Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030
lượt xem 1
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030" nhằm đánh giá hiện trạng hoạt động quản lý nhà nước về du lịch theo Luật Du lịch năm 2017 và các văn bản pháp luật hiện hành; Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 – 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƢU THỊ KIM YẾN TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2024 – 2030 ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Phú Yên, 6/2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƢU THỊ KIM YẾN TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2024 – 2030 ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8340403 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. Phạm Văn Đại Phú Yên, 6/2024
- MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................4 DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................4 DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................4 LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................5 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................6 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................7 1. Lý do xây dựng đề án ..........................................................................................7 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề án ................................................................9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án ...........................................................10 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................10 3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................10 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án .....................................................11 5. Phương pháp nghiên cứu của đề án ...................................................................11 5.1. Phương pháp luận .......................................................................................11 5.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................12 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn ....................................................12 7. Kết cấu của đề án ...............................................................................................13 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................15 CHƢƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH .....15 1.1 Du lịch .............................................................................................................15 1.1.1. Khái niệm du lịch.....................................................................................15 1.1.2. Sản phẩm du lịch .....................................................................................15 1.1.3. Các loại hình du lịch ................................................................................15 1.1.4. Chính sách phát triển du lịch ...................................................................16 1.2. Quản lý nhà nước về du lịch ...........................................................................16 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước về du lịch ..................................16 1
- 1.2.2. Khái niệm tăng cường quản lý nhà nước về du lịch ................................18 1.2.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về du lịch ..........................................18 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch .....................................................19 1.2.5. Các yếu tố chi phối quản lý nhà nước về du lịch.....................................20 CHƢƠNG 2. TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN ......................................................................................................22 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên .22 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................22 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................23 2.2. Tài nguyên du lịch huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên ...........................................24 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .....................................................................24 2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa ......................................................................26 2.3. Hiện trạng phát triển du lịch huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên ...........................27 2.3.1 Các chỉ số phát triển du lịch .....................................................................27 2.3.2. Phát triển sản phẩm và tuyến điểm du lịch ..............................................27 2.4. Hiện trạng công tác trạng quản lý nhà nước về du lịch ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên .................................................................................................................29 2.4.1. Quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển du lịch địa phương ................29 2.4.2. Quản lý hành chính trong lĩnh vực du lịch địa phương ...........................30 2.4.3. Phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch địa phương ....................................32 2.4.4. Quảng bá, xúc tiến du lịch địa phương ....................................................33 2.4.5. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch địa phương .........34 2.4.6. Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về du lịch địa phương .........................................................................................................34 2.4.7. Kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực du lịch ......................................................34 2.5. Đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nước về du lịch ở huyện Tuy An 35 2.5.1. Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An ....................................................................................................35 2
- 2.5.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An.......................................................................................................................36 2.6. Phân tích SWOT công tác quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Tuy An ...37 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN..................................................41 3.1. Bối cảnh đề xuất giải pháp .............................................................................41 3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên .................................................................................................................42 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển du lịch địa phương ...........................................................................................................................42 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hành chính trong lĩnh vực du lịch địa phương .........................................................................................................44 3.2.3. Giải pháp đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ du lịch địa phương ................46 3.2.4. Giải pháp quảng bá, xúc tiến du lịch địa phương ....................................49 3.2.5. Giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch địa phương ...............................................................................................................51 3.2.6. Giải pháp ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về du lịch địa phương .............................................................................................53 3.2.7. Giải pháp kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực du lịch ......................................55 3.3. Kế hoạch cụ thể thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 – 2030 ........57 3.4. Đánh giá các rủi ro khi thực hiện các giải pháp và cách khắc phục ...........60 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................64 1. Kết luận..............................................................................................................64 2. Kiến nghị ...........................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69 3
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ QLNN Quản lý nhà nước HĐND Hội đồng Nhân dân UBND Ủy ban Nhân dân DANH MỤC HÌNH Hình Trang Hình 2.1: Vị trí địa lý huyện Tuy An 23 Hình 2.2: Bãi Xép xã An Chấn, huyện Tuy An 26 DANH MỤC BẢNG Bảng Trang Bảng 3.1: Kết quả phân tích SWOT về công tác quản lý nhà nước về 40 du lịch tại huyện Tuy An Bảng 3.2: Kế hoạch cụ thể thực hiện các giải pháp tăng cường quản 58 lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 – 2030 4
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu và các nội dung trong đề án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi cam kết rằng mọi nguồn tài liệu tham khảo và thông tin đã được trích dẫn đầy đủ và đúng quy định. Nếu có bất kỳ điều gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 5
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ và động viên từ nhiều cá nhân và tổ chức. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Phạm Văn Đại người đã tận tình chỉ dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Học viện Hành chính Quốc gia, nơi đã cung cấp nền tảng kiến thức và môi trường học tập thuận lợi giúp tôi hoàn thiện kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện đề án này. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND huyện Tuy An, đặc biệt là Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tuy An, đã cung cấp thông tin, tài liệu và hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình tôi thu thập số liệu và thực hiện nghiên cứu tại địa phương. Sự giúp đỡ quý báu của quý cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi và là nguồn động lực to lớn giúp tôi hoàn thành đề án này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn đồng hành, động viên và chia sẻ những khó khăn cùng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Sự ủng hộ và động viên của mọi người là nguồn động lực vô cùng quý giá giúp tôi hoàn thành tốt đề án này. Tôi xin chân thành cảm ơn! 6
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Du lịch, ngành kinh tế - xã hội quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghị quyết số 08-NQ/TW do Bộ Chính trị ban hành ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã xác định được vai trò, vị thế và định hướng chiến lược phát triển du lịch trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam [1]. Bên cạnh đó, ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 147/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 với quan điểm phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Du lịch Việt Nam từ khi phục hồi sau đại dịch Covid-19 đã tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn. Năm 2023, Du lịch Việt Nam đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, gấp gần 3,5 lần so với năm 2022, vượt 57% mục tiêu ban đầu (8 triệu lượt) và đạt mục tiêu sau điều chỉnh (12 - 13 triệu lượt). Khách du lịch nội địa đạt 108 triệu lượt, vượt 6% so với kế hoạch. Tổng thu từ khách du lịch đạt 678 nghìn tỷ đồng, vượt 4,3% so với kế hoạch. Tuy vậy, ngành du lịch vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như suy giảm tài nguyên du lịch, ô nhiễm môi trường, sản phẩm đơn điệu, chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa tương xứng với yêu cầu phát triển, … Tỉnh Phú Yên nói chung và huyện Tuy An nói riêng cũng đặt trong bối cảnh phát triển du lịch này. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đến Phú Yên năm 2023 đạt 3,2 triệu lượt, đạt 133% kế hoạch năm, tăng 44% so với cùng kỳ; tổng lượt khách lưu trú đạt hơn 02 triệu lượt, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2022; tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 4.900 tỷ đồng, đạt 158% so với kế hoạch năm, tăng 76% so với cùng kỳ. Gần đây nhất, ngày 30/12/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1746/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 7
- Tuy An là huyện ven biển cách thành phố Tuy Hòa, trung tâm tỉnh Phú Yên 30km về hướng Bắc, với địa hình khá đa đạng: đồng bằng, đồi núi, có bờ biển dài 42,5km, nhiều tài nguyên thiên nhiên, sinh vật phong phú, có đầm, vịnh, cù lao. Những điều kiện này đã đưa Tuy An trở thành một trong những huyện giàu tiềm năng phát triển du lịch. Việc nằm trên tuyến đường sắt Bắc – Nam và Quốc lộ 1A đã mang lại lợi thế rất lớn cho huyện. Ngoài ra, Tuy An còn có nhiều danh lam thắng cảnh đạt di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh được du khách trong và ngoài nước biết đến như đầm Ô Loan, Gành Đá Đĩa, Bãi Xếp, Cù Lao Mái Nhà, Hòn Yến, .... Trong thời gian qua, huyện đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội gắn với phát triển du lịch như việc bảo tồn, khôi phục phát huy các giá trị văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống các dân tộc được chú trọng. Những bước triển khai này sẽ tạo đà cho du lịch Tuy An phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong thời gian tới. Tuy vậy, thực tế cho thấy du lịch Tuy An nói chung và công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện nói riêng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Đó là việc chưa thể khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, phát triển các loại hình du lịch đặc sắc, thu hút đông đảo du khách đến với huyện. Hoạt động du lịch trên địa bàn huyện còn chưa đảm bảo phát triển theo hướng bền vững, chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Ngoài ra, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa tạo ra nhiều sự lan tỏa hình ảnh du lịch Tuy An đến du khách trong và ngoài tỉnh. Tất cả các hạn chế trên cần được quan tâm khắc phục thông qua nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch để có thể khai thác tối đa tiềm năng, vượt qua thách thức và đưa du lịch huyện Tuy An phát triển xứng tầm, đóng góp xứng đáng vào du lịch tỉnh Phú Yên, thực hiện chiến lược phát triển du lịch tỉnh Phú Yên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Dựa trên các cơ sở trên đây, việc thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030” là cấp thiết và có tính chất ứng dụng, tạo ra các hiệu quả trong công tác thúc đẩy du lịch Tuy An tiếp tục phát triển bền vững. 8
- 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề án Quá trình nghiên cứu tài liệu thứ cấp được thực hiện thông qua các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Phú Yên và huyện Tuy An cũng như các công bố khoa học có liên quan có đề án trên cơ sở dữ liệu Thư viện quốc gia Việt Nam, Cơ sở dữ liệu công bố khoa học và công nghệ Việt Nam cùng các nguồn đáng tin cậy khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một số công trình đã nghiên cứu có liên quan đến chủ đề quản lý nhà nước về du lịch tại các địa phương, trong đó chủ yếu là các công trình trong nước. Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2030 của tác giả Dương Thanh Thảo (2020) đã nghiên cứu hiện trạng và đề ra những giải pháp thiết thực để nâng cao vai trò quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch tỉnh Cà Mau phát triển bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau. Luận văn này tiếp cận dưới góc độ quản lý kinh tế và xem du lịch như một giải pháp sinh kế cho người dân. Nguyễn Tấn Vinh (2014) trong công trình nghiên cứu của mình đã tiến hành nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống để tìm ra những giải pháp QLNN nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành du lich tỉnh Lâm Đồng, để ngành này thực sự trở thành ngành kinh tế động lực trong tương lai gần. Điểm nổi bật của luận án là đã tiếp cận và đề xuất giải pháp dưới góc độ quản lý kinh tế, quản lý lãnh thổ và quy hoạch du lịch. Từ đó chỉ ra các mô hình, sản phẩm kế hoạch phát triển du lịch có tính khả thi cho Lâm Đồng. Tác giả Võ Thị Thu Ngọc (2017) đã nghiên cứu tại Thừa Thiên Huế và chỉ ra rằng để phát triển kinh tế du lịch bền vững là nhà nước phải dành ưu tiên trước hết cho công tác quy hoạch phát triển hơn là ưu tiên cho khu vực tư nhân và lấy nó làm động lực cho sự phát triển [6]. Có thể thấy hoạt động kinh tế du lịch rất đa dạng và luôn đòi hỏi cần có sự quản lý của nhà nước để duy trì và phát triển. Việc thành công hay thất bại của ngành du lịch phụ thuộc vào khung khổ pháp lý và những 9
- chính sách thích hợp với điều kiện và trình độ phát triển của đất nước. Do vậy, vấn đề quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững trở nên cấp thiết. Nhóm tác giả Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Khải Hoàn (2019) đã nghiên cứu một nội dung cụ thể hơn là các yếu tố tác động đến công tác QLNN về du lịch tại địa phương. Theo đó, các yếu tố này được phân thành nhóm các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, bao gồm một số nội dung như tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, yếu tố tiềm năng du lịch, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, sự tham gia của doanh nghiệp, sự tham gia của cộng đồng. Các yếu tố này đều có tác động đến công tác QLNN về du lịch tại địa phương. Nhìn chung, đa số các công trình nghiên cứu (luận văn, luận án, công bố khoa học) liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch tại các địa phương đều tìm hiểu hiện trạng tổ chức bộ máy và công tác thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại các địa phương, từ đó chỉ ra các hạn chế và đề xuất giải pháp khắc phục và tiếp cận dưới góc độ quản lý hành chính nhà nước, các nội dung về quản lý chuyên môn du lịch ít được đề cập đến. Do đó, việc tiếp cận dưới góc độ chuyên môn du lịch kết hợp cùng chuyên môn quản lý nhà nước để đề ra các giải pháp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch tại các địa phương trong bối cảnh hoạt động du lịch ngày càng phát triển đa dạng. Quá trình nghiên cứu tổng quan trên đây giúp tác giả có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn tiến hành xây dựng đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030”. Tác giả nhận thấy rằng đây là một chủ đề được nhiều nghiên cứu quan tâm, tùy theo từng địa phương sẽ có những tính chất khác biệt, do đó có tính mới nhất định. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Đề án là hoạt động quản lý nhà nước về du lịch 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. 10
- - Về thời gian: Đề án sử dụng các số liệu từ năm 2021 đến hết năm 2023. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án Mục tiêu chung: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 – 2030. Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu tổng quan tài nguyên du lịch và điều kiện phát triển du lịch huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; - Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội nói chung, hiện trạng phát triển du lịch huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nói riêng; - Đánh giá hiện trạng hoạt động quản lý nhà nước về du lịch theo Luật Du lịch năm 2017 và các văn bản pháp luật hiện hành. - Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 – 2030. Nhiệm vụ của đề án: - Xây dựng cơ sở khoa học về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch. - Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. - Đề xuất những giải pháp, kiến nghị để nâng cao hoạt động quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề án 5.1. Phương pháp luận Phương pháp luận của đề tài dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh với quan điểm phân tích biện chứng, lịch sử, cụ thể nhằm xây dựng hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn và đánh giá các vấn đề nghiên cứu được khách quan, toàn diện, đặt trong mối quan hệ tổng thể với các vấn đề khác, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi và có tính thực tiễn. Ngoài ra, đề tài dựa trên nền tảng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước từ trung ương đến địa phương về phát triển du lịch, quản lý nhà nước về du lịch. 11
- 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của đề án là nghiên cứu định tính, cụ thể bao gồm nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phân tích SWOT. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Phú Yên và huyện Tuy An. Ngoài ra, các cơ sở dữ liệu có uy tín về văn bản pháp luật, công bố khoa học có liên quan đến đề án (sách, báo, đề tài nghiên cứu, …) cũng được sử dụng như Thư viện quốc gia Việt Nam, Cổng thông tin văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam, … Phương pháp phân tích SWOT: Đề án sử dụng phân tích SWOT nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về du lịch và phát triển du lịch tại địa phương. Quá trình này bao gồm việc thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp uy tín và khảo sát thực tế địa phương. Thông qua đó, đề án sẽ phân tích các điểm mạnh cũng như điểm yếu của công tác quản lý nhà nước về du lịch và phát triển du lịch tại huyện Tuy An. Đồng thời, việc dự đoán các cơ hội và thách thức trong bối cảnh phát triển du lịch của cả nước và tỉnh Phú Yên sẽ giúp xác định rõ những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến ngành du lịch tại huyện Tuy An. Dựa trên kết quả phân tích SWOT, đề án sẽ đưa ra các chiến lược phát triển cụ thể, tập trung vào việc tối ưu hóa điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức. Từ đó, đề án hướng đến mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước hiệu quả và phát triển du lịch bền vững trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2024 - 2030. 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030” được xây dựng làm cơ sở tham khảo để các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Phú Yên thiết kế, ban hành các chính sách pháp luật nhằm phát triển du lịch hiệu quả hơn. Việc áp dụng các giải pháp và chiến lược từ đề án sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của ngành du lịch tỉnh Phú Yên, hướng đến mục tiêu phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2030. Những chính sách pháp luật được xây dựng dựa 12
- trên cơ sở nghiên cứu của đề án sẽ giúp quản lý và phát triển du lịch một cách đồng bộ, bền vững và có trách nhiệm. Đề án cũng mang lại lợi ích lớn trong việc thúc đẩy phát triển, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, đóng góp vào xây dựng đời sống nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại. Du lịch không chỉ là phương tiện để quảng bá văn hóa địa phương mà còn là cầu nối giúp người dân các vùng miền khác nhau hiểu biết và gắn kết với nhau hơn. Các hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa sẽ tạo ra môi trường giao lưu văn hóa sôi động, đồng thời giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương. Việc nâng cao công tác quản lý nhà nước về du lịch cũng sẽ góp phần quan trọng trong quá trình phát triển du lịch nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tuy An. Phát triển du lịch nông thôn không chỉ giúp khai thác tiềm năng du lịch tại các vùng nông thôn mà còn hỗ trợ người dân địa phương cải thiện điều kiện sống, tạo ra những mô hình kinh tế mới, phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Qua đó, góp phần xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, văn minh và bền vững. Tóm lại, việc triển khai đề án không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao chất lượng sống của người dân và thúc đẩy sự phát triển bền vững của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Những lợi ích này không chỉ có giá trị trước mắt mà còn mang lại những ảnh hưởng tích cực lâu dài cho sự phát triển toàn diện của địa phương. 7. Kết cấu của đề án Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án gồm các chương như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về du lịch Chương 2: Tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch và quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. 13
- 14
- PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 1.1 Du lịch 1.1.1. Khái niệm du lịch Du lịch là một ngành kinh tế - xã hội có tính tổng hợp cao và khái niệm du lịch được tiếp cận dưới nhiều góc độ từ kinh tế, xã hội nhân văn đến quản lý hành chính nhà nước [11]. Cụ thể, Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội, hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [10]. 1.1.2. Sản phẩm du lịch “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” (Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội). Khái niệm này có thể hiểu rằng sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ do con người thiết kế và thực hiện để khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa, từ đó khiến du khách cảm thấy thu hút, hấp dẫn, thỏa mãn. Các dịch vụ này rất đa dạng từ tham quan, ăn uống, lưu trú, trải nghiệm các giá trị vật chất, tinh thần. 1.1.3. Các loại hình du lịch Hiện nay việc tiếp cận phân chia các loại hình du lịch rất đa dạng, có nhiều tiêu chuẩn để phân chia như dưới dựa vào loại tài nguyên khai thác, dựa vào vị trí địa lý, dựa vào nhu cầu của khách hàng [3]. Tuy vậy, cách tiếp cận phổ biến nhất là dựa vào loại tài nguyên du lịch chính được khai thác và nội dung của chuyến đi du lịch [5]. Theo cơ sở này có một số loại hình du lịch phổ biến như: Du lịch tự nhiên: Du lịch tự nhiên chủ yếu dựa vào ưu thế về mặt tự nhiên, tức cảnh quang tự nhiên vốn có và các điều kiện tự nhiên. Nhóm này có một số loại hình du lịch cụ thể như du lịch rừng, du lịch biển, du lịch sinh thái, … 15
- Du lịch văn hóa: Du lịch văn hóa dựa vào ưu thế các giá trị văn hóa, thường là của các cộng đồng tộc người sinh sống trên một phạm vi lãnh thổ trong một thời gian dài sáng tạo và tích luỹ. Các giá trị này khác biệt và có sức thu hút đối với các du khách ở địa phương khác, do đó có thể hình thành các loại hình du lịch như du lịch văn hóa tộc người, du lịch lịch sử, du lịch nông nghiệp, du lịch tâm linh, … Dựa trên các cơ sở này, đề án có thể phát hiện và phân tích một số sản phẩm du lịch hiện hữu và tiềm năng tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên để làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp của đề án. 1.1.4. Chính sách phát triển du lịch Chính sách phát triển du lịch là tập hợp các biện pháp, kế hoạch và hành động của các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức liên quan nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, và thu hút du khách. Tại Việt Nam, các Chính sách phát triển du lịch được đề cập tại Điều 5, Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 bao gồm một số chính sách như sau: “1. Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. 2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. …” 1.2. Quản lý nhà nƣớc về du lịch 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước về du lịch Trước hết cần xem xét khái niệm quản lý. Quản lý là việc chủ thể tác động có định hướng đến các đối tượng có liên quan bằng các nguyên tắc, phương pháp và công cụ nhằm mục tiêu đạt được kết quả mong muốn. Dựa trên lập luận này quản lý nhà nước (QLNN) là quá trình tác động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến các đối tượng, chủ thể chịu sự quản lý nhằm định hướng mục tiêu đã được thống nhất trong các chính sách chung. 16
- Quản lý nhà nước về du lịch là quá trình tác động có tổ chức và điều chỉnh các hoạt động du lịch thông qua các quy định pháp luật. Mục tiêu là tạo sự thống nhất trong tổ chức và vận hành du lịch, đảm bảo phát triển bền vững, bảo tồn tài nguyên và văn hóa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của du khách và các doanh nghiệp du lịch, đồng thời khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào việc phát triển ngành du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch có một số đặc điểm như sau: - Điều chỉnh bằng pháp luật: Quản lý nhà nước về du lịch dựa trên một hệ thống các quy định pháp luật chi tiết. Điều này đảm bảo mọi hoạt động trong ngành du lịch diễn ra theo một khuôn khổ pháp lý nhất định, giúp duy trì tính minh bạch và công bằng. - Tạo sự thống nhất: Các chính sách và quy định được xây dựng nhằm tạo ra sự đồng bộ và hợp nhất trong tổ chức và hoạt động du lịch từ cấp trung ương đến địa phương. - Bảo tồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa: Một trong những mục tiêu chính của quản lý nhà nước về du lịch là bảo vệ và khai thác các tài nguyên du lịch, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và văn hóa theo hướng bền vững. - Bảo vệ quyền lợi hợp pháp: Quản lý nhà nước đặt mục tiêu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của du khách, các doanh nghiệp du lịch và các chủ thể khác tham gia vào hoạt động du lịch. Điều này bao gồm việc đảm bảo an toàn, chất lượng dịch vụ và quyền lợi kinh tế cho các bên tham gia vào ngành du lịch. - Hài hòa lợi ích các bên: Quản lý nhà nước về du lịch tìm cách cân bằng lợi ích giữa cộng đồng địa phương, nhà đầu tư du lịch và du khách. Điều này giúp tạo ra một môi trường du lịch hài hòa và bền vững, đáp ứng nhu cầu của tất cả các bên liên quan. Nhờ vào các đặc điểm này, quản lý nhà nước về du lịch không chỉ tập trung vào việc điều chỉnh và kiểm soát mà còn thúc đẩy, hỗ trợ và định hướng phát triển ngành du lịch một cách bình đẳng và bền vững. 17
- 1.2.2. Khái niệm tăng cường quản lý nhà nước về du lịch Dựa trên các lập luận về khái niệm QLNN, QLNN về du lịch thì tăng cường quản lý nhà nước về du lịch là quá trình nâng cao hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra. Điều này được thực hiện thông qua việc cải thiện các quy định pháp luật, chiến lược, quy hoạch và chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Mục tiêu của tăng cường quản lý nhà nước về du lịch là tạo sự thống nhất trong tổ chức và hoạt động du lịch, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của du khách và các doanh nghiệp du lịch, đồng thời khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào việc phát triển du lịch. 1.2.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về du lịch Sự cần thiết của quản lý nhà nước về du lịch là một nội dung đã được chỉ ra trong các công trình nghiên cứu và được thực tiễn chứng minh. Do hoạt động du lịch có chất tổng hợp rất cao, liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng nên việc quản lý nhà nước lại càng cần thiết hơn nữa [2]. Quản lý nhà nước về du lịch đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của ngành du lịch, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác” (Trích Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn). Trước hết, quản lý nhà nước về du lịch giúp kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động du lịch theo hướng bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, đảm bảo rằng các hoạt động này không gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Một hệ thống pháp lý và chính sách rõ ràng, nhất quán và hiệu quả, được nhà nước xây dựng và thực thi, là nền tảng cho sự phát triển của ngành du lịch, giúp duy trì tính minh bạch và công bằng. Bên cạnh đó, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2030
74 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030
86 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo của trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
57 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
74 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý lễ hội gắn với phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
73 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Phát huy vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
74 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn tại Ủy ban nhân dân Phường 9, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh
68 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý kinh tế: Hoàn thiện quản lý đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk
77 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước các dự án Nông nghiệp phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
69 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk
79 p | 4 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Truyền thông chính sách đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia của Tạp chí Tổ chức nhà nước Bộ Nội vụ
58 p | 4 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý và sử dụng tài sản công tại cơ sở Quảng Nam và Đà Nẵng thuộc Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực miền Trung giai đoạn 2024-2030
79 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
71 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
78 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
88 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Đổi mới tổ chức và quản lý công tác văn thư tại Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai - thành phố Hà Nội
71 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Phát triển viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đắk Lắk
78 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn