Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 2
download
Luận văn "Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý, quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền; bằng các phương pháp nghiên cứu phân tích, đánh gi thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị YHCT tại tỉnh Thừa Thiên Huế; đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với cơ sở chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN KIÊM MINH TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN KIÊM MINH TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. ĐẶNG THỊ MINH \ Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Đề án “Tăng cường quản lý đối với các cơ sở chẩn trị YHCT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” là kết quả nghiên cứu của cá nhân em. Tài liệu, số liệu, kết quả thu thập từ nguồn nguồn khảo sát, phân tích, đánh giá trong Đề án có trích dẫn và chính xác. Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2024 Học viên Trần Kiêm Minh
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ Quản lý công và Đề án tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, các bạn trong lớp, các anh chị đã tốt nghiệp các khóa trước, đồng nghiệp và gia đình. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô tham gia giảng dạy đã truyền đạt kiến thức bổ ích cho chúng em để ngày càng nâng cao năng lực chuyên môn; cảm ơn cô giáo chủ nhiệm đã hỗ trợ về mọi mặt cho lớp chúng em suốt quá trình học tập. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới TS. Đặng Thị Minh đã hướng dẫn em hoàn thành Đề cương, Đề án đảm bảo tiến độ. Em xin chân thành cảm ơn! Học viên Trần Kiêm Minh
- iii MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề án ........................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án ................................................ 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 5 6. Hiệu quả và ý nghĩa của đề án ứng dụng trong thực tiễn ............................. 6 7. Kết cấu của Đề án ......................................................................................... 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN .................................................. 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 7 1.1.1. Quản lý .................................................................................................... 7 1.1.2. Quản lý nhà nước .................................................................................... 7 1.1.3.Y học cổ truyền ........................................................................................ 8 1.1.4. Chẩn trị y học cổ truyền và cơ sở chẩn trị y học cổ truyền .................... 8 1.1.5. Quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền ................. 9 1.2. Đặc điểm và vai trò quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền ............................................................................................................... 10 1.2.1. Đặc điểm ............................................................................................... 10 1.2.2. Vai trò .................................................................................................... 11 1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với cơ sở chẩn trị y học cổ truyền. ........ 12 1.3.1. Xây dựng, ban hành luật, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch đối với các cơ sở chẩn trị YHCT .............................. 12 1.3.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản đến các cơ sở chẩn trị YHCT. ............................................................................................................. 12 1.3.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền ...................................................... 13 1.3.4. Quản lý việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền, chứng nhận lương y, lương dược, chứng chỉ hành nghề và quản lý giá dịch vụ YHCT ........................................................................................... 13
- iv 1.3.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị YHCT ....................................................................................... 14 1.3.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở chẩn trị YHCT .............................................................................................................. 15 1.4. Các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị THCT .......................................................................................................... 15 Chƣơng 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .......................................................................... 17 2.1. Khái quát hoạt động các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền tỉnh Thừa Thiên Huế. ................................................................................................................. 17 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. .................................................................. 18 2.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị YHCT ........................................................... 18 2.3.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các văn bản QLNN liên quan đối với các cơ sở chẩn trị YHCT ........................................................................... 20 2.3.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với cơ sở chẩn trị YHCT .............................................. 23 2.3.4. Quản lý việc cấp, thu hồi giấy phép hành nghề, giấy phép hoạt động, quản lý giá dịch vụ của các cơ sở chẩn trị YHCT tỉnh Thừa Thiên Huế ........ 27 2.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị YHCT ................................................................................................. 29 2.3.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở chẩn trị YHCT .. 30 2.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 33 2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 33 2.3.2. Bất cập, hạn chế và nguyên nhân .......................................................... 34 Chƣơng 3 GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............................................ 38 3.1. Định hướng phát triển y học cổ truyền và quản lý các cơ sở chẩn trị YHCT của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 38
- v 3.2. Giải pháp quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị YHCT tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................................................ 40 3.2.1. Hoàn thiện thể chế ................................................................................. 40 3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến các quy định pháp luật đối với các cơ sở chẩn trị YHCT..................................................... 41 3.2.3. Thực hiện hiệu quả công tác cấp giấy phép, thu hồi giấy phép hoạt động các cơ sở chẩn trị YHCT và các thủ tục hành chính khác đối với các cơ sở chẩn trị YHCT ................................................................................................. 42 3.2.4. Tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị YHCT. ............................................... 43 3.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị YHCT ........................................................................... 43 3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra............................................... 44 3.3. Tổ chức triển khai thực hiện đề án ........................................................... 45 3.3.1. Phân công triển khai thực hiện .............................................................. 45 3.3.2. Nguồn kinh phí thực hiện ...................................................................... 47 3.3.3. Lộ trình thực hiện đề án ........................................................................ 47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 48 1. Kết luận ....................................................................................................... 48 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 53
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế CBCC : Cán bộ, công chức CCHN : Chứng chỉ hành nghề CNTT : Công nghệ thông tin CSSK : Chăm sóc sức khỏe DVYT: : Dịch vụ Y tế ĐKKD : Đăng ký kinh doanh GPHĐ : Giấy phép hoạt động GPHN : Giấy phép hành nghề HCNN : Hành chính nhà nước HĐND : Hội đồng nhân dân QLNN : Quản lý nhà nước QPPL : Quy phạm pháp luật TTYT : Trung tâm y tế UBND : Ủy ban nhân dân VPHC : Vi phạm hành chính VPPL : Vi phạm pháp luật XHCN : Xã hội chủ nghĩa XHH : Xã hội hóa YHCT : Y học cổ truyền YDCT : Y dược cổ truyền
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tài liệu phổ biến pháp luật do Sở Y tế phát hành, tuyên truyền từ năm 2020 đến 2023 ......................................................................................... 21 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp trình độ chính trị, QLNN, tin học, ngoại ngữ của CBCC tham gia QLNN đối với các cơ sở chẩn trị YHCT.............................. 26 Bảng 2.3. Kết quả cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động từ 2020 đến 2023 ................................................................................................. 28 Bảng 2.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở chẩn trị YHCT .... 31 Bảng 2.5. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở chẩn trị YHCT từ năm 2020-2023................................................................................................ 33
- viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, CÁC BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Hệ thống cơ quan QLNN đối với các cơ sở chẩn trị YHCT tỉnh Thừa Thiên Huế .............................................................................................. 23 Biểu đồ 2.1. Mức độ đánh giá việc ban hành văn bản QLNN đối với các cơ sở chẩn trị YHCT ............................................................................................ 19 Biểu đồ 2.2. Mức độ tuyên truyền phổ biến pháp luật và các văn bản QLNN đối với các cơ sở chẩn trị YHCT .................................................................... 22 Biểu đồ 2.3. Tổng hợp trình độ chuyên môn của công đội ngũ CBCC thực hiện QLNN đối với các cơ sở chẩn trị YHCT tỉnh Thừa Thiên Huế .......................... 25 Biểu đồ 2.4. Mức độ đánh giá ứng dụng CNTT trong QLNN đối với các cơ sở chẩn trị YHCT tỉnh Thừa Thiên Huế ......................................................... 30 Biểu đồ 2.5. Mức độ đánh giá thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở chẩn trị YHCT tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................... 32
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề án Việt Nam là quốc gia có nền y học cổ truyền từ rất lâu, việc khám, chữa bệnh bằng phương pháp YHCT dựa trên những hiểu biết, kinh nghiệm về những kiến thức dân gian, y học phương đông và y học hiện đại, YHCT có vai trò trong phòng ngừa, chẩn đoán, duy trì, cải thiện, điều trị và phục hồi bệnh thể chất và tinh thần. Thế mạnh của YHHĐ là chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh thì YHCT điều trị các bệnh mạn tính, di chứng hoặc người bệnh không còn khả năng để điều trị bằng phương pháp YHHĐ. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, nhắc đến Đông y Huế, không thể không nói đến Thái Y Viện. Với vị trí địa lý, lịch sử đặc biệt, Huế là nơi có dòng y dược cung đình phát triển với trình độ cao do triều đình phong kiến Với sự tồn tại của Thái Y Viện, Huế cũng là nơi quy tụ nhiều ngự y là những danh y của mọi miền đất nước thông qua việc xét hạch, tuyển chọn của triều đình. Dưới thời vua Minh Mạng, trong số 85 ngự y, có đến 73 vị là người Huế. Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo Đảng, Chính quyền các cấp và sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành y tế, YHCT ngày càng góp phần đưa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và ngày càng một phát triển. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị YHCT ngày càng đạt hiệu quả, tạo điều kiện cho các cơ sở chẩn trị YHCT hoạt động theo khuôn khổ pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho người hành nghề cũng như người dân góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả mà YHCT đạt được, trong quá trình chẩn trị bệnh theo phương pháp YHCT này còn có một số bất cập do hệ thống pháp luật điều chỉnh chưa hoàn chỉnh, việc quản lý còn lỏng lẻo và có nhiều kẽ hở, lực lượng thanh kiểm tra của ngành còn mỏng, các chế tài xử phạt chưa
- 2 đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe. Đây là vấn đề đặt ra đối với chính quyền, cơ quan, ban ngành có liên quan đã và đang nỗ lực trong việc quản lý nhà nước về chẩn trị các cơ sở YHCT một cách có hiệu quả và toàn diện. Với những kiến thức được tiếp thu qua các thầy cô và quá trình công tác thuộc lĩnh vực y tế em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” làm Đề án tốt nghiệp thạc sỹ Quản lý công với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực y học cổ truyền. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Qua nghiên cứu, tìm hiểu có một số tài liệu gồm: giáo trình, luận văn, các bài báo có nội dung liên quan với Đề án, cụ thể như sau: Cuốn giáo trình: “Quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế” của Học viện Hành chính Quốc gia, NXB khoa học kỹ thuật (2010). Trong cuốn giáo trình nổi bật với những nội dung có liên quan đến những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý, quản lý nhà nước và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và y tế. Cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học (2020) “Tinh hoa Đông y Thừa Thiên Huế” gồm 20 tham luận của các nhà nghiên cứu, các lương y trên địa bàn tỉnh đã đánh giá cơ bản một cách hệ thống, khoa học, đầy đủ về quá trình hình thành và phát triển của nghề Đông y từ xưa đến nay; đồng thời đề xuất những định hướng, giải pháp cụ thể, thiết thực trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị nghề Đông y trong đời sống đương đại. Các tham luận đã làm nổi bật nghề Đông y trong dòng chảy văn hóa-lịch sử Huế; những đóng góp của các ngự y, lương y, dòng họ y gia, cơ sở khám chữa bệnh Đông y trong chăm sóc sức khỏe nhân dân; phục hồi và phát huy giá trị các bài thuốc Đông y nổi tiếng của Thái y viện triều Nguyễn; Đông y Thừa Thiên Huế với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và phát triển du lịch bền vững...
- 3 Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công: “Quản lý nhà nước đối với cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội” (2018) của học viên Nguyễn Nga Linh, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đưa ra và phân tích những vấn đề lý luận quản lý nhà nước đối với các cơ sở hành nghề y tế tư nhân. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các dịch vụ y tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng phát triển nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công: “Quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” (2023) của học viên Nguyễn Hoài Thu. Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản quản lý nhà nước về hành nghề y dược tư nhân; phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hành nghề y, dược tư nhân tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế và đưa ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân. Bài báo “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế” của tác giả Phan Phương, Thông tấn xã Việt Nam (2017). Nội dung bài báo phản ánh công tác giám sát các văn bản QPPL về hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh trong công tác QLNN thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế, đồng thời đưa ra những ý kiến trong việc triển khai chương trình xây dựng luật, pháp lệnh . Bài báo “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong xây dựng, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật về y tế cơ sở” (2023) của tác giả Lệ Quỳnh đăng trên Tạp chí điện từ tỉnh Kon Tum. Bài viết cũng đã nêu rõ vai trò quản lý nhà nước đối với hệ thống y học cổ truyền, từ đó đưa giải pháp nâng cao trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật về y tế nói chung và y tế cơ sở nói riêng.
- 4 Qua tìm hiểu, nghiên cứu những cuốn giáo trình, kỷ yếu, luận văn, bài báo học viên nhận thấy các tác giả đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản quản lý nhà nước về y tế nói chung và y tế nói riêng, cũng như quá trình phát triển nền YHCT. Tuy nhiên, tính đến nay chưa có công trình nghiên cứu luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, đề án với chủ đề về quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây chính là động lực để học viên tìm hiểu và nghiên cứu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: Quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn YHCT. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế - Về thời gian: Từ năm 2020 đến 2023 và định hướng đến năm 2030. - Về nội dung: Quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền của tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án 4.1. Mục đích nghiên cứu Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý, quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị YHCT; bằng các phương pháp nghiên cứu phân tích, đánh gi thực trạng QLNN đối với các cơ sở chẩn trị YHCT tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó, đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN đối với cơ sở chẩn trị YHCT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.2. Nhiệm vụ của đề án nghiên cứu - Đề án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị YHCT. - Đánh giá thực trạng tăng cường QLNN đối với cơ sở chẩn trị YHCT tại tỉnh Thừa Thiên Huế; - Nghiên cứu định hướng, đề xuất giải pháp lộ trình tổ chức hiện tăng cường QLNN đối với cơ sở chẩn trị YHCT tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
- 5 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Phương pháp luận: Đề án hình thành dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về y tế, quản lý nhà nước về y tế thời kỳ đổi mới . * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, số liệu thứ cấp. Phương pháp này được học viện sử dụng để thu thập, nghiên cứu, phân tích và phân loại các tài liệu thứ cấp như: báo cáo; tham luận; luận văn; luận án và các bài báo khoa học có liên quan đến đề tài luận án nhằm thu thập các thông tin thứ cấp phục vụ cho hoạt động nghiên cứu các khía cạnh lý luận và thực tiễn của đề án. - Phương pháp điều tra xã hội học: Để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị YHCT, học viên đã thiết kế bảng hỏi (Phụ lục I) với nhóm đối tượng là các cơ sở chẩn trị YHCY. Với quy mô khảo sát cụ thể như sau: trong tổng số 9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Thừa Thiên Huế, lựa chọn thành phố Huế phát 58 phiếu, mỗi huyện từ 10 đến 15 phiếu. Số phiếu phát ra 140 phiếu, thu về 136 phiếu, các phiếu khảo sát được thực hiện và đánh giá khách quan. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Nhóm đối tượng phỏng vấn là cán bộ, công chức tham gia QLNN đối với các cơ sở chẩn trị YHCT và các cơ sở chẩn trị YHCT (tổng số phiếu mỗi loại phát ra là 40 phiếu, số phiếu thu về là 36 phiếu) (Phụ lục II, III). - Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Sau khi tiến hành điều tra, thu thập các số liệu có liên quan, tiến hành xử lý các số liệu bằng bảng tính excel và mô tả số liệu bằng biểu đồ. Mục đích là sử dụng các số liệu thứ cấp để phân tích, đánh giá vấn đề cần nghiên cứu. Ngoài ra, đề án còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp
- 6 đối chiếu, so sánh… phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá, dự đoán và đề ra các giải pháp. 6. Hiệu quả và ý nghĩa của đề án ứng dụng trong thực tiễn Đề án có ý nghĩa về mặt lý luận khi cung cấp thêm những luận cứ khoa học nhằm làm phong phú thêm vấn đề nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về các cơ sở chẩn trị. Những kết quả nghiên cứu thực tiễn và các giải pháp được xây dựng và đề xuất trong Đề án nếu được sự đồng thuận từ Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở Y tế và các ban, ngành, đơn vị, cá nhân có liên quan sẽ là những gợi ý mang tính tham khảo cho việc quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 7. Kết cấu của Đề án Ngoài phần: mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Đề án gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền. Chương 2: Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Định hướng, giải pháp và lộ trình tổ chức thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
- 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Quản lý Có rất nhiều khái niệm về quản lý, nhưng có thể hiểu một cách đơn giản đó là: quản lý là một trong những hoạt động quan trọng trong một tổ chức. Tất cả mọi tổ chức dù có quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động theo hình thức nào, đều cần có sự quản lý. Việc quản lý nhằm đảm bảo mọi hoạt động của tổ chức được diễn ra có chủ đích, theo đúng định hướng đã được đặt ra và đạt được mục tiêu cuối cùng.Hoạt động quản lý bao gồm việc lên chiến lược, lập kế hoạch, điều động, sử dụng mọi nguồn lực của tổ chức như nhân lực, tài chính, công nghệ… một cách hiệu quả. Như vậy, quản lý được hiểu là: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm được mục tiêu chung” [15, tr.2]. 1.1.2. Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước có ngay sau khi xuất hiện nhà nước, đó là quản lý xã hội. Trong đó, quản lý nhà nước có những điểm khác biệt. Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy nhà nước, gồm: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đối tượng quản lý của nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, ngoại giao. Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ pháp luật nhà nước để quản lý xã hội. Mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
- 8 Tóm lại, quản lý nhà nước được hiểu là: “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội” [15, tr.3] 1.1.3.Y học cổ truyền Y học cổ truyền được biết là một ngành thuộc Đông y và có nguồn gốc xuất xứ từ hai đất nước kết hợp là Trung hoa và Việt Nam. Theo các ghi chép lịch sử xa xưa, nền y học này xuất phát từ nên y học của phương Đông và được xem là một thuật ngữ để phân biệt với nền Tây y học hiện đại ngày nay [18, tr.12]. Phương pháp khám, chữa bệnh YHCT đều sử dụng bằng kinh nghiệm được đúc rút qua nhiều năm, các bài thuốc sử dụng hoàn toàn có nguồn gốc tự nhiên, đặc biệt có những bài thuốc gia truyền thuộc dòng họ, gia đình, cha truyền con nối được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành. Để định nghĩa về y học cổ truyền, Tổ chức y tế thế giới định nghĩa như sau: “Y học cổ truyền là toàn bộ kiến thức, kỹ năng và thực hành dựa trên lý luận, lòng tin và kinh nghiệm vốn có của những nền văn hóa khác nhau, dù đã được giải thích hay chưa, nhưng được sử dụng để duy trì sức khỏe, cũng như để phòng bệnh, chẩn đoán, cải thiện hoặc điều trị tình trạng đau ốm về thể xác hoặc tinh thần”. [32]. 1.1.4. Chẩn trị y học cổ truyền và cơ sở chẩn trị y học cổ truyền 1.1.4.1. Chẩn trị y học cổ truyền Theo Từ điển Triệu chứng và Chẩn đoán của Bác sỹ Lương Phán “chẩn trị” là “chẩn mạch” và “trị bệnh”, như vậy chẩn trị YHCT được hiểu là: Chẩn trị bệnh theo phương pháp y học cổ truyền [20, tr.26] Nếu như ngành y học hiện đại sở hữu rất nhiều phương pháp áp dụng các công nghệ hiện đại vào kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân thì nền YHCT
- 9 chỉ chẩn đoán bệnh dựa trên bốn phương pháp ngoại quan được gọi là tứ chẩn: vọng chẩn, văn chẩn, vấn chẩn, thiết chẩn và một số phương pháp điều trị tiêu biểu của thời ngành y học cổ truyền gồm: châm cứu, xóa bóp, bấm huyệt, uống thuốc. 1.4.1.2. Cơ sở chẩn trị y học cổ truyền Cơ sở chẩn trị y học cổ truyền nay gọi là Phòng chẩn trị y học cổ truyền (theo Điều 41 Luật khám, chữa bệnh năm 2009) là một mô hình hoạt động YHCT tư nhân có giấy phép (thuộc Hội đồng y hoặc của cá nhân). Để đảm bảo đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động thì các cơ sở chẩn trị YHCT phải có đủ thành phần bao gồm: bác sỹ, y sỹ chuyên khoa YHCT hoặc lương y hoặc được phép hành nghề khi được cơ quan quản lý nhà nước cấp chứng nhận hành nghề bằng bài thuốc gia truyền, đồng thời phải đảm bảo đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật và được các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Về cơ chế hoạt động của các cơ sở chẩn trị YHCT hoạt động tự hạch toán và tự chủ 100% về tài chính, nguồn nhân lực và phải chịu sự quản lý nhà nước [Điều 40, 46, Nghị định 96/2023/NĐ-CP) Ngoài ra có một số cơ sở khám, chữa bệnh bằng phương pháp YHCT thuộc Hội Đông y tỉnh/thành phố.Tổ chức hoạt động của các cơ sở này thực hiện theo quy định về hành nghề YHCT tư nhân của Việt Nam, trực tiếp tham gia khám, chữa bệnh bằng YHCT cho người dân, nhưng hạn chế của các cơ sở này chưa có bác sỹ chuyên khoa và việc khám chữa bệnh cũng còn gặp rất nhiều khó khăn. 1.1.5. Quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền Các cơ sở chẩn trị YHCT được cấp phép hoạt động với mục đích là khám, chữa bệnh cho người dân bằng phương pháp YHCT. Các cơ sở này hoạt động dưới sự quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và mọi hoạt động khám, chữa bệnh phải đúng quy định pháp luật.
- 10 Hệ thống các cơ quan QLNN đối với các cơ sở chẩn trị YHCT theo thứ bậc hành chính, được phân cấp từ trung ương đến địa phương theo quy định của pháp luật. Các cơ quan QLNN có thẩm quyền với công cụ các văn bản luật, dưới luật, văn bản quy phạm pháp luật… để thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt… đối với các cơ sở chẩn trị YHCT. Như vậy, Quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền là quá trình tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước về y tế từ trung ương đến địa phương đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền thông qua các công cụ chính sách, pháp luật, tài chính...nhằm đảm bảo cho các cơ sở này hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đạt hiệu quả và đúng định hướng. 1.2. Đặc điểm và vai trò quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền 1.2.1. Đặc điểm Một là, các cơ sở chẩn trị YHCT đăng ký hoạt động và được cấp giấy phép đều với mục đích lợi nhuận, bởi việc đầu tư nhằm mục đích tăng thu nhập từ việc kham, chữa bệnh bằng phương pháp YHCT thì phải thu hồi vốn và có lợi nhuận. Tuy nhiên, có thể vì lợi nhuận thì các chủ cơ sở có thể bỏ qua yêu cầu chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Các chủ cơ sở có thể tự định giá, vì đặc thù YHCT có những bài thuốc gia truyền mà chỉ có cơ sở này có mà cơ sở khác không có. Thứ hai, các cơ sở chẩn trị YHCT được cấp phép hoạt động là thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Khi tham gia hoạt động thì phải tuân thủ theo nguyên tắc của cơ chế thị trường. Đây là được xem là điều kiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của các cơ sở chẩn trị YHCT.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk
79 p | 24 | 9
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
88 p | 12 | 5
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2030
74 p | 5 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030
86 p | 10 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
74 p | 5 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Truyền thông chính sách đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia của Tạp chí Tổ chức nhà nước Bộ Nội vụ
58 p | 8 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý và sử dụng tài sản công tại cơ sở Quảng Nam và Đà Nẵng thuộc Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực miền Trung giai đoạn 2024-2030
79 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Đổi mới tổ chức và quản lý công tác văn thư tại Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai - thành phố Hà Nội
71 p | 6 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
78 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý kinh tế: Hoàn thiện quản lý đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk
77 p | 7 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn tại Ủy ban nhân dân Phường 9, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh
68 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030
72 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý lễ hội gắn với phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
73 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý hộ kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
56 p | 6 | 2
-
Đề án tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã từ thực tiễn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
63 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước các dự án Nông nghiệp phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
69 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp: Quản lý kê khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
72 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn