LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế
lượt xem 35
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh thừa thiên - huế', luận văn - báo cáo, thạc sĩ - tiến sĩ - cao học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế
- LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế
- Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế có diện tích là 22.000 ha với chiều dài 68 km được cấu thành bởi các phần lãnh thổ của 5 huyện với 31 xã. Bờ Đông phá là cồn cát ngăn cách đầm phá với biển Đông và bị gián đoạn qua 5 cửa biển: Hải Dương, Thuận An, Hòa Duân (đã được nhà nước lấp cửa lại vào tháng 8/2000), Tư Hiền và Vinh Phong (trong đó có ba cửa mới được mở trong đợt lụt 1999). Bờ Tây tiếp xúc với các cánh đồng lúa và ba cửa sông lớn là: sông Ô Lâu, sông Bồ và sông H ương nên được gọi là vùng đầm phá Tam Giang. Đây là vùng đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam á. Vùng đầm phá Tam Giang có nguồn lợi thủy sản phong phú với 12 loài tôm, 18 loài cua, 233 loài cá (trong đó có 20 - 23 loài được coi là có giá trị kinh tế cao). Sản lượng khai thác bình quân hàng năm là 2.500 tấn, cùng với sản lượng nuôi trồng và khai thác trên biển đã đóng góp gần 50% toàn bộ kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Vùng đầm phá còn có vai trò to lớn đối với nghề nuôi trồng thủy sản, là vị trí chiến lược giao thông, du lịch quan trọng, là nơi sinh sống của trên 30% dân số Thừa Thiên - Huế. Nhưng theo điều tra của nhiều nhà nghiên cứu thì đa số dân cư vùng đầm phá này đều thuộc diện nghèo đói. Đời sống của dân cư nói chung còn gặp nhiều khó khăn thu nhập thấp và bấp bênh, các mặt khác của đời sống kinh tế xã hội như: văn hóa, giáo dục, y tế... còn rất lạc hậu thậm chí còn xuống cấp. Cũng chính những điều đó lại tác động tiêu cực đến việc bảo vệ, khai thác, quản lý các nguồn lực kinh tế vốn còn rất nhiều tiềm năng ở vùng đầm phá. Gần mười lăm năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã có nhiều khởi sắc, tạo sự sống động đa dạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy luật sản xuất hàng hóa, tạo tiền đề cho các quan hệ kinh tế xã hội phát triển. Phát triển sản xuất hàng hóa đối với tỉnh vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay để nâng cao đời sống cho nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, đối với vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế sản xuất ở đây còn mang tính tự cung tự cấp, manh mún, phát triển kinh tế hàng hóa vẫn còn là vấn đề mới. Do đó nghiên cứu thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá đang là yêu cầu
- khách quan cần thiết cho vùng kinh tế được coi là một trong những trọng điểm kinh tế của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Tỉnh Đảng bộ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong nhiều năm qua đã có nhiều nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước đã tiến hành nghiên cứu vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế. - Luận chứng "Bảo vệ tự nhiên đất ngập nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên - Huế" của ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế tháng 10/ 1998. Do Sở Khoa học, công nghệ và môi trường thực hiện. - Dự án "Nghiên cứu quản lý nguồn lợi sinh học hệ đầm phá Tam Giang" của tổ chức IDRC Canađa tài trợ do Đại học Huế thực hiện. - Chuyên đề "Điều tra phương tiện, công cụ khai thác biển và đầm phá" của ủy ban nhân dân tỉnh do Sở Thủy sản thực hiện. - Hội thảo khoa học về "Đầm phá Thừa Thiên - Huế" do Bộ Khoa học công nghệ - môi trường, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Bộ Thủy lợi phối hợp tổ chức. - Chuyên đề "Điều tra đánh giá hiện trạng khai thác đầm phá" của ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế. - Đề án "Định canh định cư dân đầm phá tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 1996 - 2000" của Sở Thủy sản Thừa Thiên - Huế. - "Quản lý nguồn lợi thủy sản hệ đầm phá Tam Giang" của Nguyễn Quang Vinh Bình, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế 1996. Và nhiều đề tài khác của Đại học Huế, Viện Hải dương học Hải Phòng, Nha Trang, Đại học Thủy lợi Hà Nội đã nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đó chủ yếu mới chỉ đề cập đến một khía cạnh cụ thể của đầm phá hoặc nặng về nghiên cứu ứng dụng, hoặc về nghiên cứu triển khai, hoặc về quản lý. Cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về thực trạng và hệ thống các giải pháp nhằm phát triển kinh tế vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế theo hướng sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của những kết quả đã nghiên cứu và bằng
- những nghiên cứu mới của mình tác giả chọn đề tài "Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế" làm đề tài nghiên cứu, nhằm đóng góp những ý kiến nhỏ bé vào phát triển kinh tế xã hội của vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên - Huế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn là luận giải những cơ sở khoa học về mặt kinh tế - xã hội, môi trường và sinh thái cho giải pháp tổng thể khi xây dựng vùng đầm phá Tam Giang thành vùng kinh tế hàng hóa phát triển. Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn xác định các nhiệm vụ sau đây: + Xác định cơ sở lý luận, quá trình hình thành và phát triển kinh tế vùng theo hướng sản xuất hàng hóa. + Đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế của vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế những năm trước và sau trận lụt lịch sử, đồng thời xác định rõ nguyên nhân của những tồn tại và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay. + Trình bày những định hướng và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế trong thời gian tới. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu những nhân tố, yếu tố kinh tế xã hội tác động đến việc phát triển sản xuất thủy sản hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế. Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 1995 đến nay. Không gian nghiên cứu là vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Cơ sở lý luận chủ yếu của luận văn là hệ thống những quan điểm cơ bản của kinh tế chính trị học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về kinh tế và các vấn đề liên quan đến kinh tế. Luận văn được nghiên cứu từ góc độ kinh tế chính trị học, sử dụng hệ thống các phương pháp: phân tích và tổng hợp, lôgíc, lịch sử và phương pháp so sánh... Ngoài ra,
- luận văn còn sử dụng một số phương pháp đặc thù như thống kê, mô hình hóa, điều tra khảo sát thực tế nhằm làm sáng tỏ các vấn đề đặt ra. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Nghiên cứu một cách tổng thể thực trạng kinh tế - xã hội, đề xuất những giải pháp có tính khả thi phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm phần mở đầu, 3 chương 6 tiết, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- Chương 1 Lý luận về kinh tế hàng hóa vùng và sự cần thiết phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế 1.1. Lý luận về kinh tế hàng hóa vùng 1.1.1. Khái niệm kinh tế hàng hóa vùng, kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế Mỗi quốc gia là sự hợp thành của các lãnh thổ địa phương khác nhau. Mỗi nền kinh tế cũng là sự hợp thành của các ngành, các lĩnh vực và vùng kinh tế. Theo cấp độ bộ phận hợp thành, vùng kinh tế và các lãnh thổ địa phương có chung các đặc điểm và tính chất của các tiểu hệ thống trong hệ thống lớn theo qui mô cả nước. Tuy nhiên lãnh thổ của mỗi địa phương là địa giới không gian và nội dung quản lý của nhà nước trên không gian xác định đó. Còn vùng kinh tế lại thể hiện giới hạn của một không gian vận động và phát triển của các ngành, các yếu tố và các lĩnh vực kinh tế. Trên thực tế quá trình phát triển của nền kinh tế chính là tổng hợp sự phát triển của các vùng kinh tế hợp thành. Mọi hoạt động của bất cứ chủ thể kinh tế nào cũng đều vận động và phát triển trên những địa bàn nhất định. Các chương trình dự án phát triển chỉ được tiến hành và đạt kết quả cụ thể trong mỗi vùng kinh tế cụ thể. Do những phương pháp xác định và phân định vùng không giống nhau nên có các quan niệm khác nhau về vùng kinh tế. Tuy nhiên, đặc trưng của các vùng kinh tế là phải gắn với một lãnh thổ địa bàn không gian nhất định, trên đó có những hoạt động phát triển kinh tế xã hội đặc thù. Một vùng kinh tế nhất thiết phải là một quy mô lãnh thổ, song không nhất thiết phải xác định một cách ràng buộc theo quy mô diện tích lớn hay nhỏ; vấn đề là ở chỗ các hoạt động kinh tế xã hội trên đó phải được tiến hành phát triển một cách bình thường trong những điều kiện bình thường so với các vùng khác. Trong tác phẩm "Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga" Lênin đã đưa ra khái niệm về vùng kinh tế hàng hóa đặc trưng, thông qua việc phân tích về các "vùng ngũ cốc thương phẩm", "miền chăn nuôi có tính chất thương phẩm", "sự phân hóa của nông dân trong vùng sản xuất sữa", "vùng trồng lanh", "nghề trồng rau và nghề trồng cây ăn quả để
- bán". Lênin không giới hạn ở khuôn khổ phân chia địa giới hành chính, Người viết: "Vùng ngũ cốc thương phẩm - vùng này bao gồm những miền biên khu phía Nam và phía Đông phần nước Nga thuộc Châu Âu, các tỉnh thảo nguyên xứ Nga mới và Đông sông Vôn - ga. Tại đây đặc điểm của nông nghiệp là có tính chất quảng canh và sản xuất ra rất nhiều lúa mì để bán" [28, 312]. Lênin đã lấy 8 tỉnh và chỉ rõ ở đó người ta trồng nhiều nhất là lúa mì, tức là loại lúa chủ yếu để xuất khẩu. Với diện tích đất trồng lúa mì chiếm "37,6% đến 58,8%" [28, 312]. Theo Lênin việc xác định vùng kinh tế trong điều kiện cụ thể của nước Nga Xô viết, với qui mô đang được nói đến là kinh tế miền Nam, có thể căn cứ vào nguyên tắc kinh tế chuyên môn hóa gắn với tính chất thương phẩm của các ngành kinh tế và đồng thời cũng căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế được xác định trong vùng. Chung quy lại là việc phân định vùng kinh tế căn bản dựa trên nguyên tắc kinh tế, không phụ thuộc vào địa giới lịch sử hành chính. Các tỉnh khác nhau nhưng có điều kiện phát triển sản xuất những loại hàng hóa giống nhau tạo thành vùng kinh tế hàng hóa. Đặc thù của mỗi vùng kinh tế là cơ sở phát triển riêng có của vùng đó như tài nguyên, nhân văn, tỷ trọng khác nhau giữa các ngành hay tiểu vùng. Mức độ tương đồng nhất định về cơ cấu kinh tế của mỗi vùng được bố trí phù hợp với sự phân công và chuyên môn hóa chung trong nền kinh tế lại tạo nên những tiền đề của mối liên hệ giữa các vùng, là cơ sở của mối liên kết, ràng buộc lẫn nhau của các vùng. Sự khác nhau giữa các vùng kinh tế chủ yếu là ở những hoạt động kinh tế đặc thù nhất định của vùng, làm cho mỗi vùng hoàn toàn không đồng nhất với các vùng khác: "Chúng ta nói sang một miền khác rất quan trọng của CNTB nông nghiệp ở Nga, tức là: miền ở đó không phải ngũ cốc chiếm ưu thế, mà sản phẩm chăn nuôi chiếm ưu thế... Năng suất của súc vật ở đây là nhằm phục vụ công nghiệp sữa và toàn bộ nông nghiệp đều nhằm đạt được thật nhiều sản phẩm hàng hóa thật quý thuộc loại đó" [28, 319]. Trạng thái phát triển đặc thù trong phân công lao động xã hội đã quy định tính độc lập của các vùng chỉ ở mức độ tương đối. Chính đặc điểm thống nhất nhưng không đồng nhất này là yếu tố căn bản, quyết định các vùng trở thành các tiểu hệ thống trong hệ thống chung của nền kinh tế. Là tiểu hệ thống nên mỗi vùng cũng có cấu trúc hệ thống riêng đặc thù, bao gồm các tiểu vùng, hợp thành từ các địa phương với những đặc điểm và điều kiện phát triển trên cùng không gian vùng, song lại có những dị biệt nhất định, hoặc về tài nguyên sinh thái
- hoặc về đặc điểm nhân văn, hoặc về trình độ công nghệ kỹ thuật. Song mức độ khác biệt này không tạo nên những phân biệt rõ rệt trong trạng thái phát triển và bên cạnh đó, mức độ gắn kết giữa các tiểu vùng dựa trên những cơ sở vững chắc hơn do có chung những đặc điểm đặc trưng của toàn vùng. Sau cách mạng Tháng Mười khi thực hiện kế hoạch "điện khí hóa toàn Nga" Lênin cho rằng vấn đề phân định và phát triển các vùng kinh tế một cách khoa học có ý nghĩa lớn lao và Người tán thành bản báo cáo về phân vùng kinh tế của ủy ban kế hoạch nhà n ước gửi cho hội nghị lần thứ III của Ban chấp hành trung ương toàn Nga. Bản báo cáo cho rằng: Vùng kinh tế là một tổng thể sản xuất đặc biệt, nó có thể cho phép liên hợp cao độ các nhiệm vụ kinh tế, đó là nội dung biện pháp xây dựng vùng kinh tế mà các công trình của chúng ta lấy làm cơ sở. Biện pháp đó cho phép phân chia quốc gia ra thành các vùng thực hiện những chức năng riêng trong bộ máy kinh tế chung của đất nước, có nghĩa là biến quốc gia thành một bộ máy kinh tế hoàn chỉnh dựa vào sự hợp tác của vùng sản xuất. Nhờ đó mà kết hợp được sự thống nhất giữa phân công lao động xã hội với việc mở rộng sáng kiến của các địa phương trên cơ sở kế hoạch chung. Thực tiễn của nền kinh tế Xô viết về bố trí c ơ cấu và phát triển các vùng kinh tế theo các năng lực kinh tế và chuyên môn hóa đã hoàn toàn chứng minh sự đúng đắn của Lênin về vấn đề này. Tuy nhiên, với bản chất không ngừng phát triển và hoàn thiện, học thuyết Mác - Lênin cũng như các luận thuyết kinh tế của học thuyết này đòi hỏi phải thường xuyên được bổ sung bằng thực tiễn kinh tế xã hội đang không ngừng vận động phát triển và gắn liền với những thành tựu tiên tiến của khoa học, kỹ thuật. Do đó, cho đến nay, với bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi, bên cạnh những nguyên tắc không thể phủ định của việc phân định và bố trí phát triển các vùng kinh tế và thực tiễn phát triển của kinh tế thị trường; cơ sở phát triển các vùng kinh tế lãnh thổ đã và đang tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện, nhằm phát huy tối ưu các nguồn lực phát triển của các vùng, nâng cao trình độ phân công và chuyên môn hóa trong nền kinh tế, phát triển đất nước bền vững. Trong kinh tế học phát triển, khi phân tích về kinh tế vùng người ta đã lưu ý đến khái niệm vùng thông qua việc phân định các loại vùng. Có nhiều quan điểm khác nhau: Quan điểm dựa trên chiến lược phát triển cụ thể trong từng giai đoạn của quốc gia đã phân
- loại vùng trọng điểm hay vùng chương trình. Vùng này nằm trong quy hoạch chiến lược phát triển dài hạn của đất nước, là trung tâm có tác dụng thúc đẩy các vùng khác trong tổng thể nền kinh tế phát triển. Vùng chương trình có thể là vùng phát triển toàn diện các ngành kinh tế, nhưng cũng có thể lựa chọn các ngành mũi nhọn cho từng giai đoạn phát triển của vùng phù hợp với nhu cầu của quốc gia. Các quan điểm khác xem xét mối tương quan giữa thành thị và nông thôn lại phân chia vùng kinh tế thành thị và vùng kinh tế nông thôn ngoại vi, theo đó ngoại vi được bố trí trong chiến lược phát triển đô thị và phục vụ cho quá trình đô thị hóa... Qua sự phân tích lý luận về kinh tế vùng trên đây theo chúng tôi có thể rút ra một số điều kiện phân định vùng kinh tế là: - Một lãnh thổ có các điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý tương đồng nhau. - Trình độ phát triển kinh tế tương đối đồng nhất trong địa bàn. - Có đặc trưng của các nguồn lực phát triển tương đồng nhau. - Các nhóm xã hội và xu hướng vận động của các nhóm xã hội. Quan hệ kinh tế của các nhóm xã hội, của các doanh nghiệp, của các đơn vị hành chính... có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của các vùng lân cận. - Đặc trưng khác biệt của vùng với các vùng khác. - Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Như vậy, có thể hiểu vùng kinh tế (hay tiểu vùng kinh tế) là một lãnh thổ có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý tương đồng nhau, có các nguồn lực phát triển tương đồng nhau với trình độ phát triển kinh tế tương đối đồng nhất, có các nhóm xã hội quan hệ với nhau có tác dụng thúc đẩy kinh tế của vùng và của các vùng lân cận. Đối với nước ta sau khi giành chính quyền đất nước được phân định thành các liên khu, phù hợp với điều kiện quản lý hành chính và kinh tế trong thời gian đó. Sau khi hòa bình được lập lại yêu cầu của công cuộc khôi phục đất nước và phát triển nền kinh tế đã đặt ra nhiệm vụ xác định nhu cầu và năng lực phát triển của đất nước trên từng vùng lãnh thổ, khả năng bố trí các ngành kinh tế trọng điểm trên mỗi địa phương, mỗi khu vực. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã đề ra nhiệm vụ: phải phân bố hợp lý sức sản xuất ở đồng bằng, trung du và miền núi, điều chỉnh sức người giữa các vùng, quy hoạch
- từng bước các vùng kinh tế, thực hiện sự phân công phối hợp giữa các vùng với nhau. Đến Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5 (khóa III) tháng 7/1961 về phát triển nông nghiệp đã đặt vấn đề phân vùng nông nghiệp và xác định cách phân vùng nông nghiệp, sử dụng một cách hợp lý nhất các tài nguyên ph ong phú của đất nước và sức lao động của nhân dân. Thời gian này ủy ban Kế hoạch Nhà nước phối hợp với Bộ Nông nghiệp xây dựng dự án phân chia miền Bắc thành bốn vùng nông nghiệp lớn và gồm 46 tiểu vùng. Dự án này đã được chính phủ xem xét nhưng chưa được chính phủ phê chuẩn. Sau năm 1975 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã đặc biệt chú ý đến vấn đề phát triển vùng và xác định tiến hành phân vùng, quy hoạch sản xuất để phát triển tất cả các vùng, sớm hình thành những khu vực lớn, sản xuất tập trung, chuyên môn hóa. Đại hội đã phân định nước ta thành bốn vùng kinh tế lớn là: Vùng đồng bằng, vùng trung du, vùng miền núi và vùng miền biển. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã phân định nước ta thành bảy vùng kinh tế gồm: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, Duyên hải Trung bộ, Khu bốn cũ và Thanh Hóa, miền núi và trung du phía bắc, Tây Nguyên. Đại hội VI và Đại hội VII của Đảng kế thừa cách phân định vùng kinh tế của Đại hội V. Đến Đại hội VIII của Đảng, việc phân định các vùng kinh tế cơ bản lại được đề cập theo quan điểm là dựa trên cơ sở tiềm năng và chuyên môn hóa hoàn toàn, không phụ thuộc vào không gian địa lý lãnh thổ theo đó nền kinh tế quốc dân được phân định thành bốn vùng lớn là: Vùng kinh tế đô thị, vùng đồng bằng, vùng miền núi, vùng kinh tế biển. Theo cách phân loại này chỉ có thể làm căn cứ cho việc đánh giá và sử dụng một cách tổng hợp các nguồn lực tài nguyên phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô, nhưng lại gặp trở ngại trong quá trình quy hoạch và thực thi phát triển các dự án theo chiến lược phát triển tổng thể của cả nước. Vì vậy trên thực tế chính phủ đã tiến hành tổ chức nền kinh tế trên quy mô lãnh thổ bao gồm tám vùng: 1. Vùng Tây Bắc, 2. Vùng Đông Bắc, 3. Vùng đồng bằng sông Hồng, 4. Vùng Bắc Trung bộ, 5, Vùng Nam Trung Bộ, 6. Vùng Tây Nguyên, 7. Vùng Đông Nam Bộ, 8. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dự thảo các văn kiện trình Đại hội IX của Đảng đã nêu định hướng phát triển các vùng lãnh thổ theo 6 vùng, đó là: 1- Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ 2- Đồng bằng sông Hồng và vùng trọng điểm Bắc Bộ.
- 3- Duyên hải Trung Bộ và vùng trọng điểm miền Trung. 4- Vùng Tây Nguyên. 5- Vùng miền Đông Nam Bộ và trọng điểm phía Nam. 6- Đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm 1993 bắt đầu một giai đoạn mới về phát triển kinh tế vùng ở nước ta. Về quy mô, thời gian và không gian tất cả các vùng kinh tế này đều đồng thời được tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể, thực hiện các cuộc điều tra cơ bản và toàn diện để lập nên các căn cứ khoa học và thực tiễn cho quá trình đầu tư phát triển kinh tế vùng. Việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đất nước, trong đó có kinh tế vùng không chỉ là những nỗ lực quan trọng của công tác quản lý và chỉ đạo phát triển kinh tế nói chung, mà thực sự là bước nhảy vọt trong lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế vùng. Quá trình phân vùng đã chú trọng đến các chỉ tiêu giá trị theo tính chất đặc thù về kinh tế sinh thái và nhân văn của mỗi vùng để tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn hóa theo quy mô vùng. Lần đầu tiên trong nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện các vùng kinh tế phát triển trọng điểm (còn gọi là các tam giác tăng trưởng) đó là: 1. Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. 2. Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Bà Rịa Vũng Tàu. 3. Quảng Nam - Đà Nẵng - Dung Quất Cách xác định các vùng kinh tế phát triển trọng điểm này phản ánh rõ đặc trưng bố trí các cực phát triển chủ yếu của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Nó cũng phù hợp với các điều kiện địa lý không gian của nước ta theo ba miền Bắc, Trung, Nam. Đây là ba vùng kinh tế trọng điểm có điều kiện tăng trưởng kinh tế nhanh hơn nhịp độ chung của cả nước, cung ứng cho cả nước nhiều sản phẩm và dịch vụ cần thiết, phát huy vai trò trung tâm về công nghiệp, dịch vụ, thương mại, tài chính, khoa học kỹ thuật, là cửa ngõ giao lưu quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay nhiều tỉnh có hàng loạt các đô thị mới đã được hình thành trên cơ sở phân định ranh giới hành chính và nâng cấp quản lý đầu tư các trung tâm phát triển mũi nhọn, việc "phát triển ba vùng trọng điểm phải kết hợp chặt chẽ, phục vụ và thúc đẩy cho sự phát triển các vùng khác và cả nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp ở vùng trọng điểm mở rộng kinh doanh và đầu tư ra các vùng khác" [18, 214].
- Kinh tế vùng trọng điểm phát triển trên cơ sở phát triển mạnh sản xuất hàng hóa. Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển và thay thế nhau của các phương thức sản xuất từ thấp đến cao. Hình thức tổ chức kinh tế xã hội đầu tiên của loài người là kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp. Kinh tế hàng hóa là sự phát triển kế tiếp kinh tế tự nhiên trên cơ sở phân công lao động đã phát triển trong nền kinh tế tự nhiên và dần dần mang tính đối lập với kinh tế tự nhiên. Các Mác cho rằng, phân công lao động xã hội là cơ sở của mọi nền sản xuất hàng hóa: "lao động được phân công một cách có hệ thống, nhưng sự phân công này được thực hiện không phải bằng cách các công nhân trao đổi những sản phẩm của cá nhân họ với nhau. Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa" [29, 61]. Như vậy vừa có sự phân công lao động vừa phải có những người chủ sở hữu khác nhau có tính tách biệt tương đối giữa các chủ thể sản xuất họ trao đổi sản phẩm cho nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của người mua nó. Theo Lênin: "Sản xuất hàng hóa chính là cách tổ chức của nền kinh tế xã hội, trong đó sản phẩm đều do những người sản xuất cá thể riêng lẻ sản xuất ra, mỗi người chuyên làm ra một thứ sản phẩm nhất định, thành thử muốn thỏa mãn các nhu cầu của xã hội thì cần phải có mua bán sản phẩm (vì vậy sản phẩm trở thành hàng hóa) trên thị trường" [27, 106]. Đó là kiểu tổ chức kinh tế - xã hội trong mối quan hệ giữa người với người thể hiện thông qua quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa trên thị trường. Thị trường vừa là môi trường lưu thông hàng hóa đồng thời nó là một nhân tố của quá trình tái sản xuất xã hội, là sự giao tiếp giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động, mặt hàng, quy mô công nghệ và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tiểu vùng kinh tế là một bộ phận trong kết cấu chung của vùng kinh tế. Phát triển kinh tế hàng hóa của vùng hay tiểu vùng đều nhằm thúc đẩy việc tích tụ, tập trung sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, không ngừng cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đổi mới tổ chức sản xuất vừa để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vừa giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Xác định ngành mũi nhọn đối với từng vùng để sản xuất, cải tạo phương pháp tập quán sản xuất, thực hiện chuyên môn hóa sản xuất... đồng thời phát triển nhiều ngành nghề khác, thúc đẩy việc trao đổi hàng hóa, mở rộng thị trường. Kinh tế
- hàng hóa của vùng phát triển sẽ thúc đẩy và mở rộng việc giao lưu kinh tế, văn hóa của vùng với các vùng khác trong địa phương cũng như trong cả nước, góp phần tạo nên sự phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ của cả nước. Muốn vậy phải "tạo điều kiện cho tất cả các vùng đều phát triển trên cơ sở khai thác thế mạnh và tiềm năng của mỗi vùng để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý" [18, 209] Vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế (hoặc gọi là tiểu vùng trong vùng kinh tế nói chung) có đặc điểm, điều kiện tự nhiên, địa lý, địa hình... hình thành nên một vùng riêng biệt có điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa với những tiềm năng vốn có của vùng. Đầm phá Tam Giang có địa hình ven bờ với độ cao không quá 10 m, lòng đầm phá hình lòng chảo hợp thành từ các con sông, có độ sâu từ 0, 5 đến 1, 5 m; hình thành một lạch triều ngầm có độ sâu trung bình 2m sâu dần về phía cửa Thuận An đạt 4,5 đến 5 m. Đầm phá Tam Giang là một hệ thống gồm nhiều hệ sinh thái khác nhau: khu hệ thực vật bao gồm thực vật phù du, thực vật nhỏ sống ở đáy, rong biển, thực vật thủy sinh bậc cao, thực vật bậc cao. Khu hệ động vật có: động vật phù du, động vật đáy, khu hệ cá và chim. Do đặc điểm địa hình hệ sinh thái phức tạp, đan xen nhau nên có nhiều cách hiểu và xác định phạm vi về vùng đầm phá khác nhau: Theo ngư dân qua kinh nghiệm sống bằng nghề chài lưới trên vùng đầm phá cho rằng: Đầm phá Tam Giang là một hệ thống nối liền nhau, "đầm" có mức nước cạn hơn phá (độ sâu 0,5 đến 1,5 m), còn "phá" sát với biển hơn và có các cửa thông ra biển, đầm có độ rộng phẳng hơn so với phá. Có nơi địa hình của đầm khép kín có lạch thông ra phá (như đầm Lăng Cô) ở đây đầm được hiểu như là ao, chuôm... - Theo cách tiếp cận của các nhà khoa học môi trường trong việc quản lý các dự án về đầm phá cho rằng: Đầm phá Tam Giang là một hệ thống gồm nhiều hệ sinh thái khác nhau, có quan hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau. Nằm giữa biển và lục địa, giữa nước mặn và nước ngọt, giữa hữu hạn và vô hạn là nơi giao lưu của cái này và cái kia, và tất nhiên đầm phá cũng có cái riêng của mình. Chính sự phức tạp của tự nhiên mà tạo nên sự phức tạp trong các vấn đề xã hội. - Theo các nhà nghiên cứu kinh tế - xã hội cho rằng xét việc phát triển kinh tế - xã hội của một vùng sẽ chịu tác động của các nhân tố chủ trương, đường lối, chính sách và đầu tư theo góc độ hành chính nên phạm vi vùng sẽ được xác định theo đường ranh giới
- hành chính cấp xã. Do vậy đầm phá Tam Giang bao gồm phần đất liền của 31 xã ven đầm phá và phần vực nước của đầm phá. - Cũng có cách nhìn đầm phá từ góc độ khác cho rằng: Đầm phá Tam Giang là một tạo hình thủy vực độc đáo được coi như một vụng biển ven bờ biển nhiệt đới ẩm, gồm bốn yếu tố cấu thành: Vực nước, cồn cát, cửa biển, và các cửa sông chính đổ vào đầm phá. Vận dụng tư tưởng của Lênin về kinh tế vùng và từ các cách tiếp cận ở các góc độ khác nhau cho thấy vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế cũng có các đặc trưng của một vùng kinh tế, do vậy nó có đủ các nhân tố hình thành một tiểu vùng kinh tế hàng hóa, là một bộ phận của kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế đầm phá có giới hạn trong một khu vực địa lý riêng biệt mang tính đặc thù. Vì vậy, theo chúng tôi, vùng kinh tế đầm phá Tam Giang có các đặc trưng của một tiểu vùng kinh tế hàng hóa: đó là một lãnh thổ trong vùng kinh tế biển miền Trung thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá mang tính chất của vùng biển và đồng bằng. Đặc trưng của nguồn lực phát triển kinh tế là thủy sản. Nó được hình thành tổng hợp từ các loại hình kinh tế phổ biến là kinh tế hợp tác và cá thể tiểu chủ tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tác động qua lại lẫn nhau thúc đẩy sự phát triển của vùng đầm phá và của các vùng lân cận cũng như nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên - Huế. 1.1.2. Những nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế Thừa Thiên - Huế là tỉnh có vị thế địa lý quan trọng, là một trong bốn tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung và nằm ở trung độ của cả nước. Có đường quốc lộ số 1 và đường sắt quốc gia đi qua nối hai miền Nam Bắc; nằm trên dải đất hẹp với chiều dài 127 km, chiều rộng trung bình 60 km, với các dạng địa hình rừng núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá và biển... Trong đó rừng núi chiếm 70% diện tích tự nhiên. Địa hình phức tạp thấp dần từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh, phần phía Tây của tỉnh chủ yếu là núi đồi, tiếp đến là lưu vực của các con sông tạo nên các bồn trũng đồng bằng, ven biển nhỏ hẹp và vùng đầm phá rộng lớn với diện tích 22.000 ha. Có cửa biển và cảng Thuận An, có vịnh Chân Mây với độ sâu 10 - 14 m có khả năng xây dựng cảng biển nước sâu cho khu vực miền Trung. Huế có sân bay Phú Bài thuận lợi cho giao lưu trong cả nước và quốc tế.
- Thừa Thiên - Huế có diện tích tự nhiên 5.009,2 km2 chiếm 1,51% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Theo tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 1994, phân bố diện tích đất tự nhiên của Thừa Thiên - Huế như sau: Bảng 1: Phân bố diện tích đất tự nhiên của Thừa Thiên - Huế Diện Tổng tích mặt Đất Đất Đất diện tích Đất khu Đất lâm nước nông chuyên chưa sử đất dân cư nghiệp nuôi nghiệp dùng dụng tự nhiên trồng thủy sản Cả nước - Số tuyệt 32.835.9 732.842, 6.342.69 12.055.2 318.342, 1.218.62 12.168.2 đối (ha) 64 9 3,5 39 6 5,9 19 - Cơ cấu 100 2,2 19,3 36,7 1,0 3,7 (%) Khu Bốn cũ - Số tuyệt 5.053.82 125.838 590.732 2.146.03 16.930 180.323 đối (ha 7 8 - Cơ cấu 100 2,5 11,6 42,5 0,3 3,6 (%) Thừa Thiên - Huế - Số tuyệt 454.945 9.088,4 41.306,2 214.474 854,2 15.214 174.008,
- đối (ha 7 - Cơ cấu 100 2,0 9,1 47,1 0,2 3,3 38,2 (%) Nguồn: [15, 160]. Qua số liệu của bảng cho thấy, đất nông nghiệp Thừa Thiên - Huế chiếm tỷ lệ 9,1% diện tích đất tự nhiên thấp hơn so với tỷ lệ bình quân của cả nước và khu Bốn cũ - đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 47,1% trong khi đó của cả nước là 36,7%, khu Bốn cũ là 42,5%. Với diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản hầu hết là vùng đầm phá chiếm 0,2% diện tích đất tự nhiên. Thừa Thiên - Huế có trên 100 điểm khoáng sản chiếm tỷ trọng lớn có giá trị kinh tế đáng kể. Biển và đầm phá có nhiều chủng loại thủy hải sản với trên 500 loài tôm cá trong đó có 35 - 40 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng khai thác hàng năm 30 - 40 nghìn tấn. Thừa Thiên - Huế có ưu thế nuôi trồng thủy sản với diện tích 22.000 ha mặt nước vùng đầm phá có khả năng đánh bắt và nuôi trồng nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm bạc, cua, sò huyết, vẹm xanh... có rong câu chỉ vàng là nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến agar. Từ năm 1996 đến nay nền kinh tế của tỉnh tiếp tục giữ được nhịp độ tăng trưởng. Tổng sản phẩm xã hội thời kỳ 1996 - 2000 tăng 35,4% (nhưng do thiệt hại của trận lụt lịch sử cuối năm 1999 nên bình quân mỗi năm chỉ đạt 6,3%). Hầu hết các ngành và các thành phần kinh tế đều có mức tăng trưởng khá. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 289 USD năm 1995 lên 378 USD năm 2000, gấp 1,7 lần so với năm 1990 (chưa đạt so với kế hoạch năm 2000 thu nhập bình quân là 460 USD). Những nhân tố phát triển kinh tế hàng hóa của tỉnh trong các ngành nghề được thể hiện: - Công nghiệp: Chiếm 32,7% trong GDP năm 2000, tăng 6,3% so với năm 1995. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 17,1%, đóng góp 60% tổng thu ngân sách. Một số ngành có lợi thế so sánh được chú trọng đầu tư tạo năng lực sản xuất mới, phát triển quy mô đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ.
- - Nông nghiệp: Bao gồm nông - lâm - thủy sản chiếm 22,3% trong GDP, giảm 8,2% so với năm 1995. Giá trị xuất khẩu tăng 1,7% năm. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã chuyển dịch ổn định theo hướng sản xuất hàng hóa. - Du lịch - dịch vụ: Năm 1995 chiếm tỷ trọng 43,1%, tăng lên 45% năm 2000. Đây là ngành Thừa Thiên - Huế có thế mạnh, cơ sở vật chất dịch vụ du lịch được tăng cường các loại hình du lịch ngày càng đa dạng, hấp dẫn như: du lịch sinh thái, du lịch nhà vườn, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội ... Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, bảo đảm nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống. Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển đúng hướng, nền kinh tế chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa. Kinh tế nhà nước chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Năm 1995 chiếm 30% GDP, tăng lên 37,41% năm 2000. Doanh nghiệp nhà nước đảm nhận các khâu then chốt và các lĩnh vực trọng yếu nh ư: sản xuất công nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ... giữ vai trò tác động, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển. Kinh tế hợp tác được củng cố và tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã góp phần quan trọng trong việc củng cố quan hệ sản xuất định hướng XHCN. Các hình thức hợp tác trong sản xuất và kinh tế hộ ngày càng phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng phong phú. Kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển mạnh trong hoạt động thương mại, tiểu thủ công nghiệp. Kinh tế tư bản tư nhân hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, dịch vụ kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Cả hai thành phần kinh tế tư nhân và cá thể quy mô sản xuất chưa lớn, nhưng đã phát huy tính năng động, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, góp phần tăng sản phẩm cho xã hội, giải quyết việc làm. Chiếm tỷ trọng từ 47 - 48% trong GDP của tỉnh. Kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tuy số lượng không nhiều nhưng được đầu tư công nghệ tiến bộ, có năng lực quản lý nên đạt tốc độ tăng trưởng cao, mức tăng bình quân 34,8%/năm. Chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất và nộp ngân sách của tỉnh [46, 2- 7]. Trong năm năm từ 1996 - 2000 tỉnh đã chú trọng đến việc xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, đó là điều kiện rất cơ bản bảo đảm cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế hàng hóa trên địa bàn của tỉnh. Chương trình điện khí hóa đã cơ bản hoàn thành. Toàn tỉnh đã có 90,16% số xã có điện và 76% số hộ sử dụng điện. Hệ
- thống cấp nước phát triển mạng lưới phân phối được cải tạo, số hộ được sử dụng nước sạch ngày càng tăng. Giao thông phát triển cả ở đô thị và nông thôn phục vụ nhu cầu đi lại, giao lưu kinh tế văn hóa của nhân dân. Hệ thống thủy lợi được ưu tiên đầu tư và đang từng bước phát huy tác dụng trong phục vụ sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái. Cơ sở vật chất của các ngành giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa, y tế, thể dục - thể thao đều được tăng cường. Văn hóa - xã hội là nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa. Vì vậy trong những năm vừa qua tỉnh đã tập trung phát triển sự nghiệp giáo dục cả về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân. Các trung tâm y tế huyện, xã được xây dựng và nâng cấp. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được triển khai thực hiện tốt, tỷ lệ tăng dân số năm 1999 đạt 1,78%. Hoạt động văn hóa thông tin có nhiều đóng góp tích cực trong việc tuyên truyền đường lối đổi mới của Đảng, xây dựng nền văn hóa mới như: làng văn hóa, bưu điện văn hóa xã, gia đình văn hóa mới, cụm dân cư không có người sinh con thứ ba ... Khơi dậy và phát huy truyền thống nhân ái giúp đỡ nhau trong những khi hoạn nạn thiên tai. Chương trình xóa đói giảm nghèo được triển khai mạnh mẽ, tỷ lệ đói nghèo giảm từ 23,5% năm 1996 xuống 17% năm 1999. Giải quyết việc làm cho 12000 lao động/năm, trong đó kinh tế tư nhân và hợp tác chiếm 90%. Công tác chăm sóc người có công, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn được quan tâm thu hút sự tham gia rộng rãi của các cơ quan, đoàn thể và toàn dân. Các hoạt động từ thiện đem lại kết quả thiết thực. Việc cứu nạn, cứu trợ đồng bào bị thiên tai trong cơn lũ 1999 được quan tâm kịp thời có hiệu quả. Những nhân tố trên đây đã tác động rất mạnh đến quá trình phát triển kinh tế hàng hóa của tỉnh nói chung và kinh tế vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế nói riêng. Kinh tế vùng đầm phá chịu ảnh hưởng chi phối rộng lớn của cơ cấu kinh tế của tỉnh. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh có xu hướng tốt, bước đầu phát huy được thế mạnh của tỉnh, góp phần thu hút lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Trong đó, dân cư vùng đầm phá cũng được giải quyết một phần cơ bản. Doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò tác động thúc đẩy kinh tế vùng đầm phá như: xây dựng hạ tầng cơ sở, tài chính, tín dụng, điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất cho giáo dục đào tạo, văn hóa, y tế, thể dục thể thao... tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa vùng phát triển.
- Ngoài sự tác động chung của các nhân tố trên còn có những nhân tố cụ thể tác động đến sự phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá của tỉnh Thừa Thiên - Huế, đó là: - Về điều kiện tự nhiên: vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế nằm trong ô tọa độ vào khoảng 16015' -16042' vĩ bắc và 107022' - 107057' kinh đông là một vùng đất ngập nước cỡ lớn kéo dài 68 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cách thành phố Huế 7 km và các huyện lỵ ven bờ 0,5 - 9 km về phía Tây Nam. Vùng đầm phá Tam Giang nối đường thủy của 5 trong 8 huyện của tỉnh gồm các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh vùng đầm phá Tam Giang thuộc đất ngập nước tự nhiên và là nước lợ. Căn cứ vào tính chất phân dị, chức năng sinh thái có thể phân chia chúng thành 10 kiểu thuộc 4 nhóm là: Nhóm đất ngập nước phủ thực vật, nhóm đất ngập nước không phủ thực vật, đất ngập nước thường xuyên và đất ngập nước khác đã được sử dụng. Bao gồm Phá Tam Giang, đầm Sam, đầm Hà Trung, đầm Chuồn, đầm Thủy Tú, đầm Cầu Hai, đầm Lăng Cô tạo thành hệ đầm phá. Đất đai vùng đầm phá chủ yếu là đất xấu nghèo chất dinh dưỡng gồm các nhóm đất: đất cát biển, đất cát mặn, đất lầy và than bùn, đất đầm phá nuôi trồng thủy sản, các loại đất khác... đất ở đây cho năng suất thấp, muốn canh tác có hiệu quả đòi hỏi phải được cải tạo tích cực. Vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế có khí hậu khắc nghiệt, bức xạ mặt trời của khu vực thuộc loại cao có thể đạt 234,15 kcal/cm2/năm. Mùa hè lượng mây thấp (4/10) nắng nhiều đạt trung bình 170 giờ - 240 giờ/tháng. Mùa đông lượng mây cao(8/10) gây mưa nhiều trung bình 2744 mm/năm cao hơn so với cả nước (1900 mm/năm). Nhiệt độ không khí trung bình 25,20C bằng trung bình so với cả nước nhưng cao hơn so với miền Bắc, nhiệt độ thấp nhất 8,80C, cao nhất 400C. Vùng đầm phá chịu ảnh hưởng chung của gió Đông Bắc (mùa đông) và gió Tây Nam (mùa hè). Đặc biệt là chịu ảnh hưởng của từ 0 - 4 cơn bão kèm theo mưa lớn và dài ngày gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, tư liệu sản xuất đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng như nông nghiệp nói chung. Thủy văn vùng đầm phá chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thủy văn (sông) và hải văn (biển), mực nước đầm phá biến đổi không đồng nhất giữa các vị trí trong đầm phá và giữa đầm phá với biển. Mùa nắng mức nước đầm phá luôn thấp hơn mức nước biển từ 5 cm - 15 cm (so với đỉnh triều) ở phá Tam Giang và 25cm - 30 cm ở đầm Cầu Hai. Mùa mưa mức nước cao hơn mức nước biển từ 70cm - 97cm. Dòng chảy trong đầm phá hỗn
- hợp nhiều thành phần gồm dòng chảy sông, dòng chảy gió và các dòng triều phân với tốc độ và hướng thay đổi theo mùa. Sự trao đổi nước giữa đầm phá và biển qua cửa biển thay đổi phức tạp theo mùa tác động đến các yếu tố thủy hóa của toàn vùng. Vùng cửa sông gần như ngọt về mùa mưa và không còn phân tầng, độ muối trong khoảng 0,02% - 0,2% và lợ về mùa khô khoảng 1,3% - 11,4%. Vùng lòng chảo đầm phá có độ muối cao hơn và phân tầng về mùa khô. Độ muối trong khoảng 18,2% - 24,1% (tầng mặt), 22,2% - 25,4% (tầng đáy) và về mùa mưa 3,4% - 11,9% (tầng mặt) và 5,2% - 12,1% (tầng đáy). Vùng cửa phá 27,2% - 32,4% (tầng mặt) và 29,4 - 32,3% (tầng đáy) vào mùa khô. Còn mùa mưa 15,1% - 22,6% (tầng mặt), 23,2% - 23,5% (tầng đáy). Độ muối cao nhất ở cửa phá và thấp nhất ở cửa sông. - Về nguồn lợi thủy sản: vùng đầm phá là nơi giàu nguồn lợi thủy sản và tài nguyên khác. Khu hệ cá đầm phá Tam Giang phong phú và đa dạng với 233 loài cá thuộc 125 giống, 62 họ khác nhau chúng gồm có ba nhóm sinh thái: Nhóm cá biển chiếm 65% tổng số loài Nhóm cá nước lợ khoảng 19,3% số loài Nhóm cá nước ngọt chiếm 15,7% số loài. Nguồn lợi này cho sản lượng cao và có thể đánh bắt quanh năm(như bộ cá trích, cá mối, cá đồi, cá dìa, cá chép, cá dầy, cá bống, cá song, cá hồng, cá khế, cá liệt ...). Cá đầm phá không to bằng cá biển nhưng ngon nên được tiêu thụ mạnh và một số loài đang là đối tượng thủy sản xuất khẩu. Vùng đầm phá có 12 loài tôm thuộc 3 họ trong đó có nhiều loài có giá trị cao như tôm sú, tôm bạc, tôm rằn, tôm đất ... có thể khai thác quanh năm đặc biệt là tháng tư và tháng chín. Ngoài cá và tôm vùng đầm phá còn có cua, trai, vẹm xanh, sò huyết... có giá trị kinh tế cao. Vùng đầm phá Tam Giang có 73 loài chim trong đó có 34 loài di cư và 39 loài định cư trong đó có 28 loài có giá trị kinh tế cao, 25 loài được ghi trong danh mục bảo vệ nghiêm ngặt của cộng đồng châu Âu, một loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang
96 p | 747 | 199
-
Luận văn "Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"
25 p | 466 | 186
-
LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
22 p | 149 | 35
-
LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là đường chiến lược nhất quan trọng suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
15 p | 172 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk
125 p | 19 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
95 p | 15 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị
120 p | 12 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trạng trên địa bàn huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lắk
136 p | 10 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phát triển: Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bình Định
24 p | 14 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
133 p | 12 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hoài An, tỉnh Bình Định
110 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
120 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tư nhân quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng
121 p | 4 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển kinh doanh bán lẻ tại Siêu thị Co.opmart Rạch Giá
131 p | 6 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại của tỉnh Nghệ An
72 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định
121 p | 1 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
114 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn