lệ quý báu, sự nghiêm khắc cần thiết và tấm lòng bao dung! Tôi xin cảm ơn những ngƣời thân yêu trong gia đình đã chia sẻ khó khăn để tôi có điều kiện chuyên tâm hoàn thành luận án này! Trong quá trình thực hiện luận án, tôi cũng nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ từ phía Ban chủ nhiệm và các quý thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ học, các nhà khoa học, tập thể Ban giám hiệu, lãnh đạo và chuyên viên các phòng ban của Trƣờng ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành về những sự giúp đỡ quý báu này! Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Ban chủ nhiệm và các đồng nghiệp trong Khoa Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam cùng các cơ quan chức năng của Học viện Khoa học Quân sự đã tạo cơ hội và nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi đƣợc học tập và hoàn thiện luận án này! Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN ÁN ĐOÀN HỮU DŨNG
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG ...................................................................... 4 BẢNG VIẾT TẮT, KÝ HIỆU VÀ QUY ƢỚC TRÍCH DẪN .................................. 5 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 8 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................... 8 2. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................................. 9 3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................10 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................11 6. Ngữ liệu nghiên cứu .................................................................................................11 7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ..................................................................12 8. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 13 CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN ..........................................................................................................14 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu...........................................................................14 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ý nghĩa công cụ trong ngôn ngữ học .............14 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ý nghĩa công cụ trong tiếng Việt ................................20 1.1.3. Tình hình nghiên cứu ý nghĩa công cụ trong tiếng Nga.................................26 1.2. Cơ sở lí luận của luận án .......................................................................................34 1.2.1. Phân biệt công cụ - dụng cụ - phƣơng tiện .......................................................35 1.2.2. Ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp công cụ ..............................................41 1.2.3. Ý nghĩa ngữ pháp và vai nghĩa ..........................................................................45 1.2.4. Phƣơng thức ngữ pháp và phƣơng thức ngữ pháp thể hiện ý nghĩa công cụ .49 1.2.5. Quan hệ giữa ý nghĩa công cụ và thành phần câu ............................................55 TIỂU KẾT.....................................................................................................................57 CHƢƠNG 2: CÁC PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN Ý NGHĨA NGỮ PHÁP CÔNG CỤ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NGA .........................................................59 1
- 2.1. Các phƣơng thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong tiếng Việt .............59 2.1.1. Phƣơng thức thể hiện ý nghĩa công cụ bằng hƣ từ...........................................59 2.1.1.1. Hƣ từ “bằng”....................................................................................................60 2.1.1.2. Hƣ từ “qua, thông qua” ...................................................................................61 2.1.1.3. Hƣ từ “với” ......................................................................................................64 2.1.1.4. Hƣ từ “nhờ (vào)” ...........................................................................................66 2.1.1.5. Hƣ từ “dựa (vào, theo), căn cứ (vào, theo)” ..................................................68 2.1.1.6. Hƣ từ “bởi, vì” .................................................................................................69 2.1.1.7. Hƣ từ “trên, trong” ..........................................................................................71 2.1.2. Các phƣơng thức thể hiện ý nghĩa công cụ không bằng hƣ từ ........................73 2.1.2.1. Sử dụng kết cấu có các vị từ “dùng / lấy ...”..................................................73 2.1.2.2. Tiền giả định về “công cụ” của từ ..................................................................81 2.2. Các phƣơng thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong tiếng Nga..............86 2.2.1. Phƣơng thức thể hiện ý nghĩa công cụ bằng các biến tố cách công cụ (cách 5) ........................................................................................................................................87 2.2.1.1. Thể hiện ý nghĩa công cụ bằng phụ tố ...........................................................94 2.2.1.2. Kết hợp phƣơng thức giới từ và phụ tố..........................................................98 2.2.2. Phƣơng thức thể hiện ý nghĩa công cụ bằng các phƣơng tiện không thuộc cách biểu hiện của cách công cụ ................................................................................107 2.2.2.1. Dùng giới từ và biến đổi phụ tố theo phụ tố biểu hiện sinh cách (cách 2) 108 2.2.2.2. Dùng giới từ và biến đổi phụ tố theo phụ tố biểu hiện tặng cách (cách 3) 114 2.2.2.3. Dùng giới từ và biến đổi phụ tố theo phụ tố biểu hiện đối cách (cách 4) ..119 2.2.2.4. Dùng giới từ và biến đổi phụ tố theo phụ tố biểu hiện giới cách (cách 6).124 TIỂU KẾT...................................................................................................................130 CHƢƠNG 3: Ý NGHĨA CÔNG CỤ VỚI VAI NGHĨA CÔNG CỤ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NGA ..............................................................................132 3.1. Sự thể hiện vai nghĩa công cụ trong tiếng Việt..................................................133 3.1.1. Dẫn nhập ...........................................................................................................133 2
- 3.1.2. Chức năng cú pháp của vai nghĩa công cụ trong câu tiếng Việt ...................137 3.1.2.1. Vai nghĩa công cụ và (chức năng) bổ ngữ ...................................................137 3.1.2.2. Vai nghĩa công cụ và (chức năng) chủ ngữ .................................................141 3.1.2.3. Vai nghĩa công cụ và (chức năng) đề ngữ ...................................................147 3.1.2.4. Vai nghĩa công cụ và (chức năng) trạng ngữ...............................................149 3.2. Sự thể hiện vai nghĩa công cụ trong tiếng Nga .............................................152 3.3. So sánh sự thể hiện vai nghĩa công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga..............158 TIỂU KẾT...................................................................................................................166 KẾT LUẬN ................................................................................................................167 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...................................................................................................................171 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................172 NGUỒN NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .....................................................................186 3
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG Bảng 1.1: Mô hình kết cấu có chỉ tố công cụ.................................................. 38 Bảng 1.2: Mô hình có tiền giả định công cụ 1 ................................................ 38 Bảng 1.3: Mô hình có tiền giả định công cụ 2 ................................................ 38 Bảng 2.1: Kết cấu chỉ công cụ của hành động ................................................ 77 Bảng 2.2: Kết cấu chỉ mục đích của hành động .............................................. 77 Bảng 2.3: Kết cấu kiểm định công cụ hành động ........................................... 77 Bảng 2.4: Sự thể hiện ý nghĩa công cụ bằng cách công cụ không có giới từ . 95 Bảng 2.5: Sự biến đổi vĩ tố của danh từ ở cách công cụ ................................. 95 Bảng 2.6: Sự biến đổi vĩ tố của tính từ ở cách công cụ .................................. 96 Bảng 2.7: Sự biến đổi đại từ nhân xƣng ở cách công cụ ................................ 96 Bảng 2.8: Sự biến đổi đại từ chỉ định ở cách công cụ .................................... 96 Bảng 2.9: Sự biến đổi đại từ sở hữu ở cách công cụ....................................... 97 Bảng 2.10: Sự thể hiện ý nghĩa công cụ bằng giới từ с, под ........................ 105 Bảng 2.11: Sự thể hiện ý nghĩa công cụ bằng các cách ngữ pháp khác ....... 107 Bảng 2.12: Sự thể hiện ý nghĩa công cụ bằng giới từ с / из ......................... 112 Bảng 2.13: Sự thể hiện ý nghĩa công cụ bằng giới từ от ............................. 112 Bảng 2.14: Sự thể hiện ý nghĩa công cụ bằng giới từ по .............................. 118 Bảng 2.15: Sự thể hiện ý nghĩa công cụ bằng giới từ благодаря ................ 118 Bảng 2.16: Sự thể hiện ý nghĩa công cụ bằng giới từ через ......................... 122 Bảng 2.17: Sự thể hiện ý nghĩa công cụ bằng giới từ на .............................. 126 Bảng 2.18: Sự thể hiện ý nghĩa công cụ bằng giới từ в ................................ 127 4
- BẢNG VIẾT TẮT, KÝ HIỆU VÀ QUY ƢỚC TRÍCH DẪN A. Viết tắt và ký hiệu S: Chủ thể hành động (Subject) P: Vị từ (Predicate) O: Đối thể (Object) (I): Yếu tố công cụ (Instrumental) (+I): Có chỉ tố công cụ (-I): Không có chỉ tố công cụ Г: Động từ (Глагол) Сущ.: Danh từ (Существительный) Инстр.: Công cụ (Инструмент) Сущ.инстр.: Danh từ chỉ công cụ (Существительные, обозначающие инструмент) Сущ.имен.п./инстр.: Danh từ ở chủ cách (cách 1) chỉ công cụ (Существительные именительного падежа, обозначающие инструмент) Сущ.род.п./инстр.: Danh từ ở sinh cách (cách 2) chỉ công cụ (Существительные родительного падежа, обозначающие инструмент) Сущ.дат.п./инстр.: Danh từ ở tặng cách (cách 3) chỉ công cụ (Существительные дательного падежа, обозначающие инструмент) Сущ.вин.п./инстр.: Danh từ ở đối cách (cách 4) chỉ công cụ (Существительные винительного падежа, обозначающие инструмент) Сущ.твор.п./инстр.: Danh từ ở công cụ cách (cách 5) chỉ công cụ (Существительные творительного падежа, обозначающие инструмент) Сущ.предл.п./инстр.: Danh từ ở giới cách (cách 6) chỉ công cụ (Существительные предложного падежа, обозначающие инструмент) ≈: tƣơng đƣơng : Có nghĩa là 5
- B. Viết tắt nguồn trích dẫn Доктор Живаго: ДЖ Bác sĩ Zhivago: BSZh Bƣớc đƣờng cùng của Nguyễn Công Hoan: BĐC-NCH Chí Phèo của Nam Cao: CP-NC Dế mèn phiêu lƣu kí: DMPLK Nguyễn Huy Thiệp - Truyện ngắn chọn lọc: NHT Số đỏ của Vũ Trọng Phụng: SĐ-VTP Tắt đèn - Ngô Tất Tố: TĐ-NTT Tuyển tập Nam Cao: NC Tuyển tập Anh Đức - tập I và II: AĐ-I và AĐ-II Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan: NCH Thạch Lam - Truyện ngắn chọn lọc: TL Tuyển tập Kim Lân: KL Tuyển tập Ngô Tất Tố - tập IV và V: NTT-IV và NTT-V Tuyển tập 27 truyện ngắn Vũ Trọng Phụng: VTP Truyện ngắn miền Nam chọn lọc: TNMN Truyện ngắn trẻ chọn lọc: TNT Văn nghệ quân đội - Truyện ngắn đoạt giải nhất: VNQĐ C. Quy định cách ghi nguồn trích dẫn và xuất xứ các ví dụ Trong phần TÀI LIỆU THAM KHẢO từ trang 172 đến trang 185, chúng tôi đánh số liên tục từ số thứ tự 1 đến số 155. Trong quá trình trích dẫn tài liệu tham khảo, chúng tôi báo cáo nguồn bằng những số thứ tự chỉ tác giả công trình và sau đó là số trang trong ngoặc vuông. Trong phần NGUỒN NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU từ trang 186 đến trang 188, chúng tôi đánh số liên tục từ số thứ tự 156 đến số 182. Trong quá 6
- trình trích dẫn ví dụ, chúng tôi báo nguồn bằng tên tác phẩm (viết tắt) rồi đến số trang trong ngoặc vuông. Một số ví dụ chúng tôi thiết kế nên phía sau không đƣợc ghi chú nguồn xuất xứ và một số ví dụ chúng tôi ghi chú nguồn trực tiếp phía sau vì xuất xứ của chúng không có trong danh mục “TÀI LIỆU THAM KHẢO” và “NGUỒN NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU”. 7
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong ngôn ngữ, ý nghĩa của một từ, một cụm từ hay một câu đều có những hình thức thể hiện nhất định. Ý nghĩa ngữ pháp cũng không phải là ngoại lệ, nó luôn đƣợc thể hiện bằng một hình thức nào đó. Nhiệm vụ quan trọng của ngữ pháp học chính là nghiên cứu những phƣơng tiện biểu hiện của các ý nghĩa ngữ pháp đƣợc sử dụng trong các loại hình ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Ý nghĩa ngữ pháp công cụ là một trong nhiều ý nghĩa ngữ pháp mang tính phổ quát ở nhiều ngôn ngữ nhƣng chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều trong tiếng Việt và tiếng Nga. Đây chính là lí do quan trọng thôi thúc chúng tôi khảo sát và miêu tả. Thực tiễn dạy và học các ngôn ngữ châu Âu, trong đó có tiếng Nga, của ngƣời Việt có những khó khăn nhất định vì tính chất khác biệt về loại hình. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập không biến hình, tiếng Nga là ngôn ngữ biến hình (hòa kết). Về mặt ngữ pháp, các ý nghĩa ngữ pháp, phƣơng thức ngữ pháp, phạm trù ngữ pháp, giữa hai ngôn ngữ có những nét tƣơng đồng và khác biệt: trong tiếng Việt, các ý nghĩa ngữ pháp đƣợc thể hiện chủ yếu thông qua hƣ từ hoặc trật tự từ (trong một số trƣờng hợp còn thông qua ngữ điệu); trong khi đó, các ý nghĩa ngữ pháp trong tiếng Nga đƣợc thể hiện bằng nhiều phƣơng thức khác nhƣ hƣ từ, phụ tố biến cách, biến đổi căn tố…. Đây là một vấn đề gây nên những khó khăn nhất định cho ngƣời học. Việc nghiên cứu vấn đề trên sẽ góp phần khắc phục các khó khăn, nâng cao hiệu quả của của công tác dạy và học tiếng, công tác phiên biên dịch tài liệu, công tác biên soạn các loại từ điển. Thực tiễn dạy và học tiếng Nga cho ngƣời Việt, dạy và học tiếng Việt cho ngƣời Nga cho thấy: trong hàng loạt vấn đề về ngữ pháp, vấn đề ý nghĩa công cụ và cách thức (phƣơng thức), vấn đề thể hiện các ý nghĩa đó cần đƣợc 8
- quan tâm nghiên cứu vì tính phức tạp của chúng so với các ý nghĩa ngữ pháp khác. Xuất phát từ mục tiêu nâng cao hiệu quả dạy - học tiếng Việt và tiếng Nga với tƣ cách là ngoại ngữ, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Sự thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga” để giúp ngƣời học thông hiểu, sử dụng đúng ngữ pháp, đặc biệt là ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong hai ngôn ngữ. Chúng tôi sẽ nghiên cứu việc sử dụng các phƣơng tiện ngữ pháp và cách thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong hai ngôn ngữ, trên cơ sở đó, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động giảng dạy - học tập tiếng Việt và tiếng Nga, hoạt động phiên biên dịch từ tiếng Việt sang tiếng Nga và ngƣợc lại, cũng nhƣ hoạt động biên soạn các loại từ điển liên quan đến hai ngôn ngữ. Những tri thức về ý nghĩa ngữ pháp này trong hai ngôn ngữ Việt và Nga, các tài liệu giáo khoa dạy tiếng, ngữ pháp phổ thông đều đã đề cập, phân tích, nhƣng sự so sánh để tìm ra những điểm đồng nhất và/hoặc khác biệt giữa hai ngôn ngữ thì chƣa có đáng kể. Yêu cầu tìm hiểu về ý nghĩa công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga vẫn còn đặt ra nhiều, nên nhiệm vụ nghiên cứu vẫn cần đƣợc tiếp tục. 2. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án này là: - Ý nghĩa công cụ và phƣơng thức thể hiện của nó trong tiếng Việt - Ý nghĩa công cụ và phƣơng thức thể hiện của nó trong tiếng Nga - Vai nghĩa công cụ trong quan hệ với ý nghĩa công cụ và sự thể hiện của vai nghĩa này trong tiếng Việt và tiếng Nga 3. Mục đích nghiên cứu a) Mục đích nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm vào mục đích chính là: 9
- - Làm rõ một cách có hệ thống ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga, những phƣơng thức ngữ pháp và phƣơng tiện ngữ pháp cụ thể để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp đó; đồng thời, làm rõ vai trò của ý nghĩa ngữ pháp công cụ đối với sự thể hiện vai nghĩa công cụ của ý nghĩa ngữ pháp và phƣơng thức ngữ pháp này trong tiếng Nga. - Làm rõ những điểm tƣơng đồng và khác biệt về phƣơng tiện thể hiện, cách thức thể hiện khi hiện thực hóa ý nghĩa công cụ trong hoạt động ngôn ngữ của tiếng Việt và tiếng Nga. - Bƣớc đầu đề xuất những ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án vào thực tiễn giảng dạy, học tập và sử dụng tiếng Việt và tiếng Nga. b) Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc ba mục đích chính này, luận án phải trả lời ba câu hỏi nghiên cứu: - Ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga là gì, chúng đƣợc thể hiện bằng những phƣơng thức và phƣơng tiện nhƣ thế nào? - Ý nghĩa ngữ pháp công cụ đóng vai trò nhƣ thế nào trong việc thể hiện vai nghĩa công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga? - Những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa tiếng Việt với tiếng Nga của các vấn đề nêu trên đây là gì? 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên chúng tôi sẽ tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa các cơ sở lí thuyết về ý nghĩa ngữ pháp, phƣơng thức ngữ pháp, phạm trù ngữ pháp có liên quan để xây dựng khung lí thuyết cho nghiên cứu của luận án. - Mô tả sự thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga. 10
- - Mô tả các phƣơng thức ngữ pháp và phƣơng tiện ngữ pháp cụ thể thể hiện vai nghĩa công cụ của chúng trong câu tiếng Việt và câu tiếng Nga. - So sánh để phát hiện những tƣơng đồng và khác biệt của những vấn đề hữu quan. (Tuy nhiên, những so sánh ấy không thực hiện theo cách thức và phƣơng pháp của ngôn ngữ học đối chiếu vì luận án này, ngay từ đầu không đặt vấn đề thực hiện nhiệm vụ đối chiếu ngôn ngữ). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận án này, chúng tôi luôn luôn đi từ thực tế tƣ liệu để mô tả, sau đó là phân tích, nhận xét và kết luận chứ không xuất phát từ một mô hình có sẵn hay một chủ kiến từ trƣớc. Có nghĩa là, chúng tôi đi bằng con đƣờng quy nạp, từ phân tích miêu tả các ngữ liệu để rút ra nhận xét và kết luận. Để làm đƣợc điều này, chúng tôi thực hiện các phƣơng pháp và thủ pháp làm việc nhƣ sau: - Phƣơng pháp mô tả dùng để mô tả các biểu thức ngôn ngữ, sau đó tiến hành phân tích trên bình diện ngữ pháp lí thuyết nhằm xác định các ý nghĩa ngữ pháp, phƣơng thức ngữ pháp, phạm trù ngữ pháp. - Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để so sánh các biểu thức ngôn ngữ hữu quan trong tiếng Nga với tiếng Việt sau khi mô tả. - Các thủ pháp thay thế, cải biến, lƣợc bỏ trong phân tích ngữ pháp đƣợc sử dụng để phát hiện các đối lập, các đồng nhất, khác biệt về nội dung ngữ pháp, hình thức ngữ pháp, phƣơng tiện ngữ pháp .... 6. Ngữ liệu nghiên cứu Với mục đích tìm hiểu sâu về ý nghĩa công cụ và vai nghĩa công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga, chúng tôi cố gắng tối đa thu thập và lựa chọn ngữ liệu sao cho đủ mức bao quát đƣợc vấn đề nghiên cứu nhƣ các từ điển tiếng Việt, từ điển tiếng Nga, các sách, bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan (xin xem phần Tài liệu tham khảo) 11
- Các dẫn liệu ngôn ngữ tiếng Việt, chúng tôi tiến hành khai thác trong các văn bản tiểu thuyết, truyện ngắn, các tác phẩm văn học của một số tác giả Việt Nam có uy tín về mặt sử dụng ngôn ngữ nhƣ Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Anh Đức, Kim Lân, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Thạch Lam, ... (xin xem phần Ngữ liệu nghiên cứu từ 165 đến 182) Các dẫn liệu ngôn ngữ viết/nói tiếng Nga, chúng tôi khảo chứng chủ yếu trong tác phẩm văn học Доктор Живаго [182] (Bác sĩ Zhivago), của nhà văn Nga Boris Pasternak (Борис Паштернак) - ngƣời đƣợc Viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng giải thƣởng Nobel văn học năm 1959; các ví dụ đƣợc trích dẫn nguyên văn từ bản dịch của Lê Khánh Trƣờng [181], nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thu thập ngữ liệu trong một số tác phẩm văn học khác ở trong nƣớc hoặc chuyển dẫn từ một số công trình của các nhà nghiên cứu đi trƣớc [1, 3, 29, 74, 75, 113, 115, 124, 141]. Trong từng trƣờng hợp cụ thể, chúng tôi đều có chỉ dẫn xuất xứ rõ ràng. 7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án a) Ý nghĩa lí luận Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về miêu tả, phân tích ở cấp độ một luận án về ý nghĩa công cụ và mô hình hóa các phƣơng thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp này trong hai ngôn ngữ Việt – Nga, góp phần làm rõ thêm việc mô tả ngữ pháp theo hƣớng tiếp cận của ngữ pháp truyền thống và làm rõ các vấn đề hữu quan dƣới góc nhìn của ngữ pháp chức năng hệ thống và cú pháp ngữ nghĩa. b) Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở nghiên cứu sâu hơn phạm vi một đối tƣợng nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp hiểu rõ bản chất ý nghĩa ngữ pháp công 12
- cụ, giúp dùng đúng ngữ pháp và vận hành trơn tru ngữ pháp trong các kỹ năng ngoại ngữ, giúp vận hành đúng ngữ pháp (cụ thể là ý nghĩa ngữ pháp công cụ) trong dạy – học ngoại ngữ theo đƣờng hƣớng giao tiếp. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở để biên soạn và chỉnh lí các giáo trình, tài liệu giảng dạy tiếng Việt và tiếng Nga với tƣ cách là một ngoại ngữ hiện đang đƣợc sử dụng tại các cơ sở đào tạo tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài và đào tạo tiếng Nga cho ngƣời Việt, qua đó nâng cao đƣợc chất lƣợng giảng dạy và học tập. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho cả ngƣời dạy lẫn ngƣời học hai ngôn ngữ Việt – Nga, với tƣ cách là những ngoại ngữ, tránh đƣợc các lỗi về dùng từ, lỗi về đặt câu, lỗi do chuyển di … trong quá trình học tập và nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có tính ứng dụng rất lớn trong việc biên soạn các loại từ điển song ngữ Việt - Nga, Nga – Việt, các loại từ điển tƣờng giải tiếng Việt và tiếng Nga, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của công tác dịch thuật giữa hai ngôn ngữ Việt – Nga. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án, Tài liệu tham khảo, Nguồn ngữ liệu nghiên cứu, nội dung chính của luận án đƣợc cấu trúc thành ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng I: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận của luận án Chƣơng II: Các phƣơng thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga Chƣơng III: Ý nghĩa công cụ với vai nghĩa công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga 13
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ý nghĩa công cụ trong ngôn ngữ học Ý nghĩa về công cụ trong ngôn ngữ nào cũng có. Trong lí luận ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp công cụ có vị trí quan trọng, đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu. Trong thực tiễn, ý nghĩa công cụ có thể hiểu là sự thể hiện công cụ để thực hiện một hành động hay một sự tình nào đó. Nó luôn đƣợc gắn kết và quy chiếu một phần vào trong hiện thực khách quan chứ không phải chỉ thuần túy là ngữ pháp. Vì thế, ý nghĩa ngữ pháp công cụ có thể đƣợc nghiên cứu theo những hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp khá đa dạng. a. Nghiên cứu ý nghĩa ngữ pháp công cụ từ góc độ hình thái học Nghiên cứu ý nghĩa ngữ pháp công cụ và các phƣơng thức thể hiện của nó vốn gắn liền với những nghiên cứu về hình thái học, gắn liền với khái niệm cách. Nhƣ vậy, cách là một khái niệm thuộc phạm trù của hình thái học, còn đƣợc gọi là cách hình thức hay cách ngữ pháp, đƣợc thể hiện rất rõ trong tiếng latinh và trong tiếng Nga. Trƣớc hết, cách công cụ đƣợc nghiên cứu về mặt ý nghĩa và phƣơng thức biểu hiện của cách công cụ nằm ở trong phạm trù cách với tƣ cách là phạm trù ngữ pháp. Cách công cụ là một trong những phạm trù của danh từ vì thế nó đƣợc nghiên cứu ở góc độ hình thái học, nói cách khác, đó là cách tiếp cận hình thái học, là cách tiếp cận cổ điển nhất trong ngôn ngữ học, thể hiện nhiều trong ngôn ngữ học truyền thống. Trong mỗi ngôn ngữ, ý nghĩa công cụ đƣợc thể hiện bằng ngữ pháp theo các cách khác nhau: trong các ngôn ngữ không có biến đổi hình thái, ý nghĩa này chủ yếu đƣợc thể hiện thông qua một số hƣ từ. Ví dụ: a. Một số hƣ từ thể hiện ý nghĩa công cụ trong tiếng Việt: 14
- - hƣ từ bằng, ví dụ: ăn bằng đũa, đi làm bằng xe đạp, thái thịt bằng dao, xúc đất bằng xẻng, ... - hƣ từ qua, ví dụ: thông báo qua loa phát thanh, làm việc qua zalo, hội đàm qua phiên dịch, ... - hƣ từ nhờ, ví dụ: đi học nhờ xe buýt, qua sông nhờ đò, cây vững nhờ giá đỡ, ... - hƣ từ dựa vào, ví dụ: sống dựa vào lương hưu, sống dựa vào con cái, trồng lúa dựa vào nguồn nước, ... - hƣ từ với, ví dụ: người diễn viên dạy các con vật làm xiếc với cái roi trên tay, vào đời với hai bàn tay trắng, … - hƣ từ bởi, ví dụ: ngôi nhà được bảo vệ bởi hệ thống camera, … - hƣ từ trên, ví dụ: đi làm trên xe buýt, thái thịt trên thớt, … b. Một số hƣ từ thể hiện ý nghĩa công cụ trong tiếng Lào: - hƣ từ ້ວຊ (đuội / bằng), ví dụ: ກີນ້ວຊໄມ້ຍູ (kin đuội mạy thù / ăn bằng đũa), ໄປເຮັວຽກ້ວຊລົຍີບ (bay hết việc đuội lốt thíp / đi làm bằng xe đạp), ຉອຊຉີ້ນ້ວຊມິ (xoi xịn đuội mít / thái thịt bằng dao), … - hƣ từ ຜ່ານ (phàn / qua), ví dụ: ເຮັວຽກຜ່ານສື່ສັງຄົມອອນລາຊ Zalo (hết việc phàn xừ xẳng khôm on lai Zalo / làm việc qua zalo), ພົບປະເຈລະຈາຜ່ານຜູ້ແປພາສາ (phốp pạ chê lạ cha phàn phụ be / hội đàm qua phiên dịch), … - hƣ từ ອີງໃສ່ (ing xày / dựa vào), ví dụ: ຳເນີນຉີວີອີງໃສ່ເງິນເືອນ (đăm lông xi vít ing xày ngơn đươn / sống dựa vào tiền lương hưu), ຉີວີອີງໃສ່ລູກ (xi vít ing xày lục / sống dựa vào con cái), … 15
- Ngoài ra, ý nghĩa công cụ còn đƣợc thể hiện qua một số thực từ có nghĩa tiền giả định chỉ công cụ nhƣ ăn đũa, đi nạng, cưa gỗ, đục tường, đẽo cày, bơm xe, ... trong tiếng Việt; ກີນໄມ້ຍູ (kin mạy thù / ăn đũa), ໄປລົຈັກ (pay lốt chắc / đi xe máy), ຌັຜົມ (tắt phổm / cắt tóc), - ສ້່າງເຮືອນ (xạng hươn / xây nhà), … trong tiếng Lào. Ngƣợc lại, trong các ngôn ngữ có biến đổi hình thái (điển hình là các ngôn ngữ biến hình châu Âu), ý nghĩa công cụ lại đƣợc thể hiện cả bằng phƣơng thức hƣ từ cả bằng phụ tố, và kết hợp hƣ từ với phụ tố (vì có trƣờng hợp chỉ cần biến đổi vĩ tố của danh từ sang cách công cụ nhƣng cũng có trƣờng hợp phải sử dụng kết hợp cả cách thức biến đổi phụ tố với một giới từ kèm theo để thể hiện ý nghĩa công cụ). Ví dụ: a. Trong tiếng Nga: (1) - Розового цвета была подпоясанная семишолковым кушаком рубашка на Власе Пахомовиче Галузине, когда он бегом, дробно стуча каблуками сапог и выкидывая ногами направо-налево, ... [ДЖ: 188] (2) - Vlat Pakhomovich Galudin cũng mặc áo sơ mi màu hồng, thắt sát vào người bằng chiếc dây lưng lụa. [BSZh: 277] (3) - На фронт в штаб дивизии пришел поезд-баня, оборудованный на средства жертвователей Татьянинским комитетом помощи раненым. [ДЖ: 69] (4) - Một chuyến tầu vệ sinh quân y được trang bị bằng tiền quyên góp của Uỷ ban cứu trợ thương binh do quận chúa Tachiana đứng đầu, đã tới mặt trận, nơi đặt bản doanh của bộ tham mưu sư đoàn. [BSZh: 96] b. Trong tiếng Anh: - go to school by bycicle - đi xe đạp, … b. Nghiên cứu ý nghĩa ngữ pháp công cụ từ góc độ cú pháp học 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p | 202 | 58
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p | 165 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
220 p | 186 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p | 155 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p | 101 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p | 55 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p | 32 | 17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p | 115 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p | 35 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p | 27 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p | 26 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Thuật ngữ ngành mỏ và địa chất tiếng Việt
238 p | 31 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p | 16 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p | 19 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p | 9 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn