intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN:BCLCTT theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

77
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xã hội càng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật càng tiên tiến trình độ phát triển kinh tế càng cao, mức độ cạnh tranh để tồn tại và phát triển trên thị trường càng ngày càng gay gắt, nhu cầu thông tin càng trở nên bức thiết.Nền kinh tế thị trường với những đổi mới thực sự trong cơ chế quản lý kinh tế - tài chính đã khẳng định vai trò của thông tin kế toán trong quản trị doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, thông tin là một nhân tố không thể thiếu của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN:BCLCTT theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam

  1. LUẬN VĂN: BCLCTT theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam
  2. Lời nói đầu Xã hội càng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật càng tiên tiến trình độ phát triển kinh tế càng cao, mức độ cạnh tranh để tồn tại và phát triển trên thị trường càng ngày càng gay gắt, nhu cầu thông tin càng trở nên bức thiết.Nền kinh tế thị tr ường với những đổi mới thực sự trong cơ chế quản lý kinh tế - tài chính đã khẳng định vai trò của thông tin kế toán trong quản trị doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, thông tin là một nhân tố không thể thiếu của các nhà quản lý. Đặc biệt trong những thời gian gần đây, sự ra đời của thị trường chứng khoán và hàng loạt các doanh nghiệp cổ phần đã đòi hỏi hệ thống thông tin trên báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh được thực trạng tài chính của doanh nghiệp và có khả năng phân tích cao, đáp ứng được yêu cầu của mọi đối tượng sử dụng thông tin: Các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp, người cho vay, nhà đầu tư, khách hàng... Sự đổi mới sâu sắc cơ chế quản lý kinh tế đòi hỏi nền tài chính quốc gia phải được tiếp tục đổi mới một cách toàn diện, nhằm tạo ra sự ổn định của môi trường kinh tế, hệ thống pháp luật tài chính, lành mạnh hoá các quan hệ và các hoạt động tài chính. Hệ thống thông tin kinh tế tài chính chủ yếu trong các doanh nghiệp chính là hệ thống các báo cáo tài chính, trong đó có BCLCTT.Đây là một trong những báo cáo tài chính quan trọng để giúp cho những người sử dụng thông tin có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về doanh nghiệp. Tuy nhiên,nó có thể sẽ là báo cáo bắt buộc đối với các doanh nghiệp ở nước ta trong tương lai. Chính vì lý do đó nên tôi quyết định chọn đề tài về "BCLCTT theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành và những điều kiện cơ bản để vận hành chế độ BCLCTT trong quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp".
  3. Chương I: Tổng quan về báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chế độ hiện hành tại Việt Nam I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1. Cơ sở lý luận Xu hướng tự do hoá thị trường tài chính và thị trường vốn vào những năm 80 làm cho các thị trường tài chính ngày càng trở nên thiếu ổn định.Từ đó xuất hiện nhu cầu cần phải có thêm thông tin phục vụ cho đánh giá tình hình tài chính và tình trạng của các doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các nhu cầu bảo đảm sự ổn định về tài chính. Vào những năm 90, khi xu hướng tự do hoá thị trường tài chính và thị trường vốn dâng cao đã gây sức ép đòi hỏi phải cung cấp thông tin hữu ích trong cả khu vực tài chính lẫn khu vực tư nhân. Các yêu cầu tối thiểu về công bố thông tin giờ đây sẽ là đánh giá chất lượng và dung lượng thông tin cần cung cấp cho các đối tượng tham gia thị trường và cho công chúng nói chung. Việc công bố rộng rãi thông tin chỉ thực hiện được khi có các tiêu chuẩn kế toán tốt và phương pháp công bố thông tin thoả đáng. Điều này gắn liền với việc cung cấp các thông tin định tính và định lượng thích hợp trong các báo cáo tài chính hàng năm. Các báo cáo này thường đi kèm với các báo cáo tài chính nội bộ và các thông tin có liên quan khác. Hiện nay hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm 4 báo cáo: - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo kết quả kinh doanh. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong 4 báo cáo của hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện thông tin ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với những người quan tâm, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một nguồn thông tin không thể thiếu góp phần thoả mãn nhu cầu của người sử dụng. 2. Cơ sở thực tiễn Trên thế giới, trước năm 1961 đã có một số doanh nghiệp tự giác lập và công bố các báo cáo về tình hình lưu chuyển và vận động của các quỹ. Nhữngbáo cáo này cho biết
  4. nguồn hình hành và tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp và trình bày những thông tin đó theo 3 loại hoạt động: - Hoạt động sản xuất kinh doanh - Hoạt động tài chính - Hoạt động đầu tư Vào năm 1961, các nhà khoa học nghiên cứu về kế toán đã cho biết và nhấn mạnh rằng bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh đều chưa thể cung cấp những thông tin đầy đủ, hoàn chỉnh về mọi sự thay đổi nguồn lực tài chính của công ty và cho rằng cần thiết phải có một báo cáo về quỹ. Qua quá trình nghiên cứu và phát triển đặc biệt từ giai đoạn 1980-1986 báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã ra đời và nhanh chóng được nhiều doanh nghiệp đón nhận. Như vậy xuất phát từ yêu cầu thực tế, nội dung và hình thức của báo cáo lưu chuyển tiền tệ ngày càng được hoàn thiện hơn theo nhu cầu cấp bách về thông tin trên thị trường. II. Bản chất, ý nghĩa và tầm quan trọng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1. Khái niệm Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Lượng tiền phát sinh của doanh nghiệp bao gồm các dòng thu, chi bằng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp. 2. Mục đích Mục đích chính của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là: - Cung cấp thông tin về lượng tiền thu vào và lượng tiền chi ra trong kỳ. - Cung cấp thông tin về các hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. - Cung cấp chi tiết các thông tin về quá trình nguồn tiền hình thành và quá trình chi tiêu sử dụng chúng trong kỳ. Ví dụ: Trong kỳ doanh nghiệp đã kiếm được số tiền đó bằng cách nào và chi tiêu nó như thế nào? Hoạt động nào là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền cho doanh nghiệp? Số tiền của doanh nghiệp được sử dụng với mục đích gì, có hợp lý không, quy mô tăng thêm của doanh nghiệp được tài trợ như thế nào? Do doanh nghiệp hay do nguồn tài chính bên ngoài? Tại sao kết quả kinh doanh trong kỳ có lãi nhưng doanh nghiệp vẫn không đủ tiền để trả nợ vay, thanh toán cổ tức hoặc vẫn còn nợ lương công nhân?...
  5. 3. ý nghĩa Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho những người sử dụng, đánh giá khả năng thanh toán và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp. Ngoài ra các nhà quản lý còn sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để lập kế hoạch khác như: - Liên kết chính sách trả lãi với các mặt hoạt động của doanh nghiệp. - Lập kế hoạch tài trợ cho việc lập kế hoạch sản xuất. - Tìm ra hướng giải quyết cho các nhu cầu tiền mặt. 4. Vị trí của báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong hệ thống báo cáo tài chính Từ bản chất và ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta thấy rằng những thông tin trên chỉ có thể tìm thấy ở báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Do vai trò quan trọng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ mà ở Mỹ năm 1987 việc lập báo cáo này đã là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong các báo cáo tài chính và sau đó được phổ biến sang các nước.Tuy nhiên, mỗi nước cũng có cách hiểu và cách làm khác nhau phù hợp với đặc điểm và điều kiện riêng của nước mình. ở Việt Nam, báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được áp dụng từ năm 1995 theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT của Bộ tài chính và hiện nay thực hiện theo quyết định mới số 167/2000/QĐ-BTC. Tuy nhiên, báo cáo này mới chỉ là tạm thời chưa quy định bắt buộc phải lập và gửi, nhưng do tác dụng quan trọng của nó mà Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng báo cáo này. III. Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bao gồm 3 nội dung chính và một số chỉ tiêu bổ sung: 1. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Tiền thu từ bán hàng, thu từ các khoản phải thu thương mại. Các chi phí bằng tiền như: trả tiền cho nhà cung cấp, tiền thanh toán cho công nhân viên về tiền lương và bảo hiểm xã hội, các chi phí khác bằng tiền (chi phí văn phòng phẩm, công tác phí...). 2. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
  6. Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Bao gồm: - Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân doanh nghiệp (hoạt động xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ). - Đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay, không phân biệt đầu tư ngắn hạn hay dài hạn. - Dòng tiền lưu chuyển bao gồm toàn bộ các khoản thu do bán, thanh lý TSC Đ, thu hồi các khoản đầu tư... và các khoản chi mua sắm, xây dựng TSCĐ, chi để đầu tư vào các đơn vị khác. 3. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như: Chủ doanh nghiệp góp vốn vay vốn (không phân biệt vay dài hạn hay vay ngắn hạn), nhận vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, trả nợ vay... Dòng tiền lưu chuyển bao gồm toàn bộ các khoản thu, chi liên quan như: tiền vay nhận được, tiền thu được do nhận vốn góp liên doanh, do phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tiền chi trả lãi cho các bên góp vốn, trả lãi cổ phiếu, trái phiếu bằng tiền, thu lãi tiền gửi... 4. Một số chỉ tiêu bổ sung - Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ: là chỉ tiêu tổng hợp các kết quả tính được từ các dòng tiền lưu chuyển qua 3 mặt (hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính). Nếu nguồn thu>nguồn chi thì ta có mức tăng của tiền, ngược lại nguồn thu< nguồn chi thì ta có mức giảm của tiền - Tiền đầu kỳ và tiền cuối kỳ: hai chỉ tiêu này được trích từ bảng cân đối kế toán của năm hiện hành. Chênh lệch của tiền cuối kỳ so với đầu kỳ phải bằng kết quả tính được ở phần lưu chuyển tiền thuần trong kỳ. IV. Cơ sở và phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1. Cơ sở lập Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01- DN). - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02- DN).
  7. - Các tài liệu khác (như sổ cái, sổ kế toán chi tiết, báo cáo vốn góp, khấu hao,chi tiết hoàn nhập dự phòng, hoặc các tài liệu chi tiết về mua bán TSCĐ, trả lãi vay...). Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01- DN). - Sổ kế toán theo dõi thu, chi vốn bằng tiền (tiền mặt và tiền gửi). - Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu, phải trả. 2. Nguyên tắc lập Theo phương pháp gián tiếp: báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cách điều chỉnh lợi tức trước thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các nghiệp vụ không trực tiếp thu tiền hoặc chi tiền đã làm tăng, giảm lợi tức, loại trừ các khoản lãi lỗ của hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đã tính vào lợi nhuận trước thuế, điều chỉnh các khoản mục thuộc vốn lưu động. Theo phương pháp trực tiếp: báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cách xác định và phân tích trực tiếp các khoản thực thu, chi bằng tiền trên các sổ kế toán vốn bằng tiền theo từng loại hoạt động và theo nội dung thu, chi. 3. Phương pháp lập 3.1. Phương pháp gián tiếp. Gồm 3 phần: Phần I: lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Lợi nhuận trước thuế: Lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Điều chỉnh các khoản: + Khấu hao TSCĐ. + Các khoản dự phòng. + Lãi lỗ do bán TSCĐ. + Lãi, lỗ do đánh giá lại tài sản và chuyển đổi tiền tệ. + Lãi, lỗ do đầu tư vào các đơn vị khác. + Thu lãi tiền gửi. -Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động: Phản ánh luồng tiền được tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo đã loại trừ ảnh hưởng của các khoản thu nhập và chi phí không trực tiếp bằng tiền nhưng chưa tính đến những thay đổi các yếu tố của vốn lưu động. Được lập căn cứ vào lợi nhuận trước thuế cộng hoặc trừ các khoản điều chỉnh. Bao gồm:
  8. + Tăng, giảm các khoản phải thu. + Tăng, giảm hàng tồn kho. + Tăng, giảm các khoản phải trả. + Tiền thu từ các khoản khác. + Tiền chi cho các khoản khác. - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh: Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo. Phần II: lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền tạo ra từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Bao gồm: - Tiền thu hồi các khoản đầu tư vào đơn vị khác. - Tiền thu từ lãi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác. - Tiền thu do bán TSCĐ. - Tiền mua TSCĐ. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư: Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo. Phần III: lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Bao gồm: - Tiền thu do đi vay. - Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn. - Tiền thu từ lãi tiền gửi. - Tiền đã trả nợ vay. - Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu. - Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính: Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính bằng tổng số liệu các chỉ tiêu trên. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ: Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng các chỉ tiêu: Phần I +Phần II + Phần III
  9. Tiền tồn đầu kỳ: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư vốn bằng tiền đầu kỳ báo cáo, có đối chiếu với chỉ tiêu "Tiền tồn cuối kỳ" trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước và số dư đầu kỳ trên sổ kế toán thu, chi tiền kỳ báo cáo. Tiền tồn cuối kỳ: Chỉ tiêu này là số tổng cộng của lưu chuyển tiền thuần trong kỳ và tiền tồn cuối kỳ. Tiền tồn Lưu chuyển tiền thuần Tiền tồn = + cuối kỳ trong kỳ đầu kỳ Chỉ tiêu này phải bằng số dư vốn bằng tiền cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo. 3.2.Phương pháp trực tiếp Phần I: Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Tiền thu bán hàng: Thu do bán hàng hoá sản phẩm, dịch vụ trong kỳ. Tiền thu từ các khoản nợ phải thu: Nợ phải thu từ khách hàng, từ các đơn vị nội bộ, và các khoản phải thu khác, kể cả tạm ứng-Phần thanh toán bằng tiền trong kỳ. Tiền thu từ các khoản khác: Các khoản khác liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo như: Tiền thu về được bồi thường, được phạt không thông qua các tài khoản theo dõi nợ phải thu... Tiền đã trả cho người bán: Phần đã trả bằng tiền trong kỳ báo cáo. Tiền đã trả cho công nhân viên: Căn cứ vào tổng số tiền đã trả công nhân viên thông qua tài khoản 334 "Phải trả công nhân viên", trong kỳ báo cáo. Tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho Nhà nước: Căn cứ tổng số tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho Nhà nước trong kỳ báo cáo, trừ khoản nộp khấu hao cơ bản TSCĐ đối với doanh nghiệp Nhà nước. Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác: Phải trả cho các đơn vị nội bộ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản ký quỹ, ký cược đến hạn trả và các khoản phải trả khác. Tiền đã trả cho các khoản khác: Căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho các khoản liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên như: Mua hàng trả tiền ngay, các khoản trả ngay bằng tiền không thông qua các tài khoản theo dõi nợ phải trả.
  10. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo. Phần II: Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư Phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền tạo ra từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Tiền thu hồi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác: Căn cứ vào tổng số tiền đã thu về các khoản cho vay, góp vốn liên doanh, trái phiếu đến hạn, bán cổ phiếu, trái phiếu đã mua của các doanh nghiệp, các đơn vị khác trong kỳ báo cáo. Tiền thu từ lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác: Căn cứ vào số tiền đã thu về các khoản lãi do cho vay, góp vốn liên doanh, nắm giữ các cổ phiếu, trái phiếu của các đơn vị khác trong kỳ báo cáo. Tiền thu do bán TSCĐ: Căn cứ vào số tiền đã thu do bán, thanh lý TSCĐ trong kỳ báo cáo. Tiền đầu tư và các đơn vị khác: Căn cứ vào tổng số tiền đã cho vay, góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu của các đơn vị khác. Tiền mua TSCĐ: Căn cứ vào tổng số tiền đã chi ra trong kỳ báo cáo để mua sắm, xây dựng, thanh lý tài sản cố định. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư: Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo. Phần III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Phản ánh những chi tiêu liên quan đến luồng tiền tạo ra từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Tiền thu do liên doanh: Căn cứ vào tổng số tiền đã thu do đi vay các Ngân hàng, tổ chức tài chính, các đối tượng khác. Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn: Căn cứ vào tổng số tiền đã thu do các chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vốn dưới các hình thức chuyển tiền hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp bằng tiền. Tiền thu từ lãi tiền gửi: Căn cứ vào số tiền đã thu về các khoản lãi được trả do gửi tiền có kỳ hạn, hoặc không có kỳ hạn ở các ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc các đơn vị khác trong kỳ báo cáo.
  11. Tiền đã trả nợ vay: Căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho các khoản vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính và các đối tượng khác. Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu: Căn cứ tổng số tiền đã chi hoàn vốn cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp dưới các hình thức bằng tiền hoặc mua lại cổ phần của doanh nghiệp bằng tiền. Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư: Căn cứ tổng số tiền đã chi trả lãi cho các bên góp vốn liên doanh, các cổ đông, chủ doanh nghiệp. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính: Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này là tổng cộng của các chỉ tiêu thuộc phần lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ: Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ tất cả các hoạt động trong kỳ báo cáo. Lưu chuyển tiền Lưu chuyển tiền từ Lưu chuyển tiền từ Lưu chuyển = + + thuần trong kỳ hoạt động SXKD hoạt động đầu tư tiền từ HĐTC Tiền tồn đầu kỳ: Căn cứ vào số dư vốn bằng tiền đầu kỳ báo cáo, có đối chiếu với chỉ tiêu "tiền tồn cuối kỳ" trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước và số dư đầu kỳ trên sổ kế toán thu, chi tiền kỳ báo cáo. Tiền tồn cuối kỳ: Chỉ tiêu này bằng với số dư vốn bằng tiền cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo. Tiền tồn Lưu chuyển tiền Tiền tồn cuối kỳ = thuần trong kỳ + cuối kỳ 4. Ưu nhược điểm trong từng phương pháp 4.1. Phương pháp gián tiếp: Ưu điểm: Do xuất phát từ lãi thuần sau đó tiến hành điều chỉnh các khoản thu, chi không phải bằng tiền nên phương pháp này có ưu điểm nổi bật là cho biết rõ nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa kết quả lại đạt được trong kỳ với số tiền lưu chuyển thuần trong kỳ. Ngoài ra còn dễ làm, tốn ít thời gian. Cho phép người sử dụng đoán được luồng tiền trong kỳ bằng việc bắt đầu dự đoán lãi thuần sau đó điều chuyển cho các khoản theo dự đoán.
  12. Nhược điểm: Chỉ có biết được lượng lưu chuyển tiền thu tổng hợp trong kỳ mà không biết được quan hệ đó lượng tiền vào là bao nhiêu, chúng được thu từ đâu và lượng ra là bao nhiêu, chi cho những việc gì. 4.2. Phương pháp trực tiếp Ưu điểm: Cho biết rõ số lượng tiền được sinh ra từ đâu mục đích dùng vào việc gì, cho biết tổng số tiền vào, số tiền ra và lượng lưu chuyển tiền thuần. Những nhà cho vay và chủ hộ rất quan tâm tới những thông tin liên quan đến vấn đề này. Nhược điểm: Không lý giải được những lý do dẫn đến sự chênh lệch giữa lãi và lượng lưu chuyển ở tiền thuần của doanh nghiệp trong kỳ. Chính vì vậy mà nó không có khả năng cho phép dự đoán được luồng tiền trong tương lai. Phương pháp này cần nhiều thời gian và chi phí lớn. Do ưu nhược điểm như vậy nên ở Mỹ hiện nay Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính khuyến khích doanh nghiệp sử dụng phương pháp gián tiếp.Và trên thực tế hiện nay ở Mỹ có tới 97% doanh nghiệp sử dụng phương pháp gián tiếp, khoảng 3% doanh nghiệp sử dụng phương pháp trực tiếp. ở Việt Nam hiện nay không bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng phương pháp này hay phương pháp khác mà tuỳ theo đặc điểm hoạt động và trình độ kế toán viên của mình mà các doanh nghiệp có thể vận dụng các phương pháp cho thích hợp.
  13. Chương II: Thực trạng việc thực hiện chế độ báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở Việt Nam I. Kế toán Việt Nam và những đòi hỏi mới Từ những năm đầu của thập kỷ 90 nền kế toán Việt Nam đã có những thành công đáng kể và nhiều thay đổi rõ nét. Các doanh nghiệp đã thực sự bước vào cuộc chơi của nền kinh tế thị trường. Sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều, thị trường chứng khoán đang trong quá trình hình thành... Trước những đòi hỏi mới của nền kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã và đang hoàn thiện để đáp ứng những vấn đề mà thực tiễn đang và sẽ đặt ra. Tuy nhiên trong nền kinh tế mở và đa dạng đòi hỏi kế toán phải mang một hình ảnh trung thực về tình hình tài chính của doanh nghiệp góp phần bảo vệ, bảo toàn vốn, tài sản doanh nghiệp, số liệu kế toán và báo cáo tài chính phải được trình bày phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có thể hiểu, phân tích và so sánh được các thông tin kinh tế ra các quyết định đầu tư đúng. Do việc cung cấp thông tin trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết nên các cơ quan quản lý xem chất lượng thông tin như một sự ưu tiên hàng đầu. Để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý kinh tế tài chính của các doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan, Bộ Tài chính ra quyết định số 167/2000 (QĐ-BTC) ban hành về chế độ báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
  14. Quyết định này áp dụng thống nhất trong cả nước từ ngày 01/01/2001 thay thế cho quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT 01/11/1995. Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số 01 - DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số 02 - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số 03 - DN - Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số 09 - DN Tất cả các doanh nghiệp phải lập và gửi báo cáo tài chính theo quy định của chế độ tức là vào cuối quý, cuối năm tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước và cho các doanh nghiệp cấp trên theo quy định. II. BCLCTT trong các doanh nghiệp ở Việt Nam 1. Tính bắt buộc Trước đây theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và hiện nay theo quyết định 167/2000/QĐ - BTC ngày 25/10/2000 thì tất cả các doanh nghiệp phải lập và gửi báo cáo tài chính theo đúng quyết định của chế độ này riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ là tạm thời, chưa quy định là báo cáo bắt buộc phải lập và gửi, nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong khi đó trên thế giới báo cáo này là yêu cầu bắt buộc đã báo cáo doanh nghiệp từ năm 1987 (Mỹ). Các chuyên gia EU cho biết, mặc dù trong chuẩn mực kế toán quốc tế bắt buộc phải có báo cáo lưu chuyển tiền tề nhưng một số nước không bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải lập báo cáo này mà chỉ bắt buộc đối với những doanh nghiệp có đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán. Còn đối với các doanh nghiệp khác việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ là tự nguyện. Như vậy báo cáo lưu chuyển tiền tệ không có tính bắt buộc trong hệ thống báo cáo tài chính nên hiệu lực thực hiện, phạm vi sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhỏ. 2. Nhận thức về báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong các doanh nghiệp Hiện nay có thể nói rất nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Điều này có nhiều lý do, nhưng vấn đề chủ yếu là các doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trong của báo cáo này trong việc cung cấp thông tin, đặc biệt quan tâm đến phương thức quản lý doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng nếu thiếu báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì hệ thống kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh vẫn có thể cung cấp được các thông tin trung thực,
  15. hợp lý. Tuy nhiên người ta chưa thể đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện thực trạng về khả năng sinh ra tiền của doanh nghiệp cũng như một số vấn đề khác về tài chính của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp quan niệm, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng là báo cáo thu, chi vốn bằng tiền nên cho rằng lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể dựa trên cơ sở thu, chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Các doanh nghiệp chưa đưa báo cáo lưu chuyển tiền tệ vào hệ thống báo cáo định kỳ. III. Quan điểm quốc tế về báo cáo lưu chuyển tiền tệ được áp dụng ở Việt Nam 1. Chuẩn mực kế toán quốc tế số 7 (IAS 7) Vấn đề đặt ra trong chuẩn mực này là các thông tin về những thay đổi từ trước tới nay. Về tiền mặt và những tài sản tương đương tiền mặt của một doanh nghiệp cần phải được thể hiện dưới hình thức báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân loại luồng lưu chuyển tiền tệ trong kỳ báo cáo từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài trợ. Người sử dụng đòi hỏi có những thông tin này để đưa ra đánh giá về: - Thay đổi trong tài sản ròng. - Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. - Khả năng thanh toán và thanh khoản của doanh nghiệp. - Khả năng ảnh hưởng của doanh nghiệp tới lượng tiền và thời gian lưu chuyển. - Khả năng tạo nguồn tiền mặt. - Giá trị hiện tại của các dòng tiền, tiền tệ tương lai của các doanh nghiệp khác nhau chuẩn mực này được áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp đều phải trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ để báo cáo về dòng tiền lưu chuyển trong kỳ báo cáo theo cách phân loại như sau: + Hoạt động sản xuất kinh doanh. + Hoạt động đầu tư. + Hoạt động tài chính. 2. Một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng và hoạt động tổng hợp báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở Việt Nam 2.1. Về nguyên tắc phân loại luồng tiền
  16. Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là các luồng tiền chủ yếu có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu cơ bản của đơn vị (tiền nhận và chi trả cho việc mua, bán hàng, cung cấp dịch vụ, trả cho người lao động...); lãi vay, cổ tức đã trả; thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp hoặc được hoàn trả; các khoản tiền thu, chi từ các hoạt động bất thường (trừ thanh lý, nhượng bán TSCĐ). Luồng tiền từ hoạt động đầu tư: là các luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán TSCĐ và tài sản khác không phải tương đương tiền như: tiền thu, chi về mua, xây dựng, thanh lý, nhượng bán TSCĐ; thu, chi về mua, bán cổ phiếu, công nợ, góp vốn liên doanh, đầu tư khác; thu lãi tiền cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức... Luồng tiền từ hoạt động tài chính: là các luồng tiền có liên quan đến sự thay đổi vốn chủ sở hữu và vốn vay của đơn vị như: nhận, trả vốn góp của các chủ sở hữu; tiền gốc vay ngắn hạn; trả nợ thuê tài chính... 2.2. Về các khoản tương đương tiền Về các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền, không có rủi ro nhiều trong chuyển đổi thành tiền. Không phải tất cả các khoản đầu tư ngắn hạn đều được coi là tương đương tiền mà chỉ những khoản có thời hạn từ 3 tháng trở xuống (tính từ khi đầu tư) và không được lấy số liệu trên các tài khoản tổng hợp về đầu tư ngắn hạn để lập. 2.3. Về phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ Đối với các luồng tiền từ hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư thì có một phương pháp lập: Phương pháp trực tiếp. Còn luồng tiền từ hoạt động kinh doanh có 2 phương pháp lập: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Theo phương pháp trực tiếp có 2 cách lập: Lập theo cách dựa vào các ghi chép chi tiết kế toán thu, chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Cách này thực tế rất khó thực hiện. Lập bằng cách điều chỉnh doanh thu, sự biến động của các khoản phải thu, giá vốn hàng bán, sự biến động của các khoản phải trả, hàng tồn kho và các khoản không phải trả là tiền... để xác định luồng tiền vào và luồng tiền ra. Để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ không chỉ dựa vào các báo cáo tài chính và các sổ kế toán tổng hợp mà cần phải dựa vào các sổ chi tiết các tài khoản. Những tài khoản này liên quan đến nhiều luồng tiền thì phải mở chi tiết theo nhiều luồng tiền, các tài khoản đầu tư phải mở chi tiết theo thời hạn đầu tư...
  17. Theo phương pháp gián tiếp: Xuất phát từ lợi nhuận trước thuế, điều chỉnh các khoản: Dự phòng, khấu hao TSCĐ, các khoản lãi (lỗ) do đầu tư, do thanh lý, nhượng bán TSCĐ, do chuyển đổi ngoại tệ, lãi tiền vay phải trả... Điều chỉnh các thay đổi vốn lưu động như: Tăng, giảm hàng tồn kho, tăng giảm các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp). Sau đó trừ đi các khoản tiền đã chi trả cho các khoản: lãi vay, cổ tức, thuế thu nhập doanh nghiệp. Cuối cùng cộng hoặc trừ các khoản tiền thu hoặc chi từ các khoản bất thường, vì nó được tính vào luồng tiền từ hoạt động kinh doanh. 2.4.Các giao dịch nội bộ tiền và các khoản giao dịch không bằng tiền Các giao dịch nội bộ giữa các khoản mục chi tiết của tiền như: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, Tiền đang chuyển, tiền tạm ứng...không phát sinh luồng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các nghiệp vụ về đầu tư vầ tài chính không trực tiếp sử dụng tiền như: Mua tài sản bằng nhận nợ hoặc thông qua thuê tài chính, mua doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu, chuyển nợ thành vốn... không phát sinh luồng tiền, nên phải loại ra khổi báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 2.5.Các luồng tiền liên quan đến ngoại tệ Các luồng tiền liên quan đến ngoại tệ phải quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh giao dịch đó. Lãi (lỗ) phát sinh từ việc quy đổi ngoại tệ không phải là các luồng tiền nhưng chúng lại ảnh hưởng đến tiền và tương đương tiềnđơn vị đang nắm giữ trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Vì vậy, chúng được trình bày riêng một khoản mục không thuộc luồng tiền nào. Mục đích là để đối chiếu tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ. 2.6. Lập BCLCTT trong trường hợp đầu tư vào công ty con, công ty liên kết liên doanh, mua và thanh lý công ty con và các đơn vị khác Đây là một vấn đề rất mới chưa phổ biến ở Việt Nam, nhất là việc hợp nhất báo cáo tài chính. Theo sự gợi ý của các chuyên gia Châu Âu, ở Việt Nam tạm thời chưa đưa vấn đề này vào chuẩn mực BCLCTT. Quy định trong chuẩn mực kế toán quốc tế trường hợp đầu tư vào công ty liên doanh liên kết hạch toán theo phương pháp vốn chủ hay phương pháp chi phí. Còn các trường hợp khác tạm thời chưa đưa vào chuẩn mực này. Do đây là vấn đề mới nên chúng ta không thể cầu toàn đòi hỏi triệt để đồng bộ ngay được mà phải qua nhiều lần hoàn thiện mới có thể đáp ứng được những yêu cầu đó. IV. So sánh hệ thống kế toán Việt Nam (VAS) và các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) trong tổng hợp báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  18. Thực tế ở Việt Nam cho thấy hệ thống các chuẩn mực kế toán toàn diện là rất cần thiết để hoàn thành việc cải cách hệ thống kế toán Việt Nam. Những chuẩn mực kế toán này vừa phải thống nhất với các chuẩn mực kế toán quốc tế vừa phải đáp ứng những yêu cầu của Việt Nam. Trong một số trường hợp VAS bao gồm những điều khoản tương tự hoặc ít nhất cũng rất gắn với những yêu cầu của IAS. ở đây một trường hợp được đề cập đến là báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Theo IAS số 7, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một phần không thể tách rời trong báo cáo tài chính. Theo VAS, nội bộ các mẫu báo cáo tài chính quy định trong quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 (trước đây) và đến nay trong quyết định số 167/2000/QĐ-BTC (25/10/2000) của Bộ Tài chính cũng bao gồm việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ tuy nhiên điều đó chưa phải là bắt buộc mà chỉ là khuyến khích sử dụng. Một báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho phép người sử dụng các báo cáo tài chính đánh giá khả năng của doanh nghiệp tạo ra các luồng tiền tệ và nghiên cứu của doanh nghiệp về việc sử dụng luồng tiền tệ này. Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh do khả năng kinh doanh và các kết quả hoạt động kinh doanh trên phương diện thu nhập và chi phí có mức độ chủ quan đáng kể trong việc xác định các khoản thu và chi (như dự phòng các khoản dồn tích lại...). Báo cáo lưu chuyển tiền tệ loại trừ mọi khả năng sử dụng những đánh giá chủ quan bằng cách thay các khoản thu chi bằng các luồng tiền tệ. Thu, chi là những khả năng kế toán rất dễ chịu ảnh hưởng của các cách hiểu khác nhau, còn tiền và các luồng tiền tệ lại là những yếu tố khách quan có thể định lượng được. Các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Có thể nói không thể lập một báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định của VAS điều này giải thích tại sao Bộ Tài chính không quy định việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là những nội dung bắt buộc trong VAS. Qua nghiên cứu cho thấy, có thể lập được một báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo VAS với điều kiện phải có thay đổi nhỏ trong các quyết định. - Vấn đề quản lý đóng thuế thu nhập doanh nghiệp Trong phương pháp gián tiếp thu nhập thuần trước thuế được chuyển thành lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Do quy trình cân đối bắt đầu từ thu nhập thuần trước thuế thu nhập thì có nghĩa thuế phải được hạch toán ở đâu đó trong báo
  19. cáo lưu chuyển tiền tệ, song trong mẫu lại không quy định việc hạch toán nộp thuế. Do đó phải thay đổi một chút về báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thuế đã trả phải được hạch toán như là một yếu tố riêng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ ngay sau mục những thay đổi trong vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh (đây là cách hạch toán thuế trong IAS 7). - Phần lãi (lỗ) do đánh giá lại tài sản và chuyển đổi ngoại tệ Trong VAS và IAS 7 được đánh giá bằng cách ghi tăng giá trị của chúng trong bảng cân đối kế toán và ghi có khoản dự phòng đánh giá lại trong phần tài sản của bảng cân đối kế toán. Việc đánh giá lại không được hạch toán trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh do vậy không làm ảnh hưởng đến lợi tức trước thuế. Điều này dẫn tới việc đánh giá lại không thể là một điều chỉnh để làm cân đối lợi tức trước thuế trong lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy với những thay đổi nhỏ có thể làm cho quy định của Việt Nam phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế (có thể làm cho VAS và IAS trùng khớp với nhau). Yêu cầu đòi hỏi cấp bách hiện nay là việc quy định bắt buộc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong các doanh nghiệp. Điều này sẽ góp phần tăng tính xác đáng và tính hữu ích của báo cáo tài chính. Đây là điều mà những người sử dụng báo cáo tài chính đang mong đợi. Chương III: Điều kiện vận hành báo cáo lưu chuyển tiền tệ I. Đánh giá chung về báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1. Đánh giá cấu trúc của BCLCTT Cấu trúc BCLCTT theo hệ thống kế toán Việt Nam cũng có các phần giống với quy định của chuẩn mực quốc tế về kế toán như phân chia quá trình lưu chuyển tiền theo các hoạt động, xác định tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của doanh nghiệp và chỉ tiêu tiền tồn đầu kỳ, cuối kỳ. Nhưng mỗi phần của các hoạt động chưa được hiểu một cách rõ ràng, do đó có một số nghiệp vụ người lập sẽ bị nhầm lẫn hoặc không biết xếp các dòng tiền vào hoạt động nào. 2. Đánh giá về nội dung báo cáo Nội dung cơ bản của một BCLCTT theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam phù hợp với IAS: Phản ánh dòng tiền thu vào, chi ra theo từng hoạt động phát sinh trong doanh
  20. nghiệp. Có 3 hoạt động cơ bản: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Đảm bảo tính cân đối về thu, chi tiền của một báo cáo tài chính. Có một số khái niệm, quan điểm khác với IAS7, nhiều nội dung phản ánh chưa phù hợp: - Quan niệm về tiền trong BCLCTT chưa đầy đủ tổng quát. - Cách dùng từ chưa phù hợp với nội dung phản ánh. - Các chỉ tiêu phản ánh trong từng nội dung còn thiếu, chồng chéo với nhau giữa các hoạt động, các khoản thu, chi hộ, các khoản chênh lệch ngoại tệ... 3. Đánh giá về phương pháp lập -Lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp: Chỉ cần căn cứ Sổ chi tiết tài khoản 111 "Tiền mặt", tài khoản 112 "Tiền gửi ngân hàng", Tài khoản 113 "Tiền đang chuyển", kết hợp với các Sổ chi tiết khác như: nợ phải thu, nợ phải trả... có liên quan để phản ánh số tiền thực thu, thực chi theo từng hoạt động. Theo phương pháp này thì vấn đề quyết định tính chính xác của các chỉ tiêu cũng như đảm bảo việc lập báo cáo kịp thời sẽ tuỳ thuộc vào doanh nghiệp trong việc tổ chức một cách khoa học hợp lý kế toán chi tiết các khoản vốn bằng tiền Cách lập các chỉ tiêu báo cáo theo phương pháp này đơn giản có thể hiểu được ngay nội dung phương pháp và định hướng những công việc cần thiết trong việc lập báo cáo. Với việc ứng dụng các phần mềm tin học trong công tác kế toán thì việc tập hợp, phân loại dữ kiện và tổng hợp số liệu trong việc lập báo cáo theo phương pháp này sẽ thực hiện được một cách nhanh chóng, không phức tạp trong việc xử lý và tổng hợp. Tuy nhiên, phương pháp này không chỉ rõ được lý do tại sao lượng tiền thuần từ hoạt động doanh nghiệp khác với lãi ròng. Trong công tác kế toán thủ công nếu doanh nghiệp có quy mô lớn nghiệp vụ nhiều, khâu xử lý phức tạp, không đáp ứng tính chính xác của báo cáo, không kịp thời trong việc lập và cung cấp thông tin. - Lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp: Được lập căn cứ vào lợi tức trước thuế của doanh nghiệp trong kỳ để điều chỉnh các khoản không trực tiếp thu, chi tiền nhưng đã ảnh hưởng tới việc tăng giảm lợi tức và các khoản lãi lỗ ngoài hoạt động kinh doanh đã tính vào lợi tức trước thuế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2