intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Giải pháp marketing thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Bia -Nước giải khát Cần Thơ

Chia sẻ: Nguyen Van Nhien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:68

475
lượt xem
226
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua thời gian thực tập tại Công ty CP BIA – NGK CẦN THƠ và những kiến thực đã được học ở nhà trường, cùng với kinh nghiệp thực tế em thấy tầm quan trọng của Marketing đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nói chung...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Giải pháp marketing thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Bia -Nước giải khát Cần Thơ

  1. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH Trường......................... Khoa………………. …………..o0o………….. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Giải pháp Marketing thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại Công ty CP BIA – NGK CẦN THƠ SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 1 
  2. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 4 1. Lý do lựa chọn đề tài .............................................................................................. 4 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 4 3. Đối tượng -phạm vi nghiên cứu............................................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 5. Kết cấu đề tài gồm phần mở đầu và kết luận còn có 3 chương .............................. 5 Chương 1: LÍ LUẬN VỀ MARKETING ................................................................. 5 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 5 Chương 1 ..................................................................................................................... 6 1.1. HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP ........................... 6 1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG MARKETING TRONG KINH DOANH ........................................................................................................... 8 1.2.1. Nghiên cứu thị trường ...................................................................................... 8 1.2.7. Chính sách giá cả ............................................................................................ 15 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................... 16 Hình 2.1 Logo công ty BIA – NGK CẦN THƠ...................................................... 17 Logo ........................................................................................................................... 17 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ............................................. 17 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................... 17 a. Lịch sử hình thành ............................................................................................... 17 b. Phương hướng phát triển và đặc điểm hoạt động ............................................. 19 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ, vị trí và vai trò của công ty ......................................... 22 a. Chức năng và nhiệm vụ ....................................................................................... 22 b. Vi mô và vai trò của công ty ................................................................................ 23 2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ ................................. 24 a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất ............................................................................. 24 Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất ................................................................. 25 b. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận ............................................................. 25 c. Quy trình công nghệ ............................................................................................. 26 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC NGỌT CẦN THƠ ................ 26 Hình 2.3 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất nước ngọt cao cấp Cần Thơ. ....... 27 2.2. Tổ chức bộ máy quản lí ..................................................................................... 27 2.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty ............................................................................. 28 CƠ CẤU TỔ CHỨC HIỆN TẠI ............................................................................. 28 2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban ............................................... 28 a. Chức năng ............................................................................................................. 29 b. Nhiệm vụ từng phòng ban ................................................................................... 29 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ......................................................................... 31 Nhận xét và đánh giá ................................................................................................ 32 2.4. Phân tích thực trạng hoạt động marketing tại công ty ................................. 33 2.4.1. Thực trạng hoạt động Marketing của công ty BIA – NGK CẦN THƠ giai đoạn 2008 - 2010 ....................................................................................................... 33 SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 2 
  3. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH 2.4.2. Thị trường trọng điểm của Công ty BIA – NGK CẦN THƠ ....................... 34 2.4.3. Phân tích cạnh tranh trên thị trường ............................................................. 35 + Công ty Cổ phần Bia – Nước Giải Khát Sài Gòn – Tây Đô .................................. 35 Thứ nhất là sự cạnh tranh về sản phẩm ................................................................. 35 Thứ hai là sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm ................................................ 36 Thứ ba là sự cạnh tranh về giá cả ........................................................................... 36 Thứ tư là sự cạnh tranh về dịch vụ hỗ trợ bán hàng ............................................. 37 2.4.4. Phân tích sản phẩm kinh doanh ..................................................................... 37 Bảng 2.2 Tỷ trọng các mặt hàng Công ty trong giai đoạn 2007- 2010................. 37 ĐVT:% ........................................................................................................................ 37 2.4.5. Phân tích chính sách giá ................................................................................ 39 Bảng 2.3 Giá một số mặt hàng của Công ty CABECO năm 2010 ....................... 39 ĐVT: 1000 đồng ......................................................................................................... 39 Nguyên nhân là do: ................................................................................................... 40 2.4.6. Phân tích chính sách phân phối ..................................................................... 41 Hinh 2.5 Sơ đồ kênh phân phối ............................................................................... 41 2.4.7. Phân tích chính sách xúc tiến......................................................................... 44 2.5. Phân tích SWOT................................................................................................ 45 2.6. Thuận lợi và khó khăn trong thời gian qua .................................................... 48 2.6.2. Khó Khăn ......................................................................................................... 49 Chương 3 ................................................................................................................... 51 NĂM 2011 ................................................................................................................ 51 3.1. Phương hướng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 của công ty Cổ phần Bia – Nước Giải Khát Cần Thơ ........................................................... 51 3.1.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 ...................................................... 52 3.1.2. Dự kiến đầu tư cải tạo, phát triển sản phẩm và kiểu dáng bao bì mới ........ 53 Bảng 3.1 Dự kiến đầu tư cải tạo, phát triển sản phẩm, kiểu dáng bao bì mới .. 53 ĐVT: triệu đồng.......................................................................................................... 53 3.2.3. Một số kiến nghị với nhà nước ...................................................................... 66 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 68 SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 3 
  4. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Qua thời gian thực tập tại Công ty CP BIA – NGK CẦN THƠ và những kiến thực đã được học ở nhà trường, cùng với kinh nghiệp thực tế em thấy tầm quan trọng của Marketing đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nói chung, Công ty CP BIA – NGK CẦN THƠ nói riêng. Triết lý Marketing đã phản ánh những tư tưởng cốt lõi, cơ bản nhất của kinh tế thị trường. Bắt đầu nắm bắt nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm dịch vụ để thoả mãn nhu cầu đó. Triết lý Marketing hiện đại đòi hỏi tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp phải theo đuổi mục tiêu rõ ràng làm sao đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt nhất, qua đó doanh nghiệp thu được lợi nhuận. Chính bởi lẽ đó em quyết đinh chọn đề tài: “Giải pháp Marketing thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại Công ty CP BIA – NGK CẦN THƠ” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Qua việc nghiên cứu nội dung cơ bản của Marketing ứng dụng trong hoạt động kinh doanh từ đó đưa ra một số giải pháp Marketing nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty CP BIA – NGK CẦN THƠ. 3. Đối tượng -phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Marketing thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty CP BIA – NGK CẦN THƠ. - Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu Marketing thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty CP BIA – NGK CẦN THƠ qua việc nghiên cứu các năm 2008 – 2009 - 2010 và từ đó đưa ra các giải pháp cho giai đoạn 2010 - 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu trên sổ sách của công ty như báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, bản báo giá… - Phương pháp xử lý số liệu: Dùng phương pháp phân tích thống kê đánh giá tình hình biến động và mức độ ảnh hưởng của nó. SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 4 
  5. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH 5. Kết cấu đề tài gồm phần mở đầu và kết luận còn có 3 chương Chương 1: LÍ LUẬN VỀ MARKETING Chương 2: GIÓI THIỆU VỀ CÔNG TY CP BIA – NGK CẦN THƠ VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING Chương 3: HOẠT ĐỘNG MARKEING TẠI CÔNG TY VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING QUA CÁC NĂM NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP BIA – NGK CẦN THƠ. PHẦN NỘI DUNG SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 5 
  6. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH Chương 1 LÍ LUẬN VỀ MARKETING 1.1. HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Các khái niệm cơ bản về marketing - Hiện nay, các doanh nghiệp phải trực diện với môi trường kinh doanh ngày càng biến động, phức tạp và có nhiều rủi ro. Hoạt động cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực với phạm vi rộng. Điều này buộc các doanh nghiệp từ sản xuất cho đến dịch vụ đều phải gắn mọi hoạt động của họ với thị trường, lấy thị trường làm cơ sở cho các quyết định của doanh nghiệp. Mà đối với một doanh nghiệp chỉ có 4 lĩnh vực quản trị chủ yếu là sản xuất - kỹ thuật - tài chính, lao động và marketing. Nếu doanh nghiệp hoạt động theo định hướng thị trường thì chức năng quản trị marketing trở thành quan trọng. Các chức năng khác trong doanh nghiệp chỉ có thể phát huy sức mạnh qua các hoạt động marketing và nhờ đó đạt được mục tiêu kinh doanh trên thị trường. - Trong thực tế, nhiều lúc hoạt động marketing còn ẩn đằng sau các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đòi hỏi các nhà quản trị phải có cách nhìn nhận tiếp cận và vận dụng nó vào hoạt động kinh doanh. Đây cũng là lĩnh vực quản trị phức tạp, đầy thách thức, đòi hỏi tri thức và sáng tạo vì sự đòi hỏi và yêu cầu tất yếu khách quan đó có rất nhiều cá nhân cũng như các tổ chức nghiên cứu vấn đề này và một trong những vấn đề quan điểm được tranh luận trong kinh doanh là định nghĩa về nó. Do vậy để phục vụ cho bài viết này; Ở đây xin đưa ra vài quan điểm khác nhau về marketing để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. - Theo hiệp hội marketing Mỹ đã định nghĩa "Marketing là quá trình kế hoạch hoá thực hiện nội dung sản phẩm định giá xúc tiến vào phân phối các sản phẩm dịch vụ và tư tưởng để tạo ra sự trao đổi nhằm thoả mãn các mục SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 6 
  7. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH tiêu cá nhân và tổ chức”, hay "Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác". - Theo Philip Kotler "Marketing là hoạt động các con người hướng tới sự thoả mãn nhu cầu và ước muốn thông qua các tiến trình trao đổi". Sự khác nhau giữa các định nghĩa này chỉ ở quan điểm góc độ nhìn nhận về marketing. Mặc dù các định nghĩa này cho phép cả các quá trình trao đổi không kinh doanh như là một bộ phận của marketing thì sự nghiên cứu tập trung vào marketing trong môi trường kinh doanh. 1.1.2. Vai trò và vị trí của Marketing trong hoạt động kinh doanh Một doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động thị trường nếu muốn tồn tại và phát triển thì cẩn phải có các hoạt động chức năng sau: sản xuất tài chính, quản trị nhân lực.... Nhưng đối với nền kinh tế thị trường hoạt động của các chức năng này chưa có gì đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và càng không có gì đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển của doanh nghiệp nếu tách rời nó khỏi một chức năng khác. Chức năng kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường. Chức năng này thuộc lĩnh vực quản lý khác - quản lý Maketing. Thật vậy nếu một doanh nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao thì chưa chắc sẽ có hai vấn đề thực tế đặt ra với doanh nghiệp. Thứ nhất liệu thị trường có cần hết mua số sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra không? Thứ hai là sản phẩm của doanh nghiệp của doanh nghiệp định bán có phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng hay không? Mà một doanh nghiệp muốn tồn tại cần phải gắn mình với thị trường nhưng kết cục ở đây là mối liên hệ giữa doanh nghiệp và thị trường chưa được giải quyết. Trái với hình thức kinh doanh trên, hoạt động Maketing sẽ hướng các nhà quản trị doanh nghiệp vào việc trả lời câu hỏi trên, trước khi giúp họ phải lựa SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 7 
  8. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH chọn phương châm hành động nào. Có nghĩa là Maketing đặt cơ sở cho sự kết nối giữa doanh nghiệp và thị trường ngay trước khi doanh nghiệp bắt tay vào sản xuất. Nhờ vậy Maketing kết nối mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường. Nói tóm lại hoạt động maketing trong doanh nghiệp trả lời các câu hỏi sau: - Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ sống và mua hàng ở đâu? Vì sao họ mua? - Họ cần loại hàng hoá nào? có đặc tính gì? - Giá cả Công ty nên quy định là bao nhiêu? Áp dụng mức tăng giảm giá đối với ai? - Tổ chức hệ thống kênh tiêu thụ như thế nào? - Tổ chức khuếch trương quảng cáo sản phẩm như thế nào? - Tổ chức các loại dịch vụ nào cho phù hợp? Đó là những vấn đề mà ngoài chức năng Maketing ra thì không một hoạt động chức năng có thể của doanh nghiệp có thể trả lời các câu hỏi trên. Tuy nhiên các nhà quản trị maketing cũng không thể thoát ly khỏi các khả năng về tài chính, sản xuất công nghệ, tay nghề, khả năng của người lao động, khả năng cung ứng nguyên vật liệu. 1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG MARKETING TRONG KINH DOANH 1.2.1. Nghiên cứu thị trường Nền kinh tế thị trường không ngừng phát huy tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp mà còn tăng khả năng thích ứng trước sự thay đổi của thị trường, nếu như trước kia các doanh nghiệp kinh doanh theo kế hoạch của nhà nước thì bây giờ mọi hoạt động kinh doanh đều xuất phát từ thị trường, thị trường đầy bí ẩn và không ngừng thay đổi. Do vậy, để kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp phải nghiên cưú thị trường. Nghiên cứu thị trường là quá trình tìm kiếm khách quan và có hệ thống cùng với sự phân tích thu thập thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề cơ SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 8 
  9. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH bản của kinh doanh. Bởi vậy nghiên cứu thị trường giúp nhà kinh doanh có thể đạt được hiệu quả cao và thực hiện được các mục đích của mình, đó cũng là khâu mở đầu cho hoạt động kinh doanh, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Cơ chế thị trường làm cho hàng hoá phong phú, cung luôn có xu hướng lớn hơn cầu, bán hàng ngày càng khó khăn, mức độ rủi ro cao, các doanh nghiệp muốn thành công thì phải thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng, mọi hoạt động kinh doanh đều hướng vào khách hàng. Nghiên cứu nhu cầu thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm được thông tin về loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh, dung lượng thị trường, yêu cầu về quy cách, chất lượng, mẫu mã hàng hoá của khách hàng ... Hiểu rõ thị hiếu, phong tục tập quán tiêu dùng ở mỗi nhóm và mỗi khu vực, tìm hiểu thông tin về đối thủ cạnh tranh. Nội dung nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp bao gồm: - Thứ hạng phẩm cấp chất lượng nào phù hợp với nhu cầu thị trường của doanh nghiệp. - Đâu là mục tiêu của doanh nghiệp, sản phẩm xương sống của doanh nghiệp, khách hàng là ai, ở khu vực nào, nhu cầu hiện tại và tương lai của hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh và các mặt hàng khác doanh nghiệp đang quan tâm. - Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của hàng hoá doanh nghiệp kinh doanh, ưu và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh. - Nguồn hàng nào thì phù hợp với nhu cầu của khách, phân phối như thế nào cho hợp lý và nên cạnh tranh bằng hình thức nào. Đó là toàn bộ thông tin cơ bản và cần thiết, mà một doanh nghiệp phải nghiên cứu để phục vụ cho quá trình ra quyết định một cách đúng đắn, tối ưu nhất. Để nắm bắt được những thông tin đó doanh nghiệp phải coi công tác nghiên cứu thị trường là một hoạt động không kém phần quan trọng so với các hoạt động khác như hoạt động quản lý, nghiệp vụ bởi vì công tác nghiên cứu thị trường không trực tiếp tham gia vào các hoạt động trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như mua, SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 9 
  10. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH bán... Nhưng kết quả của nó ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên đây chưa phải là một giải pháp có thể giải quyết được mọi vấn đề của doanh nghiệp nhưng nó là một hoạt động không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Công tác nghiên cứu thị trường được tiến hành một cách khoa học sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được: - Lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và lựa chọn sản phẩm kinh doanh cũng như các chính sách duy trì, cải tiến hay phát triển sản phẩm. - Nhu cầu hiện tại, tương lai và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường, xác định được mục tiêu của doanh nghiệp một cách đúng đắn. - Tìm được nguồn hàng, các đối tác và bạn hàng kinh doanh, lựa chọn kênh phân phối và các biện pháp xúc tiến phù hợp. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường và đánh giá khả năng tiềm lực của mình, doanh nghiệp lựa chọn hình thức kinh doanh, mặt hàng, thị trường và người cung cấp. 1.2.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được như: văn hóa, xã hội, chính trị,… Nghiên cứu các yếu tố này không nhằm mục đích điều khiển nó theo ý muốn của doanh nghiệp mà nhằm tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu thế vận động của chúng; để rồi từ đấy doanh nghiệp có thể đưa ra các chính sách phù hợp cho công việc kinh doanh. Môi trường văn hoá và xã hội - Yếu tố văn hóa - xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng; Nó có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài viết này, em chỉ đề cập tới sự ảnh hưởng của các yếu tố trong môi trường này trong SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 10 
  11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH việc hình thành và đặc điểm thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc môi trường văn hóa - xã hội bao gồm các yếu tố sau: + Dân số: Đây là quy mô của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu. Dân số càng lớn, thị trường càng lớn; nhu cầu về một nhóm hàng hoá càng lớn;… Có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hơn. + Xu hướng vận động của dân số: Đây là dạng của nhu cầu và sản phẩm đáp ứng. Tỷ lệ sinh/tử, độ tuổi trung bình cao/thấp,… Điều này ảnh hương tới cách thức đáp ứng của doanh nghiệp như: lựa chọn sản phẩm, hoạt động xúc tiến… + Hộ gia đình và xu hướng vận động: Độ lớn của một gia đình có ảnh hưởng đến số lượng, quy cách sản phẩm cụ thể,… Khi sản phẩm đó đáp ứng cho nhu cầu chung của cả gia đình. + Sự dịch chuyển dân cư và xu hướng vận động: Sự hình thành hay suy giảm mức độ tập trung dân cư (người tiêu thụ) ở một khu vực địa lý có ảnh hưởng không nhỏ đến sự xuất hiện cơ hội mới hoặc suy tàn cơ hội hiện tại của doanh nghiệp. + Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu dùng. + Nghề nghiệp, tầng lớp xã hội. + Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, nền văn hoá. Yếu tố này đòi hỏi phân đoạn thị trường và có chiến lược Maketing phù hợp. Môi trường chính trị - pháp luật - Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị và pháp luật chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sự ổn định chính trị đã được xác định là một trong những điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố cơ bản: + Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế của nhà nước. + Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu của Chính phủ và khả năng điều hành của Chính phủ. SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 11 
  12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH + Mức độ ổn định chính trị - xã hội… Môi trường kinh tế - công nghệ - Môi trường này có ảnh rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố cơ bản bao gồm: + Tiềm năng của nền kinh tế. + Các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế. + Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát. + Hoạt động ngoại thương, xu hướng đóng/mở của nền kinh tế. + Tỉ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia. + Hệ thống thuế, mức độ hoàn thiện và thực thi. + Cơ sở hạ tầng kĩ thuật của nền kinh tế…. Môi trường cạnh tranh. - Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển. Trong môi trường cạnh tranh, ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn thì người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp cần chú ý một số yếu tố sau trong môi trường cạnh tranh: + Điều kiện chung về cạnh tranh trên thị trường. + Số lượng đối thủ. + Ưu, nhược điểm của đối thủ. + Chiến lược cạnh tranh của đối thủ. Môi trường địa lý - sinh thái. - Trong môi trường này, doanh nghiệp cần chú ý các yếu tố như: + Vị trí địa lý. + Khí hậu, thời tiêt, tính thời vụ. SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 12 
  13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH + Các vấn đề về cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường. 1.2.3. Nghiên cứu khách hàng. - Hiểu biết đầy đủ về khách hàng, nhu cần và cách thức mua sắm của họ là một trong những cơ sở quan trọng có ý nghĩa quyết định đến khả năng lựa chọn đúng cơ hội kinh doanh và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của doanh nghiệp. Căn cứ vào đặc điểm nhu cầu và cách thức mua sắm của khách hàng trên thị trường, có thể chia khách hàng làm hai nhóm cơ bản sau: + Người tiêu thụ trung gian. + Người tiêu thụ cuối cùng. - Mỗi nhóm khách hàng có những nhu cầu mua sắm và cách thức mua sắm khác nhau, vì vậy doanh nghiệp cần làm rõ từng nhóm khách hàng để có chính sách tiếp cận cũng như chính sách thoả mãn phù hợp. 1.2.4. Chính sách sản phẩm Sản phẩm là một trong bốn tham số cơ bản trong Maketing (sản phẩm, xúc tiến, giá cả, phân phối). Bất cứ một doanh nghiệp nào - nhất là doanh nghiệp thương mại - cũng phải có những chính sách cụ thể và đúng đắn về sản phẩm nếu muốn thành công trên thị trường. Hiểu và mô tả đúng sản phẩm của doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Maketing. Xác định đúng sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ và khai thác cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Có hai cách tiếp cận để mô tả sản phẩm: - Tiếp cận và mô tả sản phẩm theo truyền thống. - Tiếp cận và mô tả sản phẩm theo quan điểm Maketing. Mỗi cách tiếp cận đều có những ưu nhược điểm riêng của nó. Việc lựa chọn cách tiếp cận nào là tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp. Một điều không thể không nhắc tới trong chính sách sản phẩm, đó là việc định hướng phát triển sản phẩm mới. Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động khó lường thì đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới về sản SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 13 
  14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH phẩm. Điều chú ý là sản phẩm mới không nhất thiết là mới hoàn toàn. Một sản phẩm cũ cải tiến cũng có thể được coi là sản phẩm mới. 1.2.5. Chính sách phân phối Người tiêu dùng không chỉ cần sản phẩm tốt và giá rẻ mà họ còn cần được đáp ứng đúng thời gian và địa điểm. Vì vậy để thành công trong kinh doanh, chính sách phân phối của doanh nghiệp không thể bị coi nhẹ. Xây dựng chính sách phân phối, doanh nghiệp cần chú ý giải quyết tốt các nội dung sau: - Lựa chọn địa điểm. - Lựa chọn và tổ chức kênh phân phối. - Tổ chức và điều khiển quá trình phân phối hiện vật. Một trong những yếu tố rất quan trọng của chính sách phân phối là địa điểm. Lựa chọn địa điểm liên quan đến các nội dung xác định thị trường của doanh nghiệp theo tiêu thức địa lý và khách hàng đồng thời cụ thể hoá nó trong chiến lược phân phối. Lựa chọn địa điểm được tiến hành theo hai tiêu thức: - Lựa chọn địa điểm ở đâu. - Lựa chọn địa điểm cho ai. Kênh phân phối mà doanh nghiệp có thể lựa chọn trong chính sách phân phối của mình: - Kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp. - Kênh phân phối ngắn, kênh phân phối dài. Việc lựa chọn kênh phân phối nào là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể. Để thiết kế hệ thống kênh phân phối cần chú ý các điểm sau: yếu tố ảnh hưởng, mục tiêu và tiêu chuẩn của hệ thống, xác định dạng và phương án kênh phân phối, lựa chọn và phát triển các phần tử trong kênh, điều chỉnh hệ thống kênh. 1.2.6. Chính sách xúc tiến Xúc tiến là công cụ hữu hiệu giúp cho cung cầu gặp nhau, xúc tiến làm cho bán hàng trở nên dễ dàng hơn, xúc tiến là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp,… Nói một cách ngắn gọn thì xúc tiến có vai trò rất quan trọng trong SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 14 
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH kinh doanh. Chính sách xúc tiến là một trong những chính sách quan trọng trong chiến lược Marketing. Hoạt động xúc tiến bao gồm các hoạt động chính sau: - Quảng cáo. - Khuyến mại. - Hội chợ, triển lãm. - Bán hàng trực tiếp. - Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác. Các nội dung này đều có vai trò quan trọng như nhau. Để hoạt động xúc tiến có hiệu quả, các doanh nghiệp nên sử dụng tổng hợp các nội dung trên. Tuỳ vào điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn nội dung nào là chủ đạo. Thực tế đã chứng minh rằng doanh nghiệp nào làm tốt công tác xúc tiến thì doanh nghiệp đó đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh. 1.2.7. Chính sách giá cả - Một doanh nghiệp bất kỳ khi hoạch định chiến lược, chính sách và kiểm soát giá cả trong kinh doanh cần làm rõ một số vấn đề như: Mục tiêu đặt giá, chính sách đặt giá, phương pháp tính giá. Xác định mức giá cho các sản phẩm, dịch vụ cụ thể trong kinh doanh không thể tuỳ ý. Định giá phải đáp ứng các mục tiêu đã được đặt ra của doanh nghiệp. Nó phải đảm bảo: + Phát triển doanh nghiệp (Thị phần). + Khả năng bán hàng (Doanh số). + Thu nhập (Lợi nhuận). Để đạt được mục tiêu định giá, doanh nghiệp cần đưa ra các quyết định rõ ràng về chính sách giá của mình. Một số chính sách giá cơ bản: + Chính sách về sự linh hoạt của giá. + Chính sách về mức giá theo chu kỳ sống của sản phẩm. + Chính sách về mức giá theo chi phí vận chuyển. + Chính sách giảm giá và chiếu cố giá (chênh lệch giá). SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 15 
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH Trên đây là một số nội dung cơ bản của Maketing ứng dụng vào trong hoạt động kinh doanh nhằm làm cho hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả như mong muốn. Trong chương sau đề tài sẽ đề cập đến những vấn đề Marketing tại công ty cổ phần BIA – NGK CẦN THƠ trong những năm qua. CHƯƠNG 2 SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 16 
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA- NGK CẦN THƠ VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING Trong chương này tôi xin giới thiệu về quá trình hình thành, phát triển, tổ chức bộ máy quản lý, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn của công ty trong thời gian qua và phương hướng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 của công ty Cổ phần Bia – Nước giải khát Cần Thơ. Hình 2.1 Logo công ty BIA – NGK CẦN THƠ Logo 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển a. Lịch sử hình thành - Công ty cổ phần bia nước giải khát Cần Thơ trước đây là xưởng chế tạo Bánh kẹo và Mì Tây Thế Giới (còn có tên gọi là lò Bánh Thế Giới), được thành lập trước năm 1975, là cơ sở của tư nhân và được tổ chức dưới hình thức cổ đông. Xưởng có 3 nhánh hoạt động nằm ở những nơi có thể nói là đông đúc nhất: Sài Gòn, Đà Nẵng và Cần Thơ. SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 17 
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH - Trước năm 1975, lò Bánh này chiếm vị trí ưu thế và chi phối toàn khu Tây Nam Bộ. Ngày 30/04/1975, khi Cần Thơ được giải phóng, Xưởng này được Nhà nước trực tiếp tiếp quản. - Ngày 03/07/1975, Sở Công Thương Khu Tây Nam Bộ được trao quyền quản lý Xưởng Bánh kẹo và Mì Tây Thế Giới. Trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và các cấp lãnh đạo khác nhau, Xưởng lần lượt trở thành: + Xí nghiệp Bánh kẹo và Mì Công Quản Thế Giới (năm 1976), trực thuộc công Ty Công Nghiệp Hậu Giang. + Xí nghiệp Bánh kẹo Cần Thơ (năm 1980) do phòng Công Nghiệp Thành phố Cần Thơ quản lý. + Xí nghiệp chế biến thực phẩm Cần Thơ (năm 1989) do UBND Thành phố Cần Thơ quản lý theo quyết định sáp nhập xí nghiệp Đường Cần Thơ và Xí nghiệp Bánh kẹo Cần Thơ của UBND tỉnh Hậu Giang. Ngày 22/03/1991, đơn vị được giao cho Sở Công Nghiệp Hậu Giang chủ quản. Đến tháng 04/1992, khi tỉnh Hậu Giang tách tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, Xí nghiệp trực thuộc Sở Công Nghiệp Cần Thơ. + Thực hiện Nghị Định 388 của Hội Đồng Bộ Trưởng nay là Chính phủ, đơn vị được Bộ Công Nghiệp nhẹ chuẩn y, UBND tỉnh Cần Thơ ra quyết định số 1380/QĐ.UBT.92 ngày 28/11/1992 về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước. Đến ngày 06/01/1995 UBND tỉnh ra quyết định số 28 /QĐ.UBT.95 về việc đổi tên Xí nghiệp chế biến thực phẩm Cần Thơ thành công ty Bia nước giải khát Cần Thơ. + Căn cứ theo Nghị Định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính Phủ về việc chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần hay còn gọi là Cổ phần hóa DNNN. Ngày 01/04/2006 công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Bia Nước Giải Khát Cần Thơ. * Thông tin về công ty hiện nay: SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 18 
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN BIA NƯỚC GIẢI KHÁT CẦN THƠ. - Đơn vị chủ quản: Sở Công Nghiệp Thành Phố Cần Thơ. - Địa chỉ: 152-154-156 đường 30/4, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. - Điện thoại: 0710.838900 – 838477 – 838180. - Fax: 84.0710.838225. - Email: CABECO152@.vnn.vn. - Tên giao dịch: CANTHO BEER & BEVERAGE JOIN STOCK COMPANY - Tên gọi tắt: CABECO. - Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần Nhà nước. - Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất kinh doanh các mặt hàng bia và nước giải khát các loại như: Bia chai, bia hơi, bia Lager, nước ngọt hương trái vải, hương cola, hương cam, hương xá xị, nước tăng lực chai, nước mãng cầu, nước giải khát hương chanh muối, hương me, nước tinh khiết C&T, sữa tươi, sữa đậu nành, trà xanh 3600 vị chanh, nước giải khát hiệu Koolmax… Mang nhãn hiệu Cần Thơ. - Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ. - Công ty hạch toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kì) - Năng suất: >10 triệu lít/năm. - Thị trường tiêu thụ: Các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. b. Phương hướng phát triển và đặc điểm hoạt động - Sau ngày giải phóng 30/04/1975, khi đã trở thành một đơn vị quốc doanh trực thuộc Nhà nước quản lý, đơn vị có nhiệm vụ là sản xuất bánh kẹo theo kế SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 19 
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG HÒA BÌNH hoạch của cấp trên giao xuống. Do phải sản xuất theo chỉ tiêu và do tồn tại những phương thức kinh doanh của nền kinh tế bao cấp, cho nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Chính vì thế, từ năm 1982, đơn vị đã thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, đáp ứng theo nhu cầu thị trường, cung cấp nhiều sản phẩm mới. Bên cạnh sản xuất bánh kẹo,đơn vị còn sản xuất thêm rượu mùi các loại. Đến năm 1987, đơn vị đã cho ra đời sản phẩm rượu nhẹ có gas và các loại nước ngọt như hiện nay. Những sản phẩm này đã dần dần quen thuộc trong đời sống của cư dân vùng sông nước Đồng Bằng Sông Cửu Long. - Đến năm 1990, do nguyên liệu ngoại nhập quá khan hiếm nên mặt hàng bánh kẹo không còn nằm trong kế hoạch sản xuất của công ty. Cũng trong thời gian này, việc đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị để nâng cao năng suất và sản lượng tiêu thụ ở địa bàn các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long được công ty chú trọng. Do nhu cầu của thị trường, sản phẩm bia lên men lạnh và nước ngọt cao cấp Cần Thơ chính thức trở thành sản phẩm chủ lực của đơn vị. Hai sản phẩm: Nước ngọt hương trái vải Cần Thơ và Bia lên Men Cần Thơ được huy chương vàng tại hội chợ triễn lãm quốc tế năm 1993. - Vào những năm 1999-2000 trong khi hai sản phẩm bia lên men chịu thuế suất cao (75%) và không được trừ thuế đầu vào do những cải cách về chính sách thuế của Nhà nước, nên lợi nhuận của sản phẩm này mang lại rất ít, thì các sản phẩm nước ngọt cao cấp, do áp dụng luật thuế giá trị gia tăng được khấu trừ đầu vào nên vẫn tồn tại và phát triển mạnh, mang lại lợi nhuận không nhỏ cho công ty trong những năm 1999 và 2000. - Năm 2001, công ty đã sản xuất ra sản phẩm mới là : “Nước tăng lực” phục vụ nhân dân nhân dịp tết Tân Tỵ. - Năm 2002, công ty đưa ra hai sản phẩm mới: Nước giải khát hương mãng cầu và nước tinh khiết C&T phục vụ người tiêu dùng. - Năm 2003, đơn vị cho ra 2 sản phẩm mới: Nước giải khát hương me và hương chanh muối loại chai thủy tinh 200 ml. Trong năm này, công ty nhận SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN                                                                                                              Trang 20 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2