Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo của trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
lượt xem 4
download
Đề án "Tăng cường chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo của trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu và tổng hợp về thực trạng hoạt động quản lý, đào tạo tại Trường đại học Kinh tế quốc dân lợi ích và thách thức; Đề xuất nhiệm vụ cơ bản cần thực hiện để triển khai chuyển đổi số; Đề xuất giải pháp thực hiện đề án và tổ chức thực hiện đề án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo của trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THỊ HUYỀN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội, 09/2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THỊ HUYỀN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ 8340403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN VĂN HẬU Hà Nội, 09/2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Vũ Thị Huyền xin cam đoan: Đây là đề án tốt nghiệp do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Văn Hậu Đề án này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. Các thông tin trong đề án là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2024 Học viên Vũ Thị Huyền
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề án tốt nghiệp thạc sỹ Quản lý công với đề tài: “Chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội” trước hết tôi không biết phải bày tỏ lòng biết ơn như thế nào cho đủ đối với thầy hướng dẫn luận văn của tôi, PGS.TS. Nguyễn Văn Hậu người hướng dẫn khoa học đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề án tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Sau đại học cùng các Khoa chuyên môn trong Học viện Hành chính Quốc gia đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh và các thành viên ORLab - phòng thí nghiệm tối ưu hoá các hệ thống lớn ORLab đã cho tôi định hướng trong công việc, học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2024 Học viên Vũ Thị Huyền
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ CNTT Công nghệ thông tin GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo NCKH Nghiên cứu khoa học CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CSDL Cơ sở dữ liệu ĐHKTQD Đại học Kinh tế Quốc dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1: Thống kê giảng viên cơ hữu của trường (Tính đến 30 29/11/2023) Bảng 2.2 Cơ sở vật chất của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 31 Bảng 2.3: Thống kê chi tiết trang thiết bị giảng đường 33
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU _____________________________________________________1 1. Lý do xây dựng đề án _________________________________________1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu_________________________________2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án _______________________6 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề án______________________________6 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề án _______________________________7 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề án___________________________7 4.1. Mục tiêu của đề án ________________________________________7 4.1.1 Mục tiêu chung ________________________________________7 4.1.2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 ____________________________7 5. Phương pháp nghiên cứu ______________________________________8 6. Lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn ________________________8 7. Kết cấu đề án _______________________________________________8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ____________10 1.1. Cơ sở khoa học ___________________________________________10 1.1.1. Một số quan điểm ______________________________________10 1.1.1.1. Quan điểm về chuyển đổi số ___________________________10 1.1.1.2 Quan điểm về hoạt động quản lý đào tạo _________________10 1.1.1.3. Nội dung chuyển đổi số trong quản lý đào tạo _____________12 1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đào tạo ở đại học ____________________________________________12 1.1.3 Một số thay đổi căn bản khi chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đào tạo ở đại học ____________________________________________13 1.2. Cơ sở pháp lý ____________________________________________15
- 1.3. Cơ sở thực tiễn ___________________________________________16 1.4. Quan điểm thực hiện đề án __________________________________16 Tiểu kết chương I _____________________________________________17 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN __________________________________________________18 2.1. Giới thiệu về trường Đại học Kinh tế quốc dân___________________18 2.2. Sứ mệnh và chiến lược phát triển của Đại học Kinh tế quốc dân và sự phù hợp trong chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đào tạo tại trường. __18 2.3. Chiến lược xây dựng chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đào tạo tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. ________________________________19 2.3.1. Chiến lược tổ chức bộ máy _______________________________19 2.3.2. Chiến lược đào tạo _____________________________________19 2.4. Đánh giá thực trạng chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đào tạo tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân ________________________________20 2.4.1. Thực trạng hệ thống công nghệ thông tin và chuyển đổi số tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. _____________________________________20 2.4.2. Thực trạng các điều kiện để triển khai chuyển đổi số tại trường Đại học Kinh tế quốc dân ________________________________________21 2.4.2.1. Điều kiện về nguồn nhân lực ___________________________21 2.4.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý đào tạo ___________23 2.5. Nội dung xây dựng chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đào tạo tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội __________________________29 2.5.1. Các nội dung xây dựng chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đào tạo _______________________________________________________29 2.5.2. Hệ thống thư viện điện tử ________________________________29 2.5.3. Hệ thống phần mềm PSC quản lý trong hoạt động quản lý đào tạo 32 Tiểu kết chương II ____________________________________________36 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH CÁC NGUỒN LỰC _______37
- TỔ CHỨC THỰC HIỆN _______________________________________37 3.1. Đề xuất phương án các giải pháp thực hiện đề án và lộ trình thực hiện đề án _________________________________________________________37 3.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy, chi bộ, chính quyền, đoàn thể, nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến về hành động đối với quá trình chuyển đổi số _____________________________________________________37 3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực ________________________________37 3.1.3 Nâng cao năng lực tài chính _______________________________38 3.1.4 Tăng cường cơ sở vật chất ________________________________39 3.2. Lộ trình thực hiện dự kiến ___________________________________39 3.3. Về xây dựng chương trình đào tạo ____________________________40 3.4. Về nhu cầu và kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu _40 3.4.1. Kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ ___________________40 3.4.2. Kế hoạch mua sắm giáo trình _____________________________41 3.4.3. Về nhu cầu và kế hoạch tuyển dụng, phát triển đội ngũ giảng viên 42 Tiểu kết chương 3 ____________________________________________44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ____________________________________45
- MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Trước bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ lần thứ 4 cùng với quá trình hội nhập của đất nước đang diễn ra hết sức nhanh chóng, yêu cầu về chuyển đổi số trong quản trị đại học nói chung và trong lĩnh vực quản lý đào tạo nói riêng của các cơ sở đào tạo đại học, ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch covid 19 diễn ra khiến tất cả các cơ quan đơn vị đều phải thay đổi, trong đó có lĩnh vực giáo dục đều phải ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào trong hoạt động quản lý và đào tạo để thích nghi với thực tiễn. Chuyển đổi số là quá trình tích hợp công nghệ số vào mọi khía cạnh của hoạt động, nhằm cải thiện hiệu quả, năng suất và mang lại giá trị mới cho tổ chức, cá nhân và xã hội. Hiểu theo cách khác chuyển đổi số là sự thay đổi sâu sắc các mô hình kinh doanh, cung cấp dịch vụ và tương tác với khách hàng, người dùng thông qua việc tận dụng công nghệ kỹ thuật số. Chuyển đổi số thành công sẽ giúp các tổ chức thay đổi một cách căn bản để hoạt động hiệu quả, cạnh tranh và thích nghi với sự biến đổi của môi trường tốt hơn. Ngành giáo dục đại học tại Việt Nam đang chứng kiến một công cuộc chuyển đổi số mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực hoạt động đào tạo đến quản lý. Bên cạnh đó một góc nhìn khác thay đổi bối cảnh diễn ra đại dịch covid 19. Tại trường đại học Kinh quốc dân được thành lập từ năm 1956 đến nay là trường đi đầu trong hoạt động chuyển đổi số trong đào tạo, mặc dù vậy, quá trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, vẫn nảy sinh một số vấn đề, phần mềm đôi lúc còn sai sót, lỗi, chậm, môt số phần mềm chưa hoàn chỉnh. Thực hiện theo chủ trương đường lối chính sách của Đảng thực hiện tiến hành đổi mới chuyển đổi số trong tất cả các hoạt động chung của nhà trường. Đây là một trong lý do học viên đã lựa 1
- chọn đề tài “Tăng cường chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo của trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội” Mục tiêu của đề án là nghiên cứu quá trình chuyển đổi trong hoạt động quản lý đào tạo tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, từ đó làm rõ các thực trạng, các mục tiêu, chiếm lược, giải pháp thực hiện chuyển đổi số thành công tại cơ sở giáo dục của trường. Đề án sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến hiện trạng, xu hướng, thách thức và giải pháp cho quá trình chuyển đổi trong hoạt động đào tạo của trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Chuyển đổi số thành công sẽ giúp các trường đại học giảng dạy, nghiên cứu hoàn thiện, nâng cao trải nghiệm của sinh viên cũng như giảng viên. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chuyển đổi số trong giáo dục nói chung và hoạt động đào tạo nói riêng là một nhiệm vụ được chính phủ, các địa phương quan tâm triển khai trong giai đoạn hiện nay. Chuyển đổi số trong giáo dục là bước ngoặt cho thấy bức tranh tổng thể ngành giáo dục ở nước ta từ ở các cấp từ mầm non đến đại học và sau đại học đều thay đổi theo theo chủ trương chính sách của Đảng đã đặt ra. Những lợi ích thay đổi trong hoạt động chuyển đổi số cho thấy rõ rệt mang lại lợi ích: - Hệ đại học tại các trường đại học, mở và phát triển dưới nhiều hình thức đào tạo, đào tạo trực tiếp và đào tạo từ xa, giúp cho các trường mở rộng và có thêm các đối tượng người học, bên cạnh đó ứng dụng công nghệ vào gia tăng chỉ tiêu tuyển sinh thông qua ứng dụng AI để người nhu cầu học có nhiều các kênh để tiếp cận. …. - Chuyển đổi số trong giáo dục, giúp cho nhà quản lý có thể có điều chỉnh về chính sách, thu thập lưu trữ dữ liệu từ đó phương pháp điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. 2
- - Kết hợp, hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp, nhà tuyển dụng để tào tạo kĩ năng, giúp người học có cơ hội việc làm cao sau khi tốt nghiệp. - Chuyển đổi số tạo ra cạnh tranh giữa các trường đòi hỏi các trường nhất là trường phải tập trung nguồn lực cho hoạt động đào tạo. - Mang lại sự kết nối kênh nhà trường và phụ huynh….. - Mang lại lợi ích cho người học sinh viên và người đã đi làm qua nhiều hệ đào tạo, đào tạo trực tiếp đào tạo từ xa. Kênh liên lạc được thuận tiện hơn: Hệ thống chuyển đổi số cho phép người học và giảng viên tương tác và giao tiếp dễ dàng hơn. Thông qua email, qua các phần mềm giảng dạy trực tiếp, điểm danh và giao bài…. Về công tác quản lý dữ liệu trong các trường đại học: Ứng dụng AI trong giáo dục giúp cho việc chuyển đổi số giúp các trường đại học quản lý dữ liệu hiệu quả hơn. Thông qua hệ thống quản lý học tập và hồ sơ sinh viên điện tử, các thông tin về học phí, lịch học, kết quả học tập và các thông tin quan trọng khác có thể được lưu trữ và truy cập một cách dễ dàng và an toàn. Tối ưu hoá năng suất làm việc và tiết kiệm thời gian: Qua việc tự động hóa quy trình quản lý học tập, đánh giá và gửi thông báo, giảng viên và nhân viên và cho phụ huynh, có thể dành thời gian nhiều hơn cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, hỗ trợ sinh viên và nghiên cứu. Mở rộng phạm vi giảng dạy và học tập: Chuyển đổi số mở ra cơ hội để trường đại học mở rộng phạm vi giảng dạy và học tập. Khóa học trực tuyến và hợp tác quốc tế thông qua hệ thống chuyển đổi số cho phép trường đại học tiếp cận và hợp tác với sinh viên và giảng viên từ khắp nơi trên thế giới. Tiết kiệm chi phí và nguồn nhân lực cho nhà trường, các bài giảng số được ứng dụng vào giúp giảm đi chi phí thuê giảng viên và thỉnh giảng, cơ sở vật chất không cần đầu tư trang thiết bị nhiều, đối với học phần phải sử dụng 3
- phòng thực hành, phòng máy thì dạy online giúp giảm bớt chi phí đầu tư trang thiết bị, ki cần thực hành sinh viên mới cần phải lên trường. Hiện nay, các trường đại học tại Việt Nam đều đang cố gắng xây dựng chuyển đổi số và áp dụng mô hình phù hợp với tình hình và đặc thù riêng của từng tổ chức. Các trường đại học thường tùy chỉnh và phát triển các giải pháp chuyển đổi số dựa trên nhu cầu và khả năng tài chính của từng tổ chức. Dưới đây là một số trường đại học đã thực hiện chuyển đổi số: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp chuyển đổi số thành công như hệ thống quản lý học tập trực tuyến, khóa học trực tuyến, hệ thống thư viện số và các ứng dụng di động hỗ trợ sinh viên và giảng viên trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đại học Bách khoa Hà Nội đã đẩy mạnh chuyển đổi số thông qua việc phát triển hệ thống quản lý học tập trực tuyến, khóa học trực tuyến và nền tảng e-learning. Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đã xây dựng các ứng dụng di động để giúp sinh viên tiếp cận tài liệu học tập và thông tin trường học một cách thuận tiện. Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được thành công trong việc chuyển đổi số thông qua việc phát triển hệ thống quản lý học tập trực tuyến, thư viện số và mô hình học tập kết hợp giữa học tập trực tuyến và học tập trực tiếp. Trường Đại học Phenikaa trường mới tiền thân là trường đại học Thành Tây, trường mới nhưng có bước chuyển đổi và ứng dụng thành công trong việc chuyển đổi số, trong tất cả các lĩnh vực đã đạt thành tựu to lớn trong hơn 4 năm dưới tên gọi là trường đại học Phenikaa. Bài viết của đồng tác giả Bùi Thị Huế, Bùi Đức Thịnh, Vũ Thị Tuyết Lan, Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo: Thực trạng và Giải pháp, Diễn đàn Khoa học công nghệ, trường Đại học Lao động - Xã hội, năm 2022. Bài viết đã nhấn mạnh hiệu quả của việc áp dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo 4
- dục và đào tạo. Đồng thời nêu rõ thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Ngoài những kết quả chuyển biến tích cực đạt được, tác giả đã đưa ra những tồn tại, khó khăn, bất cập khi thực hiện công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo như: quá trình tiếp cận về kiến thức trực tuyến ở vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn; chưa có sự kiểm soát sát sao và toàn diện về học liệu số; các quy định trong pháp lý chuyên về giáo dục vẫn chưa được hoàn thiện. Bên cạnh đó, tác giả tác giả đã đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục như: nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giáo dục, hoàn thiện cơ sở dữ liệu trong giáo dục, xây dựng hạ tầng mạng, thiết bị công nghệ, hoàn thiện về hệ thống pháp lý và ứng dụng các phần mềm quản lý. Bài viết của đồng tác giả Tô Hồng Nam, Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Thực trạng và giải pháp, Cổng thông tin điện tử Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2020. Bài viết nêu rõ các lợi ích của việc áp dụng chuyển đổi số trong GD&ĐT sẽ giúp mọi người chủ động tiếp cận thông tin nhanh và nhiều hơn, khoảng cách về không gian và khoảng cách địa lý không còn là trở ngại lớn trong lĩnh vực GD&ĐT, thời gian được sử dụng hiệu quả hơn. Tác giả khẳng định chuyển đổi số là xu thế tất yếu đang diễn ra rất nhanh trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay. Bài viết đưa ra các câu hỏi và thách thức khi thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo về việc số hóa các yếu tố đầu vào như tài liệu giảng dạy, dữ liệu của người học, thách thức về việc xác tín trong quá trình học, quá trình thi, tính bảo mật và ảnh hưởng của chuyển đổi số tới quản trị các nguồn lực dành cho GD&ĐT. Bài viết phân tích một số nội dung cơ bản liên quan đến việc chuyển đổi số trong lĩnh vực GD&ĐT bao gồm: thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực GD&ĐT ở Việt Nam hiện nay, nội dung công tác chuyển đổi số, các điều kiện đảm bảo cho việc chuyển đổi số thành công, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp chung để góp phần cải 5
- thiện tiến trình công tác chuyển đổi số Quốc gia nói chung và trong lĩnh vực GD&ĐT nói riêng. Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thu Vân, Chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học. Cổng thông tin điện tử Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2020 đã đưa ra một số vấn đề về chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học. Tác giả xác định phải hiểu đúng về chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục là một quá trình lâu dài và mang tính chiến lược, không chỉ giới hạn trong tình huống ứng phó với dịch Covid-19. Việc hiểu đúng thực trạng và đánh giá tầm quan trọng của việc chuyển đổi số là quan trọng để xác định lộ trình, nguồn lực và các bước thực hiện công tác chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục. Để thực hiện chuyển đổi số thành công, quyết tâm chính trị cao từ người đứng đầu cơ sở giáo dục là yếu tố quan trọng. Sự cam kết và ủng hộ về chuyển đổi số từ lãnh đạo giúp xác định hướng đi và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay đổi. Đồng thời, nhận thức và sự sẵn sàng thay đổi của đội ngũ viên chức và giảng viên trong nhà trường cũng là yếu tố quan trọng. Sự tận dụng và sẵn lòng tiếp thu công nghệ mới, tham gia vào quá trình đào tạo và phát triển kỹ năng số, cùng với sự hỗ trợ từ các chuyên gia hoặc đơn vị chuyên về công nghệ giáo dục, đóng góp quan trọng vào thành công của chuyển đổi số. Ngoài ra, việc xác định lộ trình và nguồn lực cần thiết để thực hiện chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục là quan trọng. Điều này có thể bao gồm đánh giá hạ tầng công nghệ thông tin hiện tại, đầu tư vào phần cứng và phần mềm, đào tạo và hỗ trợ cho giảng viên và nhân viên, và xây dựng kế hoạch triển khai bước vào chuyển đổi số. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề án Đối tượng nghiên cứu của đề án là chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đào tạo tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 6
- 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề án Phạm vi về không gian: Đề án nghiên cứu tổ chức chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Phạm vi về thời gian: Đề án nghiên cứu thực trạng chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo tại trường Đại học Kinh tế quốc dân từ năm 2021 đến nay. Phạm vi về nội dung: Trong đề án này, nội dung chuyển đổi số trong hoạt động hoạt động quản lý, điều hành, đào tạo được xác định trong trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề án 4.1. Mục tiêu của đề án 4.1.1 Mục tiêu chung - Ứng dụng mạnh mẽ Công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ hiện đại khác trong công tác chuyển đổi số nhằm sớm đưa Đại học Kinh tế quốc dân theo định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, thuộc nhóm 5 đại học hàng đầu của Việt Nam. - Nâng cao hiệu quả quản trị đại học đồng thời thay đổi phương thức đào tạo dựa trên nền tảng công nghệ số, đưa trường Đại học Kinh tế quốc dân trở thành một trong những Trường đại học của Đại học Kinh tế quốc dân trong công tác chuyển đổi số. 4.1.2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 Đến năm 2030, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện thành công chuyển đổi số. Trở thành đại học điện tử thông minh có hệ thống quản trị hiện đại, thông minh và chuyên nghiệp đạt chuẩn kiểm định quốc tế. 4.2. Nhiệm vụ đề án - Tìm hiểu và tổng hợp về thực trạng hoạt động quản lý, đào tạo tại Trường đại học Kinh tế quốc dân lợi ích và thách thức. - Đề xuất nhiệm vụ cơ bản cần thực hiện để triển khai chuyển đổi số. - Đề xuất giải pháp thực hiện đề án và tổ chức thực hiện đề án. 7
- 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Thông tin thứ cấp từ các nguồn bao gồm các bài báo, công trình nghiên cứu, các văn bản của Đảng, Nhà nước ở Trung ương, Sở Giáo dục và đào tạo, Trường Đại học kinh tế quốc dân liên quan đến đề án. - Phương pháp phân tích được sử dụng trong cả chương 1, chương 2 và chương 3 của đề án để phân tích tài liệu thứ cấp. - Phương pháp tổng hợp được sử dụng để phân loại, xếp loại các tri thức, số liệu từ hoạt động phân tích các tài liệu. Việc tổng hợp nhằm mục đích đưa ra các nhận xét, đánh giá của tác giả đề án ở mỗi chương và trong phần Kết luận của đề án. 6. Lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề án có thể giúp các cơ quan như: Đề án sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến hiện trạng, xu hướng, thách thức và giải pháp cho quá trình chuyển đổi trong hoạt động đào tạo của trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Chuyển đổi số thành công sẽ giúp các trường đại học giảng dạy, nghiên cứu tốt hơn, nâng cao trải nghiệm của sinh viên cũng như giảng viên.Nội dung của đề tài trên sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có căn cứ khoa học để đưa ra các quyết sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học. Ban giám hiệu các trường đại học nắm bắt được các mô hình, xu hướng, công cụ công nghệ, các nền tảng tập trung để ra các quyết định quản trị nhanh chóng và chuẩn xác dựa trên dữ liệu. 7. Kết cấu đề án CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Một số quan điểm 1.1.1.1. Quan điểm về chuyển đổi số 8
- 1.1.1.2. Quan điểm về hoạt động quản lý đào tạo 1.1.1.3. Nội dung chuyển đổi số trong quản lý đào tạo 1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đào tạo ở đại học 1.1.3 Một số thay đổi căn bản khi chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đào tạo ở đại học 1.2. Cơ sở pháp lý 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.4. Quan điểm thực hiện đề án TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐHKTQD. 2.1. Giới thiệu về trường đại học Kinh tế quốc dân 2.2. Sứ mệnh phát triển của Đại học Kinh tế quốc dân và sự phù hợp trong chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đào tạo tại trường. 2.3. Chiến lược xây dựng chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đào tạo tại trường Đại học Kinh tế quốc dân 2.3. Đánh giá thực trạng chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đào tạo tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. 2.4. Nội dung xây dựng chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đào tạo tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH CÁC NGUỒN LỰC TỔ CHỨC THỰC HIỆN 3.1. Đề xuất phương án các giải pháp thực hiện đề án và lộ trình thực hiện đề án 3.2. Lộ trình thực hiện dự kiến 3.3. Nguồn lực về xây dựng chương trình đào tạo 9
- 3.4. Nguồn lực về nhu cầu và kế hoạch tuyển dụng, phát triển đội ngũ giảng viên TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Một số quan điểm 1.1.1.1. Quan điểm về chuyển đổi số Hiện nay, định nghĩa về chuyển đổi số chưa có chuẩn hóa, nhiều tổ chức, doanh nghiệp có các định nghĩa riêng của mình, nhưng trên một góc nhìn tổng quát, Cục tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra khái niệm: “Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số”. 1.1.1.2 Quan điểm về hoạt động quản lý đào tạo Quản lý đào tạo đại học là quá trình tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý bao gồm các cấp quản lý khác nhau từ ban giám hiệu, các phòng, khoa, đến tổ bộ môn và từng giảng viên lên các đối tượng quản lý bao gồm giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý cấp dưới và cán bộ phục vụ đào tạo thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lí nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường. 10
- “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6.2020 của Thủ tướng Chính phủ như sau: Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”. Hoạt động đông quản lý đào tạo bảo gồm cac quy trình từ tuyển sinh: Quảng bá và thông tin tuyển sinh: Trường đại học tiến hành quảng bá chương trình đào tạo và cung cấp thông tin về điều kiện tuyển sinh, yêu cầu và tiêu chí đánh giá. Cập nhật chương trình: Định kỳ thay đổi khung chương trình phù hợp với thực tế để đảm bảo phù hợp với xu hướng và yêu cầu mới. Phát triển đội ngũ tham gia quá trình đào tạo: Tuyển dụng tìm kiếm nguồn giảng viên: Tìm kiếm, tuyển chọn và thu hút giảng viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng giảng dạy. Đào tạo và phát triển giảng viên: Cung cấp các khóa đào tạo và chương trình phát triển giảng viên để nâng cao kỹ năng giảng dạy, nghiên cứu và quản lý. Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ: Cơ sở vật chất: Đảm bảo có đủ cơ sở vật chất và hạ tầng đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập, bao gồm phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, khu vực học tập và công nghệ thông tin. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk
79 p | 24 | 9
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
88 p | 12 | 5
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2030
74 p | 5 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030
86 p | 10 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
74 p | 5 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Truyền thông chính sách đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia của Tạp chí Tổ chức nhà nước Bộ Nội vụ
58 p | 8 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý và sử dụng tài sản công tại cơ sở Quảng Nam và Đà Nẵng thuộc Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực miền Trung giai đoạn 2024-2030
79 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Đổi mới tổ chức và quản lý công tác văn thư tại Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai - thành phố Hà Nội
71 p | 6 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
71 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
78 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý kinh tế: Hoàn thiện quản lý đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk
77 p | 7 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn tại Ủy ban nhân dân Phường 9, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh
68 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030
72 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý lễ hội gắn với phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
73 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý hộ kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
56 p | 6 | 2
-
Đề án tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã từ thực tiễn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
63 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước các dự án Nông nghiệp phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
69 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp: Quản lý kê khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
72 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn