intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk" nhằm phân tích thực trạng quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh,cho thuê, liên doanh liên kết ở bệnh viện đa khoa Buôn Ma Thuột, chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh,cho thuê, liên doanh liên kết ở bệnh viện đa khoa Buôn Ma Thuột

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THẢO NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG VÀO MỤC ĐÍCH KINH DOANH, CHO THUÊ, LIÊN DOANH LIÊN KẾT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG Buôn Ma Thuột,Tháng 5/2024
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THẢO NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG VÀO MỤC ĐÍCH KINH DOANH, CHO THUÊ, LIÊN DOANH LIÊN KẾT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8340403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM THU THỦY Buôn Ma Thuột, Tháng 5/2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” là của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong đề án là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Những kết luận khoa học của đề án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên. Xin trân trọng cảm ơn! Đắk Lắk, ngày 20 tháng 05 năm 2024 Học viên Nguyễn Thị Thảo
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành các thầy cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu tại Học viện. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thu Thủy, người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề án. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Nguyễn Thị Thảo
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ BYT Bộ Y tế CNTT Công nghệ thông tin ĐTXD Đầu tư xây dựng ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập HĐND Hội đồng nhân dân HSCC-TC-CĐ Hồi sức cấp cứu - Tích cực - Chống độc KD Kinh doanh KD, CT, LDLK Kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết KHTH Kế hoạch tổng hợp LDLK Liên doanh liên kết NSNN Ngân sách nhà nước TC Tài chính TCHC Tổ chức hành chính TCKT Tài chính kế toán TS Tài sản TSC Tài sản công TSCĐ Tài sản cố định TSNN Tài sản nhà nước TTB Trang thiết bị TTBYT Trang thiết bị y tế TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU 1. Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột ...............................................................................................25 2. Bảng 1.2. Bảng tổng hợp trình độ Bác sỹ và Dược sỹ của Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột .....................................................................26 3. Bảng 1.3. Bảng tổng hợp trình độ Điều dưỡng, Kỹ thuật viên, Hộ sinh của Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột ..............................................26 4. Bảng 1.4. Một số kết quả thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn 2021-2023 của Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột ........................................27 5. Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản công của Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột thời điểm 31/12/2023 ..........................................................................28 6. Bảng 2.2. Số lượng và cơ cấu TSC tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột .........................................................................................................30 7. Bảng 2.3. Danh mục tài sản công sử dụng vào mục đích KD, CT, LDLK tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột năm 2023 .......................33 8. Bảng 2.4. Danh mục tài sản tham gia liên doanh, liên kết Nhà thuốc của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột .............................................36 9. Bảng 2.5. Kết quả hoạt động tài chính của việc KD, CT, LDLK giai đoạn 2021-2023........................................................................................................40 10. Biểu đồ 2.6. Cơ cấu nguồn thu sự nghiệp năm 2023 của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột ....................................................................41 11. Bảng 2.7. Kết quả cập nhật thông tin về việc sử dụng tài sản công vào mục đích KD, CT, LDLK theo Thông tư số 48/2023/TT-BTC của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột ..............................................................43
  7. Mục lục DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 3 1. Lý do thực hiện đề án ............................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 4 4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án ............................................................ 4 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 5 6. Hiệu quả/ lợi ích của đề án ..................................................................... 5 7. Kết cấu của đề án .................................................................................... 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG VÀO MỤC ĐÍCH KINH DOANH, CHO THUÊ, LIÊN DOANH LIÊN KẾT Ở BỆNH VIỆN CÔNG LẬP ................................................................ 6 1.1 Khái quát về Tài sản công ở bệnh viện công lập .................................. 6 1.1.1. Tài sản công ............................................................................................ 6 1.1.2 Tài sản công ở bệnh viện công lập ...................................................... 6 1.2 . Quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết ở bệnh viện công lập ...................................................... 9 1.2.1 Khái niệm ............................................................................................. 9 1.2.2. Nội dung quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết ở bệnh viện công lập................................................ 12 1.2.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết ở bệnh viện công lập ..................... 21 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết ở bệnh viện công lập ............................. 22 1.3.1 Nhóm yếu tố khách quan ...................................................................... 22 1.3.2 Nhóm yếu tố chủ quan .......................................................................... 22 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG VÀO MỤC ĐÍCH KINH DOANH, CHO THUÊ, LIÊN DOANH, LIÊN KẾT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ................... 24 2.1. Tổng quan về Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma thuột............... 24 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ ............................................................................ 24
  8. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột .. ............................................................................................................. 24 2.2. Tổng quan về tình hình tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột .............................................................................................. 28 2.3. Thực trạng quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột ................................................................................................................. 31 2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch sử dụng tài sản công đang sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh,cho thuê, liên doanh liên kết .................. 31 2.3.2. Thực trạng tổ chức, thực hiện việc sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, kinh doanh, liên doanh, liên kết ...................................................... 33 2.3.3 Công tác kiểm tra, giám sát, công khai, tổng kết và cập nhật thông tin về việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết ............................................................................................................. 42 2.4 Đánh giá chung về quản lý, sử dung tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột ........................................................................................................ 44 2.4.1 Kết quả đạt được ..................................................................................... 45 2.4.2 Những hạn chế................................................................................... 45 2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế ...................................................... 46 Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG VÀO MỤC ĐÍCH KINH DOANH, CHO THUÊ, LIÊN DOANH LIÊN KẾT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ............................................................................ 49 3.1. Định hướng phát triển và định hướng quản lý, sử dụng tài sản công vào kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới ............................................................... 49 3.1.1. Định hướng phát triển của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới ................................................................................. 49
  9. 3.1.2. Định hướng quản lý, sử dụng tài sản công vào vào kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới ..................................................................................................... 50 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột .............................................................................................. 51 3.2.1. Nâng cao nhận thức về sử dụng tài sản công vào mục đích vào kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết ............................................................... 51 3.2.2 Nâng cao chất lượng lập kế hoạch sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết ...................................................... 53 3.2.3 Xác định đủ giá trị của tài sản khi tham gia liên doanh liên kết và quản lý chặt chẽ doanh thu hoạt động liên doanh liên kết ...................................... 55 3.2.4. Cập nhật thông tin về tài sản công kịp thời, đầy đủ. ............................. 57 3.2.5 .Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý tài sản công của bệnh viện ............................................................................................................. 58 3.3. Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền ............................................. 60 3.4. Lộ trình thực hiện giải pháp và nguồn lực thực hiện ......................... 61 3.4.1. Lộ trình thực hiện các giải pháp ........................................................... 61 3.4.2. Nguồn lực thực hiện .............................................................................. 62 KẾT LUẬN .................................................................................................... 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 64
  10. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề án Ngày 21/6/2017, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 với nhiều quy định mới, đặc biệt là cơ chế quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập. Các quy định mới này theo hướng mở hơn, trao quyền tự chủ hơn cho đơn vị sự nghiệp công lập để sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn tài sản công đã được Nhà nước đầu tư, mua sắm. Theo đó, các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện sử dụng tài sản công để kinh doanh,cho thuê, liên doanh liên kết nhằm cung cấp dịch vụ cho xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong các đơn vị sự nghiệp công lập, nhóm các bệnh viện công lập là nhóm có nhu cầu khai thác tài sản công rất lớn để phục vụ công tác khám chữa bệnh và tăng nguồn thu sự nghiệp. Việc cho phép sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết làm thay đổi nhận thức của các đơn vị, không chỉ trông chờ ngân sách để có những bệnh viện, phòng khám hiện đại, trang thiết bị tiên tiến đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, điều trị, phát triển các kỹ thuật cao, kỹ thuật mới…nữa. Nhiều bệnh viện đã sử dụng tài sản công hiện có theo quy định của pháp luật để tạo ra nguồn thu, đầu tư trở lại cơ sở vật chất, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai cơ chế khai thác tài sản công này tại các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là trong ngành y tế trong thời gian vừa qua vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Một số bệnh viện lúng túng trong áp dụng quy định nên triển khai chậm, hiệu quả sử dụng tài sản công chưa cao. Một số bệnh viện lại quản lý việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh,cho thuê, liên doanh liên kết không tốt dẫn đến mau hư hại, mất mát tài sản công…
  11. 2 Bệnh viện Đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk. Bệnh viện Đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột được UBND tỉnh giao quyền tự chủ tài chính nhóm 2, là Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên. Để tăng thêm nguồn kinh phí hoạt động, Bệnh viện luôn chủ động trong việc khai thác hiệu quả các nguồn lực, trong đó sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh,cho thuê, liên doanh liên kết góp phần không nhỏ trong quá trình tự đảm bảo chi thường xuyên của đơn vị. Tuy nhiên, quá trình sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh,cho thuê, liên doanh liên kết tại bệnh viện hiện cũng đang có một số hạn chế như: ra kế hoạch có lộ trình lâu dài về khai thác tài sản công tại bệnh viện. Tài sản công được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết chưa được đánh giá đúng theo giá trị thị trường, có tài sản không được xác định để tính vào giá trị tài sản góp vốn, vì vậy, giá trị tài sản được tính vào phương án kinh doanh, liên doanh, liên kết chưa cao, hạ thấp lợi nhuận được phân chia. Quy mô các tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết còn hạn chế, chưa được quan tâm khai thác, sử dụng hiệu quả. Bệnh viện chỉ tập trung vào một số hoạt động phụ trợ chứ không thực hiện khai thác các lĩnh vực thuộc chuyên môn, do đó nguồn thu mang lại từ KD, CT, LDLK chưa cao so với tổng nguồn thu sự nghiệp. Quản lý hoạt động kinh doanh của đối tác chưa chặt chẽ. Việc cập nhật thông tin về tài sản công không được thực hiện kịp thời, đầy đủ … Tình hình đó đặt ra vấn đề cấp thiết là cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng cơ chế chính sách, thực trạng của bệnh viện để đề xuất ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh,cho thuê, liên doanh liên kết, góp phần nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ và tăng thu từ đó tăng khả năng tự chủ cho bệnh viện. Đó là lý do tôi thực hiện đề án “ Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh,cho
  12. 3 thuê, liên doanh liên kết tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu của Dag Detter và Stefan Folster trong cuốn: “The Public wealth of Nation: How management of Public assets can boost or bust economic growth” đã đề cập tương đối toàn diện về khai thác TSC vào mục đích kinh doanh. Các tác giả tập trung nghiên cứu vào công sản thương mại, có nghĩa là tài sản hoặc các hoạt động tạo ra thu nhập (chủ yếu là dựa trên phi thuế) mà có thể đưa ra một số loại giá trị thị trường nếu có cấu trúc và sử dụng đúng. Ví dụ điển hình bao gồm: Tập đoàn - DNNN điển hình; các học viện tài chính; địa ốc; cơ sở hạ tầng - nơi dựa trên thu phí hoặc liên quan đến PPP. Đề xuất cách thức để quản lý tốt hơn đối với TSC.[13] Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam”, 2016, Bộ Tài chính, CN Tạ Thanh Tú và TS Chu Thị Thủy Chung đã nghiên cứu cơ sở lý luận về cơ chế quản lý TSC theo từng mô hình hoạt động (cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập…), làm rõ sự khác nhau về cơ chế quản lý của từng mô hình hoạt động; phân tích, đánh giá cơ chế quản lý, sử dụng TSC hiện hành (tập trung phân tích các cơ chế chính sách được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008), rút ra những mặt được, những hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý TSC khu vực HCSN.[22] Nguyễn Tân Thịnh (2019) với luận án tiến sĩ “ Khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công ở Việt Nam”, Học viện Hậu cần. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về khai thác nguồn lực tài chính từ TSC, đề xuất những giải pháp khoa học và khả thi, tiếp cận những thông lệ tốt của quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam nhằm tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ TSC ở Việt Nam.[15] Phạm Minh Hóa (2021), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công để liên doanh, liên kết tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập ,Tạp chí Tài chính số kỳ
  13. 4 2 tháng 10/2021. Bài viết cho thấy việc liên doanh, liên kết đã góp phần giúp các đơn vị huy động nguồn vốn, đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Nghiên cứu thực trạng, bài viết đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công để liên doanh, liên kết tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.[17] Bùi Công Quang (2021), Hoàn thiện quy định pháp luật về liên doanh, liên kết trong hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, Tạp chí Tổ chức Nhà nước trực tuyến, đăng ngày 02/12/2021. Tác giả đã khái quát quy định pháp luật về liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập, phân tích thực trạng và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về liên doanh, liên kết của đơn vị SNCL chủ yếu điều chỉnh vấn đề tài chính, tài sản.[19] Nhìn chung đã có một số nghiên cứu liên quan về sử dụng tài sản công để liên doanh liên kết ở đơn vị sự nghiệp công lập. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích KD, CT, LDLK ở bệnh viện đa khoa Buôn Ma Thuột. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết ở bệnh viện. - Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023 + Phạm vi, địa điểm: Công tác quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án - Mục tiêu: Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh,cho thuê, liên doanh liên kết ở bệnh viện đa khoa Buôn Ma Thuột - Nhiệm vụ:
  14. 5 + Hệ thống hoá, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh,cho thuê, liên doanh liên kết ở bệnh viện + Phân tích thực trạng quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh,cho thuê, liên doanh liên kết ở bệnh viện đa khoa Buôn Ma Thuột, chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân + Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh,cho thuê, liên doanh liên kết ở bệnh viện đa khoa Buôn Ma Thuột 5. Phương pháp nghiên cứu Đề án sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích; so sánh, diễn giải, quy nạp trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 6. Hiệu quả/ lợi ích của đề án Đề án góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh,cho thuê, liên doanh liên kết ở bệnh viện đa khoa Buôn Ma Thuột. Đồng thời, đề án cũng giúp ích cho các bệnh viện công lập khác trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh,cho thuê, liên doanh liên kết. Đề án cũng là tài liệu nghiên cứu có giá trị với những người quan tâm đến công tác quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích KD, CT, LDLK. 7. Kết cấu của đề án Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề án được kết cấu thành 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh,cho thuê, liên doanh liên kết ở bệnh viện công lập Chương 2: Thực trạng quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh,cho thuê, liên doanh liên kết ở bệnh viện đa khoa Buôn Ma Thuột Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh,cho thuê, liên doanh liên kết ở bệnh viện đa khoa Buôn Ma Thuột
  15. 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG VÀO MỤC ĐÍCH KINH DOANH, CHO THUÊ, LIÊN DOANH LIÊN KẾT Ở BỆNH VIỆN CÔNG LẬP 1.1 Khái quát về Tài sản công ở bệnh viện công lập 1.1.1. Tài sản công Khái niệm Tài sản công. Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 thì tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: - Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; - Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; - Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; - Tài sản công tại doanh nghiệp; - Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; - Đất đai và các loại tài nguyên khác.[18] 1.1.2 Tài sản công ở bệnh viện công lập Tài sản công trong bệnh viện công lập thuộc nhóm tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tài sản công của bệnh viện công lập trong lĩnh vực y tế rất đa dạng. Có thể phân loại như sau: 1.1.2.1. Phân loại tài sản công theo nguyên giá và thời gian sử dụng * Tài sản cố định: là những tài sản có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên và có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
  16. 7 Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định; như: - Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; và nhà, công trình xây dựng khác. - Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, và vật kiến trúc khác. - Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng vận chuyển bệnh nhân và phương tiện vận tải khác - Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của bệnh viện; máy móc, thiết bị chuyên dùng.[4] Trong bệnh viện, tài sản là các trang thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong khám chữa bệnh. Trang thiết bị y tế được quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP Nghị định về quản lý trang thiết bị y tế và Nghị định 07/2023/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế. Trang thiết bị y tế được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó. [8] [9] Máy móc, thiết bị được coi là máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây: + Là các trang thiết bị y tế + Đủ tiêu chuẩn tài sản cố định theo quy định của chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định tại đơn vị.[4] Máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế (sau đây gọi tắt là trang thiết bị y tế chuyên dùng) bao gồm: + Trang thiết bị y tế chuyên dùng đặc thù, như: Hệ thống X – quang, Hệ thống CT – Scanner, Hệ thống chụp cộng hưởng từ >= 1.5 Tesla, Hệ thống
  17. 8 chụp mạch số hóa xóa nền (DSA), Máy siêu âm, Máy xét nghiệm sinh hóa các loại, Máy xét nghiệm miễn dịch các loại, Máy thận nhân tạo, Máy thở, Máy gây ê, Máy theo dõi bệnh nhân, Bơm tiêm điện, Máy truyền dịch, Dao mổ, máy phá rung tim, máy tim phổi nhân tạo, Hệ thống phẫu thuật nội soi, Đèn mổ treo trần, Đèn mổ di động, Bàn mổ, Máy điện tim, Máy điện não, Hệ thống khám nội soi, máy soi cổ tử cung, máy theo dõi sản khoa 2 chức năng, Thiết bị xạ trị… + Trang thiết bị y tế chuyên dùng khác. Ví dụ: máy đo thân nhiệt, Máy đo huyết áp cá nhân, Máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) loại dùng pin kẹp ngón tay, Máy hút mũi trẻ em, Các trang thiết bị y tế được sử dụng để đo đường huyết cá nhân: máy đo đường huyết, bút lấy máu, que thử, kim lấy máu, dung dịch chuẩn, dung dịch chứng, … Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động; gồm: Quyền sử dụng đất; phần mềm ứng dụng; thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập….[4] Những tài sản không đủ điều kiện là tài sản cố định được xếp vào nhóm công cụ dụng cụ hoặc vật tiêu hao. 1.1.2.2. Phân loại theo mục đích sử dụng - Tài sản phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị gồm: hoạt động phòng bệnh, khám, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo trong lĩnh vực y tế và các hoạt động khác theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. - Tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ gồm: cung cấp dịch vụ ăn uống, trông, giữ xe cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách đến giao dịch, công tác; giới thiệu, trưng bày, kinh doanh, cung
  18. 9 cấp các sản phẩm trong lĩnh vực y tế; giặt là, khử khuẩn, vệ sinh; dịch vụ lưu trú cho người nhà bệnh nhân.[3] 1.1.2.3 Phân loại theo nguồn gốc hình thành Theo tiêu thức này, có thể chia TSC các bệnh viện công lập thành TSC do Nhà nước giao đầu tư, mua sắm, có nguồn gốc từ NSNN và TSC từ nguồn khác (vay, tài trợ, viện trợ, tặng cho...)[10] 1.2 . Quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết ở bệnh viện công lập 1.2.1 Khái niệm 1.2.1.1 Khái niệm Quản lý tài sản công Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động. Từ đó có thể hiểu: Quản lý TSC tại các bệnh viện công lập là sự tác động của bộ máy quản lý đến sự hình thành, sử dụng và xử lý TSC theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, nhằm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao. 1.2.1.2 Khái niệm Quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết ở bệnh viện công lập Quản lý, sử dụng tài sản công mục đích KD, CT, LDLK ở bệnh viện công lập được hiểu là quá trình chủ thể quản lý bệnh viện công lập quản lý, sử dụng các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công thông qua các quan hệ kinh tế thị trường để cung cấp dịch vụ công và tạo nguồn thu cho bệnh viện theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam, việc cho phép các bệnh viện công lập khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công được quy định trong nhiều văn bản như Luật quản lý và sử dụng tài sản công; Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Nghị định số 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính... Trên cơ sở đó, các Bệnh viện công lập được phép sử dụng tài sản công vào các mục đích sau:
  19. 10 Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh Theo khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, kinh doanh được giải thích như sau: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận”. Theo đó, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh được hiểu là khi có nhu cầu tạo ra sản phẩm, dịch vụ công để cung cấp cho thị trường nhằm mục đích tăng thêm nguồn thu, cải thiện thu nhập. Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh là việc các Bệnh viện công lập được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép sử dụng tài sản vào quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ công. Quá trình sản xuất này, ngoài sử dụng tài sản công, các Bệnh viện công lập sẽ sử dụng các nguồn kinh phí được phép sử dụng theo quy định của pháp luật để đầu tư, vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh (Quỹ phát triển sự nghiệp, vốn vay, huy động). Do đó, Bệnh viện công lập là chủ thể quản lý, vận hành các hoạt động kinh doanh và không có bất kỳ sự tham gia nào của tổ chức, cá nhân bên ngoài.[21] Sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, cho thuê tài sản là sự thoả thuận giữa bên cho thuê (chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp của chủ sở hữu) và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần. Như vậy, cho thuê tài sản công là việc các Bệnh viện công lập được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép sử dụng tài sản công được Nhà nước giao cho quản lý, sử dụng để phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhưng không sử dụng hết công suất để cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tài sản công này vào mục đích kinh doanh, sản xuất phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được giao của Bệnh viện trong khoảng thời gian nhất định. Các tổ chức, cá nhân khi thuê tài sản sẽ phải trả cho các Bệnh viện công lập một số tiền thuê theo quy định ký kết tại hợp đồng cho thuê. Việc cho thuê tài sản công được thực hiện theo
  20. 11 hình thức cho thuê hoạt động (vận hành) và đảm bảo quyền lợi của Nhà nước về sở hữu tài sản. Do đó, trong quá trình cho thuê, các Bệnh viện công lập phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tài sản của bên thuê tài sản. Sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh liên kết Liên doanh và liên kết giữa các đơn vị sự nghiệp công lập với doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công là một trong những phương thức thực hiện chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước. Qua việc liên doanh, liên kết, chúng ta có thể huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, nhằm tăng cường khả năng cung ứng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên cạnh việc tạo ra cơ chế thuận lợi trong thu hút đầu tư, các chính sách xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công cũng được chú trọng. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và quy định pháp luật để định hướng phát triển lĩnh vực này, nhằm xây dựng một thị trường dịch vụ đa dạng và sâu sắc, tạo điều kiện cho người dân có nhiều lựa chọn phù hợp, đồng thời giúp Nhà nước quản lý hiệu quả các chính sách xã hội, đặc biệt là đảm bảo các dịch vụ công cơ bản và thiết yếu. Liên doanh, liên kết được thực hiện theo các hình thức: - Hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới. + Các bên tham gia sẽ sử dụng tài sản của mình để thực hiện liên doanh, liên kết và tự quản lý, sử dụng tài sản đó. Mỗi bên cũng tự đảm bảo các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và sẽ được chia sẻ kết quả từ hoạt động liên doanh, liên kết theo thỏa thuận trong hợp đồng. + Các bên tham gia liên doanh, liên kết sẽ cùng góp tài sản hoặc vốn để đầu tư vào việc xây dựng và mua sắm tài sản phục vụ cho mục đích liên doanh, liên kết. Những tài sản này sẽ được các bên cùng kiểm soát trong việc quản lý và sử dụng. - Hình thức liên doanh, liên kết sẽ hình thành một pháp nhân mới, trong đó các bên tham gia cùng góp tài sản hoặc vốn để đầu tư vào việc xây dựng và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2