Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại của tỉnh Nghệ An
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại của tỉnh Nghệ An" nhằm nghiên cứu một số vấn đề lý luận về phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại, cùng với việc nghiên cứu thực trạng và thực tiễn thực hiện tại Nghệ An, đề án hướng tới việc đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh Nghệ An
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại của tỉnh Nghệ An
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN NHẬT VĂN ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội năm 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN NHẬT VĂN ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ Hà Nội năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tác giả Nguyễn Nhật Văn
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quãng thời gian dành cho học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề án, tôi may mắn được nhận được sự hướng dẫn tận tình từ các giáo viên cùng sự ủng hộ, động viên từ bạn bè và gia đình. Tôi muốn dành lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thu Hà đã đồng hành cùng tôi, dành nhiều tâm huyết và thời gian để hỗ trợ và tạo điều kiện để tôi thực hiện đề tài này. Cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở bên cạnh, tạo điều kiện thuận lợi và động viên tôi vượt qua mọi thách thức, để tôi có thể hoàn thành đề án này./. Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2024 Tác giả Nguyễn Nhật Văn
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 1. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KTTN : Kinh tế tư nhân DN : Doanh nghiệp DNTN : Doanh nghiệp tư nhân XHCN : Xã hội chủ nghĩa GDP : Tổng sản phẩm quốc nội TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
- 2. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 2.1. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng từng lĩnh vực năm 2023 so với năm trước…….…...19 Hình 1.2: Cơ cấu kinh tế năm 2023…………………………………………….….20 Hình 1.3: Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Nghệ An trong 2021 – 2023….…...31 Hình 1.4: Chỉ số thành phần của PCI – Nghệ An năm 2022 và năm 2023……..….32 Hình 1.5 Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 của 63 tỉnh, thành phố………………………………………………………………………………….42 2.2. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu dân số và lao động năm 2023……………………….….21 Bảng 2.2: Tổng số cơ sở kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019-2023…………………………………………………………………….23 Bảng 2.3. Lao động của ngành thương mại tỉnh Nghệ Angiai đoạn 2021 - 2023………………………………………………………………………...25 Bảng 2.4: Các khu công nghiệp ở tỉnh Nghệ An năm 2023……………………….26 Bảng 2.5: DN KTTN theo ngành nghề kinh doanh ở tỉnh Nghệ An………………27 Bảng 2.6: Hoạt động xuất khẩu của khu vực KTTN tỉnh Nghệ An……………….28 Bảng 2.7: Hoạt động nhập khẩu của khu vực KTTN tỉnh Nghệ An……………….29 Bảng 2.8: : Số lượng Tiến sỹ, thạc sỹ, chuyên khoa, trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp tại các đơn vị KTTN trong lĩnh vực thương mại từ năm 2021 – 2023………………………………………………………………………………...38
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu và hình vẽ Mục lục Phần MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Lý do xây dựng đề án ................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................ 2 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đã công bố ở nước ngoài .............................................................................................................. 2 2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đã công bố ở trong nước ............................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án ............................................. 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án ............................................. 4 4.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 4 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5 6. Hiệu quả, lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn ............................... 5 7. Kết cấu đề án ............................................................................................. 6
- Phần NỘI DUNG............................................................................................. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI .......................................................... 7 1.1. Khái quát về kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ................ 7 1.1.1. Khái niệm kinh tế tư nhân ................................................................ 7 1.1.2. Khái niệm kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ................. 8 1.1.3. Đặc điểm của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ............ 9 1.1.4. Vai trò của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ................ 9 1.2. Khái quát về quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ........................................................................ 10 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ........................................................................ 10 1.2.2. Vai trò và nội dung của quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ..................................................... 11 1.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ................................................................................................. 15 Tiểu kết: ...................................................................................................... 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI Ở TỈNH NGHỆ AN ..................... 18 2.1. Các điều kiện của tỉnh Nghệ An ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ......................................................... 18 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 18 2.1.2. Điều kiện kinh tế .............................................................................. 19
- 2.1.3. Điều kiện xã hội ............................................................................... 20 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thương mại của tỉnh Nghệ An .. 21 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh Nghệ An .............................................................................................. 22 2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Tỉnh Nghệ An .......................................................................................... 22 2.2.2. Thực trạng Quản lý Nhà nước về phát triển Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An .......................... 29 2.3. Đánh giá về tình hình phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh Nghệ An ...................................................................... 42 2.3.1. Đánh giá về tình hình phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh Nghệ An ...................................................................... 42 2.3.2.Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh Nghệ An ................................... 45 Tiểu kết: ...................................................................................................... 49 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI Ở TỈNH NGHỆ AN ..................................... 50 3.1. Căn cứ tiền đề xây dựng giải pháp ................................................... 50 3.1.1. Xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ............................................................................................................... 50 3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại của tỉnh Nghệ An ....................................................................................... 51 3.2. Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh Nghệ An .............................................................................................. 51
- 3.2.1. Tiếp tục đổi mới công tác xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch ...................................................................................... 51 3.2.2 Đổi mới công tác quản lý hành chính đối với hoạt động thương mại ............................................................................................................... 53 3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường................... 54 3.2.4. Các giải pháp khác .......................................................................... 54 3.3 Một số kiến nghị................................................................................... 55 3.3.1. Đối với DN có quy mô lớn và vừa .................................................. 55 3.3.2. Đối với DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ .......................................... 56 3.3.3. Đối với các hộ kinh doanh .............................................................. 57 Tiểu kết: ...................................................................................................... 57 KẾT LUẬN .................................................................................................... 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 60
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, KTTN ở nước ta ngày càng được khẳng định rõ vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp: “Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh KTTN ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Thương mại là một ngành kinh tế quan trọng, đóng vai trò là khâu trung gian kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa và dịch vụ trong xã hội. Việc phát triển lĩnh vực thương mại không chỉ góp phần tạo ra môi trường kinh doanh sôi động mà còn là yếu tố then chốt đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường. Để thương mại nói chung và KTTN trong lĩnh vực thương mại nói riêng đạt được sự phát triển nhanh và bền vững, cần có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ phù hợp từ Nhà nước. Trong suốt 37 năm qua của quá trình đổi mới, KTTN trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã trải qua một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả đất nước. Tuy nhiên, những thành tựu này vẫn còn hạn chế trong việc đáp ứng đủ tiềm năng và kỳ vọng của chính quyền và nhân dân Nghệ An. Mặc dù số lượng các cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại đã tăng nhanh chóng, nhưng chất lượng hoạt động vẫn chưa tương xứng với sự mở rộng đó. Đa số thành phần thuộc khối KTTN trong lĩnh vực thương mại có quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ chưa hiện đại và đối mặt với thách thức lớn về chất lượng nguồn nhân lực. Do đó, việc nghiên cứu quản lý nhà nước về phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại là rất cần thiết để đánh giá lại tiềm năng và xác định các hạn chế cũng như định hướng phát triển cho tương lai. Nhận thức rõ những thách thức này, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại của tỉnh Nghệ An” làm đề án tốt nghiệp.
- 2 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đã công bố ở nước ngoài Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, lĩnh vực thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng và tiên phong. Sự phát triển của kinh tế - thương mại không chỉ ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của mỗi quốc gia mà còn định hình và tác động đến cả hệ thống kinh tế toàn cầu. Có rất nhiều công trình nghiên cứu quan trọng về vấn đề này được thực hiện trên toàn thế giới và dưới đây là một số công trình tiêu biểu: Szabolcs Nagy (2018) “Phát triển thương mại và lý thuyết thương mại”, trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào nguồn gốc của thương mại và các lý thuyết thương mại hiện đại trên toàn cầu. Thông qua việc khám phá nguồn gốc và lý thuyết, tác giả nhận thấy rằng phương pháp tiếp thị vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các giải pháp để thúc đẩy phát triển thương mại trên phạm vi toàn cầu. Japan International Cooperation (2020) “Chương trình nghị sự toàn cầu – sự phát triển Kinh tế tư nhân”, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả nhấn mạnh sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng đằng sau sự phát triển kinh tế tự cung tự cấp, tạo ra và mở rộng việc làm cũng như tăng thu nhập quốc dân. Đây là nền tảng hỗ trợ cho tài chính công hoặc nguồn thu quốc gia. 2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đã công bố ở trong nước Thương mại đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đặc biệt, đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc phát triển thương mại tư nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Công trình nghiên cứu “Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở nước ta hiện nay” của tác giả Hà Văn Tuấn đã nêu bật tầm quan trọng và tính tất yếu của việc phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại. Tác giả đã tiến hành phân tích và đánh giá chi tiết về thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn từ năm 2009, đồng thời đưa ra những đề xuất và giải pháp cụ thể hướng tới việc
- 3 cải thiện và thúc đẩy sự phát triển này đến năm 2015. Nghiên cứu không chỉ tập trung vào việc nhận diện các cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại đang đối mặt, mà còn đề xuất những chính sách và biện pháp thiết thực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của khu vực kinh tế này. Công trình “Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Bá Dũng (2015), được công bố năm 2016 trên Tạp chí Công thương, đã phân tích cơ sở lý luận về phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại và đề ra những giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Công trình “Xu hướng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập quốc tế” của tác giả Nguyễn Văn Sáng (2019), được công bố năm 2019 trên Báo Kinh tế Đô thị, đã luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của phát triển kinh tế tư nhân, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển, qua đó đề ra các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong tiến trình hội nhập quốc tế trong thời gian tới. Công trình “Nội dung quản lý nhà nước đối với thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đào Thị Vinh, được công bố năm 2022 trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ của Trường Đại học Huế, đã phân tích sâu sắc và toàn diện về nội dung quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Tác giả đã trình bày các khía cạnh quan trọng của việc quản lý nhà nước, bao gồm chính sách, pháp luật, cơ chế giám sát và hỗ trợ phát triển đối với khu vực kinh tế tư nhân. Những nghiên cứu trên đây đã đóng góp vào việc khai thác và tổng hợp các tài liệu quan trọng về phát triển kinh tế tư nhân và thương mại ở Việt Nam nói chung và tại tỉnh Nghệ An nói riêng. Tuy nhiên, các công trình này thường tập trung vào việc phân tích từng khía cạnh riêng lẻ của kinh tế tư nhân và thương mại. Tại thời điểm hiện tại, tỉnh Nghệ An vẫn chưa có một nghiên cứu hệ thống nào nhằm phân tích đầy đủ về sự phát triển của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại. Việc thiếu hụt thông tin và phân tích sâu sắc về mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế, chính sách và môi trường kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân ở địa phương đã góp phần làm giảm khả năng hiệu quả của các chính sách hỗ trợ và phát triển kinh tế tại tỉnh.
- 4 Do đó, cần thiết phải có những nghiên cứu tiếp theo nhằm đi sâu vào phân tích hệ thống về nội dung kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại tại Nghệ An. Những nghiên cứu này sẽ không chỉ giúp cải thiện kiến thức về các thách thức và cơ hội đối với doanh nghiệp tư nhân mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất các chính sách hỗ trợ và phát triển kinh tế cụ thể, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực và toàn cầu hóa hơn nữa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề án tập trung vào đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đến việc phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại tại tỉnh Nghệ An cụ thể hoạt động quản lý Nhà nước. Trong đó, tập trung chủ yếu vào những nội dung quản lý Nhà nước đối với phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại theo hướng chức năng và nhiệm vụ ở tỉnh Nghệ An. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu tại tỉnh Nghệ An. Phạm vi về thời gian: các thông tin, số liệu được nghiên cứu từ năm 2021- 2023, các giải pháp đề xuất trong đề tài có ý nghĩa trong 5 năm tiếp theo. Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu một số nội dung của quản lý Nhà nước theo chức năng nhiệm vụ ở tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu về KTTN thuộc nhóm kinh tế ngoài nhà nước không có sự tham gia của KTTN thuộc nhóm khu vực FDI. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu lưu thông hàng hóa và cung ứng các dịch vụ tiêu dùng trong nước và xuất nhập khẩu hàng hóa. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận về phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại, cùng với việc nghiên cứu thực trạng và thực tiễn thực hiện tại Nghệ An, đề án hướng tới việc đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh Nghệ An.
- 5 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, đề án đặt ra và tập trung vào những vấn đề sau: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại và quản lý Nhà nước về phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mai.. - Phân tích thực trạng phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh Nghệ An và thực trạng quản lý Nhà nước đối với sự phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh Nghệ An từ năm 2021 đến năm 2023, từ đó, đưa ra một số kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân.. - Đề xuất một số giải phải pháp đối với việc đổi mới quản lý Nhà nước trong việc phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh Nghệ An trong 5 năm tiếp theo. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết được sử dụng là phương pháp so sánh tổng hợp, phân tích liên quan đến phát triển KTTN của tỉnh. Các phương pháp nghiên cứu khác được sử dụng trong đề tài là thu thập, nghiên cứu các tài liệu có sẵn bao gồm các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội; các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển ngành nói riêng..., tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê, phân tích kinh tế... 6. Hiệu quả, lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn Ý nghĩa lý luận của đề tài này là đóng góp vào việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển kinh tế tư nhân. Bằng cách này, đề tài giúp làm rõ hơn về vai trò của kinh tế tư nhân và việc quản lý nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại tại tỉnh, đặc biệt là trong bối cảnh của quá trình hội nhập quốc tế. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài này là phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại tại địa phương. Qua đó, đề tài làm nổi bật những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của những yếu tố này đối với sự phát triển kinh tế tổng thể. Phân tích và đánh giá này không chỉ mang tính khoa học mà
- 6 còn là cơ sở khách quan để Đảng bộ và chính quyền tỉnh Nghệ An hoàn thiện cách thức quản lý của mình. Bằng việc hiểu rõ hơn về thực trạng và nhận diện được những thách thức cụ thể, họ có thể điều chỉnh và bổ sung các chính sách kinh tế để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. 7. Kết cấu đề án Nội dung của đề án gồm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh Nghệ An. Chương 3: Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh Nghệ An.
- 7 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI 1.1. Khái quát về kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại 1.1.1. Khái niệm kinh tế tư nhân Sở hữu tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển KTTN, còn phân công lao động là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển của hàng hóa và kinh tế thị trường. Thuật ngữ “KTTN” thường liên quan đến vấn đề sở hữu, là mối quan hệ giữa con người với con người trong việc sở hữu tài sản vật chất. Trong quá trình phát triển lịch sử, đặc biệt là khi có sự tồn tại song song của hai hệ thống kinh tế XHCN và tư bản chủ nghĩa, các quan hệ sở hữu trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành TW Đảng khóa IX, đã được chỉ rõ: “KTTN gồm kinh tế cá nhân, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình DNTN”. Hộ kinh doanh cá thể là hình thức tồn tại của thành phần kinh tế cá nhân và tiểu chủ, dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất. Hình thức này chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình và thường không sử dụng lao động từ bên ngoài. Hộ kinh doanh cá nhân là đơn vị kinh tế độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất và tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính của mình. Các loại hình DN thuộc khu vực KTTN bao gồm DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Các loại DN này là hình thức tồn tại của thành phần kinh tế tư bản tư nhân, dựa trên sở hữu tư nhân lớn về tư liệu sản xuất [6, tr.55]. Tại Đại hội XII năm 2016, xác định có 4 thành phần kinh tế: Nhà nước, Tập thể, Tư nhân và Vốn đầu tư nước ngoài. Đảng nhấn mạnh vai trò quan trọng của KTTN trong phát triển kinh tế, khuyến khích sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của các DNTN và coi đó là bước tiến trong nhận thức lý luận sau 30 năm đổi mới [7, tr 107-108].
- 8 Tại Đại hội XIII năm 2021, xác định cơ cấu kinh tế gồm Kinh tế Nhà nước, Kinh tế tập thể, KTTN và Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, trong khi KTTN được khuyến khích phát triển mạnh mẽ ở mọi ngành và lĩnh vực không bị cấm bởi pháp luật, đồng thời hỗ trợ thành lập các DNTN lớn và cạnh tranh, cũng như khuyến khích hợp tác với các loại hình kinh tế khác [8, tr.112- 113;129-130] Tóm lại, quan điểm của Đảng về vai trò các thành phần kinh tế đã điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể. Mặc dù có sự biến đổi, nhưng chính sách nhiều thành phần kinh tế luôn tuân thủ và được thực hiện nhất quán, với sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Các thành phần kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào sự phát triển của đất nước [9]. Như vậy, cả về mặt lý luận và chủ trương đường lối của Đảng đều thống nhất về việc phát triển kinh tế với nhiều thành phần, trong đó KTTN, bao gồm kinh tế cá thể và tiểu chủ, đóng vai trò quan trọng và sẽ tiếp tục phát triển lâu dài trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội [10]. 1.1.2. Khái niệm kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại Với cách tiếp cận theo bản chất sở hữu của KTTN và hình thức tổ chức trong lĩnh vực hoạt động, tác giả Chu Thanh Hải cho rằng: “KTTN trong lĩnh vực thương mại là hoạt động sản xuất và kinh doanh của tư nhân trong lĩnh vực thương mại- được định danh là thương nhân – tổ chức kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh cá thể, DN thương mại (DNTN, công ty cổ phần, công ty TNHH và công ty hợp danh) dựa trên sở hữu tư nhân toàn bộ hoặc phần lớn các yếu tố sản xuất (hữu hình và vô hình)”. Nội hàm của khái niệm này vừa thể hiện được bản chất sở hữu của KTTN trong lĩnh vực thương mại, vừa thể hiện được hình thức tổ chức và lĩnh vực hoạt động của nó, cụ thể: KTTN trong lĩnh vực thương mại là khu vực kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. KTTN trong lĩnh vực thương mại có thể được nghiên cứu và đánh giá dựa trên ngành nghề, địa bàn hoặc các hình thức và phương thức khác nhau. Tuy nhiên, trong
- 9 phạm vi của đề tài này, chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh hàng hóa của thương nhân trên thị trường nội địa và xuất nhập khẩu hàng hóa. 1.1.3. Đặc điểm của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại Thứ nhất, loại hình thương mại dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ, bao gồm các hộ cá thể và tiểu chủ kinh doanh thương mại, thường được tổ chức theo mô hình gia đình. Các thành viên tham gia có mối quan hệ chặt chẽ như hôn nhân, huyết thống. Với cơ sở vật chất thường dựa vào vốn tự có và sử dụng lao động của bản thân và gia đình, thường thuê mướn thêm lao động ở các thời điểm cần thiết. Thứ hai, loại hình thương mại dựa trên sở hữu tư bản tư nhân. Thương mại tư bản tư nhân, trong một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có các đặc điểm tích cực như: Sức sống tự nhiên và khả năng thích ứng cao, linh hoạt, giúp các DNTN dễ dàng hình thành và phát triển trong mọi điều kiện; Tiềm năng trí tuệ và kinh nghiệm quản lý tích lũy qua nhiều thế hệ, có thể là nguồn lực quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thương mại tư bản tư nhân thường tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn, cần có chính sách khuyến khích để phát triển ở các vùng xa trung tâm [2, tr.28]. Bên cạnh nguồn lực đã được đề cập, các loại hình DN này cũng có nhiều lợi thế, đồng thời trở thành động lực cho sự phát triển. Các lợi thế này bao gồm: Khả năng thích ứng với mọi ngành nghề và trình độ công nghệ; Đa dạng hình thức sản xuất và phương pháp huy động vốn, cho phép huy động nguồn lực nội sinh; Tổ chức linh hoạt, gọn nhẹ, với tính động và nhạy bén; Hiệu quả sản xuất và kinh doanh cao, thu hồi vốn nhanh, có khả năng đổi mới công nghệ cao,… [2, tr.29]. 1.1.4. Vai trò của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại Kể từ khi bắt đầu đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội, với sự đóng góp quan trọng của KTTN. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ phần trăm trong cơ cấu GDP, việc giải quyết một lượng lớn việc làm và đóng góp vào việc giảm bớt sự không đồng đều trong phát triển giữa đô thị và nông thôn. Đối với thương mại, vai trò của KTTN tại Việt Nam được thể hiện qua các khía cạnh sau:
- 10 Thứ nhất, KTTN trong lĩnh vực thương mại đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của hoạt động kinh tế. Đầu tiên, KTTN cung cấp các nguồn tài nguyên sản xuất cần thiết cho các thành phần trong khối kinh tế tư nhân, từ đó giúp gia tăng hiệu quả sản xuất và tối ưu hóa quy trình lưu thông và phân phối hàng hóa. Nhờ vào hoạt động này, thời gian tái sản xuất được rút ngắn và sản phẩm dễ dàng tiếp cận thị trường tiêu thụ, mở ra nhiều cơ hội tiêu thụ sản phẩm hơn. Thứ hai, phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, KTTN đã phát triển mạnh mẽ về quy mô và trở thành một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển quốc gia. Việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và gia tăng kim ngạch xuất khẩu là những thành tựu đáng chú ý. Đặc biệt, về mặt xuất khẩu, KTTN không chỉ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu mà còn đóng góp quan trọng vào các giai đoạn khác của chuỗi sản xuất, góp phần lớn vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế [11, tr.20]. Thứ ba, phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp, đồng thời hạn chế sự di cư vào thành thị. Để đáp ứng với sự cạnh tranh này, người lao động cần phải nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, trong khi nhà tuyển dụng cũng phải đáp ứng với yêu cầu của lao động, đặc biệt là với những người có tay nghề cao [11, tr.21]. 1.2. Khái quát về quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại Sự phát triển của KTTN trong lĩnh vực thương mại là quá trình tăng cường về số lượng, quy mô và chất lượng của các DN, đồng thời cơ cấu hóa một cách hợp lý để phản ánh yêu cầu và đặc điểm của thị trường hàng hóa và dịch vụ. Mục tiêu của sự phát triển này là để huy động và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển trong một giai đoạn nhất định. Như vậy,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk
79 p | 24 | 9
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
88 p | 12 | 5
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2030
74 p | 5 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030
86 p | 10 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
74 p | 6 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Truyền thông chính sách đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia của Tạp chí Tổ chức nhà nước Bộ Nội vụ
58 p | 8 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý và sử dụng tài sản công tại cơ sở Quảng Nam và Đà Nẵng thuộc Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực miền Trung giai đoạn 2024-2030
79 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Đổi mới tổ chức và quản lý công tác văn thư tại Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai - thành phố Hà Nội
71 p | 6 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
71 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
78 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý kinh tế: Hoàn thiện quản lý đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk
77 p | 7 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn tại Ủy ban nhân dân Phường 9, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh
68 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030
72 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý lễ hội gắn với phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
73 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý hộ kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
56 p | 6 | 2
-
Đề án tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã từ thực tiễn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
63 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước các dự án Nông nghiệp phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
69 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp: Quản lý kê khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
72 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn