intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Biên soạn và sưu tầm một số bài tập định tính phần “cơ học” vật lý lớp 10

Chia sẻ: Tuệ Tường Lâm | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:78

478
lượt xem
131
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, mô tả thế giới khách quan. Trong quá trình dạy học vật lý giáo viên phải dùng hệ thông bài tập để học sinh tiếp cận và vận dụng những kiến thức định luật vào giải thích hiện tượng trong đời sống. Bài tập vật lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nhận thức của người học phát triển năng lực tư duy của người học, giúp người học ôn tập đào sâu, mở rộng kiến thức. rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo… Bài tập vật lý có nhiều dạng trong đó dạng bài...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Biên soạn và sưu tầm một số bài tập định tính phần “cơ học” vật lý lớp 10

  1. “Biên soạn và sưu tầm một số bài tập định tính phần “cơ học” vật lý lớp 10 Chương trình chuẩn Phần một : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. Lý do chọn đề tài Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, mô tả thế giới khách quan. Trong quá trình dạy học vật lý giáo viên phải dùng hệ thông bài tập để học sinh tiếp cận và vận dụng những kiến thức định luật vào giải thích hiện tượng trong đời sống. Bài tập vật lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nhận thức của người học phát triển năng lực tư duy của người học, giúp người học ôn tập đào sâu, mở rộng kiến thức. rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo… Bài tập vật lý có nhiều dạng trong đó dạng bài tập mà giúp cho người học dễ dàng nắm vững lý thuyết , định luật, định lý… và liên hệ với thực tiễn nhiều nhất đó là bài tập định tính. Bài tập định tính là loại bài tập được đưa ra với nhiều tên gọi khác nhau : “câu hỏi thực hành, câu hỏi để lĩnh hội, bài tập logic, bài tập miệng, câu hỏi định tính, câu hỏi kiểm tra,…”. Đặc điểm của bài tập đ ịnh tính là nhấn mạnh về mặt định tính của các hiện tượng đang khảo sát thông qua bài tập giúp cho học sinh rèn luyện khả năng tư duy logic, tiếp cận thực tiển, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, tạo điều kiện cho học sinh đào sâu và củng cố các kiến thức, phân tích hiện tượng, làm phát triển khả năng phán đoán, mơ ước sáng tạo, kỹ năng vận dụng những kiến thức lý thuyết để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, trong đời sống, trong kĩ thuật. Mở rộng tầm mắt kĩ thuật của học sinh. Bản chất vật lý của những hiện tượng quen thuộc tồn tại xung quanh con người sẽ được thể hiện trong những bài tập định tính. Phần cơ học là phần mở đầu của vật lý phổ thông nó nghiên cứu các dạng chuyển động cơ, các định luật cơ bản của chuyển động. Cơ học là môn học mở đầu quen thuộc, rất gần với thực tế nhưng không dễ dàng tiếp nhận và nghiên cứu đối với học sinh lớp 10. Chính vì vậy, Bài tập đ ịnh tính s ẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội của học sinh trong phần học đầu tiên về vật lý. Tuy nhiên, bài tập định tính vẫn không được sử dụng rộng rãi trong quá trình dạy học vật lý ở phổng thông. Từ những điều phân tích trên và để năng cao hiệu quả dạy học ở phần này, kích thích hướng thú học tập của học sinh.. nhất thiết phải dùng bài tập định tính một cách khoa học vào dạy hoc nên tôi chọn đề tài : II. Mục đích nghiên cứu. Giúp giáo viên sử dụng, xây dựng lập luận để giải bài tập định một cách hợp lý, khoa học hơn trong quá trình dạy học. Từ bài tập định tính giúp rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết để giải thích các hiện tượng vật lí thường gặp trong tự nhiên và giải quyết các bài tập định tính nhằm đạt được mục tiêu dạy học trong phần Cơ học. 1
  2. III. Đối tượng Phạm vi nghiên cứu Cơ sở lý thuyết bài tập định tính. Nội dung kiến thức cơ bản của các chương trong phần cơ học lớp 10 và Các hiện tượng vật lý liên quan. Phương pháp giải bài tập định tính. Cách sử dụng bài tập định tính có hiệu quả Do giới hạn của thời gian và vài nguyên nhân khách quan nên tôi chỉ nghiên cứu cơ sở lý thuyết và bài tập của các chương trong phần c ơ học vật lý 10. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu Nội dung kiến thức cơ bản của từng bài trong phần cơ học vật lý 10. Nêu bài tập định tính với các dạng (giải thích hiện tượng và dự đoán hiện tượng) trong từng bài. Giải một số bài cơ bản theo phương pháp cụ thể. Tìm và đặt ra một số bài tập tham khảo. V. Giả thuyết khoa học Bài tập định tính phải được sử dụng giải đúng phương pháp mới phát huy được vai trò và hiệu quả của nó. Nếu đề tài thành công thì nó sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các giáo viên và ngưới học môn vật lý. VI. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp đọc sách và tài liệu tham khảo. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Phương pháp toán học. VII. Đóng góp của khoa luận Thông qua đề tài giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về môn cơ học, hiểu sâu hơn bản chất các hiện tượng vật lý từ đó dùng những bài tập định tính lý thú vào dạy học nhằm kích thích tinh thần học tập của học sinh đối với môn học, từ đó năng cao hiệu quả dạy học. Đề tài là tài liệu tham khảo lý thú cho giáo viên và học sinh trong phần cơ học. VIII. Dàn ý khóa luận. Phần một : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Lý do chọn đề tài I. Mục đích nghiên cứu. II. Đối tượng nghiên cứu III. Phạm vi nghiên cứu IV. 2
  3. Nhiệm vụ nghiên cứu V. Giả thuyết khoa học VI. Phương pháp nghiên cứu VII. Thời gian nghiên cứu VIII. Đóng góp của khoa luận IX. Dàn ý khóa luận X. Phần hai: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận về bài tập định tính trong dạy học vật lý : 1. Khái niệm về bài tập định tính. 2. Vai trò và tác dụng của bài tập định tính 3. Các dạng bài tập định tính. 3.1 Giải thích hiện tượng 3.1 Dự đoán hiện tượng 4. Phương phap giai bai tâp đinh tinh ́ ̣̉̀ ̣ ́ 4.1 Phương phap Ơristic ́ 4.2 Phương phap đồ thị ́ 4.3 Phương phap thực nghiệm ́ 5.Các bước giải bài tập định tính 5.1. Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập 5.2. Phân tích hiện tượng 5.3 Xây dựng lập luận và suy luận kết quả 5.4 Kiểm tra kết quả tìm được (biện luận) 6.Kế luận chung II. Giải bài tập định tính phần cơ học trong chương trình lớp 10 (cơ bản) 1. Đăc điêm chung phần cơ học trong chương trình vât lý 10 ̣ ̉ ̣ 2. Hệ thống bài tập và phương pháp giải bài tập định tính 2.1 Chương I: Động học 2.1.1 Đặc điểm 2.1.2 Lý thuyết 2.1.3 Hệ thống và giai bài tập định tính về Động học ̉ 2.1.3.1 Chuyển động cơ 2.1.3.2 Chuyển động thăng đêu ̉ ̀ 3
  4. 2.1.3.3 Chuyển động thăng biên đôi đêu ̉ ́ ̉̀ 2.1.3.4 Sự rơi tự do ̉ ̣ ̀ ̀ 2.1.3.5 Chuyên đông tron đêu 2.1.3.6 Tương đôi cua chuyên đông. Công thức công vân tôc ́̉ ̉ ̣ ̣́ 2.1.4 Ý nghĩa 2.2. Chương II: Động lực học chất điểm 2.2.1 Đặt điểm 2.2.2 lý thuyết 2.2.3 Hệ thống và giai bài tập định tính về Động lực học chất điểm ̉ 2.2.3.1 Ba định luật Niu-tơn 2.2.3.2 Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn 2.2.3.3 Lực đàn hồi lò xo . Định luật Húc 2.2.3.4 Lực ma sát 2.2.3.5 Lực hướng tâm 2.2.3.6 Chuyển động ném ngang 2.2.4 Ý nghĩa 2.3. Chương III: Cân bằng và chuyển động của vật rắn 2.3.1 Đặt điểm 2.3.2 lý thuyết 2.3.3 Hệ thống và giai bài tập định tính về Cân bằng và chuyển ̉ động của vật rắn 2.3.3.1 Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song 2.3.3.2 Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực. 2.3.3.3 Quy tắc hợp lưc song song cùng chiều. 2.3.3.4 Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế. 2.3.3.5 Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật răn quanh trục cố định. 2.3.3.6Ngẫu lực. 2.3.3 Ý nghĩa 2.4 Chương IV: Các định luật bảo toàn 2.4.1. Đặc điểm và lý thuyết 2.4.2 lý thuyết 4
  5. 2.4.3 Hệ thống và giai bài tập định tính về Các định luật bảo toàn. ̉ 2.4.3.1 Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng. 2.4.3.2 Công và Công suất. 2.4.3.3 Động năng. 2.4.3.4 Thế năng. 2.4.3.5 Cơ năng. 2.4.3 Ý nghĩa Phần ba: kết luận Kết luận I. Đề xuất II. Tài liệu tham khảo Phần hai: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận về bài tập định tính trong dạy học vật lý : 1. Khái niệm về bài tập định tính. Bài tập định tính là những bài tập mà khi giải, học sinh không cần thực hiện các phép tính phức tạp hay chỉ sử dụng vài phép tính đơn giản có thể nhẩm được. Để giải được bài tập định tính học sinh phải thực hiện những phép suy luận lôgic trên cơ sở hiểu rõ bản chất (nội hàm) của các khái niệm, định luật vật lí và nhận biết được những biểu hiện của chúng trong các trường hợp cụ thể. 2. Vai trò và tác dụng của bài tập định tính Bài tập định tính có rất nhiều ưu điểm về mặt phương pháp học. Nhờ đưa lý thuyết, các định luật, quy tắc vật lý vừa học vào đời sống xung quanh. Các bài tập định tính có tác dụng tăng khả năng hướng thú đối với môn học, tạo điều kiện phát triển óc quan sát, khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh. Phương pháp giải những bài tập này bao gồm những suy lý logic dựa trên kiến thức vật lý mà các em đã học, những kinh nghiệm của học sinh có được trên đời sống hàng ngày, đó là phương tiện tốt nhất để phát triển tư duy cho học sinh. Việc giải bài tập định tính rèn luyện cho học sinh hiểu rõ bản chất vật lý của các hiện tượng và những quy luật của chúng, dạy cho học sinh biết áp dụng những quy luật, kiến thức đã học vào thực tiển đời sống và lao động, sản xuất. Việc giải bài tập định tính giúp học sinh chú ý phân tích nội dung vật lý của bài tập tính toán. 3. Các dạng bài tập định tính. 3.1 Giải thích hiện tượng Giải thích hiện tượng là cho biết một hiện tượng đã xảy ra, và luôn xảy ra như vậy, tức là biết hiện tượng và giải thích nguyên nhân của nó. Đối với người học, nguyên nhân đó chính là những đặc tính của những định luật 5
  6. vật lý. Đối với dạng bài tập này, bắt buột phải thiết lập mối quan hệ giữa một hiện tượng cụ thể với một số đặc tính của sự vật, hiện tượng với một định luật hay một lý thuyết vật lý này đó. 3.2 Dự đoán hiện tượng Bài tập dự đoán hiện tượng là cân cứ vào điều kiện cụ thể của đầu bài, xác định điều kiện cụ thể của đề bài, xác định những định luật chi phối hiện tượng và dự đoán hiện tượng gì có thể xảy ra và xảy ra như thế nào. Tức là, ta đã biết điều kiện cụ thể và sau đó tìm quy luật chung chi phối hiện tượng và rút ra kết luận. 4. Phương phap giai bai tâp đinh tinh ́ ̉ ̣̀ ̣ ́ Do tính đa dạng và nhiều hình thức của bài tập định tính, về mặt phương pháp giải có những phương pháp sau: 4.1 Phương phap Ơristic ́ Phương phap Ơristic là phương pháp giải quyết vần đề dựa vào các tri ́ thức kinh nghiệm hơn là các lập luận duy lí. Phương pháp được sử đ ối với những bài tập định tính có thể phân tích được thành nhiều câu hỏi đ ịnh tính nhỏ, đơn giản hơn, có liên quan với nhau mà các câu trả lời hoặc đã nằm trong giả thiết, hoặc ở trong các định luật vật lý mà học sinh đã biết. Với phương pháp này giúp cho học sinh rèn luyện khả năng phân tích các hiện tượng vật lý, tổng hợp dữ kiện bài toán, dung những kiến thức đã học kết hợp với những kinh nghiệm và sự sáng tạo để giải bài tập. 4.2 Phương phap đồ thị ́ - Phương pháp đồ thị được sừ dụng khi các thông tin của bài tập định tính được thể hiện bằng lập bản, đồ thị, mô hình…Bằng đồ thị có thể tìm kiếm những thông tin chính xác, trực quan thể hiện được mối liên hệ giữa các hiện tượng với những lý thuyết hay định luật vật lý có liên quan. phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa khi nội dung của đề bài là một loạt các hình vẽ, các thông tin ghi lại các giai đoạn xác định trong tiến trình biến đổi của hiện tượng. Đối với phương pháp này có nhiều ưu điểm trực quan ngắn gọn, phát triển khả năng tư duy sáng tạo. đặt biệt khả năng tìm thông tin từ đồ thị. 4.3 Phương phap thực nghiệm ́ -Phương pháp thực nghiệm được dùng trong các trường hợp mà bài tập định tính có liên quan đến thí nghiệm, hoặc thực nghiệm một vấn đề nào đó, cách bố trí, tiến hành , dự đoán kết quả. Dùng những kiến thức vật lý đã học đề giải thích tùng giai đoạn và kết quả timg được, chứng minh một công thức thực nghiệm nào đó Đối với phương pháp này sẽ đưa học sinh vào vị trí tựa như các nhà nghiên cứu, phát huy cao độ tính tích cực, tính ham học hỏi, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong việc sử dụng các dụng cụ thid nghiệm vật lý. 6
  7. Khi giải các bài tập định tính, các phương pháp trên có thể sử dụng phối hợp, bổ sung cho nhau, chính vì thế về mặt phương pháp, ta có thể vạch ra một dàn bài chung gồm những bước sẽ được nêu ở phần tiếp theo. 5.Các bước giải bài tập định tính 5.1. Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Bước này bao gồm xác định dạng bài tập, đọc kĩ đề bài tập để tìm hiểu ý nghĩa vật lý của các thuật ngữ có trong đề bài. Tóm tắt đ ầy đ ủ giả thuyết, xác định nội dung chính của câu hỏi. làm rõ những mặt định tính của đề bài, các yếu tố được bỏ qua. Khảo sát chi tiết các hình, đồ thị …đã cho trong bài tập hoặc nếu cần thiết phải vẽ hình để diễn đạt những điều kiện của đề bài điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận biết diễn biến của hiện tượng hay nhận biết mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý. Xác định những khái niệm, thuyết,định luật…tương ứng và phù hợp với những điều kiện của bài tập. trên cơ sở đó, Ta chuyển ngôn ngữ bài tập về ngôn ngữ vật lý. Hình dung rõ ràng về hiện tượng vật lý. 5.2. Phân tích hiện tượng Nghiên cứu các dữ kiện ban đầu của bài tập: Những hiện tượng gì, sự kiện gì, những tính chất gì của vật thể, những trạng thái nào của hệ ... đ ể nhận biết chúng có liên quan đến những khái niệm nào, quy tắc nào, định luật nào đã học trong vật lý. Xác định các giai đoạn diễn biến của hiện tượng nêu trong đề bài, khảo sát xem mỗi giai đoạn diễn biến đó bị chi phối bởi những đặc tính nào, định luật nào ... Hình dung toàn bộ diễn biến của hiện tượng và các đ ịnh luật, quy tắc chi phối nó. 5.3 Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Phận loại bài tập định tính có nhiều cách khác nhau, nhưng thường gập nhất là hai dạng cơ bản đó là giải thích hiện tượng và dự đoán hiện tượng. Đối với loại bài tập giải thích hiện tượng , ta phải thiết lập được mối quan hệ giữa một hiện tượng cụ thể với một số đặc tính của sự vật hay định luật vật lý, tức là phải thực hiện được phép suy luận lôgic, trong đó c ơ s ở kiến thức phải là một đặc tính chung của sự vật hoặc định luật vật lý có tính tổng quát áp dụng vào điều kiện cụ thể của đề bài mà kết quả cuối cùng chính là hiện tượng đã được nêu ra trong đề bài. Những hiện tượng thực tế thường rất phức tạp, trong khi đó các định luật vật lý lại khá đơn giản, nên thoạt nhìn thì khó có thể phát hiện ngay được mối quan hệ giữa hiện tượng đã cho với những định luật vật lý đã biết. Trong những trường hợp như thế, cần phân tích hiện tượng phức tạp ra các hiện tượng đơn giản, sao cho mỗi hiện tượng đơn giản chỉ tuân theo một định luật hay một quy tắc nhất định. Tóm lại, này cần xây dựng lâp luận sau: + Tìm hiểu đầu bài những dấu hiệu có liên quan đến một tính chất vật lý, một định luật vật lý đã biết. 7
  8. +Phát biểu đầy đủ tính chất của định luật đó. +Xây dựng một luận ba đoạn để thiết lập mối quan hệ giữa định luật với hiện tượng đã cho tức là giải thích nguyên nhân của hiện tượng. Trong trường hợp phức tập phải xây dụng nhiều ba đoạn luận. Đối với loại bài tập dự đoán hiện tượng trước hết cần phải tìm những điều kiện cụ thể “khoanh vùng” kiến thức bằng cách căn cứ vào những dấu hiệu ban đầu để liên tưởng, phán đoán chúng có thể liên quan đến những quy tắc nào, định luật vật lý nào đã học. những quy tắc, định luật.. đó chi phối như thế náo đối với những hiện tượng cùng loại. Về mặt logic, ta phải thiết lập một luận ba đoạn trong đó ta mới biết tiên đề thức hai ( phán đoán khẳng định riêng), cần phải tìm tiên đề thứ nhất ( phán đoán khẳng định chung) và kết luận ( phán đoán khẳng định riêng). 5.4 Kiểm tra kết quả tìm được (biện luận) Biện luận thực chất là phân tích kết quả cuối cùng để xem kết quả tìm được có phù hợp với điều kiện nêu ra ở đầu bài tập hay không, ngoài ra việc kiểm tra lại kết quả cũng là một trong những cách kiểm tra lại sự đúng đắn của quá trình lập luận. Đối với các bài tập định tính, có nhiều cách để kiểm tra, trong đó hai cách thường dùng là thực hiện các thí nghiệm cần thiết có liên quan để đối chiếu với kết luận về dự đoán hiện tượng hoặc đối chiếu câu trả lời với các nguyên lí hay định luật vật lý tổng quát tương ứng xem chúng có thoả mãn hay không. 6. Lựa chọn phương pháp giải bài tập định tính vật lý 6.1 Lựa chọn bài tập Hệ thống bài tập mà giáo viên lựa chọn phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Bài tập phải đi từ dễ tới khó, từ đơn giản đến phức tạp (phạm vi và số lượng các kiến thức, kĩ năng cần vận dụng từ một đề tài đến nhiều đề tài, số lượng các đại lượng cho biết và các đại lượng cần tìm…) giúp học sinh nắm được phương pháp giải các loại bài tập điển hình. - Mỗi bài tập phải là một mắt xích trong hệ thống bài tập, đóng góp một phần nào đó vào việc củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức. - Hệ thống bài tập cần bao gồm nhiều thể loại bài tập: bài t ập gi ả t ạo và bài tập có nội dung thực tế, bài tập luyện tập và bài tập sáng tạo, bài tập cho thừa hoặc thiếu dữ kiện, bài tập mang tính chất ngụy biện và nghịch lý, bài tập có nhiều cách giải khác nhau và bài tập có nhiều lời giải tùy theo điều kiện cụ thể của bài tập mà giáo viên không nêu lên hoặc chỉ nêu lên một điều kiện nào đó mà thôi. Bài tập giả tạo là bài tập mà nội dung của nó không sát với thực tế, các quá trình tự nhiên được đơn giản hóa đi nhiều hoặc ngược lại, cố ý ghép nhiều yếu tố thành một đối tượng phức tạp để luyện tập, nghiên cứu. Bài tập giả tạo thường là bài tập định lượng, có tác dụng giúp học sinh sử dụng thành thạo các công thức để tính đại lượng nào đó khi biết các đại lượng khác có liên quan, mặc dù trong thực tế ta có thể đo nó trực tiếp được. 8
  9. Bài tập có nội dung thực tế: là bài tập có đề cập đến những vấn đ ề có liên quan trực tiếp tới đối tượng có trong đời sống, kĩ thuật. Dĩ nhiên những vấn đề đó đã được thu hẹp và đơn giản hóa đi nhiều so với thực tế. Trong các bài tập có nội dung thực tế, những bài tập mang nội dung kĩ thuật có tác dụng lớn về mặt giáo dục kĩ thuật tổng hợp. Nội dung của các bài tập này phải thỏa mãn các yêu cầu: + Nguyên tắc hoạt động của các đối tượng kĩ thuật nói đến trong bài tập phải gắn bó mật thiết với những khái niệm và định luật vật lý đã học. +Đối tượng kĩ thuật này phải có ứng dụng khá rộng rãi trong thực tiễn sản xuất của nước ta hoặc địa phương nơi trường đóng. +Số liệu trong bài tập phải phù hợp với thực tế sản xuất. + Kết quả của bài tập phải có tác dụng thực tế, tức là phải đáp ứng một vấn đề thực tiễn nào đó. Khi ra cho học sinh những bài tập vật lý có nội dung kĩ thuật, cần có bài tập không cho đầy đủ dữ kiện để giải, học sinh có nhiệm vụ phải tìm những dữ kiện đó bằng cách tiến hành các phép đo hoặc tra cứu ở các tài liệu. Bài tập luyện tập: được dùng để rèn luyện cho học sinh áp d ụng các kiến thức đã học để giải từng loại bài tập theo mẫu xác định. Việc giải những bài tập loại này không đòi hỏi tư duy sáng tạo của học sinh mà chủ yếu cho học sinh luyện tập để nằm vững cách giải đối với từng loại bài tập nhất định. Bài tập sáng tạo: là bài tập mà các dữ kiện đã cho trong đầu bài không chỉ dẫn trực tiếp hay gián tiếp cách giải. Các bài tập sáng tạo có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tính tự lực và sáng tạo của học sinh, giúp học sinh nắm vững kiến thức chính xác, sâu sắc và mềm dẻo. Bài tập sáng tạo có thể là bài tập giải thích một hiện tượng chưa biết trên cơ sở các kiến thức đã biết. Hoặc là bài tập thiết kế, đòi hỏi thực hiện một hiện tượng thực, đáp ứng những yêu cầu đã cho. 6.2 Sử dụng hệ thống bài tập: - Các bài tập đã lựa chọn có thể sử dụng ở các khâu khác nhau của quá trình dạy học: nêu vấn đề, hình thành kiến thức mới củng cố hệ thống hóa, kiểm tra và đánh giá kiến thức kĩ năng của học sinh. - Trong tiến trình dạy học một đề tài cụ thể, việc giải hệ thống bài tập mà giáo viên đã lựa chọn cho học sinh thường bắt đầu bằng những bài tập định tính hay những bài tập tập dợt. Sau đó học sinh sẽ giải những bài tập tính toán, bài tập đồ thị, bài tập thí nghiệm có nội dung phức tạp hơn. Việc giải những bài tập tính toán tổng hợp, những bài tập có nội dung kĩ thuật với dữ kiện không đầy đủ, những bài tập sáng tạo có thể coi là sự kết thúc việc giải hệ thống bài tập đã được lựa chọn cho đề tài. - Cần chú ý cá biệt hóa học sinh trong việc giải bài tập vật lý, thộng qua các biện pháp sau 9
  10. + Biến đổi mức độ yêu cầu của bài tập ra cho các loại đối tượng học sinh khaac1 nhau, thể hiện ở mức độ trừu tượng của đầu bài, loại vấn đề cần giải quyết, phạm vi và tính phức hợp của các số liệu cần xử lý, loại và số lượng thao tác tư duy logic và các phép biến đổi toán học cần sử dụng, phạm vi và mức độ các kiến thức, kĩ năng cần huy động. + Biến đổi mức độ yêu cầu về số lượng bài tập cần giải, về mức độ tự lực của học sinh trong quá trình giải bài tập. II. Giải bài tập định tính phần cơ học trong chương trình lớp 10 (cơ bản ) 1. Đăc điêm chung phần cơ học trong chương trình vât lý 10 ̣ ̉ ̣ Phần cơ học trong chương trình vật lý 10 nghiên cứu tính chất của chuyển động cơ mà không xét đến nguyên nhân chuyển động, đến nghiên cứu nguyên nhân gây ra chuyển động và nguyên nhân làm biến đổi trạng thái của chuyển động. cơ học còn nghiên cứu đến các định luật trong bảo toàn, sự cân bằng và chuyển động của vật rắn. Những kiến thức thực tế có liên quan nhất thiết phải đươc giáo viên đề cập trong bài tập định tính giúp học sinh tuy duy đúng về hiện tượng xảy ra xung quanh trong đời sống và kỹ thuật. 2. Hệ thống bài tập và phương pháp giải bài tập định tính 2.1 Chương I: Động học 2.1.1 Đặc điểm Động học là một phần của cơ học nghiên cứu cách xác định vị trí của vật trong không gian tại những thời điểm khác nhau và mô tả các tính chất của chuyển động của các vật bằng công cụ toán học, nhưng không xét đ ến nguyên nhân chuyển động.Ở chương bao gồm: các khái niệm chất điểm, quỹ đạo, hệ quy chiếu, vận tốc, tốc độ trung bình, vận tốc tức thời, tốc độ góc, gia tốc các loại chuyển động, các đặc điểm của chuyển động như: quỹ đạo, gia tốc trong các chuyển động và tính tương đối của chuyển động. Khi bước vào nghiên cứu học sinh dễ dàng tiếp nhận lý thuyết một cách dễ dàng nhưng đem nó mà vận dụng vào thưc tế là rất khó khăn. Vì thực tế một hiện tượng cơ học luôn chịu chia phối nhiều nguyên nhân. Bài tập định tính cần thiết trong việc lựa chọn những bài tập bao hàm các hiện tượng vật lý mà gần với kiến thức đã học. 2.1.2 Tóm tắt lý thuyết: 2.1.2.1 Chuyển động cơ: Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian. Khi kích thước của vật là nhỏ so với phạm vi chuyển động, ta có thể coi vật như một chất điểm có khối lượng bằng khối lượng của vật. Những vật có hình dạng và kích thước không thay đổi theo thời gian gọi là vật rắn. Để xác định vị trí của một vật trong không gian ta chọn một vật làm mốc, một hệ trục toạ độ gắn với vật làm mốc và xác định các toạ độ của vật 10
  11. đó. Đã biết rõ quỹ đạo thì chỉ cần chọn một điểm làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo. Để xác định thời gian trong chuyển động, ta chọn một gốc thời gian và dùng đồng hồ. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ trục toạ độ, thước đo, mốc thời gian và đồng hồ. 2.1.2.2 Chuyển động thẳng điều  Định nghĩa: - Là chuyển động thẳng trên một đường thẳng trong đó vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì. r - Là chuyển động thẳng trong đó v = const .  Vận tốc: - Vận tốc của chuyển động thẳng đều là đại lượng Vật Lý đ ặc tr ưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động và đo bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian để đi hết quãng đường đó. - Biểu thức: s v= t trong đó s: quãng đường. t: thời gian Trong đời sống gọi độ lớn của vận tốc là tốc độ. Đơn vị : m/s, km/h, cm/s.  Gia tốc: nên a=0 Phương trình chuyển động: ( t – t0 ) x = x0 + v Hay : x = x0 + v.t ( t0 = 0) s = v.t ( đường thẳng) x = vt (t0 = 0, x0 = 0) 2.1.2.2 Chuyển động thẳng biến đổi điều  Định nghĩa: Là chuyển động thẳng trong đó vận tốc biến thiên (tăng hoặc giảm) được những lượng bằng nhau trong những khoảng thời gian bất kì. 11
  12.  Vận tốc:  Vận tốc trung bình: - Vận tốc trung bình của một chuyển động thẳng biến đổi đều trên một quãng đường nhất định là một đại lượng đo bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian để đi hết quãng đường đó. r rs Biểu thức : v = hay t - Đơn vị : m/s , km/h.  Vận tốc tức thời: - Vận tốc tức thời hay vận tốc tại một điểm đã cho trên quỹ đ ạo đo bằng thương số giữa quãng đường đi rất nhỏ tính từ điểm đã cho và khoảng thời gian rất nhỏ để đi hết quãng đường đó. - Biểu thức : hay  Gia tốc: - Gia tốc là một đại lượng Vật Lý đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc và đo bằng thương số giữa độ biến thiên của vận tốc và khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó. - Biểu thức: + Gia tốc là một đại lượng vectơ: u ur ru r v +v a= t 0 t − t0 ur u u r trong đó: v0 là vận tốc ở thời điểm t0, vt là vận tốc ở thời điểm t . r r Hướng: a ∆v vt − v0 Độ lớn: a = ∆t - Phương trình chuyển động: + Công thức vận tốc: Phương trình chuyển động: + Công thức vận tốc: vt = v0 + a (t − t0 ) 1 + Công thức đường đi: s = v0 + at 2 2 1 +Phương trình chuyển động: x = x0 + v0t + at 2 2 12
  13. + Liên hệ giữa a,v,s: v − v0 = 2as 2 2 2.1.2.4 Sự rơi tự do:  Định nghĩa: - Sự rơi tự do là sự rơi của các vật trong chân không chỉ dưới tác dụng của trọng lực. Khi không có sức cản của không khí: + Các vật có hình dạng và khối lượng khác nhau đều rơi như nhau. + Mọi vật chuyển động ở gần mặt đất đều có gia tốc rơi tự do. Vật rơi tự do chuyển động theo phương thẳng đứng. Chuyển động rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều. - Phương trình chuyển động: 12 h= gt , vt = gt , vt2 = 2 gt 2 Chọn vị trí ban đầu của vật làm gốc tọa độ, chiều dương hướng từ trên xuống dưới. Ở cùng một nơi trên Trái Đất các vật rơi tự do có cùng gia tốc, gọi là gia tốc rơi tự do. Thường lấy g = 9,8m/s2 . 2.1.2.5 Chuyển động tròn đều Chuyển động tròn đều là chuyển động có đặc điểm: - Quỹ đạo là một đường tròn. - Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì. Vectơ vận tốc của vật chuyển động tròn đều có : - phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo, chều hướng theo chiều chuyển động. - độ lớn là v = Δs/Δt Vận tốc góc là: ω = Δα/Δt Δα là góc mà bán kính nối từ tâm đến vật quyét được trong những khoảng thời gian Δt. Đơn vị vận tốc là rad/s. Công thức liên hệ giữa độ lớn của vận tốc dài với vận tốc góc : v = rω. Chu kì của chuyển động tròn đều là thời gian cần thiết để vật đi được một vòng. Công thức liên hệ giữa vận tốc dài với vận tốc góc: T = 2π/ω 13
  14. Tần số của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây. Đơn vị tần số là vòng/giây. Công thức lên hệ giữa chu kỳ và tần số: f = 1/T Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn luôn nằm theo bán kính hướng vào tâm quỹ đạo và và có độ lớn là: aht = v2/r = rω2 2.1.2.6 Tương đôi cua chuyên đông. Công thức công vân tôc ́̉ ̉ ̣ ̣ ́ Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau. Vận tốc của vật chuyển động với các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau. Vận tốc có tính tương đối. Công thức cộng vận tốc : Vận tốc của vật 1 đối với vật 3 bằng tổng vectơ vận tốc vật 1 đối với vật 2 và vận tốc vật 2 đối với vật 3. uur uur uuu r v1,3 = v1,2 + v2,3 uur v1,3 là vận tốc tuyệt đối. uur v1,2 là vận tốc tương đối. uuur v2,3 là vận tốc kéo theo. Trong trường hợp các chuyển động cùng phương thì các công thức vectơ chuyển thành công thức đại số. 2.1.3 Hệ thống và giai bài tập định tính về Động học ̉ 2.1.3.1 Chuyển động cơ Đây là bài học đầu tiên về chuyển động cơ học giúp học sinh hình thành cơ sở đầu tiên về động học vì vậy cần làm rõ bản chất vật lý trong từng phần, cụ thể là các bài tập sau: Bài 1: Một số hành khách đang ngồi trong một khoang kín của tàu thủy đang di chuyển trên biển. Họ không biết là họ có chuyển động cùng với tàu thủy trên biển không hoặc không biết chuyển động như thế nào. Cảm giác của họ có đúng không? Tại sao? Bài giải: - Bài tập dạng giải thích hiện tượng: Giải thích về cảm giác nhưng không phải dựa trên cơ sở tâm lý học mà sử dụng kiến thức vật lý để xét xem đối tượng chuyển động như thế nào 14
  15. và điều kiện để xét một chuyển động nếu không đủ những điều kiện thì cảm giác của người trên tàu là đúng Phương pháp giải: Đối với học sinh lớp 10 các em đã học những kiến thức cơ bản về chuyển động và những khái niệm về động lực học, với bài tập này các em chỉ cần suy nghĩ đơn giản là có thể giải được. Đề giải bài tập cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Theo đầu bài cả hành khách và tàu cùng chuyển động tức là có chuyển động cơ, người và tàu được xem là chất điểm. Rõ ràng tàu và người ngồi trong khoang chuyển động với vận tốc khá lớn trong không gian. Lý thuyết cần vận dụng là: Khi khảo sát một chuyển động của chất điểm ta chọn vật làm mốc gắn vào hệ quy chiếu và mốc thời gian. Bước 2 Phân tích hiện tượng Hành khách và tàu cùng chuyển động với vận tốc khá lớn trong không gian bao la của mặt biển khoảng cách đến bời và đảo cũng lớn nên không thể xem vật nào làm mốc. Để dễ dàng hơn các em phải đặt ra những những câu hỏi nhỏ từ đề bài: hành khách và tàu chuyển động như thế nào? Xung quanh có vật gì gần đó có thể làm mốc không? Xác định một chuyển động thì ta phải làm gì? Bước 3 Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Theo lý thuyết để khảo sát một chuyển động của chất điểm ta chọn vật làm mốc gắn vào hệ quy chiếu và mốc thời gian. Cả tàu và người cùng chuyển động mà cảm giác của phi công là không chuyển động vì không xác định vật làm mốc. Cảm giác của hành khách là đúng Bước 4 biện luận Khi ta trên xe hay tàu chuyển động nếu không nhìn ra xung quanh ta cũng có cảm giác không chuyển động. Trường hợp trên nếu có nhiều vật thể xung quanh có thể là đứng yên hay chuyển động thì dễ dàng tìm được vật làm mốc và phi công thấy mình cùng tàu chuyển động. Qua bài tập có thể mở rộng cho học sinh trường hợp tương tự như đi tàu trên biển, hành khách trên máy bay khi không nhìn xuống…Loại bài tập này tương đối đơn giản giúp học sinh củng cố kiến thức vừa học và liên hệ với thực tế. Bài 2: Từ tâm một cái đĩa đang quay người ta búng một viên bi lăn theo lòng máng đặt trên một bán kính của đĩa. Hỏi quỹ đạo của viên bi đối với đĩa và đối với Trái Đất có hình gì? Bài giải 15
  16. - Bài tập dạng giải thích hiện tượng: Chuyển động của viên bi trên đĩa đang quay không phải chỉ một quỹ đạo đơn giản đối với bài này học sinh dễ bị nhầm vì cho rằng quỹ đạo là duy nhất. Từ những hiện tượng trong đời sống hàng ngày giúp học sinh phân tích rõ ràng hơn. Phương pháp giải: Suy luận logic, thực hiên theo các bước sau: Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Viên bi sẽ được giữ cho chuyển động thẳng vào tâm của cái đĩa đang quay nên có các dạng quỹ đạo khác nhau so với đĩa và mặt đất. Lý thuy ết đã học quỹ đạo là những đường được vạch ra khi chất điểm chuyển động. Bước 2: Phân tích hiện tượng Khảo sát chuyển động của bi so với đĩa và Trái Đất: đĩa quay tròn, viên bi chuyển động thẳng vào tâm quả cầu. Bước 3: Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Kiến thức cần dùng là chất khi chuyển động sẽ vạch ra một đường trong không gian, đường đó là quỹ đạo của chất điểm. Viên bi được xem là một chất điểm khi chuyển động sẽ vạch ra những quỹ đạo khác nhau đối với những đối tượng khác nhau. Viên bi chuyển động trên máng là đường thẳng máng cố định so với mặt đất nên quỹ đạo viên bi đối với trái đất là một đường thẳng. Nếu cố định viên bi thì quỹ đạo viên bi vạch lên đĩa là đường tròn. Khi viên bi tiến về tâm đĩa thì vạch nên đường xoắn ốc. Vậy quỹ đạo viên bi đối với đĩa là đường xoắn ốc. Bước 4: Biện luận Một chất điểm chuyển động đối với đối tượng khác nhau thì có thể có quỹ đạo không giống nhau. Bài tập tương tự: Bài 3: Khi xe đạp trên đường thẳng, hãy giải thích quỹ đạo đầu van xe? Lời giải: Nếu người quan sát đứng bên lề đường, khi xe đạp chạy trên đừng thẳng thì đầu van thì quỹ đạo là xicloit. Đối với người quan sát ngồi trên xe, van xe sẽ chuyển động với quỹ độ là dường tròn. Bài 4: Một truyện dân gian có kể rằng : Khi chết một phú ông đã đ ể l ại cho người con một hũ vàng chôn trong một khu vườn rộng và một mảnh giấy ghi: Đi về phía đông 23 bước chân , sau đó rẽ phải 4 bước chân , đào sâu 3m . Hỏi với chỉ dẫn này người con có tìm được hũ vàng không ? Vì sao ? Lời giải : 16
  17. Muốn Người con sẽ chẳng bao giờ tìm được hũ vàng vì không có vật làm mốc. Bài 5: Viên đạn đươc bắn ra từ nồng súng nó chuyển động theo hai giai đoạn chuyển động trong nòng súng và sau đó bay tới mục tiêu ở xa, hỏi giai đoạn nào viên đạn được coi là chất điểm, giai đoạn nào viên đạn không được coi là chất điểm? Giai đoạn đạn rời nòng súng và bay tới mục tiêu được xem là chất điểm. 2.1.3.2 Chuyển động thẳng điều Đối với phần chuyển động của chất điểm các em dễ dàng nhận ra kiến thức cơ bản vì bài này chủ yếu là những khái niệm cơ bản nên hiệu quả cao nhất khi dùng bài tập suy luận đơn giản và câu hỏi thí nghiệm hoặc dùng đồ thị, cụ thể là: Bài 1: Từ hai địa điểm AB cách nhau 35 km, có hai chiếc ôtô chuyển động thẳng đều ngược chiều nhau lần lượt với vận tốc 20 km/h và 15 km/h. Có một con chim từ ôtô thứ nhất bay thẳng đều sang chạm vào ôtô thứ hai, rồi lại bay thẳng đều sang chạm ôtô thứ nhất và cứ thế với vận tốc không đổi là 120 km/h. Biết thời gian chim chạm vào ôtô không đáng kể. Hỏi khi hai hai xe gặp nhau thì chú chim bay được tổng quãng đường là bao nhiêu? Bài giải Bài tập dự đoán kết quả. Học sinh có thể dùng kiến thức về chuyển động thẳng đều mà trả lời nhanh câu hỏi vừa nêu. Đối với học sinh vừa đọc vào thấy rất phức tạp vì chim có thể đổi hướng rất nhiều lần. Kiến thức các em cần dùng là khái niệm về chuyển động thẳng đều và mối liên hệ giữa quãng đường,vận tốc và thời gian. Để giải bài tập ta thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Các xe chuyển động thẳng đều tức là chuyển động thẳng trên một đường thẳng trong đó vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì. Bước 2: Phân tích hiện tượng Hai xe chuyển động ngược chiều với hai ô tô cách nhau 100 m. Mỗi chuyển động là chuyển động thẳng đều. Tốc độ của chim lớn hơn có thể đến chạm vào xe nhiều lần và đại lượng cần tìm là quãng đường chim bay được. Bước 3: Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Trong chuyển động thẳng đều quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian s = v.t 17
  18. Vì AB cách nhau 100 km nên để hai ôtô gặp nhau thì ôtô thứ nhất phải đi được một đoạn 36 km và ôtô thứ hai chuyển động một đoạn 64 km, nghĩa là hai ôtô sẽ gặp nhau sau 1h. Vậy sau 1h thì chim bay được 120km. Bước 4: biện luận Chuyển động thẳng đều, khi tìm quãng đường ta cần có vận tốc và thời gian và thời gian cũng đã có nên việc tính toán rất đẽ dàng. Bài tập có thể đưa vào củng cố bài học hay đặt vấn đề. Phát triển khả năng tư duy của học sinh. Bài 2: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên đường đi của ba vật theo thời gian. Các vật ấy chuyển động như thế nào? Bài giải Bài tập giải thích dựa trên đồ thị. Từ hình vẽ đã cho có thể nêu lên tính chất của chuyển động và khai thác thông tin từ hình vẽ, cũng giải theo các bước: Bước 1:Quan sát, thu thông tin từ hình Đồ thị là những đường thẳng trong hệ trục (Oxt) các đường thẳng có độ dốc khác nhau Bước 2: phân tích Mỗi đường thẳng là biểu diễn chuyển động của một vật, độ dốc lần lượt là II, I, III. Góc xuất phát cũng khác nhau. Bước 3: Xây dựng lập luận và suy luận kết quả: Cả ba đồ thị đều là những đường thẳng chứng tỏ các vật chuyển động đều. Độ dốc của đồ thị hay góc hợp bởi đồ thị và trục thời gian cho phép so sánh vận tốc của các vật chuyển động thẳng đều. Vì vậy dựa vào hình ta thấy vật II chuyển động nhanh nhất vì có độ dốc lớn nhất, vật III chuyển động chậm nhất vì có độ dốc nhỏ nhất. Giao điểm của đồ thị với trục Ox cho biết khoảng cách từ vật đến vị trí làm mốc trong hệ quy chiếu đã chọn tại thời điểm ban đầu. Còn giao điểm của đồ thị với trục thời gian Ot là thời điểm được chọn để xác định chuyển động. Giao điểm của các đồ thị với nhau cho biết thời điểm hai chuyển động gặp nhau tại một tọa độ xác định. Bước 4: Biện luận Đồ thị có thể nêu lên tích chất của chuyển động thẳng điều thông qua các đường: độ dốc, góc xuất phát… Đối với bài học chủ yếu giúp các em khả năng tìm kiếm thông tin từ đồ thị. Hiện nay các bài viết khoa học đa số điều có đồ thị đi kèm theo vì một đồ thị có thể tải rất nhiều thông tin khoa học. 18
  19. 2.1.3.3 Chuyển động thẳng biến đổi điều Bài tập định tính thí nghiệm : Ghép hai thước bẹt dài L(m) đủ lớn để có đủ thời gian khảo sát chuyển động và tạo thành một cái máng chữ V. Gác một đ ầu máng lên trên một quyển sách để tạo thành một máng nghiêng. Lựa chọn chiều dày quyển sách để cho một viên bi bắt đầu thả lăn từ đầu máng đi trọn chiều dài L(m) trong t(s). Từ thí nghiệm chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi định tính sau: a/ Chuyển động của viên bi lăn trên máng nghiêng là chuyển động gì? Gia tốc bi chỉ phụ thuộc vào yếu tố nào? Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Viên bi chuyển động trên máng nghiêng có thể quan sát thấy viên bi chuyển động với vận tốc càng lớn. Nếu tăng góc nghiêng thì sự biến đổi vận tốc càng lớn, tốc độ viên bi tăng nhanh hơn, nếu giảm góc nghiêng thì ngược lại. Bước 2: Phân tích hiện tượng Chuyển động của bi lăn trên máng nghiêng, bỏ qua ma sát viên bi chịu tác dụng của trọng lực, phản lực của máng nghiêng lên bi. Dưới tác dụng của hợp lực không đổi thì gia tốc sinh ra là không đổi trong suốt thời gian chuyển động lăn của bi trên máng nghiêng. Bước 3 Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Càng xuống thấp vận tốc bi càng tăng nên đây là một chuyển động nhanh dần đều. Gia tốc không đổi và độ lớn của gia tốc trong trường hợp này chỉ phụ thuộc vào độ dốc của máng nghiêng, nó càng tăng khi máng càng dốc. Độ lớn gia tốc chỉ phụ thuộc vào thành phần của trọng lực theo phương mặt phẳng nghiêng, còn thành phần theo phương vuông góc với mặt phẳng nghiêng đã triệt tiêu với phản lực của máng. Mà thành phần này tỉ lệ với độ dốc của máng (góc α hợp bởi máng và mặt phẳng nằm ngang). Vậy gia tốc chỉ phụ thuộc vào góc α . Bước 4: Biện luận Có thể khẳng định lập luận trên là đúng có thể dùng tính toán chứng minh hoặc thực nghiệm từ thí nghiệm điều này giáo viên và học sinh có thể tự làm được. b/Quãng đường viên bi đi được trong những khoảng thời gian t/2 là bao nhiêu? Nếu vội vã bạn sẽ dễ dàng đoán sai là quãng đường đó bằng nửa chiều dài của máng, tức L/2(m). Nhưng kết luận này chỉ đúng khi vật chuyển động thẳng đều (s tỉ lệ t), còn viên bi thì chuyển động nhanh dần đều là chưa đúng. 19
  20. Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Chuyển động của bi là chuyển động nhanh dần đều khác với chuyển động thẳng đều nên quãng đường không tỉ lệ với thời gian còn có thêm thành phần nữa là gia tốc. Cần tính quãng S mà bi đi được trong nữa thời gian khi bi đi hết quãng đường L. Bước 2: Phân tích hiện tượng Quãng đường bi đi được là S = L với thời gian t bây giờ chỉ có t/2. chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu nên phải dùng công thức : 12 s= at 2 Bước 3 Xây dựng lập luận và suy luận kết quả 1 Từ công thức tính quãng đường s = at 2 ta thấy trong chuyển động 2 nhanh dần đều (S tỉ lệ t 2) nên quãng đường đi được giảm đi so với chuyển 1 động thẳng đều bằng lần độ dài máng nghiêng. 4 Bước 4: Biện luận: + Gia tốc a quyết định trạng thái của chuyển động. Chuyển động r với gia tốc a bao hàm cả các chuyển động thẳng đều. + Quy luật biến đổi của gia tốc xác định quy luật thay đ ổi c ủa chuyển động. Khi: a=0: chuyển động thẳng đều, a = const :chuyển động biến đổi đều, a const :chuyển động biến đổi theo quy luật biến đổi của gia tốc a. b/Nếu thả hai viên bi cho lăn cùng lúc từ hai vị trí L và L/2 này thì chúng sẽ lăn xuống dưới mỗi lúc một rời xa nhau hơn hay mỗi lúc một lại gần nhau hơn? Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Đặt hai viên bi ở hai vị trí khác nhau trên cùng một máng nghiêng. Nhiệm vụ đặt ra là dự đoán khoảng cách giữa chúng trong quá trình lăn. Bước 2: Phân tích hiện tượng Cả hai viên bi đều chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a và ta có 1 s = at 2 thời gian như nhau s chỉ phụ thuộc vào a và a chỉ phụ thuộc vào α. 2 Bước 3 Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Tính chất cơ bản của chuyển động trên mặt phẳng nghiêng là a chỉ phụ thuộc vào độ dốc của mặt phẳng nghiêng.Với những vật được thả từ mặt phẳng nghiêng với độ dốc như nhau thì gia tốc của chúng sẽ bằng nhau. Và cả hai viên bi đều được thả cùng lúc không vận tốc đầu nên chúng sẽ đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian như nhau. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2